Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nhớ Nghĩ Ân Đức Của Đức Phật Để Luôn Phát Nguyện Tu Tập

16 Tháng Hai 202317:36(Xem: 1943)
Nhớ Nghĩ Ân Đức Của Đức Phật Để Luôn Phát Nguyện Tu Tập
Nhớ Nghĩ Ân Đức Của Đức Phật Để Luôn Phát Nguyện Tu Tập

Nguyệt Đông

buong bo

“Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo. Ta đọa địa ngục, Phật càng thương xót, muốn thay ta chịu lấy khổ sở, nhưng vì nghiệp ta quá nặng, không thể cứu vớt. Ta sinh làm người, Phật dùng phương tiện khiến cho ta gieo trồng căn lành. Đời đời kiếp kiếp, Phật luôn theo ta, lòng không tạm bỏ” [1]. Thật xúc động, bùi ngùi khi nói về những ân đức của Phật thật bao la rộng lớn của đại sư Thật Hiền, không lời lẽ nào có thể diễn tả hết. Công ơn cha mẹ sinh ra đã khó báo đáp đến nỗi ngôn ngữ trần gian là túi rách đựng không đầy hai tiếng mẹ cha. Vậy mà, ân đức của Phật lại còn cao cả gấp vạn lần hơn thế. Cho dù cha mẹ cho ta hình hài nhưng thương yêu ta chỉ một đời, còn Phật thương ta đời đời không rời bỏ.

Thử hỏi trên thế gian này, mấy ai được như vậy, hay bất kì ai thương ta đều có sự ràng buộc của luyến ái, của chấp thủ đối đãi. Cả chính cha mẹ cũng không ngoại lệ, khi thấy con vong ân bội nghĩa thì hờn thì giận, lòng thương mỏng dần và ít đi; còn chư Phật không phải cách đó, thấy những kẻ ấy lòng thương càng nặng hơn, đến nỗi vào cả trong vùng lửa dữ dội của địa ngục vô gián mà thay hoj chịu vô lượng khổ. Do đó, mà biết chư Phật thương chúng sinh quá hơn cha mẹ thương con. Nhưng chúng sinhu mê che mất giác tuệ, vì phiền não mờ mất tâm trí, không biết quay về chánh đạo, quỳ dưới chân Ngài, xin một lần quy ngưỡng

SỰ XUẤT HIỆN VĨ ĐẠI CỦA ĐỨC PHẬT ĐEM ÁNH SÁNG ĐẾN CHO NHÂN LOẠI

Khi Phật tại thế, trước đó có rất nhiều vị giáo chủ tôn thờ những triết thuyết riêng biệt nhưng vẫn không tìm được lối đi cho con người thoát khỏi khổ đau đạt đến hạnh phúc đích thực. Đến khi sự xuất hiện của Đức Phật như sự kiện hy hữu có một không hai, không có vị Phật thứ hai nào xuất hiện trong suốt hiền kiếp Ngài tại thế. Điều này như lần nữa tôn vinh lên sự xuất hiện vĩ đại của Đức Phật với những gì Ngài đã mang đến cho nhân loạithế giới này. “Một người, khi xuất hiện ở đời, đem lại hạnh phúcan lạc cho số đông, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiênloài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác” [2].

Sau khi thành đạo, giáo pháp của Ngài như vầng dương ló lạng, vén tan lớp mây mù u ám trên bầu trời tâm thức Ấn Độ. Ở trên cao kia, trên thượng tầng khí quyển ấy chẳng có thần linh, đấng Phạm Thiên nào có uy quyền ban phước giáng họa cho con người cả. Chỉ là một loại chúng sanh có thân xác vi tế, phước báu hơn cõi người nhưng vẫn còn chịu chi phối bởi vòng nhân quả. Chính sự xuất hiện vĩ đại của Đức Phật đã đánh thức nhân loại sau một giấc ngủ dài u u minh minh dưới lớp khói sương của thần linh. Sự giác ngộ của Ngài, chúng ta nhìn thấy chỉ trong gang tấc nhưng đó lại là một quá trình dài bao nhiêu năm khổ cực trên xứ Ấn hoặc nhiều hơn thế là trải qua trăm nghìn kiếp tu tập, cảnh giới khác nhau. Với nhiều vị thầy qua nhiều phương pháp tu tập, nhiều cách sống, nhiều cách thực tập, đến một ngày thân hình tráng kiện chỉ còn là bộ xương bọc da. Ngài không nản chí vẫn quyết tâm tự tìm một lối đi riêng, lối đi trung dung giữa hai cực đoan ép xácthụ hưởng. Sau khi hiểu ra được sự vận hành vạn vật, Ngài không còn sống khổ hạnh như lối trước đây: ngày ăn một hạt mè, dang tay gồng chân đứng giữa trời nắng để tự hành xác.

Ngài bắt đầu quay lại cuộc sống mới, cuộc sống trung dung hài hòa giữ cân bằng, không sống cực khổ cũng không sống sung sướng. Lần quyết tâm cuối cùng với lời phát nguyện không chứng thành đạo quả không rời gốc cây này. Thế là cuộc đấu kéo dài 49 ngày với nhiều thử thách cám dỗ, Ngài vẫn an nhiên tĩnh tọa nhập vào đại định phá tan bóng tối u minh, làm hiển lộ ánh sáng trí tuệ. Sự xuất hiện của Ngài, tựa như có người dựng lại ngay ngắn một vật gì đã bị lật đổ, hay khám phá ra một vật đã được giấu kín, hay vạch đường chỉ lối cho người lạc bước, hay cầm ngọn đèn rọi sáng trong đêm tối để cho ai có mắt có thể trông thấy. Vị cha lành của chư Thiênloài người, vì lòng thương tưởng đến với đời, vì muốn chúng sanh thoát khổ được vui. 

GIA TÀI PHÁP BẢO MÀ NGÀI ĐỂ LẠI

Ròng rã 45 năm khắp miền Trung Ấn giáo hóa độ sanh không từ mệt nhọc, thời tiết khắc nghiệt, trái gió trở trời, Ngài vẫn đều đặn ngày ngày hướng dẫn Tăng đoàn, đệ tử cư sĩ học pháp hành pháp. Đến nay, có thể nói, gia tài Pháp bảo trải qua nhiều thăng trầm lịch sử đã được lưu giữ bằng chữ viếtbảo tồn một cách kính trọng. Nhiều lần Đức Phật trăn trở và khuyên răn chúng Tăng: “Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự Pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật” [3], vì thời đó có một số tỳ kheo trẻ chưa thuần thục pháp nên dễ khởi tâm ưa thích danh dự lợi dưỡngtrở thành người thừa kế tài vật. Chính vì sợ hàng đệ tử bơ vơ, lạc lõng không biết nương tựa vào đâu khi Ngài vắng mặt trên trần gian này, nên trong những phút giây cuối cùng, Ngài vẫn không quên dặn dò chúng đệ tử: “Này Ananda, nếu trong các ngươi có người nghĩ rằng: “Lời nói của bậc Đạo Sư không còn nữa. Chúng ta không có Đạo Sư (Giáo chủ)”. Này Ananda, chớ có những tư tưởng như vậy. Này Ananda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Đạo Sư của các Ngươi” [4]. Bởi những ai thực hành chánh pháp, sống với pháp thể nghiệm được pháp, tịnh hóa thân tâm được an lạc trong đời sống hằng ngày thì ngay lúc đó như có Phật bên đời, như lời dạy: “Ai thấy Pháp người ấy thấy Ta, ai thấy Ta người ấy thấy Pháp” [5] .

Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảngtruyền bá đầy đủ để tự chứng ngộ, cho quả tức thì, khuyến khích suy nghiệm tìm tòi đưa người đến bến bờ Niết bàn. Nói là gia tài Ngài để lại, không phải chúng ta vinh vào đó rồi không nỗ lực cố gắng, ỷ lại sống buông tuồng thì sẽ không thu hoạch được trái lành quả ngọt. Gia tài Pháp bảo là để thừa hưởng, thừa hưởng thì phải biết giữ gìn và phát huy hơn nữa để không bị lu mờ, mất đi. Thừa tự, thì phải tự mình thắp đuốc lên mà đi, hãy là ngọn đèn của chính mình, hãy thắp lên ngọn đèn của chánh pháp, thắp lên ánh sáng của tình yêu thương và sự tỉnh thức. Đây cũng là lời di giáo, những mong chờ sau cùng của Ngài đối với hàng đệ tử trước khi nhập diệt

Thắp lên ngọn đèn chánh pháp trong tâm, chánh pháp bao gồm những lời dạy, pháp mônđức Phật đã phương tiện giảng dạy giúp chúng sanh thoát khỏi đau khổ trong cuộc sống tạm bợ này, như: Bát chánh đạo, Tứ diệu đế, Duyên khởi, Vô ngã,…. Bởi theo Ngài, con người chỉ có thể chuyển hóa khổ đau bằng trí tuệ, chứ không thể bằng niềm tin hay thần thánh hóa. Chính những giáo lý Ngài phương tiện dẫn dắt giúp con người đoạn trừ được các lậu hoặc, kiết sửhiển lộ được tánh sáng tỉnh thức, chấm dứt cội nguồn sanh tử luân hồi. Quan trọng là Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, thiết thực ngay hiện tại, có kết quả ngay tức thì, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người có trí tự mình giác hiểu.

NGÀI LÀ ĐIỂM TỰA TÂM LINH CỦA ĐỜI CON

Nhờ có Đức Phật, chúng ta biết tu để điều chỉnh, sửa đổi lời nói, hành vi, ý nghĩ của mình. Nhờ có Đức Phật, chúng ta biết Phật pháp, biết làm được nhiều công đức, biết làm người có giá trị, sống có ý nghĩa, có tư cách con người. Nhờ những lời dạy cao quý của Ngài mà chúng ta có được cuộc sống đúng hơn giữa trần gian tăm tối; biết thương yêu nhau hơn giữa biển đời đau khổ; bình an hơn giữa luân hồi đầy nghịch cảnh. Chính nhờ có Phật mà chúng ta đủ nghị lực, đủ mạnh mẽ đi vào đời, dám đối diện với cuộc đời, vượt qua những tâm lý sợ hại thấp kém, không còn sợ những ánh mắt nhòm ngó không tên, không còn sợ những lời nói vô tình phớt ngang hay những lời có chủ đích và thậm chí là chuyển hóa được cuộc đời. Chúng ta không còn bị vùi lấp bởi những thú vui hào nhoáng, những lối sống thấp hèn. Ta còn có khả năng thiết lập được lối sống của tình thương và sự hiểu biết cho chính mình.

Nhờ có Phật mà chúng ta hiểu tường tận luật nhân quả, mạnh dạn chấp nhận những lỗi lầm đã gây ra và sẵn sàng đón nhận những nghiệp xấu đến với mình. Nhưng không phải vì vậy mà khuất phục trước số phận, nghiệp cứ trả, phước cứ làm, đạo thì vẫn cứ tu. Dẫu chúng ta biết rằng Phật không còn tại thế, nhưng Ngài vẫn gần bên, che chở, bảo bọc chỉ vì Ngài không xuất hiện cho chúng ta thấy. Nhưng trong khoảng không vô hình nào đó, chúng ta vẫn nhận được tình thương của Ngài bủa khắp. Ngài vẫn ở đó, vẫn ngày ngày xem những đứa con thơ dại của mình có tu tập, có phát triển đời sống tâm linh không hay vẫn bị dục lạc lôi kéo? 

Những công hạnh phi thườngĐức Phật dày công tích lũy từ vô lượng kiếp đã kết tinh thành cuộc đời siêu việt của một Đấng Chánh Giác, đã kết tinh thành vô số lời dạy quý giá được tôn thờ là vị thầy của cả trời và người. Chúng ta nương tựa vào công đức và lời dạy của Phật để thoát dần ra khỏi thân phận đắng cay và hèn kém của kiếp người. Vậy nên việc làm thiết thực nhất hiện nay, mỗi ngày chúng ta phải học pháp, nghe pháp hành pháp. Pháp là những điều cao quý, những điều hay lẽ phải, những chân lý thiết thực hiện tại, mỗi chúng ta ai cũng có thể nghe và hiểu được. Bên cạnh chúng ta muốn đền đáp công ơn của Đức Như Lai, trong đời này phải dũng mãnh, tinh tấn gắng chịu khổ nhọc, không tiếc thân mạng gây dựng Tam Bảo, hoằng dương giáo pháp, hoá độ chúng sanh, đồng vào ngôi Chánh giác.

Sứ mạnghạnh nguyện của mỗi chúng ta đối với cuộc đời không hề nhỏ, nếu sống thật sự với hạnh nguyện “phụng sự chúng sanhcúng dường chư Phật” thì không có giây phút nào buông lơi, giãi đãi để thời gian trôi qua vô uổng. Từng giây, từng phút luôn cống hiến tâm lực, trí lực để góp phần làm đẹp cuộc đời, dứt oan trái khổ đau, hận thù ganh ghét để cùng chung sống dưới mái nhà Phật pháp, được sự gia hộ của chư Phật, Bồ tát

 

Chú thích và tài liệu tham khảo:

[1] Đại sư Thật Hiền soạn (2012), Khuyến phát bồ đề tâm văn, tr.23

[2] Hòa thượng Thích Minh Châu (2016), Kinh Tăng Chi bộ, chương 1, phẩm Một người, tr.56

[3] Hòa thượng Thích Minh Châu (2016), Kinh Trung bộ, Kinh Thừa tự pháp, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.31

[4] Hòa thượng Thích Minh Châu (2016), Kinh Trường bộ, kinh Đại bát niết bàn, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.337

[5] Hòa thượng Thích Minh Châu (2016), Kinh Tương Ưng Bộ I, Kinh Vakkali, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.742.
(Trích từ tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 405)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2789)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2388)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
(Xem: 3333)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2560)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2493)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2425)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 3205)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 3973)
Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.
(Xem: 2976)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 3057)
Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, khi có người chết
(Xem: 2596)
Bồ đề tâmphát nguyệnthực hành Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ trong mong muốn giáo hóagiải thoát chúng sanh
(Xem: 2654)
Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo.
(Xem: 2663)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 2327)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá
(Xem: 2646)
Nếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ.
(Xem: 3009)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vongẤn Độ.
(Xem: 3939)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống.
(Xem: 2966)
Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. C
(Xem: 3650)
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li
(Xem: 2826)
Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều người tìm đến chùa hay các nhà tử vi, tướng số để xem năm nay mình bị “sao” nào “chiếu”.
(Xem: 2459)
Rỡ ràng tỏ rõ mười hai thì Tự tánh vô công khắp hiện bày Sáu căn vận dụng chân thường thấy Vạn pháp tung hoành: chánh biến tri.
(Xem: 3330)
Một ngày cuối năm, sau tách trà sáng chào ngày mới, tôi vội vàng ra ga tàu đón người bạn đạo xa quê trở về thăm chốn cũ.
(Xem: 2884)
Trong những điển tích Phật giáo, tôi từng băn khoăn về chuyện một con cọp lông vàng. Câu chuyện đơn giản thôi, nhưng rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.
(Xem: 2577)
Vận hành thế sự bao quanh, bát quái càn khôn đỉnh là chung, âm dương ngũ hành là như thế, vật đổi sao dời chẳng ai ngờ…! Tất nhiên điệp khúc vẫn là đây.
(Xem: 2872)
Cọp, Sư tửbiểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh.
(Xem: 3524)
Bài Pháp hôm nay là một trong những bài Pháp có thể nói rằng rất khó quên trong cuộc đời của chúng tôi.
(Xem: 3849)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 3960)
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người.
(Xem: 2558)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu ngài thuyết pháp, ngài đã nói như sau:
(Xem: 2531)
Năm mới là thời điểm nổi bật trong cuộc sống của chúng ta. Tôi nói thế khi nghĩ về việc thực hành của chúng ta.
(Xem: 2272)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn ...
(Xem: 3834)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 2889)
Để đạo Phật được toàn cầu hóa, ngoài những lợi thế sẵn có của Phật giáo Nguyên thủy, như bảo tồn được ...
(Xem: 4108)
Như Lai đã khẳng định “Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Quả đúng như vậy, nếu chúng ta muốn đi đến đích mà không biết đường, trước tiên...
(Xem: 3298)
Nếu ăn chay được thì đó là dựa vào lập trường từ bi chứ không phải như người ta hiện này nói nguyên nhân khỏe mạnh và kinh tế.
(Xem: 3751)
Chúng ta phải cẩn thận để không nghĩ rằng hành thiền là phải dẹp bỏ các suy tưởng.
(Xem: 2957)
Bài kinh ngắn “Con Đường Không Có Lầm Lỗi” là bài kinh được trích trong Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikãya)
(Xem: 3839)
Thời Lý – Trần là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ triều đình và
(Xem: 3303)
Kể từ khi Đức Phật thành đạochuyển bánh xe pháp thì lý tưởng thực thi tinh thần bình đẳng giải thoátbình đẳng...
(Xem: 3367)
Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã hoành hành trên thế giới gần hai năm.
(Xem: 2959)
Bình anhạnh phúc là hai phạm trù cơ bản trong cuộc sống mà con người luôn mong ước đạt được đầy đủ và trọn vẹn nhất, để cuộc sống thêm thăng hoa
(Xem: 2784)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt.
(Xem: 3714)
Trong xã hội hiện nay, chúng ta đề cao tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời. Vậy làm thế nào để Phật sự mãi thăng tiến, tỏa sáng, ma sự ngày càng tiêu trừ.
(Xem: 2663)
Liều thuốc giải cho ảo tưởng, bản ngã và từng vấn đề khác mà chúng ta đối mặt là trí huệ của Pháp;
(Xem: 3181)
Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,…
(Xem: 3576)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3751)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2883)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
(Xem: 2666)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant