Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cái Nhìn Khác Nhau Về Phật Giáo

19 Tháng Tư 202317:50(Xem: 1472)
Cái Nhìn Khác Nhau Về Phật Giáo

Cái Nhìn Khác Nhau Về Phật Giáo

Vu Lăng Ba
Nguyên Hùng

Già Lam  Hương Thiền

Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo. Thỉnh thoảng, có vài vị nhân sĩ đạo Gia tô níu kéo tôi vào đạo, nhưng vì những lý luận trong cuốn Cựu ước cũng như Tân ước không thể nào làm cho tôi tin và tiếp nhận được, cho nên tôi không theo. Nơi tôi sống lại không có chùa chiền, không gần gũi được với những bậc thiện tri thức, vì vậy đối với Phật giáo, tôi cũng chẳng biết tí gì. Vậy mà cách đây hai năm, vô tình tôi đọc được một cuốn sách do Lương Nhậm Công viết có tựa đề “Cương yếu giáo lý Phật đà thời nguyên thuỷ và hiện đại”, khiến cho tôi có hứng thú nghiên cứu kinh điển Phật giáo. Từ đó, tôi phát sinh chánh tín, quy y Tam bảotrở thành một Phật tử tại gia.

Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả, tôi hết ngày đến đêm lần mò, khám phá, tìm kiếm. Một thời gian sau, tuy không lâu lắm, và những gì tôi học được cũng rất giới hạn, nhưng chỉ cần nếm một giọt nước cũng biết được hương vị của đại dương, trong quá trình nghiên cứu, tôi cảm thấy Phật pháp thật cao thâm, viên dung, tinh tế. Phật pháp đã phá trừ những mê muội của tôi và cho tôi trí tuệ. Từ đó, tôi càng tinh tấn hơn, không dám lười biếng. Tôi đã bỏ đi lòng tự kỷ, và đem những chỗ hay trong Phật pháp mà tôi biết được giới thiệu cho bạn bè, người thân, hy vọng rằng họ cũng có thể phát khởi được chánh tín, quy y cửa Phật.

Có một điều, bản thân tôi luôn cảm thấy mình là người từ mê vào ngộ, được đi trên con đường chân chính. Nhưng trong mắt bạn bè, tôi là người từ ngộ vào mê, tức tin theo Phật là sai lầm, là đi vào con đường tiêu cực, bi quan yếm thế. Về điểm này, tôi không muốn biện bạch. Số là, trong xã hội ngày nay, có mấy ai không vì bản thân mình. Tôi thấy mình tin Phật là đúng, mà người khác chê cười tôi tin Phật cũng là đúng. Đã vậy, có thể nói là người mê tự mê, kẻ ngộ tự ngộ, hà tất biện bạch làm gì.

Ở một phương diện khác, khi tôi chưa quy y Tam bảo, tôi không có tín ngưỡng bất kỳ tôn giáo nào, cũng không quan tâm đến tín ngưỡng tôn giáo của người khác, đồng thời cũng rất ít khi thảo luận về vấn đề này. Sau khi quy y Tam bảo, nhân vì thấy sự lợi ích của Phật pháp, tôi mới đem giới thiệu cho người khác. Tôi thường cùng với các bạn đồng tu tham gia hoằng dương Phật pháp, đem Phật pháp đến với mọi người. Hy vọng có thể làm cho mọi người phát khởi niềm tin. Nhờ cơ duyên này tôi mới phát hiện ra rằng, trong xã hội hiện nay, còn rất nhiều người kỳ thị Phật giáo, rất nhiều người hiểu sai về Phật giáo, rất nhiều người còn xa lạ với Phật giáo, và ngay cả những người mệnh danh là Phật tử cũng không hiểu gì về Phật giáo bao nhiêu. Cho nên, phần nhiều giới nhân sĩ trí thức mới dùng những từ như lạc hậu, mê tín, tiêu cực, yếm thế… chụp lên đầu Phật giáo. Trong khi đó, Phật giáo là một tôn giáo lấy từ bi làm gốc, lấy nhẫn nhục làm hạnh, cho nên, dù người ta nói gì thì nói, người Phật tử không hề biện bác, cũng không giải thích. Đó cũng là một nguyên nhân khiến cho xã hội ngày càng nhận thức sai lầm về Phật giáo.

Trong quá trình đi đây đi đó làm Phật sự, tôi nhận thấy, mọi tầng lớp trong xã hội, hoặc vô tình, hoặc cố ý, nhận thức sai lầm về Phật giáo, có mấy loại sau đây:

1, Những người kỳ thị Phật giáo: hạng người này, có hai. Một là kỳ thị một cách có ý thức. Hai là a dua theo một cách mù quáng. Loại thứ nhất là trong não bộ đã có sẵn thành kiến, cố ý nói xấu. Loại thứ hai là nghe người ta nói sao mình nói lại vậy, kiểu a dua, phụ họa. Hạng người thứ nhất phần lớn là những người truyền giáo ngoại đạo, vì lợi ích tôn giáo mình, bất chấp thủ đoạn đổi trắng thay đen, luôn cho Phật giáolạc hậu, mê tín, tiêu cực, yếm thế… tôn vinh tôn giáo mình là tiến bộ, khoa học. Hạng người thứ hai là tín đồ của hạng thứ nhất, luôn cảm thấy rằng “trăng ở xứ người sáng và tròn hơn trăng ở xứ mình”. Cho nên, hễ ông thầy xứ nọ đã nói Phật giáolạc hậu, mê tín thì liền hùa theo đồng tình cho rằng Phật giáo lạc hậu, mê tín. Nhưng nếu bạn hỏi họ vì sao nói Phật giáo lạc hậu? Thế nào là mê tín? Thì họ không biết trả lời thế nào, dù chỉ một câu. Bởi vì họ vốn không biết một chút gì về Phật giáo hết. Có một vị bác sĩ danh tiếng hỏi tôi: “Tại sao anh lại tin Phật giáo, và còn đốt hương, tụng kinh nữa?” Không cần phải nói, ông này là một nhân sĩ trí thức Gia tô, ông thấy tôi là người được tiếp nhận một nền giáo dục tân tiến, mà không tin đạo Gia tô, nên lấy làm tiếc. Tôi trả lời: “Tin Phật có gì không tốt?” Ông ta nói: “Do xu thế tiến hoá của nhân loại, tôn giáo phải từ đa thần trở về nhất thần”. Tôi giải thích: “Thần là thần, Phật là Phật, căn bản là không giống nhau. Dù từ đa thần trở về nhất thần đi nữa, thì chung quy đó cũng chỉ là những tôn giáotín ngưỡng nhờ tha lực. Trong khi đó, Phật giáo dạy con người phải nương vào tự lực, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, người nào cũng có thể tu tập thành Phật”. Dù nói lý lẽ phải trái, ông bác sĩ cũng không thể nào tiếp thu được. Tôi nghĩ, hoằng pháp phải khế cơ, nếu không, nói cũng vô dụng, không được gì.

2, Những người hiểu sai Phật giáo: hạng người này không phản đối, bôi nhọ Phật giáo, nhưng bởi vì không nhận thức đúng đắn về bản chất của Phật giáo, cho nên cho rằng Phật giáo cũng như những đạo thờ Thần, cúng tế, lễ bái… từ đó vướng mắc rất nhiều sai lầm. Hạng người này chiếm tỷ lệ rất nhiều. Có người đã lợi dụng thần linh để kiếm tiền, thậm chí lấy những chuyện kiểu như Trương Ngọc Cô hiển linh này nọ… rồi ghán ghép cho Phật giáo. Sự hiểu lầm lệch lạc này không hề được giải thích rõ ràng.

Cách đây một năm, có một tờ báo đăng bài có tiêu đề: “Lợn béo ngàn cân, Bồ-tát có phước”. Nội dung bài báo tường thuật chuyện ở một làng nọ nhân kỳ lễ vía thần Đại đế, đã giết rất nhiều lợn để tế lễ. Vị ký giả thấy sự cúng tế hậu hỉ như vậy nên mới đặt tiêu đề “Bồ-tát có phước”. Tôi nghĩ, vị ký giả đó đã phạm hai sai lầm lớn. Một là, ông ta đã ngộ nhận Đại đế của đạo thờ Thần linh làm thành Bồ-tát của Phật giáo. Hai là, ông ta không hiểu rằng tinh thần cơ bản nhất của Phật giáo là coi mọi chúng sanh đều bình đẳng như nhau, tuyệt đối không được sát hại chúng sanh để ăn thịt, Bồ-tát thì chỉ ăn chay. Vì vậy, sai một ly đi một dặm, đó là tác hại của nghề làm báo. Kiểu nhận thức về Phật giáo như bài báo nọ đã đăng càng làm cho giới trí thức trong xã hội đánh đồng Phật giáo với đạo thờ Thần làm một.

3, Những người chưa biết về Phật giáo: hạng người này, Phật giáo đối với họ rất xa lạ và chiếm tỉ lệ rất nhiều trong xã hội. Có người vì cơm ăn áo mặc, có người vì sự nghiệp công danh, suốt ngày họ đắm chìm trong năm món dục tài, sắc, danh, thực, thuỳ, cho nên không còn thời gian biết đến những chuyện khác. Trong đầu óc của những người này, căn bản là không có ấn tượng tôn giáo. Tôi đã từng có dịp nói chuyện với một người bạn là thương nhân về vấn đề tôn giáo và khuyên anh ấy phát khởi niềm tinPhật giáo – anh ta là một người rất bận rộn, vì phải xử lý mọi việc lớn nhỏ trong công ty, khó khăn lắm anh ta mới có được một chút thời gian chuyện trò với tôi. Tôi chưa nói hết nửa câu, thì anh ta thể hiện ngay rằng, đối với Phật giáo anh không xa lạ gì, anh nói với vẻ tự đắc: “Có phải trong Phật giáo có ông Phật tổ Như lai to thiệt to ở Tây thiên không?”. May mà ông ta đã xem qua bộ phim Tây du ký, bằng không, sợ rằng mấy chữ Như lai Phật tổ anh ta cũng không biết.

Trong kinh Phật nói: “Thân người khó được, khó có cơ hội được sinh sống vào nơi trung tâm văn hoá của đất nước, Phật pháp khó được nghe, tín tâm khó phát”. Thật đúng như vậy! Phật giáo lưu truyền ở đất nước ta trên hai ngàn năm, nền Phật học từ thời Nam Bắc triều, đến đời Tuỳ, đời Đường trở đi, đã ảnh hưởng rất sâu rộng trong văn hoá, tư tưởng của dân tộc ta. Vậy mà cho đến hôm nay, trong xã hội, phần lớn là những người không hề biết gì về Phật giáo. Thực trạng như vậy, không biết là nên buồn cho Phật pháp, hay buồn cho văn hoá nước nhà!

4, Những người mượn danh Phật tử: những người này chỉ mặc bên ngoài một chiếc áo Phật giáo, rồi tự xưng là đệ tử của Phật. Họ cũng đốt hương, niệm Phật, tụng kinh, bái sám. Nhưng mục đích chính là lợi dụng lòng mê tín và thiếu hiểu biết của những người nông dân quê mùa chất phát để kiếm tiền. Trong chùa miếu của họ thì thờ đủ loại, Chân nhân, Tiên cô, và cả Bồ Tát nữa; phương pháp tu trì của họ là vận khí, niệm chú. Loại này như nhà võ, xem bốn biển một nhà. Nếu như họ không đề hai chữ Phật giáo thì thôi, khổ nỗi họ đã dùng chiêu bài tín đồ Phật giáo để trên môi, như vậy làm sao không khiến cho những người Phật tử chân chính kêu oan?

Ngoài ra, còn có một số người khởi xướng cái phong trào gọi là “ngũ giáo đại đoàn kết”, nhập nhằng cho Đạo, Thích, Nho, Lão, Gia tô là một; rồi thì “tam giáo qui nhất”, đánh đồng Phật, Nho, Lão với nhau, khiến cho giới tín đồ Phật tử chánh tín dở khóc dở cười!

5, Hạng người không phải tín đồ Phật giáo, nhưng muốn tìm hiểu Phật giáo mà không có cơ duyên: hạng người này cũng tương đối đông, phần nhiều là giới trí thức, họ có quan niệm và biết được rằng giáo lý của nhà Phật rất sâu sắc, có ảnh hưởng và quan hệ mật thiết với văn hoá Trung Quốc. Vì vậy, họ rất muốn tìm hiểu một chút về đại ý Phật học, nhưng khổ nỗi là không có cơ duyên. Thứ nhất là, rất khó gặp thiện tri thức để học hỏi; thứ hai là, không tìm được sách để đọc. Họ muốn tìm hiểu Phật giáo, nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Cho nên, họ không có cơ hội hiểu được Phật giáo, và vì vậy không thể nào phát khởi được niềm tin.

Tôi có một người bạn vừa đi công tác ở Mỹ về. Hôm gặp nhau, chúng tôi có đàm đạo về vấn đề niềm tin tôn giáo, anh ta cũng cảm nhận được điều vừa nêu trên. Anh tâm sự: “Tại nước ngoài, có mấy người bạn Tây phương thường hỏi tôi theo tôn giáo nào, tôi trả lời với họ là tôi theo Phật giáo – vì tổ tiên dòng họ tôi đều tin và tôn kính Bồ Tát Quan Thế Âm, thì đương nhiên tôi cũng là tín đồ Phật giáo. Nhưng khi họ hỏi tôi về giáo lýhình thức tổ chức sinh hoạt của Phật giáo như thế nào, thì tuyệt nhiên tôi chẳng biết trả lời ra sao. Cho nên, sau khi về nước, tôi muốn tìm sách vở Phật giáo để nghiên cứu. Nhưng hầu như tất cả các hiệu sách đều không có bán loại sách này”. Rồi anh ta quay lại hỏi tôi: “Ở bất kỳ nơi nào cũng có thể tìm thấy ấn phẩm và tư liệu tuyên truyền Cơ đốc giáo, tại sao Phật giáo lại không có?”.

Người bạn tôi có chức vụ quan trọng và thường xuyên đi nước ngoài, tôi tặng anh ta một cuốn sách giáo khoa sơ đẳng Phật học, và mong rằng anh ta có thể đọc được, với niềm hy vọng trong lần đi công tác nước ngoài lần sau, nếu có ai hỏi về vấn đề tôn giáo, anh ta có thể biện tài vô ngại!

Một người bạn khác của tôi làm ở công tác giáo dục, nói chuyện về vấn đề Phật giáo, ông ta phân trần: “Trước đây tôi rất muốn biết tình hình tổ chức và nội dung kinh điển của Phật giáo, cho nên tôi đã từng thỉnh giáo một vị trưởng bối, vị này ăn chay trường và niệm Phật. Nhưng vị ấy không biết nói gì, bèn đưa cho tôi một cuốn Thiền Môn Nhật Tụng và vài cuốn kinh gì đó. Tôi xem qua một lần, rồi xem lại nhiều lần, nhưng càng xem càng mịt mờ, càng hồ đồ, và cuối cùng là cái ý niệm tìm hiểu Phật giáo ban đầu của tôi biến tiêu đi mất”.

Những trường hợp tương tự như trên còn nhiều không kể hết. Điều đó khiến cho tôi nghĩ đến hiện nay trong xã hội vẫn còn có quá nhiều người nhận thức sai lầm hoặc còn quá xa lạ đối với Phật giáo. Làm thế nào để những người này có một nhận thức chính xác và cơ bản về Phật giáo? Đó là vấn đề mà tất cả chúng ta phải suy nghĩ.

Phật pháp rất cao thâm, viên dungtinh tế, giới học giả có duyên nghiên cứu Phật giáo đã công nhận như vậy. Ngay cả giới trí thức không theo Phật giáo cũng thừa nhận rằng lý luận của Phật giáo rất chính xác và vĩ đại. Nhưng, cũng chính vì Phật pháp vi diệu như vậy cho nên khó lãnh hội; vì cao thâm cho nên khó hiểu. Tam tạng thánh điểm gồm mười hai bộ kinh mênh mông như biển cả. Danh và tướng đã nhiều, mà từ và ý thì càng sâu sắc. Cho nên, đem Phật pháp mà nói cho những người có trình độ quốc học thấp kém và chưa từng tiếp xúc với Phật giáo thì thật khó vô cùng. Cũng giống như đem viên ngọc báu ma ni để trước mắt người mù, thì dù viên ngọc sáng đến bao nhiêu, người ấy cũng không cảm nhận được.

Xã hội đang đứng trước nhiều tệ nạn, Phật pháp thì suy vi. Khắp nơi nổi lên nhiều tà thuyết, dị đoan. Cho nên, việc hoằng dương chánh pháp, cứu vãn tình thế xã hội, là trách nhiệm của mỗi người Phật tử, mà đặc biệt là những người xuất gia. Mong rằng chư tôn đức Tăng Ni đẩy mạnh công cuộc hoằng dương Phật pháp hơn nữa để những trường hợp nhận thức sai lầm và lệch lạc về Phật giáo như trên không còn nữa.

(Nguyên hùng dịch)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2779)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2376)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
(Xem: 3320)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2543)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2486)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2416)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 3196)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 3960)
Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.
(Xem: 2970)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 3039)
Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, khi có người chết
(Xem: 2593)
Bồ đề tâmphát nguyệnthực hành Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ trong mong muốn giáo hóagiải thoát chúng sanh
(Xem: 2645)
Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo.
(Xem: 2648)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 2312)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá
(Xem: 2633)
Nếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ.
(Xem: 2995)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vongẤn Độ.
(Xem: 3934)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống.
(Xem: 2950)
Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. C
(Xem: 3627)
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li
(Xem: 2817)
Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều người tìm đến chùa hay các nhà tử vi, tướng số để xem năm nay mình bị “sao” nào “chiếu”.
(Xem: 2445)
Rỡ ràng tỏ rõ mười hai thì Tự tánh vô công khắp hiện bày Sáu căn vận dụng chân thường thấy Vạn pháp tung hoành: chánh biến tri.
(Xem: 3319)
Một ngày cuối năm, sau tách trà sáng chào ngày mới, tôi vội vàng ra ga tàu đón người bạn đạo xa quê trở về thăm chốn cũ.
(Xem: 2866)
Trong những điển tích Phật giáo, tôi từng băn khoăn về chuyện một con cọp lông vàng. Câu chuyện đơn giản thôi, nhưng rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.
(Xem: 2569)
Vận hành thế sự bao quanh, bát quái càn khôn đỉnh là chung, âm dương ngũ hành là như thế, vật đổi sao dời chẳng ai ngờ…! Tất nhiên điệp khúc vẫn là đây.
(Xem: 2859)
Cọp, Sư tửbiểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh.
(Xem: 3514)
Bài Pháp hôm nay là một trong những bài Pháp có thể nói rằng rất khó quên trong cuộc đời của chúng tôi.
(Xem: 3833)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 3954)
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người.
(Xem: 2538)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu ngài thuyết pháp, ngài đã nói như sau:
(Xem: 2525)
Năm mới là thời điểm nổi bật trong cuộc sống của chúng ta. Tôi nói thế khi nghĩ về việc thực hành của chúng ta.
(Xem: 2258)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn ...
(Xem: 3824)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 2880)
Để đạo Phật được toàn cầu hóa, ngoài những lợi thế sẵn có của Phật giáo Nguyên thủy, như bảo tồn được ...
(Xem: 4090)
Như Lai đã khẳng định “Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Quả đúng như vậy, nếu chúng ta muốn đi đến đích mà không biết đường, trước tiên...
(Xem: 3282)
Nếu ăn chay được thì đó là dựa vào lập trường từ bi chứ không phải như người ta hiện này nói nguyên nhân khỏe mạnh và kinh tế.
(Xem: 3743)
Chúng ta phải cẩn thận để không nghĩ rằng hành thiền là phải dẹp bỏ các suy tưởng.
(Xem: 2938)
Bài kinh ngắn “Con Đường Không Có Lầm Lỗi” là bài kinh được trích trong Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikãya)
(Xem: 3813)
Thời Lý – Trần là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ triều đình và
(Xem: 3294)
Kể từ khi Đức Phật thành đạochuyển bánh xe pháp thì lý tưởng thực thi tinh thần bình đẳng giải thoátbình đẳng...
(Xem: 3356)
Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã hoành hành trên thế giới gần hai năm.
(Xem: 2939)
Bình anhạnh phúc là hai phạm trù cơ bản trong cuộc sống mà con người luôn mong ước đạt được đầy đủ và trọn vẹn nhất, để cuộc sống thêm thăng hoa
(Xem: 2779)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt.
(Xem: 3700)
Trong xã hội hiện nay, chúng ta đề cao tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời. Vậy làm thế nào để Phật sự mãi thăng tiến, tỏa sáng, ma sự ngày càng tiêu trừ.
(Xem: 2654)
Liều thuốc giải cho ảo tưởng, bản ngã và từng vấn đề khác mà chúng ta đối mặt là trí huệ của Pháp;
(Xem: 3172)
Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,…
(Xem: 3570)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3746)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2876)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
(Xem: 2649)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant