Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chân NhưTrung Đạo

14 Tháng Giêng 202312:04(Xem: 1707)
Chân Như Là Trung Đạo

Chân NhưTrung Đạo

Nguyễn Thế Đăng

Luận Về Triết Lý “buông” Trong Nhà Phật


Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (MulamadhyamakakarikaCăn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ, mở đầu cho các đệ tử về sau lập thành Trung quán tông (Madhyamaka) chuyên giảng về tánh Không. Chẳng hạn như Nguyệt Xứng với Nhập trung luậnTrung đạo Bát nhã luận… Suốt cả Trung luận chỉ một lần nói đến chữ Trung hay (trung đạo).

Chúng nhân duyên sinh pháp
Ngã thuyết tức thị Không
Diệc vi thị Giả danh
Diệc thị Trung đạo nghĩa.
(Trung luận XXIV,18)

Pháp do các nhân duyên sanh
Ta nói tức là Không
Đó cũng là Giả danh
Cũng là nghĩa Trung đạo.

 

“We state that whatever is dependent arising. That is Emptiness. That is dependent upon convention. That itself is Middle path” (David J. Kalupahana dịch, trong cuốn The Philosophy of the Middle Way).

 

Trong 27 chương của Trung luận chỉ một lần nói đến Trung hay Trung đạo trong câu trên. Không, Giả (giả danh), Trung (Trung đạo) là ba phạm trù dùng để chỉ Thực Tại.

Trung luận của ngài Long Thọ (khoảng năm 150-250) có sau sự xuất hiện của các Kinh Bát nhã ba la mật (xuất hiện từ năm 50 trở đi), cho nên có thể nói rằng Luận của ngài Long Thọ dựa trên hệ thống Kinh Bát nhã ba la mật chuyên giảng về tánh Không. Ngài được xem là tác giả của bộ Luận Đại Trí Độ độ, giảng trọn bộ Kinh Đại Bát Nhã (Cưu Ma La Thập dịch). Theo sự phân định của Phật giáo Ấn - Tạng, hệ thống Kinh Bát nhã ba la mật là thời kỳ thuyết pháp thứ hai của Đức Phật (thời kỳ thứ ba là Kinh Pháp Hoa, Kinh Đại Bát Niết Bàn… là những Kinh giảng về Phật tánhbản tánh của tâm). Thế nên để tìm nghĩa của chữ Trung, chúng ta cần tìm trong Kinh, vì Luận là dựa trên Kinh để thành lập.

Trong bài kệ tán thán Phật, mở đầu Trung luận, ngài Long Thọ đã tóm tắt toàn bộ cuốn Luận: vì tất cả các pháp đều do nhân duyên sanh, nên không có tự tánhvô tự tánh, cho nên là tánh Không.

Chẳng sanh cũng chẳng diệt
Chẳng thường cũng chẳng đoạn
Chẳng một cũng chẳng khác
Chẳng đến cũng chẳng đi.
Tôi kính lễ lạy Phật
Vị thuyết giảng nhân duyên
Khéo diệt các hý luận
Bậc nhất trong các thuyết.

Không, hay tánh Không, được nói đến nhiều lần trong Luận. Chẳng hạn:

Hư dối vọng chấp thủ
Trong ấy có gì thủ
Phật nói sự như thế
Muốn khai thị nghĩa Không
XIII, 2

Các pháp có khác nhau
Biết đều vô tự tánh
Pháp vô tánh cũng không có
Nên tất cả pháp Không
XIII, 3

Nơi vô thường chấp thường
Đó gọi là điên đảo
Trong Không, không có thường
Chỗ nào có (điên) đảo thường?
XXIII, 13

Do vì có nghĩa Không
Tất cả pháp được thành
Nếu không có nghĩa Không
Tất cả ắt chẳng thành.
XXIV, 14.

Luận cũng nói những tính cách của tánh Không như vô sanhvô tự tánhbất khả đắcvô sở hữu…

Các pháp chẳng tự sanh
Cũng chẳng từ cái khác sanh
Chẳng phải cùng cả hai, chẳng phải không có nhân
Thế nên biết là vô sanh.
Trung luận I, 1

Về phạm trù Giả danh, Luận nhiều lần nói đến như huyễn như mộng…

Không ắt chẳng thể nói
Chẳng Không, chẳng thể nói
Cùng (cả hai) chẳng cùng (cả hai), chẳng thể nói
Chỉ theo giả danh mà nói.
XXII, 11

Sắc, thanh, hương, vị, xúc
Và pháp là sáu thứ
Đều Không, như sóng nắng, như mộng
Như thành Càn thát bà.
Trong sáu thứ như vậy
Nào có tịnh, bất tịnh.
Giống như người huyễn hóa
Cũng như bóng trong gương.
XXIII, 8, 9.

 

Hai phạm trù Không và Giả và những tính cách của chúng trong Trung luận đều có trong các bộ Bát nhã ba la mật. Nhưng phạm trù Trung, Trung đạo không thấy được giảng nghĩa trong Trung luận.

Nhưng Trung luận là gì? Trung có phải là một phạm trù riêng biệt với Không và Giả, hay Trung là Không và Giả? Không và Giả hợp lại tức là Trung? Nếu Trung luận chỉ chuyên dạy về tánh Không, tại sao không được đặt nhan đề là Không luận mà lại đặt nhan đề tên là Trung luận?

 

Trong Hồi tránh luận (Vigrahavyavartanikarika) phần kết của Luận là câu 70:

Không tự thể, nhân duyên
Tam nhất, Trung đạo thuyết
Ngã quy mạng lễ bỉ
Vô thượng đại trí huệ

                                                                   70

Không tự thể, Nhân Duyên
Trung Đạo, ba là một
Con quy mạng lễ Ngài
Đại trí huệ vô thượng

“I venerate the incompanable Buddha, who taught Emptiness, Dependent Origination and the Middle Way as one thing”.

Như thế Trung là một trong ba phạm trù Không, Giả, Trung hay Không, Duyên khởi, Trung. Nếu như Không, Giả nghiêng về phủ định thì chính trong Trung luận có những đoạn nghiêng về xác định, như một đặc tính của Đại thừa:

19.     Niết bàn và thế gian
Không có chút phân biệt
Thế gian cùng Niết bàn
Cũng không chút phân biệt
20.    Thực tế của niết bàn
Cùng với tế thế gian
Hai tế ấy như vậy
Không mảy may sai biệt
(Quán Niết bàn, XXV)

Thực tế, tế có thể dịch là thực tại, với nguyên nghĩa tiếng Sanskrit là “biên giới”. Biên giới của sanh tử cũng là biên giới của Niết bàn. Nói cách khác, sanh tử và Niết bàn trùng khít nhau, không hai, không khác.

Trong Trung luận, nhiều lần ngài Long Thọ nói đến “thật tướng”, và theo các học giả ngài đã khá nhiều lần trích dẫn Kinh Pháp Hoa, mà Kinh này thường nói đến “thật tướng của tất cả các pháp”.

7.      Chư pháp thật tướng giả
Tâm hành ngôn ngữ đoạn
Vô sinh diệc vô diệt
Tịch diệt như Niết bàn
8.      Nhất thiết thật, phi thật
Diệc thật diệc phi thật
Phi thật, phi phi thật
Thị danh chư phật pháp
9.      Tự tri bất tùy tha
Tịch diệt vô hý luận
Vô dị vô phân biệt
Thị tắc danh thật tướng.
10.    Nhược pháp tùng duyên sanh
Bất tức bất dị nhân
Thị cố danh thật tướng
Bất đoạn diệc bất thường. 

7.      Thật tướng của các pháp
Tâm hành ngôn ngữ dứt
Không sanh cũng không diệt
Tịch diệt như Niết bàn.
8.     Tất cả pháp đều thật, đều chẳng thật
Cũng thật cũng chẳng thật
Chẳng thật, chẳng phải chẳng thật
Đó là pháp chư Phật.
9.      Tự biết không theo người
Tịch diệt không hý luận
Không khác, không phân biệt
Đó gọi là thật tướng.
10.    Nếu pháp từ duyên sanh
Chẳng tức, chẳng khác nhân
Nên gọi là thật tướng

Chẳng đoạn cũng chẳng thường.

Chữ thật tướng này là dharmata (true nature, thật tánh), cũng được dịch từ tattvasyalaksanam (the characteristic of truth, tướng của chân lýthật tướng).

Thật tướng ấy được nói là “vị cam lồ”, một thực thể con người có thể kinh nghiệm được chứ không phải không có gì, trong câu kệ tiếp theo:

11.    Bất nhất diệc bất dị
Bất thường diệc bất đoạn
Thị danh chư Thế Tôn
Giáo hóa cam lộ vị.
Chẳng một cũng chẳng khác
Chẳng thường cũng chẳng đoạn
Gọi là vị cam lồ
Chư Thế Tôn giáo hóa.

 

Trong Kinh Pháp Hoa, “thật tướng của các pháp” được Đức Phật chỉ dạy là “Mười Như Thị”:

Pháp khó hiểu hy hữu đệ nhất mà Phật thành tựu ấy, chỉ Phật cùng Phật mới có thể thấu suốt tận cùng thật tướng của các pháp. Đó là các pháp: tướng như vậy, tánh như vậy, thể như vậy, lực như vậy, tác như vậy, nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, đầu cuối rốt ráo như vậy” (Phẩm Phương Tiện, thứ 2)

Mười Như Thị, Mười Như Vậy để nói lên tướng Như, tánh Như, Chân Như của tất cả các pháp. Kinh Đại Bát Nhã, mà Trung luận dựa vào đó để luận giảng, có hai phẩm chủ yếu nói về tánh Như, là phẩm Phật Mẫu và phẩm Đại Như.

Đức Phật biết rõ chúng sanh tướng Như, ngũ ấm tướng Như, các hành tướng Như… Chư Phật tướng Như đều là tướng Nhất Như, chẳng hai chẳng khác, chẳng tận chẳng hoại. Đây gọi là tất cả pháp tướng Như… Đức Phật biết rõ tất cả pháp tướng Như, chẳng riêng khác, chẳng phải chẳng Như. Vì đắc tướng Như như vậy nên Phật được gọi là Như Lai”.

 

Ba phạm trù chính của các Kinh Bát nhã ba la mật là KhôngGiả (như huyễn) và Như. Ba phạm trù của Trung luận là KhôngGiả, và Trung. Qua bài này, có thể kết luận rằng Trung chính là Như.

Điều này có thể được thấy rõ thêm khi Kinh Luận không chỉ nói Không mà nói Không – Bất Không như Luận Đại Thừa khởi tính và Kinh Đại Bát Niết BànĐại sư Trí Giả (538-597), sơ tổ tông Thiên Thai, cũng chia thành Không, Giả, Trung và Trung được gọi là Trung đạo đệ nhất nghĩa đế.

Và chính vì Trung là Chân Như nên Trung đạo tông hay Không tông có cùng mục đích với Duy thức tông hay Du già hành tông khi cả hai đều nhắm đến Chân Như (xem Thành duy thức luận của Bồ tát Thế Thân).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2789)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2388)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
(Xem: 3333)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2560)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2493)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2425)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 3205)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 3975)
Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.
(Xem: 2976)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 3057)
Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, khi có người chết
(Xem: 2596)
Bồ đề tâmphát nguyệnthực hành Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ trong mong muốn giáo hóagiải thoát chúng sanh
(Xem: 2654)
Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo.
(Xem: 2664)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 2327)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá
(Xem: 2646)
Nếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ.
(Xem: 3009)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vongẤn Độ.
(Xem: 3939)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống.
(Xem: 2966)
Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. C
(Xem: 3650)
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li
(Xem: 2826)
Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều người tìm đến chùa hay các nhà tử vi, tướng số để xem năm nay mình bị “sao” nào “chiếu”.
(Xem: 2459)
Rỡ ràng tỏ rõ mười hai thì Tự tánh vô công khắp hiện bày Sáu căn vận dụng chân thường thấy Vạn pháp tung hoành: chánh biến tri.
(Xem: 3330)
Một ngày cuối năm, sau tách trà sáng chào ngày mới, tôi vội vàng ra ga tàu đón người bạn đạo xa quê trở về thăm chốn cũ.
(Xem: 2884)
Trong những điển tích Phật giáo, tôi từng băn khoăn về chuyện một con cọp lông vàng. Câu chuyện đơn giản thôi, nhưng rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.
(Xem: 2577)
Vận hành thế sự bao quanh, bát quái càn khôn đỉnh là chung, âm dương ngũ hành là như thế, vật đổi sao dời chẳng ai ngờ…! Tất nhiên điệp khúc vẫn là đây.
(Xem: 2872)
Cọp, Sư tửbiểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh.
(Xem: 3524)
Bài Pháp hôm nay là một trong những bài Pháp có thể nói rằng rất khó quên trong cuộc đời của chúng tôi.
(Xem: 3849)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 3960)
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người.
(Xem: 2558)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu ngài thuyết pháp, ngài đã nói như sau:
(Xem: 2531)
Năm mới là thời điểm nổi bật trong cuộc sống của chúng ta. Tôi nói thế khi nghĩ về việc thực hành của chúng ta.
(Xem: 2272)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn ...
(Xem: 3834)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 2889)
Để đạo Phật được toàn cầu hóa, ngoài những lợi thế sẵn có của Phật giáo Nguyên thủy, như bảo tồn được ...
(Xem: 4108)
Như Lai đã khẳng định “Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Quả đúng như vậy, nếu chúng ta muốn đi đến đích mà không biết đường, trước tiên...
(Xem: 3298)
Nếu ăn chay được thì đó là dựa vào lập trường từ bi chứ không phải như người ta hiện này nói nguyên nhân khỏe mạnh và kinh tế.
(Xem: 3751)
Chúng ta phải cẩn thận để không nghĩ rằng hành thiền là phải dẹp bỏ các suy tưởng.
(Xem: 2957)
Bài kinh ngắn “Con Đường Không Có Lầm Lỗi” là bài kinh được trích trong Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikãya)
(Xem: 3839)
Thời Lý – Trần là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ triều đình và
(Xem: 3303)
Kể từ khi Đức Phật thành đạochuyển bánh xe pháp thì lý tưởng thực thi tinh thần bình đẳng giải thoátbình đẳng...
(Xem: 3367)
Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã hoành hành trên thế giới gần hai năm.
(Xem: 2959)
Bình anhạnh phúc là hai phạm trù cơ bản trong cuộc sống mà con người luôn mong ước đạt được đầy đủ và trọn vẹn nhất, để cuộc sống thêm thăng hoa
(Xem: 2786)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt.
(Xem: 3714)
Trong xã hội hiện nay, chúng ta đề cao tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời. Vậy làm thế nào để Phật sự mãi thăng tiến, tỏa sáng, ma sự ngày càng tiêu trừ.
(Xem: 2663)
Liều thuốc giải cho ảo tưởng, bản ngã và từng vấn đề khác mà chúng ta đối mặt là trí huệ của Pháp;
(Xem: 3182)
Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,…
(Xem: 3576)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3751)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2883)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
(Xem: 2666)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant