Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lòng Từ Bi Bao La Của Lục Tổ Huệ Năng

20 Tháng Ba 202317:53(Xem: 2031)
Lòng Từ Bi Bao La Của Lục Tổ Huệ Năng

Lòng Từ Bi Bao La Của Lục Tổ Huệ Năng


Nguyễn Thế Đăng

Giải Thoát Qua Cái Thấy

 

Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:

Mê muội tự tánh tức là chúng sanh. Giác ngộ tự tánh tức là Phật. Từ bi tức là Quán Âm, hỷ xả gọi là Thế Chí, thường tịnh tức là Thích Ca, bằng thẳng tức là Di Đà.

Nhân ngãnúi Tu Di, tâm tà là nước biển, phiền não là làn sóng, độc hại là rồng dữ, hư vọngquỷ thần, trần lao là cá dữ, tham giận là địa ngục, ngu sisúc sanh.

Thiện tri thức! Thường làm mười điều thiện thì thiên đường liền hiện đến. Trừ nhân ngã thì núi Tu Di sụp, bỏ tâm tà thì nước biển cạn, không phiền não thì làn sóng diệt, độc hại trừ thì cá rồng tuyệt”.

(Phẩm Nghi Vấn)

Sao gọi là Ngàn Trăm Ức Hóa Thân? Nếu chẳng nghĩ muôn pháp thì tánh vốn như hư không. Một niệm nghĩ lường, gọi là biến hóa. Nghĩ lường việc ác thì hóa làm địa ngục, nghĩ lường việc thiện thì hóa làm thiên đường, độc hại hóa làm rồng rắn, từ bi hóa làm Bồ tát, trí huệ hóa làm cõi trên…

(Phẩm Sám Hối).

Như vậy, trong tự tánh hay bản tâm của mỗi người đều có hạt giống từ bi. Vấn đề là mỗi người phải phát huy nó để lớn lên, lan tỏa khắp thành từ bi của Đức Quán Âm.

Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu lòng từ bi biểu lộ trong cuộc sống của Lục Tổ và trong giáo pháp của ngài như thế nào để thực hành.

1/ Lòng từ bi biểu lộ trong cuộc sống của Lục Tổ

Trong phẩm Hành Do thứ nhất, ngài thuật lại cuộc đời mình cho đại chúng như một tấm gương cho những người cầu đạo, đi trên con đường tự giác - giác tha. Ngài tự thuật:

“Thân phụ của Huệ Năng nguyên quán ở Phạm Dương bị giáng chức đày về Lãnh Nam ở Tân Châu làm dân thường. Thân này bất hạnh, cha lại mất sớm, còn một mẹ già cô độc, phải dời qua Nam Hải, khổ cực nghèo thiếu, phải làm nghề bán củi nơi chợ”.

Khi nghe một người khách tụng kinh Kim Cương, ngài như có hiểu và hỏi chỗ nào giảng kinh này. Sau khi lo liệu cho mẹ già xong, ngài đi đến Ngũ Tổ để cầu đạo. Sau hơn tám tháng “bửa củi đạp chày giã gạo”, một đêm nọ Ngũ Tổ gọi ngài lên thất, giảng nói cho kinh Kim Cương, ngài “ngay lời nói đại ngộ”.

Tổ biết Huệ Năng ngộ được bản tánh, mới dạy rằng: Chẳng biết bản tâm, học pháp vô ích. Nếu biết tâm mình, tức gọi là Trượng phu, là thầy của trời và người, là Phật.

Canh ba thọ pháp, mọi người đều chẳng hay. Tổ truyền pháp đốn giáoy bát, nói rằng: Ngươi là Tổ đời thứ sáu, hãy khéo tự hộ niệm, rộng độ chúng sanh, truyền rộng mai sau, chớ để dứt mất. Hãy nghe kệ ta đây:

Có tình gieo giống xuống

Nhân đất quả bèn sanh

Không tình cũng không giống

Không tánh cũng không sanh”.

Khi lên đường cầu đạo, ngài Huệ Năng không nói rõ mình có phải vì chúng sanhcầu đạo hay không. Nhưng khi đã ngộ đạo thì Ngũ Tổ giảng cho ngài rất rõ bổn phận trách nhiệm ở đời của vị sư đã phát minh trí huệ: người đó “là Trượng phu, là thầy của trời và người, rộng độ chúng sanh, truyền rộng mai sau, chớ để dứt mất”.

“Rộng độ chúng sanh, truyền rộng mai sau” là công việc của từ bi khai mở trí huệ cho chúng sanh, dầu với Lục Tổ, đó là một công việc gian nan, và phải trốn tránh đến mười lăm năm với các thợ rừng. Đạo Phậttrí huệ đi đôi với từ bi, tự giác đi đôi với giác tha, cho đến “giác hạnh viên mãn”.

Trên đường lánh nạn, ngay khi vừa rời chùa Ngũ Tổ, “có vài trăm người muốn đoạt y bát đuổi theo. Trong đó có một nhà sư họ Trần, tên Huệ Minh, trước kia làm Tứ phẩm tướng quân, tánh tình thô lỗ, quyết lòng tìm kiếm, đi trước dẫn đầu, đuổi kịp Huệ Năng”. Trong hoàn cảnh đó ngài đã độ cho Huệ Minh thấy tánh.

Lòng từ bi của ngài biểu lộ cả khi không có đồ chúng, khi ở với đám thợ săn:

Đám thợ săn thường bảo ta giữ lưới. Mỗi khi thấy các loài sanh mạng lọt vào ta đều thả ra hết. Mỗi lúc ăn ta lấy rau gởi nơi nồi nấu thịt, có người hỏi thì nói chỉ ăn rau luộc ở bên thịt mà thôi”.

Câu chuyện Hành Xương được sai đến ám sát ngài, nhưng bất thành. Khi ấy sư nói với Hành Xương: “Ta chỉ nợ ngươi vàng, chớ chẳng nợ người mạng. Hành Xương kinh hãi té xỉu, hồi lâu mới tỉnh lại, cầu khẩn ăn năn tội lỗi và xin xuất gia. Sư lấy vàng cho và nói: Ngươi hãy đi, e đồ chúng trở lại hại ngươi. Ngày sau hãy thay đổi hình dạng rồi đến đây ta sẽ nạp thọ. Hành Xương vâng theo lời dạy, trốn liền trong đêm ấy, sau xuất gia làm tăng.

Một ngày nọ nhớ lời sư dạy, từ xa đến đảnh lễ ra mắt ngài. Sư nói: Ta nhớ ông đã lâu, sao ông đến muộn vậy”.

(Phẩm Đốn Tiệm).

Câu nói của ngài khi gặp lại người đã từng muốn ám sát mình thật cảm động. Lòng từ bi của ngài thật sâu sắc biết bao.

Kết thúc phẩm Hành Do nói về đời mình, ngài nói:

Huệ Năng này đắc phápĐông Sơn, chịu đủ mọi cay đắng, sanh mạng giống như sợi tơ treo. Ngày nay được cùng Sứ quân, quan chức, các tăng ni đạo tục đồng ở trong hội này, nếu chẳng phải nhân duyên nhiều đời trước thì cũng trong đời quá khứ từng cúng dường chư Phật, cùng trồng thiện căn, nên mới được nghe pháp Đốn giáonguyên nhân đắc pháp như trên.

Giáo pháp ấy là các bậc thánh trước truyền lại, chẳng phải do Huệ Năng này tự biết. Muốn nghe giáo pháp của các bậc thánh trước thì mỗi người hãy tịnh tâm ý mình, nghe mà mỗi người tự trừ bỏ những nghi hoặc thì như các đại thánh đời trước không khác”.

Bằng một giọng chân thật, chân thành, giản dị, mà ngôn ngữ thường dùng bây giờ gọi là “chia xẻ”, không có bóng dáng của cái tôi, ngài đã ban rãi giáo pháp cho đến từng người (“mỗi người”). Ngài không nói pháp ấy là của ngài tự ngộ, tự chứng, mà là của “các bậc thánh trước truyền lại, chẳng phải do Huệ Năng này tự biết”. Sự khiêm nhường ấy là một biểu lộ của lòng từ bi. Đó là công việc truyền bá trí huệ giải thoát bằng lòng từ bi từ đầu đến cuối cuộc đời.

Suốt đời ngài hành đạo bằng lòng từ bi bao la như vậy, cho đến cả cầm thú, cỏ cây. Trong kinh khi thuật lại cái chết của ngài, phẩm Phó Chúc nói:

Sư nói kệ rồi, ngồi ngay thẳng đến canh ba bỗng nhiên nói với môn đồ rằng: Ta đi đây. Rồi im lặng thoát hoá. Khi ấy mùi hương lạ đầy nhà, cầu vồng xuống sát đất, cây rừng biến thành sắc trắng, cầm thú kêu giọng bi ai”.

2/ Lòng từ bi biểu lộ qua giáo pháp

Trước tiên, đối tượng thuyết pháp của ngài là dành cho tất cả mọi người: “Tăng, ni, đạo, tục đồng ở trong hội này… từng cúng dường chư Phật, cùng trồng thiện căn…”. Và dành cho từng người: “Mỗi người hãy tự tịnh tâm ý mình, nghe và mỗi người tự trừ bỏ những nghi hoặc thì như các đại thánh đời trước không khác”.

Đối tượng thuyết pháp được ngài gọi là “Thiện tri thức”. Thiện tri thức (Skt: kalyanamittra) có nghĩa là thầy dạy, bạn đồng hành, đồng tu. Ngài xem những người đến nghe pháp, học đạo là những người đồng hành trên con đường Phật đạo. Trí huệtừ bi khiến ngài có một sự gần gũi, không ngăn cách với đám đông mà kinh điển gọi là “chúng sanh”.

Hơn nữa, với trí huệtừ bi, ngài nhìn thấy mỗi người và trân trọng họ như những vị Phật sẽ thành, “thì như các đại thánh đời trước không khác”. Ngài thường chỉ cho sự khác biệt không lớn, như mọi người vẫn nghĩ, giữa chúng sanh và Phật:

Chẳng ngộ thì Phật là chúng sanh, còn trong một niệm ngộ thì chúng sanh là Phật”.

(Phẩm Trí Huệ)

Phật dùng bao nhiêu lời lẻ khuyên chúng sanh hãy thôi nghĩ, chớ hướng ngoài tìm cầu thì cùng Phật không khác. Cho nên nói khai mở cái thấy biết của Phật.

Ta nay cũng khuyên tất cả mọi người ở trong tâm mình thường khai mở cái thấy biết của Phật”.

(Phẩm Cơ Duyên)

Lối giảng dạy, chỉ thẳng của ngài cũng giản dị, mộc mạc, rất ‘đời thường’, mặc dù ngài đề cập đến hầu như tất cả các chủ đề chính yếu và tất cả các kinh điển Đại thừa.

Ngài nói về tánh Không, Phật tánh:

Hãy biết người ngu kẻ trí Phật tánh vốn không sai khác, chỉ do mê ngộ chẳng đồng mà có ngu có trí.

Các thiện tri thức! Người đời suốt ngày miệng niệm Bát nhã (trí huệ thấu suốt tánh Không) mà chẳng biết tự tánh Bát nhã cũng như nói ăn mà chẳng no. Miệng chỉ nói Không thì muôn kiếp chẳng được thấy tánh, rốt cuộc không ích gì.

Miệng niệm tâm làm, ắt tâm miệng tương ưng. Bản tánh là Phật, lìa tánh thì không có Phật nào khác.

Ma ha là lớn, tâm lượng rộng lớn như hư không, không có biên bờ, cũng không vuông tròn lớn nhỏ, xanh vàng đỏ trắng, cũng không giận, không vui, không phải không trái, không lành không dữ, không đầu không cuối. Các cõi Phật đồng như hư không, diệu tánh của người đời vốn Không, không có sự gì có thể đắc. Tự tánh chân không của người đời cũng lại như vậy”.

(Phẩm Trí Huệ).

Những lời giảng về tánh Không của ngài không khác với Kinh Đại Bát Nhã chuyên thuyết về tánh Không, nhưng nơi ngài tánh Không thật là gần gũi, cụ thể vì ngài nói về cái mà mọi “người đời” đều đang sẵn có và đều đang ở trong đó.

Đối với Phật giáo, con đường là thấy tánh, thấy Phật tánh, và sống, hoạt động trong Phật tánh ấy cho đến khi thân tâm con người đều là Phật tánh. Nhưng con đường “thấy tánh thành Phật” này thật gần gũi biết bao khi nó nằm ngay trong đời sống hàng ngày, nơi từng khởi niệm:

Thấy tánh là công, bình đẳng là đức. Niệm niệm không trệ ngại, thường thấy bản tánh, diệu dụng chân thật, đó gọi là công đức. Trong tâm khiêm hạ là công, ngoài hành theo lễ là đức. Chẳng lìa tánh mình là công, ứng dụng không nhiễm là đức. Nếu tìm công đức Pháp thân, hãy y theo đây mà làm, đó là chân công đức”.

(Phẩm Nghi Vấn).

Tự tánh mỗi người chính là Pháp thân thanh tịnh, chỉ vì khởi những ý nghĩ rồi chạy theo chúng mà thành ra các nẻo đường xấu ác và tốt thiện. Cho nên biết tất cả các ý nghĩ điều từ tự tánh sanh ra, nếu không quên nguồn gốc của chúng là tự tánh, không chạy theo chúng, đó là sự thực hành thấy tự tánh và an trụ trong tự tánh.

Sao gọi là Thanh tịnh Pháp thân Phật? Người đời tánh vốn thanh tịnh. Muôn pháp điều từ tự tánh sanh: nghĩ lường tất cả sự ác tức sanh hạnh ác, nghĩ lường tất cả sự thiện tức sanh hạnh thiện. Như vậy các pháp ở trong tự tánh mình, như trời thường trong, mặt trời mặt trăng thường sáng, nhưng vì mây bay che lấp nên trên sáng dưới tối. Bỗng gặp gió thổi mây tan, trên dưới đều sáng, muôn hình ảnh đều hiện”.

(Phẩm Sám Hối)

Muốn trở về tự tánh thì phải trừ bỏ những tâm bất thiện, vì những tâm bất thiện làm nặng nề, cứng đọng tâm thành những phiền não nội kết. Trong khi “Đạo (hay tâm) vốn thông lưu, chớ làm cho ngưng trệ” (Phẩm Định Huệ). Trở về tự tánh, đó là quy y:

Thiện tri thức! Tâm mình quy y tánh mình, đó là quy y chân Phật. Tự quy y là trong tất cả thời gian trừ những tâm bất thiện, tâm ghen ghét, tâm cong vạy, tâm chỉ có ta, tâm giả dối, tâm khinh nhạo người, tâm tà kiến, tâm cao ngạo, các hạnh bất thiện ở trong tự tánh. Thường tự thấy lỗi mình, chẳng nói sự tốt xấu của người khác, đây là tự quy y. Thường hạ tâm mình, cung kính khắp cả, tức là thấy tánh thông suốt, không có gì ngăn ngại, đây là tự quy y”.

Để cho tự tánh vốn có nơi mình hiển lộ, chỉ cần không có những che chướng ngăn ngại là những tâm bất thiện, tâm xấu ác…và có những tâm tốt thiện như tâm khiêm hạ, tâm cung kính khắp cả…

Ở đây, chúng ta thấy ngài gom lại cả ba câu kệ của đức Phật Thích Ca và đưa về tự tánh vốn có nơi mỗi người. Bài kệ của đức Phật là:

Các ác chớ làm

Các thiện vâng làm

Tự tịnh tâm ý

Lời chư Phật dạy.

Tâm mình có quy y tánh mình được hay không là do sự điều phục tâm từ xấu ác thành tốt thiện, “từ bi hóa làm Bồ tát, trí huệ hóa làm cõi trên; từ bi tức là Quán Âm, hỷ xả gọi là Thế Chí, thường tịnh tức là Thích Ca, bằng thẳng tức là Di Đà”.

Sao gọi là Ngàn Trăm Ức Hóa Thân? Nếu chẳng nghĩ muôn pháp thì tánh vốn như hư không. Một niệm suy nghĩ gọi là biến hóa. Suy nghĩ việc ác thì hóa làm địa ngục, suy nghĩ việc thiện thì hóa làm thiên đường, độc hại hóa làm rồng rắn, từ bi hóa làm Bồ tát, trí huệ hóa làm cõi trên, ngu si hóa làm phương dưới. Tánh mình biến hóa rất nhiều, người mê chẳng thể tỉnh giác, niệm niệm khởi ác, thường hành đường ác. Xoay về một niệm thiện thì trí huệ liền sanh, ấy gọi là tự tánh hóa thân Phật”.

Giới, Định, Huệ, là nền tảng của tất cả Phật giáo, Lục Tổ đã gom về tâm địa, tự tánh. Nếu không lỗi, không si, không loạn thì người ta luôn luôn ở trong tự tánh:

Tâm địa không lỗi, tự tánh giới,

Tâm địa không si, tự tánh huệ,

Tâm địa không loạn, tự tánh định

Chẳng tăng chẳng giảm, tự kim cương

Thân tới thân lui, vốn tam muội.

(Phẩm Đốn Tiệm).

Cần phải thấy rằng ngài không hạ thấp những cấp độ tiêu chuẩn của Ba Thừa, cũng không rút gọn, hạn hẹp giáo pháp trong một số kinh điển nào đó. Nhưng cái độc sáng của ngài là đưa những phạm trù cao nhất của Phật giáo vào trong những sinh hoạt đời thường, trong những điều nhỏ nhặt hàng ngày mà ai cũng gặp phải. Có lẽ nhờ điều này mà Thiền tông trở thành tông rộng lớn nhất của Phật giáo trong các nước Đông Á cho đến ngày nay.

Như Năm phần hương Pháp thân đã được ngài giảng dễ hiểu, dễ làm. Sự dễ hiểu dễ làm này phản ánh lòng từ bi của ngài tuân theo lời dạy của Ngũ Tổ, “rộng độ chúng sanh, truyền rộng mai sau, chớ để dứt mất”.

Các người đã từ phương xa đến hội họp ở đây, ấy là đều cùng có duyên. Nay mọi người nên quỳ xuống, trước ta truyền Năm phần hương Pháp thân của tự tánh mình, rồi sau trao pháp Vô tướng sám hối.

Cả đại chúng đồng quỳ.

Sư nói: Một là Giới hương, tức là trong tâm mình không sai quấy, không xấu ác, không ghen tỵ, không tham sân, không cướp hại, ấy gọi là Giới hương.

Hai là Định hương, tức là thấy các cảnh tướng thiện ác mà tâm mình chẳng loạn. Ấy gọi là Định hương.

Ba là Huệ hương, tâm mình không bị ngăn ngại. Thường dùng trí huệ quán chiếu tự tánh, chẳng tạo ra các xấu ác. Tuy tu các điều thiện lành mà tâm không bám níu, kính người trên nghĩ đến người dưới, thương xót những kẻ côi cút nghèo cùng. Ấy gọi là Huệ hương.

Bốn là Giải thoát hương, tức là tâm mình không chỗ vịn níu, chẳng nghĩ thiện chẳng nghĩ ác, tự tại vô ngại. Ấy gọi là Giải thoát hương.

Năm là Giải thoát tri kiến hương, tâm mình đã không chỗ vịn níu theo thiện ác mà cũng không chìm đắm trong cái không, giữ lấy cái vắng lặng. Cần học rộng nghe nhiều, rõ bản tâm mình, thông đạt cái thật của chư Phật, hòa quang tiếp vật, không ta không người, thẳng đến Giác ngộ, chân tánh chẳng dời đổi. Ấy gọi là Giải thoát tri kiến hương.

Những hương này mỗi mỗi đều tự xông ở trong, chớ hướng bên ngoài tìm kiếm”.

(Phẩm Sám Hối). 

Giới, Định, Huệ trong giáo pháp của ngài không đứng riêng từng cái, mà được gom về trong một niệm tự tánh Pháp thân. Pháp thân mọi người đều có, “Pháp thân của tự tánh mình”, nên sự thực hành được ngài nói là “đồng thấy, đồng hạnh”:

Thiện tri thức! Đời sau những người đắc pháp của ta, đồng thấy đồng hạnh, đem pháp môn đốn giáo này phát nguyện thọ trì như thể thờ Phật, trọn đời không thối chuyển, thì chắc vào Thánh vị”.

(Phẩm Trí Huệ)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14475)
Năm nay sẽ là một năm đặc biệt để người Nhật trải nghiệm sâu sắc về lẽ vô thường, hư ảo của cuộc sống qua từng cánh hoa rơi.
(Xem: 15463)
Một ngày mùa xuân, thi sĩ ngồi tĩnh tâm bên bờ nước trong vườn. Trời mưa nhè nhẹ, văng vẳng đâu đây tiếng chim bồ câu rung rúc vang vọng lại.
(Xem: 17194)
Daisy là đóa hoa của nàng công chúa Bạch Tuyết, có trái tim yêu thương không sợ hãi - dù gặp bà mẹ ghẻ phù thủy độc ác mà nàng không hận thù.
(Xem: 16271)
Trong cuộc sống, có rất nhiều cái mình không thể, hoặc không đủ trí tuệ, khả năng nhận biết sự hiện diện (từ xa) của nó nên mình đặt nó vào hai chữ… bất ngờ!
(Xem: 12831)
Khác hơn thường lệ, đôi bạn thân Hiển và Phước, đối ẩm trong lặng lẽ, chẳng ai chịu mở lời. Hiển nâng chung trà hớp từng ngụm...
(Xem: 14906)
Tư Lợi có ba cô gái đang xuân tuổi từ 24 đến 30, đều xuất thân đại học, đều có việc làm tốt tại San Jose, California, đứa nào cũng theo nếp sống Âu Mỹ giao du rộng rãi...
(Xem: 17317)
Tuổi thơ là những tối mùa hè cùng chị gái nằm trên trần đếm sao. Đếm mãi không hết, đếm đến tận bây giờ.
(Xem: 56420)
Dẫu cả thế giới quay lưng với bạn thì bạn cũng đừng vội quay lưng với mình. Đừng hết yêu đời, đừng nhìn đời bằng màu đen...
(Xem: 15380)
Khi thấy một con kiến đang bò, hãy thử lấy ngón tay chặn, sẽ thấy nó cuống cuồng quay lui, tìm đường chạy. Có phải vì nó cũng biết sợ, biết đau không?
(Xem: 14387)
Công bình một đề tài tranh cãi quen thuộc trong đời sống gia đình hằng ngày, thí dụ như chuyện ba đứa trẻ, Anne, Bob và Clara, cùng đòi làm chủ một cây sáo.
(Xem: 15684)
Một sớm đầu năm, bật cửa sổ, làn sương mù ùa vào cùng tia nắng đầu tiên, ta sẽ reo lên ngỡ ngàng. Một loài hoa trắng tinh khiết đang phô diễn hết vẻ đẹp trần gian.
(Xem: 14149)
Căn bệnh lớn nhất của chúng ta là muốn chiếm hữu những gì mà mình cho là tốt đẹp, và chạy trốn hoặc chống đối lại những gì mà mình không thích.
(Xem: 16709)
Quán, có nghĩa là nghĩ đến sâu sắc một cái đó… Ngồi thật im, thật vững chải, chú ý từng hơi thở vào-ra và tôi quán mình là em bé 5-6 tuổi.
(Xem: 14226)
Tàng cây có hình dáng lạ kỳ, từng nhánh đơm thêm từng nhánh mới, dường như chỉ cần có một chỗ nhỏ nhoi nào đó ở thân cây thì mầm cây tức thì nẩy nhánh, đơm cành.
(Xem: 16226)
Đá núi vô tri sao lại có ngôn ngữ? Có đấy, đá có ngôn ngữ riêng của nó, thứ ngôn ngữ mang tên tình yêu, mang tên cái đẹp và sự rắn rỏi, can cường…
(Xem: 17460)
Henry Miller là một trong vài ba thiên tài nhân loại đã đánh thức dậy thế lực mãnh liệt nhất của Lòng Đại Bi trong ý thứcvô thức của con người trên mặt đất.
(Xem: 13419)
Sự im lặng rùng rợn của Thi CaVăn Chương là cái “bất khả tư nghị” của tất cả những đỉnh cao nhất của Thi CaVăn Nghệ Nhân Loại.
(Xem: 12903)
Sự bám víu tất cả là ở trong tâm. Thay đổi tâm hành sẽ giúp ta chuyển hóa. Cảm xúc, khổ đau hay niềm vui đều chỉ là tâm tưởng.
(Xem: 15095)
Thôi, đừng than van nữa, bạn hãy nhìn lại mình đi, bạn còn có đủ đôi bàn tay, bạn còn rất trẻ, và bạn hoàn toàn có khả năng lao động để thay đổi cuộc sống của mình.
(Xem: 14583)
Nếu giữ được tâm an lạc tự tại, khi gặp phải nghịch cảnh chướng duyên sẽ là bí quyết giúp bạn chế ngự không để các ác tính giận dữ và thù hận phát khởi.
(Xem: 13753)
Hận thù không thể khắc phục và diệt trừ bởi tâm thù hận. Một người đang tức giận, nếu bạn đáp trả họ bằng sự giận dữ, kết quả rất tai hại.
(Xem: 14069)
Nếu không hiểu rõ giá trị truyền thống của các tôn giáo bạn, thì chúng ta rất khó bày tỏ lòng kính trọng các tín ngưỡng khác biệt.
(Xem: 13774)
Tôi nghĩ là điều sai lầm khi chúng ta hy vọng rằng những vấn đề khó khăn hiện nay của chúng ta có thể giải quyết bằng tiền bạc hay quyền lợi vật chất.
(Xem: 13342)
Hiện nay nhân loại sống trên trái đất này, đang phải đối đầu với một vấn đề nan giải là bằng cách nào chúng ta có thể giúp đỡ mọi người sống có hạnh phúc.
(Xem: 13393)
Trong mọi tình huống có hại cho tinh thần, tình trạng có khả năng nguy hiểm và bệnh hoạn nhất là sự lo nghĩ trường kỳ.
(Xem: 13753)
Tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ, ngày nay bánh xe Pháp của vua A Dục với một sứ mạng mới, đã gởi đến mọi quốc gia trên thế giới bức thông điệp hòa bình của Ấn độ ngàn xưa.
(Xem: 14197)
Đức Phật dạy rằng điều lành, nghĩa là các kết quả thiện phát sinh từ những nguyên nhân tốt; và kết quả xấu chỉ có thể dẫn đến từ các nguyên nhân bất thiện.
(Xem: 15019)
Người Tây Tạng vốn có tinh thần tôn trọng cá nhân khá cao, cho nên họ sẵn sàng chấp nhậntôn kính hết thảy mọi hình thức tín ngưỡngtôn giáo.
(Xem: 16248)
Trong lúc làm kẻ khác đau khổ, con người đã tự gây đau khổ cho chính mình. Ðó là điều mê lầm hoặc muốn lầm mê của con người. Vô minh là nguồn gốc của mọi tội ác.
(Xem: 14037)
Điều quan trọng nhất trong cuộc sống của con ngườitình thương. Thiếu tình thương, con người không thể có hạnh phúc chân thật.
(Xem: 15752)
Dr. Rajendra prasad (1884-1963), là một học giả và chính trị gia Ấn Ðố nổi tiếng.
(Xem: 14924)
Dưới đây là một câu chuyện thực, rất cảm động, xảy ra tại Nhật Bản nhiều năm trước đây.
(Xem: 12512)
Bình thản, bình tĩnh, thanh thản, thanh bình, yên lặng, trầm tĩnh, trầm lặng, dịu dàng, nhẹ nhàng, ông tự lặp đi lặp lại trong đầu và tìm cho ra hết tất cả những chữ đồng nghĩa với chữ “Ruhe”
(Xem: 13622)
Khi sống quay cuồng, mải chạy đuổi theo khát vọng, chúng ta vô tình bỏ quên những hạnh phúcchúng ta đang có, đến khi hạnh phúc mất đi...
(Xem: 17089)
Nếu như có thời gian, thì bạn nên đi đâu đó, lang thang qua những miền gió cát, thiên di về những nơi xa lơ, xa lắc nào đó.
(Xem: 14304)
Nhà văn Becsnaso đã từng nói:“ Trên thế giới có biết bao nhiêu kỳ quan đẹp đẽ, nhưng trái tim của người mẹ là kỳ quan vĩ đại nhất”.
(Xem: 14178)
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km.
(Xem: 19630)
Con Bê khẻ mở mắt nhìn lên. Hai chân trước nó đưa ra tựa như muốn chắp lại. Trên khóe mắt đọng lại đôi dòng lệ nhỏ. Nó đang sám hối...
(Xem: 19810)
Bà Tú sung sướng đón nhận đạo pháp của bậc chân tu đạo hạnh với cõi lòng nhẹ nhàng, êm dịu như vừa hứng được ngọn gió mát lành...
(Xem: 18009)
Hình ảnh những bến đò, những sân ga thường gợi cho chúng ta sự linh động của đến, đi, chia tay và hội ngộ, khởi hành và điểm tới...
(Xem: 21647)
Ở cao nguyên Hùng Hoàng (Manosilā) có rất nhiều Tỳ-kheo quảng học đa văn và tiếng nói thì lớn như tiếng rống của sư tử.
(Xem: 20459)
Đồng hành không có nghĩa chỉ là đi với nhau mà còn phải nương tựa vào nhau, không phải chỉ tìm đến cái đích của chuyến đi mà còn chia sẻ với nhau trong chuyến đi.
(Xem: 23325)
Ngón tay của bậc đạo sư dùng để chỉ mặt trăng cho học trò, chứ không phải ngón tay là mặt trăng. Người học trò lại bám lấy ngón tay và cho ngón tay là mặt trăng.
(Xem: 22597)
Một hôm những chú sâu ăn chơi bất kể đối với những chiếc lá non, bất chợt lại có những chú chim sẻ xuất hiện làm cho những chú sâu khiếp đảm...
(Xem: 17209)
Nắng chiều vừa sụp tắt lúc tôi đặt chân đến chân đồi Mandalay huyễn hoặc. Trăng mùng 8 lên cao trên bầu trời trong vắt. Những bậc thềm có mái che...
(Xem: 16934)
Xã hội Ấn nói chung khá bình lặng, hiền hòa. Họ sống gần gũi với thiên nhiên và rất yêu mến thiên nhiên. Ở đây ta có thể bắt gặp công viên bất cứ nơi đâu.
(Xem: 19029)
Chuyến xe bắt đầu rời khỏi đô thị nhộn nhịp hướng về vùng cao nguyên bạc ngàn đồi núi, và điểm đến của tôi cũng không phải là quá xa, nhưng đã nhiều năm chúng tôi không gặp...
(Xem: 24097)
Với Sparky, việc học rất quan trọng nhưng cũng là điều không tưởng. Bởi nó (tiêu) tất cả các môn ở lớp 8. Nó thi rớt môn vật lý trong trường trung học...
(Xem: 21438)
Con trai tôi đang cẩn thận lau chùi mặt bếp lò, giọt nước mắt của nó hoà lẫn với nước lau cửa sổ rơi xuống bệ. Tôi nhìn quanh căn bếp tôi đã quá mệt mỏi không thể lau dọn nổi...
(Xem: 22463)
Có một cậu bé sống trong trại mồ côi từ nhỏ. Cậu bé luôn luôn ước mơ rằng mình có thể bay được như những chú chim.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant