Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Một Góc Nhìn Về Chữ Hiếu Trong Văn Chương Đương Đại

01 Tháng Chín 202318:20(Xem: 1370)
Một Góc Nhìn Về Chữ Hiếu Trong Văn Chương Đương Đại
Một Góc Nhìn Về Chữ Hiếu  Trong Văn Chương Đương Đại 

Nguyên Cẩn

Buông Bỏ Là Một Loại Trí Tuệ, Muốn Có Hạnh Phúc Phải Buông Bỏ. jpg



Ngợi ca nghĩa mẹ công cha

Là người Việt Namchúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”. Chúng ta hiểu như câu nói của người Do Thái“Thượng đế không thể có mặt ở mọi nơivì vậyNgài đã làm ra những bà Mẹ”1. Abraham Lincoln, vị Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, từng có lần nói: “Tất cả những gì tôi được như hôm nay hoặc tôi hy vọngđạt được, đều nhờ ở người mẹ thiên thần của tôi”2. Nhà thơ Phương Tấn viết:

Mẹ, bà tiên bất hạnh
Gượng leo dây một chân
Quẩy quạnh hiu một gánh
Chập choạng vào thế gian
Và trong cảnh nghèo, ông viết:
Mẹ cười, bưng bát cơm thiu
Ầu ơ, móm mém hắt hiu phận bèo3

Agatha Christie, nhà văn Anh nổi tiếng chuyên viết về các truyện hình sự tội phạm, trong truyện ngắn The Last Seance (Buổi lên đồng cuối cùng), bà viết: “Tình thương yêu mà người mẹ dành cho con mình là không giống thứ gì khác trên đời, nó bất chấp luật lệ, bất chấp sự trắc ẩn của người khác nhìn mình, nó coi thường mọi thứ và đập nát không thương tiếc tất cả những gì ngăn cản sự thể hiện của nó4. Thiếu Khanh khi nhận định về thơ Phương Tấn viết “Nếu coi mẹ là Thánh Mẫu, hay là Thiên thần, những hình tượng đó đều hàm ý một điều gì siêu nhiên cao cả và dường như chỉ để kính trọng - và có ít nhiều sợ hãi kiểu “kính nhi viễn chi”- chớ ít gần gũi thân thuộc với con ngườinhư hình ảnh bà tiên”. Sophocles, một trong những kịch tác gia Hy Lạp thời xưa cho rằng, chính con cái là gánh nặng như những chiếc neo giữ chặt bà tiên trên mặt đất5.

Thương mẹ gầy hơn cỏ
Càng vò võ hoài mong
Thương dầu hao bấc cạn
Gửi phận vào thinh không

Tập thơ “Thưa Mẹ” của Phương Tấn gồm 33 bài thơ trong đó một nửa viết về Mẹ, cho Mẹ. Như nhà văn đa tài người Mỹ Michelle David Albom nhận xét: “Đằng sau tất cả những câu chuyện của anh luôn luôn là câu chuyện của Mẹ anh vì chuyện của bà là nơi những câu chuyện của anh bắt đầu”6. Những điều trong thơ Phương Tấn kể với chúng ta đều bắt đầu từ câu chuyện đời gian nan vất vảcủa người Mẹ đáng kính của ông.

Vũ Trọng Quang khi viết về người cha tham gia kháng chiến rồi mất tích đã viết khi đi tìm mộ theo nhà ngoại cảm:

Mẹ ngồi đan thời gian thành chiếc áo sông dài núi cao biển vô tận
hết thảy con đường thanh xuân
mũi kim lần theo mệnh số
để rồi anh nhận ra:

….
Chim cú mèo đã vỗ cánh
đưa chiếc áo năm mươi năm bay về trời
thêm nhiều lần Mẹ rưng rưng đội mang khăn đẹp
Cha ơi!
con yêu tro bụi vô cùng

Thơ viết về cha tuy không nhiều hơn mẹ nhưng cũng rất nhiều trên mạng, thử “google” bài thơ viết về cha, chúng ta nhận được hàng chục bài ngay, có những bài tuy không trau chuốt nhưng rất chân tình

Bao nhiêu năm tháng đã qua
Thuở con còn nhỏ tiếng cha đầu đời
Yêu thương chưa nói một lời
Cha là tất cả. Mặt trời của con
Dẫu xa quê, trái tim còn
Lời cha đọng lại bên con bao ngày
Cuộc đời những tháng năm dày
Sao con quên đặng những ngày bên cha
Nỗi lòng một kẻ xa quê
Đêm khuya trở giấc nghĩ về cha tôi.
(Tác giả: Doan Giau)7

Trở lại văn xuôichúng ta nhớ đến “Lão Hạc” của Nam Cao.

Nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao khiến người đọc cảm động vì tình yêu thương vô bờ mà lão nông nghèo ấy dành cho đứa con trai duy nhất. Khi còn ở nhà, con trai lão có mua một con chó, định bụng nuôi đến lớn, khi nào cưới vợ thì giết `thịt. Nhưng nhà gái thách cưới cao quá, có bán hết vườn tược đi cũng không đủ tiền cưới vợ. Thế là con lão phẫn chí, liền đăng ký đi làm đồn điền cao su.

Không phải ngẫu nhiên mà lão Hạc gọi con chó của mình là “cậu” Vàng, “như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự”. Lão chăm chút cho con chó, không giống nuôi con vật, mà tựa như chăm một đứa con thơ. Một phần nhung nhớ mà lão dành cho đứa con đi xa được khỏa lấp bằng việc hàng ngày thủ thỉ, chăm sóc “cậu” Vàng. Lão Hạc không nhớ con đi được bao lâu, nhưng trong lòng lão vẫn đau đáu về đứa con trai số khổ, vì nghèo mà không lấy được vợ.

Trước khi đi, cậu con trai biếu bố ba đồng bạc, dặn bố ở nhà làm thuê, làm mướn, bòn vườn cũng đủ ăn. Nhưng lão quyết không đụng vào mảnh vườn của con. Hoa màu bán được bao nhiêu tiền, lão đều để dành cho con cả, còn về phần mình, lão Hạc chỉ làm thuê làm mướn để kiếm ăn qua ngày, thà đói khổ cũng dành dụm cho con.

Giữ lại mảnh vườn cho đứa con trai lấy vốn làm ăn sau này là tâm nguyện lớn nhất của lão Hạc. Dẫu có phải chịu đói, lão cũng không muốn bán mảnh vườn của đứa con trai để sống qua ngày. Ngay cả tiền bán chó, lão Hạc cũng để dành cho con. Xuyên suốt tác phẩm, lão Hạc chưa một lầnnói yêu con, nhưng tình yêu vô bờ của người cha nghèo ấy khiến bạn đọc day dứt. Nó mạnh hơn nghìn lời nói, và mạnh hơn cả cái chết8.

Hay câu chuyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng9.

Ngày anh Sáu đi bộ đội về phép, thăm con, nhưng con bé đến một tiếng “ba” cũng không chịu gọi. Nếu phải nói chuyện với ba, bé Thu bướng bỉnh nói trống không. Trong bữa cơm, anh Sáu gắp vào chén của con miếng trứng cá, con bé liền hất ra. Bị ba mắng, Thu giận dỗi bỏ sang nhà bà ngoại.

Khi được bà hỏi lý do không nhận ba, bé Thu một mực cho rằng người đàn ông đó không phải là ba của cô bé. Ba của Thu không có vết sẹo to trên mặt, người đàn ông đó không giống người trong bức hình chụp chung với má. Bà ngoại nói rằng ba đi chiến đấu, bị thương, nên trên mặt mới có sẹo. Con bé liền hiểu ra mọi chuyện.

Sau đó, bé Thu ôm lấy cổ ba, hôn khắp mặt, má, cằm rồi hôn cả vết sẹo lớn từng làm cô bé thấy sợ. Thế nhưng, hạnh phúc của hai cha con họ khá ngắn ngủi. Sau đó, anh Sáu lại phải quay về đơn vị.

Trước khi chia xa, bé Thu muốn ba mua cho mình cây lược. Mong ước của cô con gái bé bỏng cứ canh cánh trong lòng người cha. Anh Sáu tỉ mỉ làm cho con chiếc lược ngà, tâm huyết của người cha được dồn hết vào món quà thiêng liêng ấy. Nhưng chiến tranh đã cướp đi mạng sống của anh Sáu, anh không có cơ hội tận tay trao con chiếc lược ngà, nhưng tình yêu bao la của người cha vẫn vẹn nguyên.

Người viết cũng có câu chuyện “Tình Cha” đăng trong “Truyện Ngắn Chọn lọc 2023”, trong đó mô tảông Năm, một nông dân góa vợ vì tai nạn, bị tai biến nên lâm vào công nợ đành phải để con gái lấy chồng Đài Loan trả nợ. Sau khi con đi, ông không nguôi thương nhớ. Một ngày, ông ngăn cản hai gã hàng xóm đánh nhauchúng nó chém ông bị thương phải nằm bệnh viện. Trong viện, ông tâm sự với chị hàng xóm tốt bụng về chuyện ông dành dụm nhờ nhịn ăn nhịn mặc được một số tiền mà con Thắm, con ông gửi về để mua 2 công đất trồng cam làm của để dành cho nó, nếu ông có mệnh hệ nào thì giao lại sổ cho nó và nhờ chị tìm cuốn album cho ông xem hình đỡ nhớ. Và đêm ấy ông qua đời…10

Những vết gợn trong những câu chuyện về chữ Hiếu

Trong tập truyện “Vàng trên biển đá đen11 của nhà văn Ý Elena Pucillo, chúng ta thấy có một câu chuyện buồn - truyện Con chim nhỏ trong lồng - trong đó nói về thân phận các bậc cha mẹ. Một bà lão bị cô con dâu tiếm quyền, đối diện sự ruồng rẫy ngay trong chính ngôi nhà của mình. Bà cô đơnvà bất lực. “Bị giam hãm giữa bốn bức tường, tôi như chết từng ngày, lặng lẽ ngồi cô đơn trên thành giường mà chẳng có căn phòng riêng nào để trú ẩn. Những tiếng động bên kia bức tường là của những người xa lạ, của những người hàng xóm không quen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau của tôi...”. Ở một đoạn khác “… sự khiếp đảm và kinh hoàng đẩy tôi qua lại giữa những chồng gạch xây cao, như con chim bị nhốt trong lồng đang tuyệt vọng tìm cách vượt qua những chấn song để tìm tự do”. Ngày nọ bà thấy mình “… chẳng còn gì khác, đứa con dâu đã vứt bỏ tất cả những gì còn lại trong căn nhà, quần áo, vật dụngcuộc đời... và sự phiền hà duy nhất mà tôi mang lại cho đứa con dâu chỉ là một bát cơm… nhưng tôi cũng chẳng còn muốn nuốt”. Cuối cùng, bà đã chọn cho mình một lối thoát: lao mình ra ngoài cửa sổ tìm chút tự do cho riêng mình! “Trên môi tôi vẫn nở một nụ cười, thật ngọt ngào để khỏi phải thét lên, sợ làm phiền người khác”. Thế đấy, một bà lão già cô đơn và tuyệt vọng, đã chọn lấy cái chết trong cảm giác bị tước sạch tất cả bởi người con dâu mạnh mẽ, sự vô tình của đứa con trai. Một truyện khác, viết về một ông lão, bị con cái bỏ rơichạy trốnkhỏi bệnh viện và dùng một liều thuốc ngủ để được gặp lại người bạn đời ở chốn bên kia (Chút hơi ấm cuối cùng).

Chúng ta nhớ câu chuyện trong “The Snob”12 (Kẻ rởm đời) của… Morley Callaghan mô tả chuyện một chàng sinh viên đi cùng bạn gái vào một hiệu sách, trong khi đang lựa sách thì chàng bỗng thấy bóng ai giống cha mình. Tác giả viết: “Tại quầy bán sách của khu thương xá, chàng sinh viên trẻ John Harcourt thoáng nhìn thấy cha mình. Trong đám đông xô đẩy nhau dọc lối đi, mới đầu chàng không tin chắc lắm, nhưng có những cái mà chàng biết rất rõ - đó là cái màu phía sau cổ của ông già, chiếc mũ nỉ bạc màu. Một nỗi bất bình dậy lên trong chàng khiến chàng muốn đau khổ kêu lên: “Tại sao ông cụ lại ăn mặc như thể trong đời chưa bao giờ có một bộ quần áo tốt đẹp? Ông cụ chả để ý gì đến thế giới này đang nghĩ gì về ông cụ. Ông cụ chẳng để ý gì cả. Mình đã nói cả trăm lần là bố phải ăn mặc đàng hoàng khi ra đường. Mẹ cũng đã nói như vậy. Ông cụ chỉ nhe răng cười. Và giờ thì Grace có thể thấy ông cụ. Grace có thể gặp ông cụ”. Và Harcourt cảm thấy xấu hổnếu người yêu vốn xuất thân con nhà danh giá gặp cha mình trong hoàn cảnh này. Anh đòi về, ra khỏi hiệu sách và gây gổ với bạn gái khi anh lên án cô khinh những kẻ bình dân, là kẻ hợm mình hay rởm đời. Grace, cô bạn gái không hiểu sao anh ta lại căng thẳng bất ngờ như vậy và tuyên bốchia tay nhưng phút cuối anh ta năn nỉ và hối lỗi. Họ làm lành và ra về.

Nhưng tác giả cũng mô tả tâm trạng anh sinh viên: “Vào lúc này thì Harcourt biết mình đang xấu hổ, nhưng chàng biện minh cho sự xấu hổ của mình với lý do cha của Grace là người có phong thái lịch sự và tự tin vì suốt đời sống trong một xã hội giàu có và thành công. Không biết rõ là ai, nhưng khi chàng Harcourt quay lưng và hối hả nói với Grace thì chàng biết rõ là cha chàng đã nhìn thấy chàng. Chàng biết chắc như vậy vì vẻ bình thản trong đôi mắt xanh của ông cụ. Niềm xấu hổ trong chàng trào dâng và nó làm chàng đau khổ khi chàng đứng đó bất động, không biết làm gì cả. Rồi trong ký ức của chàng sẽ nổi lên hình ảnh của cha chàng với cái nhìn đăm chiêu qua đôi mắt xanh và cả nỗi đau đớn của ông cụ mà chàng biết rất rõ khi ông cụ bỏ đi”. Thế đấy chữ hiếu buộc ta phải sòng phẳng và thẳng thắn với số phận, không thể quay lưng phủ nhận quá khứ và hoàn cảnh xuất thân của mình.

Người viết cũng có một truyện ngắn: “Thắp ngọn đèn trời” trong đó mô tả một doanh nhân thành đạt, nhưng vì một vài sai lầm trong đời sống tình cảm với cô vợ nên cô ta buộc anh phải đưa mẹ anh đi sang ở với hai bà cô bên chồng. Một ngày nọ sau một bữa tiệc, anh lái xe trở về thì phải dừng lại trước một cái bao lớn vất giữa đường. Bước xuống và mở bao ra, anh kinh ngạc khi thấy một bà lão trong đó. Bà cho biết con trai bà buộc bà phải bán 100 tờ vé số mỗi ngày mới được trở về nhà. Hôm đó, bà chỉ bán được 47 tờ và nó bỏ bà vào bao vứt ra đường. Xúc động, anh cho bà tiền và chở bà đến một con phố rộng bà tìm một vỉa hè qua đêm vì bà không dám trở về! Khi đưa bà lão xuống xe rồi”. Phú nhớ đôi mắt bà cụ hồi nãy sao giống mắt mẹ mình quá đỗi. Bơ vơ và hụt hẫng. Phú thấy trong sâu thẳm đôi mắt ấy là tình yêu thương và sự thất vọng. Những vì sao vẫn sáng mà lòng mình u tối tự bao giờ? Mình có khác gì cái thằng con vô lại của bà già này? Chàng nhìn thấy phía xa ánh sáng xanh của một cửa hàng còn mở. Chàng nhớ một màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng dương ngày thơ ấu cùng mẹ đi qua hay nét hoang sơ lẩn khuất nơi ghềnh đá tiếng sóng rì rào. Lòng mẹ như ai hát trong xe vẫn bao la như biển Thái Bình rạt rào, tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào. Có ai nói nhà là nơi ta muốn về còn mẹ là nơi ta muốn gọi. Cái ngày xưa xa lắm rồi! Nhớ một bài thơ ai đó viết:

Có nghĩa gì một nghìn ngày vinh hiển
Hay chỉ là bọt biển giữa trùng dương
Khi mẹ giờ xa khuất giữa mù sương
Nghe quạnh vắng cửa thiên đường đối diện (NC)

Lại nhớ một bài đọc thời tiểu học khi thầy bắt chàng học thuộc lòng đoạn văn trong cuốn Tâm hồncao thượng của Edmondo de Amicis khi ông bố mắng đứa con hỗn với mẹ: “Con hãy nhớ trong cuộc đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm nhưng ngày buồn thảm nhất là ngày con mất mẹ. Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xinlinh hồn mẹ tha thứ tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình…”. Phú thấy lờ mờ đôi dép mòn vẹt gót của mẹ, thấy môi mằn mặn, có giọt nước mắt nào vừa rơi trên tay lái. Má ơi! Phú nghe hình như mình vừa gọi. (TNĐT - Nguyên Cẩn)13

Hay tác phẩm, “Đừng để mẹ khóc” của Kim Joo Young với lối kể chuyện tự nhiênchân thật như một thước phim quay chậm khắc họa nên câu chuyện đầy nước mắt về tình mẫu tử. Nhẹ nhàng, đầy tình cảm nhưng lại có thể chạm đến những góc sâu nhất trong trái tim người đọc, cuốn tiểu thuyết đã khiến hàng triệu trái phải thổn thức và trở thành một trong những cuốn sách best seller tại Hàn Quốc.

Cuốn sách mở ra khung cảnh một miền quê, ở nơi đó có người mẹ nghèo khó, tảo tần, hy sinh cả tuổi xuân những mong đổi lấy ngày tháng bình yên cho các con của mình. Thế nhưng vì những hiểu lầm dai dẳng trong quá khứ mà Bae Kyung-won - người con trai được bà yêu thương nhất đã xa cách mẹ mình suốt mấy chục năm. Nỗi đau đó cứ âm ỉ cháy cho đến một ngày Bae Kyung-won hay tin… mẹ mình đã mất! Trở về quê hương đưa tiễn bà trên chặng đường cuối cùng, đến lúc này Bae Kyung-won mới thấu hiểu được tất thảy những đắng cay mà bà đã phải chịu đựng. Người mẹ cứng rắn tưởng như không gì có thể làm khó nổi của ông… hóa ra cũng chẳng mạnh mẽ đến vậy. Từng trang ký ức hiện về, những nút thắt dần được tháo mở khiến Kyung-won nhận ra, những ngày tháng ấu thơ có bàn tay ấm áp của mẹ chở che mới chính là quãng thời gian đáng giá và hạnh phúc nhất14.

Nói như nhà thơ Đỗ Trung Quân

Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?

Con sẽ không đợi một ngày kia
có người cài cho con lên áo một bông hồng
mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ
mỗi ngày đi qua đang cài cho con một bông hồng
hoa đẹp đấy - cớ sao lòng hoảng sợ?

anh đã bao lần dừng lại trên phố quen
ngã nón đứng chào xe tang qua phố
ai mất mẹ?
sao lòng anh hoảng sợ
tiếng khóc kia bao lâu nữa
của mình? (ĐTQ)

Vì cuối cùng cái ngày ấy cũng đến:

mẹ ta trả nhớ về không
trả trăm năm lại bụi hồng...
rồi...
đi...
Để đến ngày giỗ thì:
Chín năm thưa mẹ, con ngồi lại
Thấy mình như cậu bé già nua
Vẫn muốn được một lần trẻ dại
Bên mẹ hiền vui với nắng mưa
Nhưng thôi ngày tháng xô bờ chảy
Mẹ ở phương nào trong cõi không?
Đêm ngủ giật mình con tỉnh dậy
Căn nhà thiếu mẹ hoá mênh mông(NC)

Công ơn vô lượng vẫn muôn đời và kế tục miên trường

Chúng ta biết Đức Phật tán thán công ơn cha mẹ là to lớn khó lòng đền đáp:

“Này các Tỳ kheo, cái này là nhiều hơn, tức là sữa mẹ các người đã uống, trong khi các ngươi lưu chuyển luân hồi trong một thời gian dài, chúng không phải là nước trong bốn biển” (Tương Ưng II, 208).

Đức Phật lại nói tiếp:

“Có hai hạng người, này các Tỳ kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỳ kheo, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy suốt 100 năm cho đến 100 tuổi. Như vậy, này các Tỳ kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ cho mẹ và cha. Nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dù tại đấy, mẹ cha có vãi đại tiện, tiểu tiện, dù như vậy, này các Tỳ kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha...” (Tăng Chi I, 75). Nếu một cư sĩ như bác sĩĐỗ Hồng Ngọc nghĩ đến mẹ mình trong Ngày Vu lan trong tâm thế “kế tục miên trường” đã viết:

“Con cài bông hoa trắng
Dành cho mẹ đóa hồng
Mẹ nhớ gài lên ngực
Ngoại chờ bên kia sông”

Thì một tu sĩ lại viết:

Vu Lan đến! Nhìn quanh con có người cài hoa trắng
Nghe trong con đăng đắng phận mồ côi”.

(Lăng Già Tâm - bút danh của HT Thiện Đạo)

Trong nỗi tuyệt vọng, người con chỉ còn biết dâng hương cầu nguyện, nương tựa vào Tam Bảohộ trì cho cha mẹ được an vui, tịnh lạc, ở chốn vĩnh hằng Tây phương.

Tiếng kinh cầu dâng mẹ bớt niềm đau
Câu hiếu đạo con thấy mình bé nhỏ.
Vô lượng kiếp và vô cùng kiếp nữa
Ân mẹ hiền sáng tựa trăng sao”. (LGT)

Nên hãy chu toàn chữ hiếu trong đời này, đừng để khi quá muộn!

 


1. Nguyên văn: God could not be everywhere, and therefore he made mothers.

2. Nguyên văn: All that I am or ever hope to be, I owe to my angel mother.

3. Tập san Quán Văn, số 96, Chân dung văn học: Phương Tấn, tháng 6, 2023

4. Nguyên văn: A mother’s love for her child is like nothing else in the world.It knows no law, no pity. It dares all things and crushes down remoreselesssly all that stands in its path.

5. Nguyên văn: Children are the anchor of mother’s love.

6. Nguyên văn: But behind all your stories is always your mother’s story, because hers is where yours begin.

7. http://gocnhotamhon.com 20 bài thơ về cha.

8. http://book.sachgiai.com

9. http://book.sachgiai.com

10. Nguyên Cẩn, Truyện ngắn chọn lọc 2023, tạp chí Ngôn Ngữ tuyển chọn, NXB Nhân Ảnh 2023

11. Elena Pucillo Truong, Vàng trên biển đá đen, NXB Tổng hợp TPHCM, 2018

12. Morley Callaghan, The Snob, English for today, book 6, Glencoe Mac Graw-Hill, 1964.

13. Nguyên Cẩn, Thắp ngọn đèn trờiQuán Văn số 96, NXB Hội Nhà văn.

14. Kim Joo Young, Đừng để mẹ khóc, NXB Phụ nữ, 2019.

(Trích từ tạp chí: Phật Học Từ Quang Tập 45 Tháng 7 Năm 2023)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1552)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 1559)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
(Xem: 1640)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
(Xem: 1486)
Thông thường, người thực hành đạo Phật tìm cách tránh thoát cái vô thường, cái sanh diệt để chứng nhập cái không vô thường, cái không sanh không diệt.
(Xem: 1769)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(Xem: 1735)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con ngườivô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”
(Xem: 1596)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(Xem: 1651)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(Xem: 1477)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(Xem: 1871)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(Xem: 1630)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
(Xem: 1419)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1740)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2302)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1953)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1321)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1486)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1497)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1833)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1616)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1472)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1612)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1550)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1878)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1574)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1560)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1555)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1632)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1805)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1689)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1640)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1529)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1624)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1404)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 2136)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1441)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1650)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 3082)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1657)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1836)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1713)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 2171)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1704)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1912)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 2106)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2285)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1792)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2730)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1821)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1956)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant