Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tứ Nhiếp Pháp Pháp Hành Vun Trồng Phước ĐứcTrí Tuệ

18 Tháng Hai 202317:45(Xem: 1954)
Tứ Nhiếp Pháp Pháp Hành Vun Trồng Phước Đức Và Trí Tuệ
Tứ Nhiếp Pháp  Pháp Hành Vun Trồng Phước ĐứcTrí Tuệ

Thích Thiện Mãn

Giây phút giải thoát

Là hàng đệ tử Phật, dù xuất gia hay tại gia, ai ai cũng đều phải nỗ lực nói năng và hành động đúng như chánh pháp nhằm hoàn thiện đạo đức tự thân, phát triển đạo đức gia đìnhxã hội trong hiện tại, và hướng đến đạo đức giải thoát trong tương lai. Trên lộ trình vun trồng phước điền và phát triển hạt giống trí tuệ, hành giả phải tinh tấn thực hành mười điều thiện (Thập thiện), con đường tám chánh (Bát chánh đạo), bốn chỗ nhớ nghĩ (Tứ niệm xứ), bốn tâm vô lượng (Tứ vô lượng tâm),… trong đó có bốn phương pháp nhiếp hoá chúng sanh (Tứ nhiếp pháp).

KHÁI NIỆM VỀ TỨ NHIẾP PHÁP

Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, Tứ nhiếp pháp (Sanskrit: Catvāri saṃgraha vastūni, Pāli: Catvari saṃgraha vasthūni, Hán: 四 攝 法) hay còn được gọi là Tứ sự nhiếp pháp, Tứ nhiếp sự, Tứ tập vật, Tứ nhiếp, Tứ sự, Tứ pháp, Tứ chủng xả ác pháp. Tứ nhiếp pháp là bốn phương pháp gồm bố thí (布 施), ái ngữ (愛 語), lợi hành (利 行) và đồng sự (同 事) được Bồ tát thực hành để nhiếp hóa chúng sanh tu học Phật pháp đạt đến sự giác ngộgiải thoát [1]. 

Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Bốn pháp như sau: 

“Bố thí và ái ngữ,

Lợi hành và đồng sự,

Đối với những pháp này,

Ở đời đối xử nhau, 

Chỗ này và chỗ kia,

Như vậy thật tương xứng,

Và bốn nhiếp pháp này,

Như đỉnh đầu trục xe,

Nếu thiếu nhiếp pháp này, 

Thời cả mẹ lẫn cha,

Không được các người con,

Tôn trọngcung kính,

Do vậy bậc hiền trí,

Đồng đẳng nhìn nhiếp pháp,

Nhờ vậy họ đạt được,

Sự cao lớn, tán thán” [2].

Đồng thời, bốn phương pháp này được tìm thấy trong Kinh tạng Nikāya như: Kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt, Kinh Phúng tụng thuộc Kinh Trường Bộ; bài Kinh Nhiếp pháp (chương Bốn pháp, phẩm Thắng trí, số 253) và bài Kinh Những sức mạnh (chương Chín pháp, phẩm Chánh giác, số 5) thuộc Kinh Tăng Chi Bộ. Ngoài ra, một số bài kinh trong kinh tạng A-hàm cũng có đề cập đến tứ nhiếp pháp như: bài Kinh Chúng tập thuộc Kinh Trường A-hàm; bài Kinh Thủ trưởng giả (1) và bài Kinh Thiện Sanh thuộc Kinh Trung A-hàm; bài Kinh số 3 (chương Bốn pháp, phẩm Tu Đà) thuộc Kinh Tăng Nhất A-hàm;… 

Để thực hành pháp tứ nhiếp, hành giả phải trải bốn tâm vô lượngtâm Từ vô lượng, tâm Bi vô lượng, tâm Hỷ vô lượng và tâm Xả vô lượng một cách cùng khắp, như ánh sáng mặt trời chiếu rọi khắp muôn phương, như trận mưa thấm ướt tất cả cỏ cây. Đồng thời, vị đó cần phải nỗ lực thực hành tốt một số phẩm chất đạo đức như: tàm quý, khiêm hạ, kiên định, trung thực, không phóng dật, tri ânbáo ân, nhẫn nhục, buông xả, tiết tháo, dấn thân,… trong đời sống tu tập hàng ngày của mình giữa cuộc sống đầy hơn thua và khổ đau này [3].

VUN TRỒNG PHƯỚC ĐIỀN QUA PHÁP HÀNH TỨ NHIẾP

Phước điền (Sanskrit: Punnya ksetra, Pāli: Punna kkheta, Hán: 福 田) là mảnh ruộng có khả năng sinh trưởng phước đức; giống như người nông dân gieo cấy và chăm sóc thửa ruộng mà có thu hoạch. Trong Kinh Ưu bà tắc giới, quyển 3, phẩm Cúng dường Tam bảo (số 17), Đức Phật dạy cho cư sĩ Thiện Sanh về ba loại ruộng phước thế gian: ruộng Báo ân, ruộng Công đức và ruộng Bần cùng. Thứ nhất về ruộng Công đức (hay còn gọi là Công đức phước điền, Cung kính phước điền, Kính điền) nghĩa là ruộng phước phát sanh do chúng sanh cung kínhcúng dường Tam bảo, tu tập “từ khi đạt được noãn pháp cho đến khi được Chánh đẳng chánh giác vô thượng”. Thứ hai là ruộng Báo ân (hay còn gọi là Báo ân phước điền, Ân điền) nghĩa là ruộng phước phát sanh từ việc con cháu báo đáp ân sanh thành, dưỡng dục của cha mẹ và ông bà, hàng đệ tử báo đáp ân răn dạy của Thầy Tổ. Thứ ba là ruộng Bần cùng (hay còn gọi là Bần cùng phước điền, Lân mẫn phước điền, Bi điền) nghĩa là ruộng phước phát sanh từ sự thương xót giúp đỡ những người bệnh tật, người cùng khổ [4].

Về bố thí [5], Đức Phật khuyến tấn hàng đệ tử trong Kinh Ưu bà tắc giới phải chí tâm thí, tự tay mình đưa vật thí, tín tâm thí, bố thí theo thời tiết, và bố thí đúng như pháp sẽ được phước báo như “nhiều của cải quý, vàng, bạc, lưu ly, xà cừ, mã não, ngọc báu, san hô, voi, ngựa, bò, dê, ruộng vườn, nhà cửa, nô tỳ, và nhiều người thân thuộc,…” [6]. Con người cảm thấy sợ hãi khi phải đối diện với sự già yếu, bệnh tật, chết trong mê loạn, tiếng xấu đồn khắp, hội chúng đông, nghịch cảnh của thiên nhiên,… Bằng tình thương bao la rộng lớn, Bồ tát Quán Thế Âm đã an tâm cho chúng sanh trước mọi nguy hiểm của thiên nhiêncon người bằng pháp tu vô uý thí. Ngài đã ứng hiện hoá thân khác nhau từ thân Phật cho đến thân người hoặc chẳng phải người để cứu độ chúng sanh rớt xuống hầm lửa, trôi dạt biển lớn, bị thuốc độc hại, thú dữ vây quanh,… bởi vì “mắt lành trông chúng sanh, biển phước lớn không lường” [7]. 

Hành động lợi ích cho chúng sanh xuất phát từ thân nghiệp, khẩu nghiệpý nghiệp. Lời nói phát xuất từ tâm, đậm chất thiện cảm, mang chất liệu chân thật giúp gắn kết tình người lại với nhau. Hành giả không nên nói những lời dối trá, nói lưỡi hai chiều, thêu dệt câu chuyện sai sự thật, hoặc những lời hung ác mạ nhục người, cậy thế ỷ quyền lấn át người khác,… Đức Phật đã thức tỉnh tôn giả La Hầu La về tác hại của nói dối qua câu chuyện chậu nước. Ngoài ra, hình ảnh Bồ tát Trì Địa xây cầu, đắp đường,… giúp ích cho người dân đi lại trong sinh hoạt hằng ngày

Cuối cùngđồng sự, tức là hoà đồng với mọi người trong xã hội trong các công việc như quét rác, tụng kinh, học hành trên lớp, nghe pháp, hoạt động từ thiện vùng bão lụt,… Đồng sự có thể ví von là những xẻng đất khỏa lấp hố sâu ngăn cách mình và mọi người, tạo sự gắn kết giữa người với người trong cuộc sống này. Hình ảnh ông trưởng giả cải trang thành người hốt phân để gần gũi và khuyên gã cùng tử siêng năng làm và giao phó tài sản cho trong phẩm Tín giải của Kinh Diệu pháp Liên hoa là một ví dụ như thế.

PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TỪ VIỆC THỰC HÀNH TỨ NHIẾP PHÁP

Trí tuệ (智 慧) hay còn gọi là Bát nhã (般 若) có được từ việc tu tập Bát chánh đạo (chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định) và sáu pháp ba la mật (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ) mà chân thật hiển hiện. Bát nhã được phân thành hai loại, ba loại và năm loại. Về hai loại có ba trường hợp

Thứ nhất là Cộng bát nhã (trí tuệ chung hàng Thanh văn, Duyên giácBồ tát) và Bất cộng bát nhã (trí tuệ của riêng hàng Bồ tát). 

Thứ hai là Thật tướng bát nhã (trí tuệ vốn có của tất cả chúng sanh) và Quán chiếu bát nhã (trí tuệ quán chiếu vạn pháp). 

Thứ ba là trí thế gian (trí thế tục tương đối) và trí tuệ xuất thế gian (trí tuệ siêu việt khỏi ba cõi). Về ba loại gồm có Thật tướng bát nhã, Quán chiếu bát nhãVăn tự (Phương tiện) bát nhã (trí tuệ suy xét vạn pháp một cách tường tận). Về năm loại gồm có Thật tướng bát nhã, Quán chiếu bát nhã, Văn tự bát nhã, Cảnh giới bát nhã (vạn pháp làm đối tượng của trí tuệ), và Quyến thuộc bát nhã (các pháp môn hỗ trợ cho việc phát sanh trí tuệ như Tứ vô lượng tâm, Tứ nhiếp pháp,…) [8].

Đức Phật dạy trong Kinh Đại tập rằng: “Bồ tát bố thí những vật sau đây sẽ được đầy đủ trí tuệ

1/ Bố thí giấy, bút và mực,… để pháp sư chép kinh, viết sách; 

2/ Dâng cúng dường pháp sư sàng toà được trang trí sạch sẽ; 

3/ Cúng dường pháp sư những vật dụng cúng dường cần thiết

4/ Tán thán pháp sư với lòng thành kính” [9]. 

Đồng thời, hành giả trí tuệ thực hành bố thí sẽ không mong cầu báo ân, không vì cầu sự nghiệp, không khiến người khác tham lam hay bỏn xẻn, không vì cầu thọ hưởng cảnh an vui ở cõi trời, không vì cầu tiếng tốt vang khắp mọi nơi, không vì sợ khổ ba đường ác, không vì sự cầu xin của người khác, không vì muốn được hơn người khác, không vì sợ mất tài sản, không vì muốn có nhiều tài sản, không vì vật của người khác không dùng, không vì tục lệ của gia đình, không vì sự gần gũi. Hành giả làm với tâm không hối tiếc, không mong cầu phước báo thế gian, không khởi phiền não khi bố thí sẽ đạt được sự thanh tịnh giải thoát [10]. 

Trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Hai pháp, phẩm Bố thí, Đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, có hai loại bố thí này. Thế nào là hai? Bố thí tài vật và bố thí pháp. Hai pháp này, này các Tỳ kheo, là hai loại bố thí. Tối thắng trong hai loại bố thí này, này các Tỳ kheo, tức là bố thí pháp” [11]. Điều này cũng được nhắc đến trong Kinh Pháp cú, phẩm Tham ái, bài kệ số 354 như sau:

“Pháp thí thắng mọi thí,

Pháp vị thắng mọi vị,

Pháp hỷ thắng mọi hỷ,

Ái diệt thắng mọi khổ” [12]. 

 

Nhờ nghe pháp, chúng sanh đoạn trừ tâm sân hận mà phát triển tâm từ bi, không trộm cắp tài vật mà biết bố thí, cúng dường hay từ thiện, tinh tấn tu tập dứt trừ tâm buông lung, an trú trong chánh pháp để đoạn trừ si mê, phát triển tín tâm với Tam bảo, thánh giới, nhân quả nghiệp báo mà không chút nghi ngờ. Qua đó, vị thí chủ sẽ đạt được những lợi ích như tướng tốt, sống lâu, tài vật, sức khoẻ, an lạc, trí tuệ biện tài, tín tâm, đa văn,… [13]. Đặc biệt trong đại nguyện thứ 11 của Đức Phật Dược Sư có dạy rằng trước khi hoá độ người nghèo khó tu tập (pháp thí), Ngài sẽ cho người đó thức ăn, vật chất được no đủ (tài thí). Phương pháp này đã được các đoàn từ thiện xưa và nay áp dụng một cách rộng rãi. Đỉnh cao của pháp bố thí chính là bố thí ba la mật, tức là dâng cúng bằng tâm thanh tịnh, chân chánh, lòng từ bi quảng đại, cung kính, không phân biệt hơn thua, không cầu danh lợi, không trụ tướng, không cần khen ngợi, đạt đến “tam luân không tịch” tức là không thấy người thí, người nhận thí và vật thí.

Về ái ngữ, Đức Phật là bậc thầy vĩ đại trong nghệ thuật giao tiếp và giáo dục. Bằng tâm từ bi, Ngài đã thuyết pháp độ tướng cướp Angulimāla xuất gia học đạo, cho phép tôn giả Phú Lâu Na dấn thân đến xứ Du Lô Na,… Trong Kinh Ví dụ cái cưa, Đức Phật khuyến tấn hàng đệ tử xuất giatại gia luôn nói đúng thời, nói lời lợi ích, nói đúng sự thật, nói lời nhu hòa và nói lời từ tâm [14]. Với tinh thần lấy trí tuệ làm sự nghiệp hàng đầu trong việc tu tập, việc không nghe, không hỏi có thể xem là việc chướng ngại cho trí tuệ. Chính vì thế, việc lắng nghe và cật vấn những nghi ngờ là những yếu tố thiết thực quan trọng cho trí tuệ của hành giả tu tập giác ngộgiải thoát.

Trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Chín pháp, Đức Phật dạy chúng đệ tử xuất giatại gia về sự tối thượng khi thực hành bốn nhiếp pháp: “Tối thượng trong các loại bố thí, này các tỳ kheo, là pháp thí. Tối thượng trong các loại ái ngữ, này các tỳ kheotiếp tục thuyết pháp cho những ai hy cầu và lóng tai nghe. Tối thượng trong các lợi hành, này các tỳ kheo, là đối với người không có lòng tin, khích lệ, đặt vào, an trú vào đầy đủ lòng tin; đối với người không giữ giới, khích lệ, đặt vào, an trú vào đầy đủ giới; đối với người xan tham khích lệ, đặt vào an trú vào bố thí; đối với người ác tuệ, khích lệ, đặt vào, an trú vào đầy đủ trí tuệ. Này các tỳ kheo, tối thượng trong đồng sựđồng sự giữa bậc Dự lưu với bậc Dự lưu, bậc Nhất lai với bậc Nhất lai, bậc Bất lai với bậc Bất lai, bậc A la hán với bậc A la hán. Này các tỳ kheo, đây là sức mạnh năng nhiếp” [15].

Tóm lại, bốn nhiếp pháp là một nghệ thuật giao tiếp đắc nhân tâm, một pháp hành thiết thực của hàng Bồ tát trên bước đường lợi sanh. Bốn pháp này mang một giá trị cao đẹp trong việc tinh tấn vun bồi phước điền và phát triển hạt giống trí tuệ, hướng đến việc thanh tịnh hóa ba nghiệp tự thân, lợi lạc cho khắp quần sanh, thiết lập cõi Tịnh độ hiện tiền giữa nhân gian này. 

 

Chú thích: 

[1] Thích Minh Cảnh (2016), Từ điển Phật học Huệ Quang, tập 5, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr.4817.

[2] Đại tạng kinh Việt Nam Nam truyền, Thích Minh Châu (dịch, 2018), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, chương Bốn pháp, phẩm Bánh xe, Kinh Nhiếp pháp, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.370.

[3] Thích Chúc Phú (2013), Vài vấn đề về Phật giáonhân sinh, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr.229.

[4] Linh Sơn Pháp Bảo Đại tạng kinh, tập 82, Bộ Luật 12, số 1488 do Đàm Vô Sấm (Hán dịch), Linh Sơn Pháp Bảo (dịch, 2019), Kinh Ưu bà tắc giới, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr.147.

[5] Bố thí: bố (布) nghĩa là phân tán, cùng khắp; thí (施) là dâng (con cái đối với cha mẹ, người nhỏ đối với người lớn), tặng (bạn bè), cúng dường (đệ tử đối với vị Thầy),…

[6] Kinh Ưu bà tắc giới, kinh đã dẫn, tr.168-169. 

[7] Thích Trí Tịnh (dịch, 2021), Kinh Diệu pháp Liên hoa, phẩm Phổ môn, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr.563.

[8] Thích Minh Cảnh (2016), Từ điển Phật học Huệ Quang, tập 1, Nxb. Tổng hợp TP. HCM, tr.402.

[9] Thích Đạo Thế (soạn), Ban dịch thuật Hán tạng Pháp Âm (dịch, 2018), Hương hoa vườn giáo pháp, tập 5, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr.51.

[10] Kinh Ưu bà tắc giới, kinh đã dẫn, tr.199-207.

[11] Đại tạng kinh Việt Nam, Thích Minh Châu (dịch, 2008), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, chương Hai pháp, phẩm Bố thí, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.127.

[12] Đại tạng kinh Việt Nam, Thích Minh Châu (dịch, 2008), Kinh Tiểu Bộ, tập 1, kinh Pháp cú, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.92. 

[13] Kinh Ưu bà tắc giới, kinh đã dẫn, tr.210-211.

[14] Đại tạng kinh Việt Nam, Thích Minh Châu (dịch, 2007), Kinh Trung Bộ, tập 1, kinh Ví dụ cái cưa, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.170.

[15] Đại tạng kinh Việt Nam, Thích Minh Châu (dịch, 2008), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, chương Chín pháp, phẩm Chánh giác, Kinh Những sức mạnh, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.447.

(Trích từ tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 405)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11775)
Thịt bò nói riêng và súc vật nuôi để làm thức ăn cho con người nói chung đã và đang tổn hại môi trường sinh thái.
(Xem: 14947)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm rõ ràng việc chúng ta có thể tha thứ ra sao nhưng vẫn tin rằng trong ý chí tự do chọn lựa, tất cả chúng tathể không phải hành động tổn hạithực hiện những điều tốt đẹp.
(Xem: 13920)
Có một ý thức trực giác về nghiệp quả - một sự hiểu biết rằng hạnh phúc, và bất hạnh của chúng ta tùy thuộc vào hành động của chúng ta...
(Xem: 14062)
Con rùa nói: “Tôi không biết chiếc vòng vàng ở đâu? Tôi không thể nhìn thấy, nhưng tôi đã nghe nói rằng tinh túy của toàn bộ Phật giáo là sự phát triển Bồ đề tâm...
(Xem: 13981)
Một ngày, nếu dành cho Thân dăm phút thực sự ngồi yên; rồi bằng quyết tâm, biết đâu sự kỳ diệu sẽ đến, là Tâm và Ý cũng ngồi yên như Thân.
(Xem: 13097)
Dù chỉ mới là những lời giới thiệu cô đọng nhưng súc tích của mỗi vị giảng sư nhưng đại chúng đều cảm nhận được biển tuệ mênh mông của quý ngài...
(Xem: 14578)
Thù hận có thể có những lợi ích ngắn hạn trong việc thúc đẩy những hành vi vị tha nhưng về lâu về dài sẽ làm hao mòn nhân cách. - Đức Đạt Lai Lạt Ma & Paul Ekman.
(Xem: 14510)
Thông điệp từ trái tim của mỗi người sẽ là sợi dây truyền thông đến cộng đồng, bằng sự tương tác và tương tức; rằng, nếu mình phát đi tình thương thì người khác sẽ cảm nhận được...
(Xem: 19350)
Buổi sáng ra vườn, nhìn lên trời cao bồng bềnh mây trắng/ Nhìn xuống khu vườn, còn thơm ngát sương lan/ Nhìn ra đầm sen, nở rộ những cánh sen hồng...
(Xem: 13816)
Chúng ta ai cũng có sẵn trong lòng tình thương bao la, mang tình thương bao la đó mà làm việc, ta sẽ vượt mọi trở ngại bên trong và bên ngoài
(Xem: 15553)
Người thanh niên lái xe chỉ kịp bỏ vội đồng 5 xu vào cái nón mê của bà cụ rồi lại vội vã đánh xe đi, tránh những tiếng còi xe đằng sau inh ỏi.
(Xem: 13940)
Nó đến Úc, vào lúc Brisbane đang vào mùa hoa phượng tím... Những góc trời tím màu hoa. Chị nói chắc mấy cây phượng nở hoa đón em...
(Xem: 14768)
Sớm. Phố hãy còn lặng lẽ trùm chăn trong cái lạnh của màn sương dày đặc. Mây kéo về giăng kín khiến khí trời thêm buốt giá.
(Xem: 15296)
Mùa sen nở, mùa của những linh thiêng nơi thánh tích và trong lòng người. Những thông điệp được phát đi giữa mùa sen cũng là tiếng nói của lương tri con người trước hiện tại.
(Xem: 14874)
Cuộc sống là một dự án do chính mình thực hiện. Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả của những thái độ và sự chọn lựa của bạn trước đây.
(Xem: 14043)
Cuộc sống là một chuỗi những điều ưu tiên. Và những điều ưu tiên hàng đầu của bạn là gì? Hãy dành cho những người mà bạn yêu quý hơn 5 phút trong quỹ thời gian hằng ngày của bạn.
(Xem: 13618)
Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt.
(Xem: 12915)
Bên trong cửa chùa, Nhân trở thành nhà làm vườn chuyên nghiệp tràn đầy niềm say mê sáng tạo cùng với nhiệt tình năng nổ của tuổi trẻ. Hắn có nhiều dự tính cho tương lai.
(Xem: 14095)
Khi tôi nhìn trăng trước mắt, tôi nghĩ đến trăng nửa khuya loáng thoáng trên tàu lá chuối sau vườn cũ. Tôi nghĩ đến đèn trung thu lúc nhỏ. Tôi nghĩ đến cái chõng tre giữa sân trên đó...
(Xem: 13243)
“Hôm nay cá nhân tôi sống dưới ánh sáng từ bi của Đạo Phật và tôi đã mang tình thương yêu ấy đến với mọi người, không phải do tôn giáo của tôi mang đến, mà việc nầy khởi đầu bằng tình thương của người mẹ không biết chữ của tôi…”
(Xem: 13790)
Anh và em là những người có đạo. Nhưng đạo của chúng ta là một tôn-giáo nhân bản, một tôn giáo không hề có tín lý hay giáo điều...
(Xem: 13151)
Tôi cố gắng để phát triển một động cơ hay quyết định, mà như một thầy tu Đạo Phật, cho đến khi Phật quả của tôi, cho đến khi tôi đạt đến Phật quả...
(Xem: 13040)
Tin vô thường, ta biết mọi điều không thể mãi mãi như thế này, để không hí hửng vênh vang với cái mình có được, hoặc đau khổ nhụt chí với những thất bại mất mát...
(Xem: 13383)
Bạn sẽ thật sự hạnh phúc khi tiếng nói của nội tâm của mình được vang vọng trong chiều hướng thăng tiến của tâm linh, không còn sự chấp thủ...
(Xem: 14795)
Thật là dễ nếu cảm ơn những thứ tốt đẹp, nhưng cuộc sống bao giờ cũng tạo cơ hội mới cho mọi người cảm ơn cả những thứ chưa hoàn hảo nữa.
(Xem: 15096)
Giá trị của thành công được đo bằng thước đo của sự khó khăn, như lời Đức Phật dạy: “Ở đời đừng cầu không khó khăn hoạn nạn, vì không khó khăn hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy”.
(Xem: 13163)
Mênh mông là nước, xanh xanh sâu lắng, cười đùa. Vung tay là nước, cười ra nước, hồn của nước non. Giữa khoảng không nầy, không gì có thể bám víu.
(Xem: 15135)
Có những lần ta lắng nghe chiếc lá… Chiếc lá nói rằng… …em thoát thai từ mẹ cây, em sống bởi sự vay mượn khí trời, ánh nắng...
(Xem: 21975)
“Bạch mai, em đi mãi”. Không có sự dừng lại trong vòng chuyển dịch sinh -diệt, diệt – sinh. Nó đắp đổi nhau tạo nên dòng chảy cuộc đời.
(Xem: 15254)
Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu.
(Xem: 14348)
Vậy là bên dưới những cuộc chiến, luôn có góc khuất, sự ẩn tàng của bình yên. Nếu khéo tay một chút, ta có thể phát huy năng lượng tươi tắn của đóa hoa...
(Xem: 14859)
Đối với người biết trích lấy tinh khí của cuộc sống thì chết không có nghĩa là sự suy tàn cuối cùng, nhưng là sự kết thúc trong thanh tịnh của một đời sống trọn vẹn...
(Xem: 14465)
Thiện do Đức Phật trình bày, thiện ấy là tốt đẹp, cao thượng và hoàn chỉnh. Thiện ấy là xuyên suốt mọi thời gian mà không phải từng giai đoạn.
(Xem: 17633)
Nhớ về những điều xưa cũ để định vị mình của hiện tại, để trân quý những gì đã qua, để biết ơn những người đã ở bên mình, là động lực cho mình...
(Xem: 17876)
Có thì có tự mảy may, Không thì cả thế gian này cũng không. Vừng trăng vằng vặc in sông, Chắc chi có có, không không mơ màng. Phan Trang Hy
(Xem: 17899)
Mây trắng bay đi đây đó, phơi mình trong nắng, thế mây trắng có thong dong không? Tôi hỏi và ngồi thật im, quán thật sâu để nghe mây trắng trả lời...
(Xem: 13990)
Trước thế kỷ này các nhà khoa học và thần học đều giả định giống nhau rằng vật chất không thể được tạo ra (hoặc hủy diệt) bằng các phương tiện có trong thiên nhiên.
(Xem: 13565)
Vào cõi thơ Mặc Giang một thoáng chơi, ta càng say đắm, trí tuệđạo đức con người càng tăng trưởng, cảm nhận được niềm vui vô tận.
(Xem: 12880)
Đừng để đến lúc ly biệt rồi mới thấy tiếc nuối những ngày tháng tương phùng. Đừng để tới giờ chia cách rồi mới bàng hoàng nghĩ đến những phút giây gặp gỡ...
(Xem: 14810)
Chúng ta chỉ có hai lựa chọn. Một là cố gắng một cách điên cuồng để đảo lộn mọi thứ, hai là cố gắng chấp nhận hoàn cảnh.
(Xem: 15159)
Ngày nay càng có nhiều sự thừa nhận qua sự phát triển và chứng minh của khoa học về sự nối kết gần giữa trạng thái của tâm và hạnh phúc.
(Xem: 15766)
Bằng việc quán tưởng về tiền bạc, chúng ta có thể cảm nhận được cả hai mặt của đồng tiền: nó có thể dìm ta xuống mà cũng có thể đưa ta lên...
(Xem: 15989)
Chẳng hay tự thuở nào, mỗi buổi sáng mở mắt bỏ chân xuống đất tìm dép để đi là con gọi mẹ. Cất bước, bước chân đầu tiên trong ngày là con gọi mẹ.
(Xem: 15611)
Một tâm thức an bìnhthanh thản giúp ta phát huy tình thươnglòng từ bi dễ dàng hơn, đấy là hai phẩm tính giúp ta loại bỏ mọi sự ganh tị, sợ hãi và nóng giận.
(Xem: 13237)
Đạo Phật nói cho tất cả chúng ta rằng, mọi người trên trái đất nầy đều là anh em. Tất cả chúng ta đều là người con của đức Phật. Bởi vì trong mỗi chúng ta đều có Phật tánh.
(Xem: 15301)
Cô bé choàng tỉnh giấc. Trời đêm. Vắng. Lạnh. Gió se sắt. Một giọng nói êm đềm cất lên: "Chào con gái của mẹ. Con hãy gia nhập đời sống trong khoảnh khắc vô cùng.
(Xem: 15786)
Trong năm giới luật (ngũ giới) dành cho những người con Phật tại gia, giới thứ tư là “không nói dối”. Rất nhiều người Phật tử đồng ý rằng, giới này là giới khó thực hiện nhất.
(Xem: 16476)
Nói dối, ta đã từng. Nói dối, có nghĩa là ta không thật thà. Có lúc bụng dạ ta thật thà nhưng ta nói dối và có khi bụng dạ ta không thật thà và ta nói dối…
(Xem: 16209)
Ai đó bảo, ngay khi cho bạn đã nhận lại (rất nhiều). Và thế là tôi áp dụng mệnh đề đó cho bằng an - một giá trị cao quý nơi tâm hồn...
(Xem: 17319)
Thông thường, người ta nói đến bạn có nghĩa là nói đến những thực thể đồng loạicon người. Và thường người ta bỏ quên những thực thể khác...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant