Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giải Thoát

30 Tháng Tư 202318:56(Xem: 1354)
Giải Thoát

Giải Thoát

Tiểu Lục Thần Phong

Bày Tỏ Tình Yêu Thương Và Lòng Bi Mẫn Với Động Vật

 

Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt. Sau nhiều năm lăn lộn chốn quan trường, mỗ ngán ngẩm lắm rồi. Mọi người mang mặt nạ để đối đãi nhau, đồng liêu cười cười nói nói, bắt tay, ôm hôn vỗ lưng bộp bộp nhưng sẵn sàng lụi nhau những phát chí tử. Quan trên thì hớt công đổ tội, bọn bên dưới thì rập rình đoạt ghế mỗ đang ngồi. Chính trường tràn gió tanh mưa máu, miệng lằn lưỡi rắn, tâm lang dạ sói, óc muỗi bụng voi. Triều đình đầy nghi kỵ, luôn rình mò từng cử chỉ hay lời nói, hễ lệch hướng một tí là triệt hạ ngay lập tức. Ở công đường là thế, về nhà càng mệt thêm, vợ suốt ngày chưng diện đua đòi làm phu nhân, bà lớn. Con trai nhập băng hút xách, đua xe, quậy phá tưng bừng. Con gái ăn chơi mát trời ông địa luôn. Mỗ ngán ngẩm tình đời, muốn tìm cách giải thoát. Suy nghĩ nhiều lắm, cuối cùng thấy chỉ có xuất gia đầu Phật là con đường giải thoát tuyệt nhất. Nghĩ là làm, tuy nhiên mỗ cũng thủ thế trước, kinh nghiệm quan trường dạy mỗ vậy. Trước hết mỗ xin nghỉ việc không lương trong ba tháng để đi chữa bệnh, sau là mở tài khoản nhà băng bí mật và gom hết giấy tờ tài sản đứng tên riêng cất kỹ. Mỗ cũng nghe nói Phật xuất gia lúc nửa đêm để tránh sự quyến luyếncản trở. Bởi vậy mỗ đợi ngày vợ con đi chơi xa, lúc bấy giờ mới lên chùa:

- Bạch hào thượng, con muốn xuất gia đầu Phật, xin hòa thượng nhận con làm đệ tử.

Hòa thượng bất ngờ nhưng rồi cười độ lượng:

- Vì sao ông muốn xuất gia?

- Dạ, đời là bể khổ, con muốn gỉai thoát để hết khổ.

- Nói bậy! Ai bảo đời khổ? Đời vui lắm, có tiền, có rượu ngon, gái đẹp, thức ăn mỹ vị...Ở trong chùa mới khổ, chùa hổng có những món ấy đâu!

- Dạ, đời khổ thật mà, vì những món ấy mới khổ, hơn nữa lòng người đa trá, quan trường nham hiểm, vợ con nợ nần, sắc dục cạm bẫy… chỉ có chốn già lam mới bình an thanh tịnh.

- Trong chùa cơm hẩm áo thô, vào ra đơn độc, thức khuya dậy sớm, bất tác bất thực, kham nhẫn nhịn nhục, rước khổ thiên hạ, thí lạc cho đời… toàn đi ngược lại với người đời cả!

- Dạ, lòng con đã quyết, những cái khó khăn ấy không làm con nhụt chí đâu!

- Cứ cho là ông chịu được những điều ấy, nhưng ông xuất gia để cầu gì?

- Dạ, cầu giác ngộ.

- Chùa chẳng có gì ngộ ngộ để ông vác đâu.

- Cầu hầu cận Phật, gần tổ.

- Vậy thì càng không được! Làm Phật, làm tổ khổ lắm, ngày ngày ngồi đó chịu trận chúng đến cầu xin đủ thứ nào là tài lộc, thăng quan tiến chức, gia đạo bình an, con cháu đỗ đạt, thậm chí cầu sanh con trai...Nếu ngẫu nhiên mà được thì không sao, bằng như không vừa ý thì chúng lại đổ vấy tại Phật, tại tổ không linh. Khổ lắm, kham không nổi đâu!

- Dạ, tại người mê mới cầu như thế nhưng Phật, tổ từ bi đâu có trách.

- Ông nói cũng có lý, Phật, tổ không trách. Chúng lại làm những việc ma nhưng cứ đổ riệt cho Phật, Bồ tát gọi là Phật sự. Chúng lợi dụng Phật, bồ tát tổ chức xin xăm, bói toán, cúng sao, giải hạn, trục vong, mở ngải… để thu tiền, làm cho thiên hạ hiểu sai về Phật. Chúng bôi nhọ như thế đấy, làm Phật, làm tổ khổ lắm! Chưa hết đâu, chúng tàn hại thiên nhiên, phá rừng bạt núi dựng chùa to như tử cấm thành để làm du lịch thu tiền mà chúng bảo là Phật sự! Chúng đăng đàn nói nhảm linh tinh, phò thế lực quan quyền thế tục… đủ hết các trò mà ngày xưa ma vương ba tuần còn chưa dám làm. Chúng bôi gio trát trấu lên mặt Phật, chúng phỉ báng như thế mà vẫn phải nhẫn nại từ bi thương chúng vô minh. Làm Phật, làm tổ khổ lắm! Ngày xưa Phật buông hết xuống chỉ còn tam y nhất bát, nay chúng vơ hết vào mình, ôm đủ thứ mà miệng thì cứ oang oang bảo Phật sự. Ông thử nhìn lên bàn thờ mà xem: Đèn, nhang, hoa, quả… chúng dí sát vào tượng Phật, bày biện tùm lum, chúng sợ Phật không thấy phẩm vật nên hổng linh chăng? Ông thử đi một vòng các chùa thì biết, gom tiền bá tánh đi rước sư tử Tàu, La Hán Tàu, pháp khí Đài Loan… chưng la liệt, chẳng biết chưng vậy để làm chi? Vừa hao tài tốn của vừa làm cho người mê. Chúng làm bậy nhưng rồi chỉ có mỗi Phật, bồ tát chịu trận thay. Suốt ngày chúng réo Phật, làm Phật, làm Bồ tát khổ lắm!

Hòa thượng nói thế nào mỗ cũng vẫn khăng xin xuất gia cho bằng được, cuối cùng hòa thượng cũng cho mỗ xuất gia để tìm đường giải thoát:

- Được rồi, ông muốn tránh khổ của đời để nhận cái khổ của chùa thì tui cũng chìu ông, tuy nhiên sau này kham hổng nổi thì đừng đổ thừa tui. Tui đã nói trước rồi đấy, làm Phật làm tổ khổ lắm!

Thế rồi hòa thượng tập hợp chúng lại làm lễ cạo đầu cho mỗ xuất gia. Những ngày đầu mỗ lâng lâng vui sướng, hùng tâm tráng khí bốc cao như núi, lòng nhẹ nhõm rỗng rang như mây bay. Từ nay không còn thủ thế ở chốn quan trường, chẳng phải nhức đầu vì vợ con, đời tu hành thong dong tự tại. Mỗ hăng hái làm cái này cái kia, tập đi đứng chậm rãi, nói năng nhỏ nhẹ từ tốn, học giáo lý, học giới luât… Tuy hăng hái như vậy nhưng khổ một nỗi bản tánh xưa nay ở đời rất hùng hổ, quen thị uy, nóng nảy giờ đè nén xuống rất là khó chịu, nhiều lúc đang ngồi thiền mà nó cứ chực chờ bung trào nổ tung. Mỗ ngồi trên bồ đoàn mà trong lòng bí bách như đang có cơn lũ dữ bị chặn lại. Những ngày đầu, khi cơn hưng phấn còn cao thì không sao, sau đó thì bắt đầu nếm trải với bữa cơm toàn rau với đậu, mỗ cố nuốt nhưng sao thấy nhạt nhẽo khô khan quá. Trong tâm mỗ nổi lên cơn thèm miếng sườn, lát cá, ly bia… Mỗ phải trấn tĩnh, thực hiện chánh niệm:” Giờ mình đã xuất gia, phải hướng thượng, phải từ bỏ những cái tầm thường ấy để mà giải thoát”.

Một đêm kia mỗ ngủ không được, bụng cồn cào vì đói, ngặt nỗi ở chùa đâu thể xuống bếp ăn vụng, vả lại bữa cơm chiều cũng tém gọn sạch sẽ rồi, chẳng còn gì cả. Mỗ thầm nghĩ:” Phải chi giờ này ở nhà, mình chạy ra quán quất một bụng cho đã đời”. Mỗ trằn trọc không sao ngủ được dù đã cố gắng niệm Phật thầm, chú mục vào hơi thở… nhưng chỉ được một tí là lòng lại dậy sóng. Mỗ nhớ những ngày tháng ăn nhậu tới bến, hết tăng một gầy tăng hai, tăng ba hát karaoke, mát xa mát trời ông địa luôn. Những cô tiếp viên trẻ đẹp chìu mỗ tới bến lên đỉnh vu sơn. Mỗ trở mình, chiếc giường chùa cứng quá, không có chăn ấm nệm êm làm cho thân thể mỗ đau và mỏi nhừ, giấc ngủ chập chờn, đến bốn giờ sáng thì chuông thức chúng đã vang lên. Mỗ buộc lòng bò dậy theo chúng để vệ sinh  rồi công phu buổi sớm. Ngồi lim dim quán thân bất tịnh, mỗ thấy mấy cô tiếp viên đẹp quá, thơm quá có chi bất tịnh đâu. Quán thọ là khổ, chao ôi khổ thật, cơm hẩm áo thô, giường cứng, ngồi tê chân, đau lưng, ngủ không đẫy giấc… Còn thọ mấy em tiếp viên thì sướng quá, êm dịu, mướt mát đâu có gì khổ đâu! Quán lý vô thường, đành rằng là thế, vì vô thường nên hãy hưởng cái sướng đi, khi nào vô thường đến hẵng hay, tội gì chịu khổ rồi khi vô thường đến lại hối tiếc. Quán pháp vô ngã, mỗ sanh hoài nghi, của cải nhà cửa, tài sản sờ sờ ra đó sao là vô ngã? Có của thì nhất hô bá ứng, muốn gì được nấy cơ mà!

Thế là mỗ xuất gia được hai tháng, phải thú thật hai tháng này đối với mỗ như hai thế kỷ. Mỗi lần ngồi thiền nó bức bối khó chịu, gối đau, chân tê, lưng nhức, tâm thần lờ đờ ngủ gật ngủ gà, trong lòng mỗ ngổn ngang tâm sự, những tưởng thoát khổ nào ngờ còn khổ hơn. Trước khi xuất gia cứ ngỡ vào chùa là giải thoát giờ mới thấy giải thế nào cũng không thoát. Mỗ nhớ lời hòa thượng khi đến xin xuất gia:” vào chùa khổ lắm, làm Phật làm tổ khổ lắm, kham không nổi đâu!”. Ngày chưa xuất gia, hễ mỗi khi không vừa ý thì lập tức la hét, chửi mắng, thậm chí đập phá hay thượng cẳng chân hạ cẳng tay cho hả giận, giờ phải tịnh khẩu, bó thân thật là khổ! Mỗ ngước nhìn tượng Phật tổ trên bàn thờ mà lòng hoang mang, Mỗ lâm râm cầu khấn Phật Bồ tát phù hộ giải thoát.

Một ngày đầu của tháng thứ ba, sau khi xong buổi điểm tâm sáng, mọi người bắt đầu ra vườn chấp tác, riêng mỗ thì hòa thượng giữ lại:

- Đã thấy có gì ngộ ngộ để vác chưa? Đã giải nhưng không thoát phải không? Thôi hãy về đi! Ta giải thoát cho ông đấy!

Thì ra hòa thượng biết hết cả tâm sự trong lòng mỗ, hòa thượng đọc được từng ý nghĩ trong đầu mỗ, hòa thượng biết mỗ khổ thân và cả khổ tâm. Nghe hòa thượng nói thế, lòng mỗ vui như mở hội, chợt thấy mình như chim sổ lồng, như cá ra sông, như tù nhân được thả cửa. Mỗ vội vàng quỳ xuống tạ ơn hòa thượng từ bi giải thoát cho, rồi lập tức xuống núi trở về nhà.

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 02/22

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2219)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1714)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 2036)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1743)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1732)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1901)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1912)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1566)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1735)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 2076)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1824)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2390)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1718)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1721)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(Xem: 1681)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 2126)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1951)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 2093)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1632)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2251)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1597)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1875)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1769)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1828)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1672)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2412)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 2124)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 2071)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1877)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2229)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1800)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1921)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 2158)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1685)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1948)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1944)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 2156)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1929)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1768)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1752)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1761)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1873)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 2163)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1715)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1684)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2252)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1956)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1783)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2355)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1952)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant