Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đâu là nguồn chân hạnh phúc

Monday, January 24, 201100:00(View: 16990)
Đâu là nguồn chân hạnh phúc


Ngay từ khi Thế Tôn còn hiện hữu giữa cuộc đời, những vị Tỳ-kheo đã từng được diện kiến đức Thế Tôn trong những buổi pháp thoại tại tịnh xá Kỳ Hoàn, hay tịnh Trúc Lâm. Hai nơi này là nơi hội tụ Tăng đoàn rất đông và chính nơi đây, Ngài đã khai thị cho khá nhiều những vị Tỳ-kheo xuất gia từ hàng vương giả cho đến giới bình dân. Thế nhưng, không phải mọi người đều lãnh hội chân lý thậm thâm vi diệu trong cùng một thời điểm mà mỗi người lãnh hội tùy theo khả năng nhận thứcsuy nghĩ của riêng mình; cũng như một trận mưa xuống cây cỏ đều được hấp thụ. Song tùy theo từng loại thảo mộcthấm nhuần có nhiều ít. Suốt cuộc đời hành đạohóa đạo, Ngài tùy căn cơ đồ chúng mà giảng dạy, không phải ai cũng tuệ tri tánh tướng của sự vật một cách triệt để mà sự nhận thứcsai biệt theo quan kiến của từng người. Đây là câu chuyện của bốn vị Tỳ-kheo đàm luận trong một buổi chiều êm ả bên cạnh Kỳ Viên tinh xá với nội dung “đâu là nguồn chân hạnh phúc?”.

Bóng tà dương đang xuống dần sau dãy núi Malaya (Hi-mã-lạp-sơn). Gió muôn phương thổi lại, mang hương hoa về ướp thơm cảnh vật nơi tinh xá Kỳ Hoàn vào một chiều xuân. Cỏ cây làng mạc đượm vẻ thái bình, thanh tĩnh trong buổi hoàng hôn ấy.

Giữa thiên nhiên êm đềm, vừa ẩn vẻ hùng tráng, bốn vị Sa-môn cùng ngồi bàn luận dưới gốc cây cổ thụ trong tinh xá. Mỗi người đều có cảm giác rất riêng trong không gian thanh vắng như thế. Bỗng một vị lên tiếng bảo: “Này, các đạo huynh! Chúng ta hãy nghiệm xem trong đờiđiều chi đáng yêu và thích thú nhất?”. Nghe vị ấy nói, cả ba đều tỏ vẻ tán thành nói tiếp: “Hay lắm, chúng ta mỗi người nên suy nghĩ, rồi đưa ra quan niệm của mình để giải đáp xem ai đưa ra điều thích thú có lý nhất?”

Sau một hồi suy nghĩ, hình dung trong tâm tưởng, vị thứ nhất lên tiếng: “Theo tôi, vào tiết trong xuân, cỏ cây khoe sắc, muôn hoa hàm tiếu, chim hót líu lo, cảnh sắc như thắm đượm sự hiền hòa, phong cảnh thật là đẹp! Trong lúc ấy, ví ta được thả chiếc thuyền nhẹ theo dòng nước, hay mang bầu rượu đến sườn non thưởng ngoạn cảnh vật của đất trời, chắc trong đời không chi thích thú bằng!”

Vị thứ hai đáp: “Theo ý tôi, cảnh gia đình sum họp sau bao năm xa cách vẫn là vui nhất. Thế nhưng, cảnh sum họp ấy nếu có thêm vào đấy những sơn hào hải vị cùng rượu quý bên cạnh những điệu nhạc khoan nhặt, tiết tấu êm tai, với bao kĩ nữ tuyệt sắc cận kề, thì tôi thiết tưởng hạnh phúc trong đời chỉ trong ngần ấy!”

Vị thứ ba nói: “Tôi nghĩ, nếu ta được sanh ra trong dòng tôn quí giàu sang, ở cung vàng điện ngọc, châu báu đầy kho, ta muốn tận hưởng điều chi tùy thích. Khi ra đi, có xe ngựa, tôi tớ nâng chân sửa áo phục tùng. Về đến nhà, ta gọi đến lắm kẻ kính thưa hầu hạ! Trong cảnh ấy, thử hỏi còn hạnh phúc nào hơn? Theo ý tôi đó là hạnh phúc tột bực.”

Vị thứ tư lại bảo: “Cuộc đời này nếu chúng ta muốn tiền thì cũng có thể kiếm được, muốn có địa vị dùng tiền đổi lấy, rồi từ địa vị ta lại kiếm được tiền, điều ấy có lẽ còn dễ hơn tìm kiếm giai nhân. Nếu người nào có được đôi ba nàng hầu tuyệt sắc, kẻ ấy chưa chắc vua chúa sánh bằng. Còn hạnh phúc nào hơn khi cùng những người đẹp ngắm cảnh sơn thủy bâng khuâng hưởng lạc non hồng, lúc nghe giọng hát du dương, ngơ ngẩn như vào động bích, lại có lúc cùng người đẹp cạn chén đồng tâm, thỏ thẻ bên tai những lời êm ả, cùng ngắm mây xanh bàn câu phong nguyệt, chắc rằng hạnh phúc giữa trần gian không qua mấy điều tôi vừa kể.”

Sau khi nêu lên suy nghĩ của mình, bốn vị đều cho ý nghĩ của mình là đúng nhất, không ai chịu thua, cùng nhau tranh luận, bất phân thắng bại.

Bấy giờ, cách đấy không xa, đức Thế Tôn đang đi kinh hành quanh tinh xá Kỳ Hoàn, nghe sự bàn luận ấy, Ngài động lòng thương xót cho bốn vị Tỳ-kheo kia, liền bước đến hỏi: “Các ông bàn luận chuyện gì thế?” Bốn vị Tỳ-kheo không dám che giấu, phải đem sự thật thưa lên Ngài. Đức Phật bảo: “Những điều các ông vừa nói, đều là đường lối đi vào sự lo sợ, đau buồn, là địa ngục không có lối thoát, không phải hạnh phúc lâu dài, chân thật. Vì sao?”

Cảnh vật dù có tươi đẹp trong mùa Xuân, nhưng sang mùa Thu, đến Đông phải tàn tạ, héo gầy. Thân quyến tuy sum họp, vui cười, song có lúc sẽ phải đau khổ vì nỗi chia lìa cách biệt. Tiền của, xe ngựa là những vật không lâu bền, là những thứ ở ngoài thân, khi chết không đem theo được, đến như sắc dụcmối nguy hại vô cùng, nó làm cho con người thân thể suy mòn, tinh thần mờ mịt, chính vì sắc dục làm quốc gia suy vong vì những kẻ tham đắm nó. Những vấn đề các ông bàn luận ở đây đều là mối nguy hại, đều là con đường bước vào đau khổ triền miên, chính nó là nguyên nhân cho sự luân hồi bất tận. Chỉ có cảnh Niết-bàn là sáng suốt, thường còn, an vui trong sạch, đấy mới là nguồn hạnh phúc chân thật. Là Sa-môn, từ thân cắt ái, đoạn trừ những tham muốn nhiễm ô, lánh trần tìm đạo, các ông đừng để cho sự vui giả dối ám ảnh, mà tiến theo con đường chân chánh sáng suốt của mình”.

Nơi đây, đức Thế Tôn khuyên nhắc các vị Tỳ-kheo nên là kẻ thừa tự pháp, chứ không nên là kẻ thừa tự vật và Ngài nêu lên lý do tại sao thừa tự pháp tốt hơn. Bởi vì:

Bởi vì nếu chúng ta thừa tự tài vật thì cả thầy lẫn trò đều bị chê trách.

đệ tử của Phật chúng ta không nên bám víu vào của cải vật chất.

Vì thừa tự pháp giúp chúng ta sử dụng tài vật hợp lý.

Với pháp, chúng ta sẽ hạnh phúc trong giờ phút hiện tại, trong khi người đi tìm vật chất chỉ sống với quá khứ và tương lai.

Của cải vật chất chỉ làm ta thèm muốn có thêm, pháp giúp ta dù có ít tài vật vẫn vui.

Những ai thừa tự pháp không bao giờ khổ vì thiếu hụt vật chất, còn thừa tự tài vật thì thường nghèo nàn về pháp tài.

Pháp là vô hạn còn vật chất thì có giới hạn.

Đôi khi tài vật gây tai họa cho mình và kẻ khác.

Pháp dẫn đến giải thoát và dứt nhiễm ô, còn vật chất làm người ta thêm bám víu vào sanh tử.

Pháp không gây nhân chiến tranh xung đột nhưng vật chất thường là nguyên nhân.

Pháp không thể bị hủy diệt còn vật chất là thứ khả hoại, tài sản có thể bị cướp mất, nhưng ngay cả cái chết vẫn không thể cướp đi pháp tài.

Pháp khó gặp, tài vật dễ gặp.

Vật chất chỉ cứu cái xác, pháp cứu cả thân lẫn tâm.

Pháp dẫn đến dứt khổ, còn tài vật là nguyên nhân của khổ đau.

Pháp là nguồn gốc của mọi thiện pháp, tài vật thường là nguồn gốc của tội ác.

Pháp là vô giá, tài vật chỉ có giá trị nhất thời.

Pháp khiến tâm thanh tịnh, tài vật làm tâm ô nhiễm.

Pháp giúp cho ta tìm ra nguyên nhân của khổ, con đường dẫn đến diệt khổ còn tài vật chỉ tăng thêm lòng tham luyến thế gian.

Pháp mang lại sự thanh tịnh tâm hồn, tài vật mang lại sự lo âu buồn bã.

Pháp đi vào tim ta, còn tài vật chỉ ở năm cổng giác quan.

Pháp giúp ta yêu thương kẻ khác, còn tài vật là nguyên nhân khiến người ta ghét nhau.

Pháp giúp ta sáng mắt dễ thấy rõ sự đời, còn tài vật thì làm ta mù mắt vì tham. (Kinh Thừa tự pháp-số 3-TBộ I).

Và cũng trong chiều hôm ấy, đức Thế Tôn nhắc lại bài kệ:

Thương mừng sinh lo
Thương mừng sanh sợ
Biết rõ thương mừng
Đâu còn lo sợ.

Ham muốn sinh lo
Ham muốn sinh sợ
Nếu không ham muốn
Đâu còn lo sợ.

Ái dục sinh lo
Ái dục sinh sợ
Nếu không ái dục
Đâu còn lo sợ.

Ưa pháp trong sạch
Lòng thành biết thẹn
Sửa mình, gần đạo
Được chúng yêu mến.

Xa lìa thị dục
Nghĩ rồi mới nói
Lòng không tham ái
Sẽ thoát luân hồi.
(PC Thí dụ 50).

Đức Phật lại kể cho các vị Tỳ-kheo: “Về kiếp trước, có một vị quốc vương tên Phổ An, kết bạn thân với bốn ông vua bên nước láng giềng. Một hôm, vua Phổ An mời bốn người bạn sang nước mình hội yến. Tiệc hoa kéo dài đến một tháng, đàn ca, sáo thổi, thức ngon vật lạ đã làm cho tình thân hữu càng thêm đậm đà khắn khít. Đến ngày chia tay, vua Phổ An hỏi bốn người bạn rằng: “Trên đời có thú chi vui nhất?” Bốn vị quốc vương đều theo chỗ ưa thích tuần tự đưa ra mấy quan điểm: “Cuộc dạo chơi-gia đình sum họp-giàu sang sắc dục”. Vua Phổ An nói: “Những quan điểm của các ông nói là gốc của khổ não là nguồn lo sợ trước vui sau khổ, sầu lo muôn mối đều do đây mà ra chi bằng tịch tĩnh vô cầu vô dục, đạm bạc thủ đạo là an vui nhất.” Theo ý kiến của tôi: Những điều các ông bàn luận đều là thú vui mong manh, và nguyên nhân của đau khổ. Chỉ có đạo trong sạch là vui nhất.”

“Này chư Tỳ-kheo! Vua Phổ An thuở trước chính là thân ta ngày nay, còn bốn vị quốc vương kia là tiền thân của các ông đấy. Kiếp xưa, ta đã giải rõ sự khổ vui tận tường mà các ông vẫn còn ham mê tham đắm, chưa thấu hiểu và không nhận ra nên mới trôi lăn trong biển sanh tử cho đến đời này. Nếu hôm nay các ông không xem lại hành viý niệm của mình, không gia công tu tập thì bánh xe sống thác khổ đau chưa biết bao giờ dừng nghĩ. Các ông hãy là kẻ thừa tự pháp thì chắc chắn hạnh phúc chân thật không ngoài tâm ý của các ông.”

Ghi chú:
Heirs In the Dharma (Thừa tự pháp) -Trung Bộ I.
Kinh Pháp cú: phẩm Hiếu hỉ thứ 26 thí dụ 50.
Phỏng tại phẩm Hiếu hỉ 26 kinh Pháp cú thí dụ 50.
Phỏng theo thí dụ 50, phẩm Hiếu hỉ, kinh Pháp Cú.

Nguồn: Tập San Pháp Luân 21


Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 2174)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(View: 2185)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(View: 2176)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(View: 2864)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(View: 1808)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(View: 2216)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(View: 4062)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(View: 2189)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(View: 2397)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(View: 2189)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(View: 2946)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(View: 2252)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(View: 2423)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(View: 2643)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(View: 2798)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(View: 2490)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(View: 3229)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(View: 2296)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 2430)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(View: 2418)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(View: 2292)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(View: 2910)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(View: 2536)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(View: 2493)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(View: 2368)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(View: 2802)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(View: 2836)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(View: 2940)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(View: 2489)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(View: 2671)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(View: 2379)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(View: 2383)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(View: 2580)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(View: 2574)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(View: 2170)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(View: 2392)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(View: 2789)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(View: 2418)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(View: 3302)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(View: 2302)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(View: 2368)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(View: 2388)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(View: 2874)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(View: 2629)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(View: 2812)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(View: 2272)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(View: 3056)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(View: 2211)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(View: 2528)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(View: 2376)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant