Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bát ngát Delhi

22 Tháng Hai 201100:00(Xem: 16939)
Bát ngát Delhi

Delhi bây giờ đang độ giữa đông, trời lạnh nhưng khô ráo, không có mưa phùn gió bấc như tiết lạnh thường thấy ở miền Trung hay miền Bắc Việt Nam. Sáng sớm và chiều tối, không gian mờ ảo trong màn sương mù giăng phủ, đây đó tiếng quạ kêu dáo dác trên những nóc nhà, vòm cây đã khiến cho Delhi trở nên âm u tịch mịch.

Ấn Độ là một đất nước có điều kiện khí hậu tương đối khắc nghiệt: rất nóng vào mùa hè và rất lạnh vào mùa đông. Và cũng chính vì sống trong điều kiện khí hậu như vậy nên người dân ở đây có một sức chịu đựng nắng mưa vô cùng giỏi. Trong cái nắng như thiêu như đốt hay trong mưa rơi gió lạnh, ít khi thấy họ sử dụng đến nón mũ hay áo mưa. Điều đó trở thành một thói quen, và thói quen này giúp họ có một sức đề kháng tốt để chấp nhận một điều kiện thiên nhiên không mấy được ưu đãi


Tuy vậy, trong thời tiết đông giá thế này người ta không thể không cần đến chăn mền, áo ấm, và hơn hết là một căn nhà để trú ngụ. Ở Delhi này có rất nhiều người vô gia cư, họ đã trải qua cuộc đời của mình bên những vỉa hè đường phố, mà những ngày đông rét mướt thế này thì tình cảnh như vậy thật đáng thương tâm. Ấn Độ không bị coi là một quốc gia nghèo, nhưng thật kỳ lạ, ở Ấn lại có quá nhiều người nghèo, và người nghèo ở đây rất dễ nhận ra: qua dáng dấp, áo quần và chính công việc họ đang làm. Ở Ấn Độ, mức chênh lệch giàu nghèo quá lớn, và giá trị con người lại được phân định qua điều đó.

Ở đây sự phân chia giai cấp vẫn còn rất rõ rệt, dù vấn đề này luật pháp Ấn đã bãi bỏ hơn năm mươi năm. Có thể bây giờ ta khó phân biệt rạch ròi ra bốn đẳng cấp như sử sách đã chép, nhưng ta có thể nhận ra một cách dễ dàng hai giai cấp hiện hữu song song trong lòng xã hội Ấn: giai cấp cao và giai cấp thấp. Và như một định luật, những người thuộc giai cấp cao thường là những người giàu; ngược lại, những người nghèo luôn thuộc về giai cấp thấp. Đến thời điểm này, tư tưởng về vị thế xuất thân vẫn còn nguyên vẹn hiệu lực trong xã hội Ấn. Điều này ở một góc độ nào đó đã giúp thiết lập trật tự xã hội ở đây, nhưng mặt khác nó đã tạo cho những người nghèo một lối sống thụ động, cam chịu, thiếu ý chí vươn lên. Hầu hết những người nghèo ở Delhi đều làm những công việc bị coi là thấp kém như lau quét nhà cửa, giặt giũ cho người giàu, đạp xe chở khách thuê, thu dọn rác, v.v… mà những công việc như vậy thì tiền công không bao giờ cao. Có những nhà giàu đã có nguyên một gia đình người nghèo đến phục vụ; và có những đứa bé còn rất nhỏ cũng đã bắt đầu tiếp nối công việc của cha mẹ mình, nói đúng hơn là đã thừa kế công việc của đẳng cấp mình từ hàng ngàn năm trước.

Xã hội Ấn ngày nay đã cách xa thời đức Phật hơn 2500 năm nhưng có những điều được mô tả trong kinh điển, nhất là trong Jākata, ta vẫn còn bắt gặp trên các nẻo đường; chẳng hạn như việc biểu diễn nhào lộn dạo trên đường, biểu diễn rắn, xiếc khỉ rong để mưu sinh. Trong Jākata, những công việc này chỉ dành riêng cho người nghèo thì ngày nay nó cũng như vậy. Về nghi thức tang lễ, Ấn Độ bây giờ vẫn không có gì khác với những cách thức đã được đề cập trong Jākata: xác chết luôn được hỏa thiêu và không bao giờ sử dụng đến quan tài. Người ta đặt xác chết lên một cái cáng, phủ vải trắng lên, rải hoa quanh người và khiêng đi thiêu. Thiêu xong, tro được đem rải xuống một dòng sông nào đó và sẽ không có thờ cúng gì về sau. Tuy thế sau một năm, họ sẽ tổ chức lễ tưởng niệm người mất tại một ngôi đền của họ. Cách thức sử dụng hương hoa cho việc thờ cúng, tang lễ vẫn không có gì khác vào thời đức Phật. Loại nước hương mà ta thường nghe nhắc đến nhiều trong kinh là chiên đàn (sandal) hiện vẫn được sử dụng phổ biến cho việc dâng cúng, và loại nước hương này có mùi vị rất đặc trưng. Người Ấn vẫn thích xâu hoa thành từng vòng nhỏ để dâng cúng, và loại hoa được dùng thông dụng để làm thành vòng là vạn thọ. Hoa vạn thọ ở đây thấy khá phổ biến nhưng hoa không lớn.

Xã hội Ấn nói chung khá bình lặng, hiền hòa. Họ sống gần gũi với thiên nhiên và rất yêu mến thiên nhiên. Ở đây ta có thể bắt gặp công viên bất cứ nơi đâu. Dọc hai bên những trục đường chính của Delhi luôn xanh ngát một màu xanh của cây cối. Những bảng hiệu dọc hai bên đường ghi “Delhi xanh” điều đó thật chính xác. Có những con đường chạy qua những công viên mà đôi lúc tưởng như đang đi qua một cánh rừng nào đó. Hai bên những đại lộ, không thấy có nhiều nhà cửa mà hầu hết là cây xanh. Phải nói rằng tinh thần bảo vệ thiên nhiên của người Ấn rất cao; dù người lớn hay trẻ nhỏ, họ không bao giờ có những hành động làm hại đến cây cối hay chim muông. Ở Delhi không có những tòa nhà chọc trời. Nó ít mang dáng dấp của một xã hội công nghiệp thời hiện đại, dù Delhi vẫn có sân bay quốc tế lớn, có hệ thống metrol hiện đại, có những nhà ga xe lửa quy mô.

Ở Delhi ta có thể thấy hàng ngày rất nhiều những loại chim mà ở Việt Nam chỉ xuất hiện ở trên rừng, chẳng hạn như diều hâu, quạ, sáo, két… Dân Ấn không bao giờ xua đuổi hay làm hại chúng, hơn thế họ còn đặt máng nước cho chúng uống và rải thức ăn cho chúng ăn. Thái độ sống này cũng được nhắc đến rất nhiều trong Jākata (thật chính xác khi người ta xem Jākata như là một bộ sử phản ánh đầy đủ và khách quan đời sống xã hội, kinh tế và chính trị thời đức Phật). Ở Ấn sẽ rất khó khăn để tìm ra một người gọi là “vô thần”. Dân Ấn rất coi trọng đời sống tâm linh. Họ có thể ngăn lại một đoạn đường trong khu phố để tổ chức tế lễ và những đám rước thần có thể bắt gặp hàng ngày trên đường. Người Ấn có một bề dày văn hóa hàng ngàn năm và họ ít chịu ảnh hưởng những nền văn hóa bên ngoài Ấn. Có người cho rằng dân Ấn sống bảo thủ. Thực ra rất khó đánh giá điều này. Có thể vì nền văn hóa của họ quá dày, đã ăn sâu vào trong máu thịt của họ nên nhưng nền văn hóa khác không đủ sức để thâm nhập vào.

Dân Ấn hầu hết đều ăn chay, và theo thống kê của một trang web của Ấn thì con số đó lên đến 80 phần trăm (thực ra người Ấn ăn chay không hoàn toàn thuần tuý vì thỉnh thoảng họ vẫn dùng thịt gà, trứng và một số loại thịt cá khác). Và vì ăn chay nên họ ít sử dụng đến các thức uống có men như bia rượu. Bia rượu chỉ phục vụ cho một số người rất ít trong xã hội, và họ có những cửa hàng bán riêng, bán theo giờ, không giống như ở Việt Nam hễ có quầy tạp hóa là có bán bia rượu. Ngay cả vấn đề hút thuốc lá, người dân ở đây cũng ít sử dụng đến. Ở Ấn Độ, từ các quầy hàng nhỏ bán rau quả cho đến những cửa hiệu sang trọng đều do nam giới đảm trách, nữ giới ít làm những công việc này. Ở xứ Việt Nam một thanh niên ngồi bán rau quả có thể là một điều lạ, nhưng ở đây nếu một thiếu nữ đứng bán thì mới là chuyện khác thường.

Ở Delhi, dọc hai bên đường phố, đâu đâu ta cũng thấy những bể nước uống công cộng. Không biết mô hình này có ảnh hưởng từ việc làm của vua A Dục (Asoka) trước đây không? Nhưng ngày xưa vua A Dục cho đào giếng hai bên đường là để phục vụ người qua đường nói chung, bất kể người giàu hay nghèo; còn việc gắn các thùng nước công cộng ngày nay, hẳn nhiên là người giàu cũng có thể uống, nhưng chủ yếu vẫn dành cho người nghèo, vì người giàu chẳng mấy khi ghé lại đó.

Có một điều rất đặc biệt ở Ấn là đến bây giờ người ta vẫn còn coi bò như một vị thần. Trừ những trục đường lớn xe cộ lưu thông nhiều, còn lại bò xuất hiệnmọi nơi, từ đường phố đến chợ búa. Chúng đi lang thang, vô tư lự giữa phố phường, ngủ bất cứ nơi đâu và ăn đồ bố thí từ con người. Chưa ở đâu người ta lại quý mến bò như ở đây. Người ta có thể dừng xe hơi lại mua rau, bánh mì cho bò ăn trước khi đi đến công sở và người ta cũng có thể đem thực phẩm mình mua từ chợ về cho bò ăn, mà đúng ra đó là thức ăn của gia đình họ. Và bò ở đây như cũng cảm nhận được tình cảm của con người dành cho chúng, nên trông chúng sống rất thoải mái giữa xã hội loài người. Bò ở xứ Ấn này cũng có phước thật!

Thật sự ở đây có rất nhiều điều khiến ta phải ngạc nhiên. Ngay khi ghé vào một dịch vụ tin học hay một tiệm Net nào đó cũng khiến ta ngỡ ngàng. Ấn Độ được xem là một nước có công nghệ phần mềm tin học hàng đầu thế giới, nhưng các dịch vụ computer hay internet ở đây lại không cho ta cảm nhận được điều đó. Để tìm ra một dịch vụ internet có cổng USB không phải là dễ ở đây, và có những tiệm nếu mình gắn đĩa vào là họ lấy thêm tiền. Tiền cho một giờ truy cập từ 10 đến 15 rupees (tương đương 3500-5000 đồng VN), tùy theo từng dịch vụ. Nói chung các dịch vụ Net ở đây không thể bằng Việt Nam được.

Đối với người con Phật, nỗi buồn lớn nhất khi đến Delhi nói riêng và Ấn Độ nói chung là nhận thấy bóng dáng mờ nhạt của Phật giáo trong đời sống xã hội. Thật khó tưởng tượng được nơi khai sinh ra Phật giáo giờ đây lại như thế này. Khắp Delhi rộng lớn ngày nay vẫn còn có một số chùa chiền, nhưng lượng tín đồ cũng không còn đáng kể gì. Người ta đưa ra rất nhiều nguyên nhân về sự suy tàn của Phật giáo Ấn Độ, mà nguyên nhân nào đối với người con Phật cũng tạo nên sự ngậm ngùi xót xa. Từ tình cảnh này, người con Phật phải thấy được trách nhiệm của mình hơn trong việc duy trì, bảo vệ và phát triển Phật pháp nơi mình đang sống. Bài học từ Phật giáo Ấn Độ là quá đắt, và vì thế những người con Phật không được phép quên nó.

Delhi là một thủ đô rộng lớn của một quốc gia rộng lớn, có một nền văn hóa lâu đời và đa dạng, nó chứa đựng trong lòng thật nhiều điều kỳ bí nên khiến người ta luôn phải ngạc nhiên khi sống trong đó. Và Delhi thật sự là một điểm đến bổ ích và thú vị cho những ai muốn tìm hiểu về một trong những nền văn hóa lớn của thế giới. Chắc chắn rằng, những ai đã đến và sống ở đây sẽ có những dấu ấn khó quên về con người và cuộc sống nơi này.

Nguồn: Tập San Pháp Luân 34
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10661)
Theo luật nhân quả, tất cả mọi sự, mọi vật, không chừa một việc gì, đều xảy ra từ một hay nhiều nguyên nhân nào đó. Như người trồng cam thì sẽ được cam.
(Xem: 10578)
Ông là một “người lính già” đặc biệt, một “người lính già” bất tử, vì ông cũng đồng thời là một thiền sư, vì ông đã ngộ đạo với Thượng sĩ Huệ Trung trước đó.
(Xem: 11796)
Những ngày trời nắng, khi những giếng khác quanh đó đã cạn, giếng nước xóm tôi cũng chỉ hơi vơi đi một chút, rồi những cơn mưa bất chợt lại làm đầy lên.
(Xem: 12351)
Không biết tự bao giờ những câu nói dân dã quen thuộc của ba, của mẹ, của bà con hàng xóm vất vả tảo tần với cây lúa của khoai đã in sâu trong suy nghĩtâm thức của tôi
(Xem: 11855)
Việc Sầm Hoa dịch từ “tự viện” thành “chùa”, và lược dịch “Ấn Độ giáo cao cấp tăng lữ” thành “cao tăng” tức là đã có chủ ý nhắm đến đạo Phật, muốn bôi nhọ chư Tăng.
(Xem: 10798)
Những khám phá độc đáo và những lời dạy về sự giác ngộ đã trở nên gần gũi hơn qua việc thực hành tôn giáo, với khái niệm lúc ban đầu về Phật giáo đang tiến triển dần...
(Xem: 11285)
Con đường mà mỗi người phải trải qua quả thật đầy rẫy những chướng ngại, hoang mang và lầm lẫn. Vì thế phải cần có một vị thầy đích thật...
(Xem: 12341)
Trí Hải đã vượt suối trèo non tìm lên chùa Từ Vân trên núi Ngọc Trảng, phía Tây núi Kim Phụng, đến gặp thiền sư Trúc Lâm...
(Xem: 10379)
Diễm phúc sao trong phút cuối trong một đời kẻ vô nghì như tôi với quá nhiều tội lỗi lại được Hoà Thượng trụ trì ngồi niệm hồng danh Phật tiếp dẫn.
(Xem: 11551)
Hạnh phúc của con người không đến từ sự thù hận, tức giận cho nên sự trang trải tình thương trong cuộc sống xã hội là điều cần thiết nhất để hóa giải sự xung đột.
(Xem: 10933)
Xin nhớ rằng: chính nhờ những trải nghiệm khổ đau chúng ta mới đánh giá đúng đắn và hiểu thấu giá trị đích thực của hạnh phúcan lạc...
(Xem: 10699)
Thường hay tự nhủ rằng: Mình không có được cái diễm phúc sanh nhằm thời có Phật, nhưng được nghe Pháp Phật; được gặp người bạn đồng tu và được làm thân người.
(Xem: 10141)
Thiện tâm không chấp nhận máu đổ để chiến thắng nên ăn chay, không giết hại muôn loài là giải nghiệp sát sanh.
(Xem: 11501)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại...
(Xem: 10270)
Đức Phật không phải là quan tòa để phán xử và tự cho mình có quyền phép để đưa người này vào Thiên Đàng hay đẩy người kia xuống Hỏa Ngục.
(Xem: 11181)
Tôi hát cho mẹ bài Năm Uẩn Chẳng Là Ta phổ nhạc từ Bát Nhã Tâm Kinh. Mắt mẹ vẫn nhắm chặt, hơi thở lên xuống đều đặn.
(Xem: 12746)
Cuộc tu là một chiến trận, binh lực phải được vận dụng để đối phó với những gì thật sự là đối phương, chẳng để nhằm vào những khóm lau bụi cỏ để hái hoa bắt bướm.
(Xem: 11092)
Ðối với đạo Phật, cái chính là tinh thần từ bi bình đẳng. Từ bi bình đẳng là một trong những đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất trong Phật Giáo.
(Xem: 12026)
Sự khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động...
(Xem: 12040)
Một chậu quỳnh hoa có nhiều nụ là tin tức được mọi người đón chờ. Chậu hoa được đặt gần bên chánh điện, món quà sang nhất của thiền viện...
(Xem: 10520)
Tháng 8, đất trời hân hoan chào đón những đợt nắng mới, nô nức và nồng nhiệt như cảnh đồng loại đang nô đùa ngoài bể xa.
(Xem: 10957)
Khi đời sống nội tâm của bạn được lành mạnh, sung túc thì cuộc sống bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng theo và ngày càng trở nên phong phú.
(Xem: 10584)
Thực ra, tên gọi và hình thức món chay sẽ không là gì nếu ta không quá xem trọng nó. Mọi vật sẽ trở nên bình thường như những món quà hương vị của cuộc sống...
(Xem: 13569)
Thật vậy, luôn có một sự tương quan chặt chẽ giữa lòng vị thahạnh phúc. Nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy là hành động cho mang lại nhiều xúc động tốt đẹp hơn...
(Xem: 11267)
Thủy vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra xa. Đôi mắt đen láy đượm buồn. Trong nhà Thủy là người giống mẹ hơn cả, đặc biệt là đôi mắt.
(Xem: 10604)
Vậy, Tiểu Sư Phụ đi đâu? Cô bé hỏi. Nhìn đôi mắt thủy sắc, tôi trả lời - trả lời với chính mình, đi đâu à? Tôi cũng hỏi câu này nhiều lắm rồi.
(Xem: 10472)
Ca ngợi con ngườihoa sen không chỉ là tôn vinh sự chiến thắng vinh quang sau cùng của chúng, mà còn là ca ngợi sự kiên nhẫn, chịu đựng, gian khổ khó khăn...
(Xem: 12744)
Không ai có thể biết trước những gì sẽ xảy ra vào ngày mai... Thế nhưng ta vẫn có một niềm tin... Vậy thì hãy hành xử một cách tốt đẹp nhất và không hối tiếc gì cả.
(Xem: 11697)
Tôi tự nghĩ hóa ra khủng hoảng kinh tế cũng là những gì liên hệ đến xúc cảm. Tôi nghĩ rằng người ta dung túng quá đáng các thứ xúc cảm tàn phá, chẳng hạn như sự tham lam...
(Xem: 15106)
Tôi cảm thấy rằng những hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối cùng sẽ trở lại trong cung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôi yêu mến tự do.
(Xem: 16353)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11865)
Ta hiện hữuhiện hữu với cha mẹ, với thầy, với bạn. Ta hiện hữuhiện hữu với con người, với muôn loài và với thiên nhiên. Không có cha mẹ thì sẽ không bao giờ có ta.
(Xem: 11689)
Không biết tự bao giờ, hình ảnh cái hàng rào quê bình dị, thân thương gắn liền với tuổi thơ nhọc nhằn nhưng cũng nhiều niềm vui đã in sâu trong tâm thức của tôi.
(Xem: 14078)
Như một vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành sang phương Tây, ngài cũng đã ca tụng những đạo đức bất bạo động đến hàng triệu người...
(Xem: 12230)
Con thuyền sau những tháng năm đưa khách qua sông, rồi đỗ mục ở bến sông đời lặng lẽ… Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13764)
Điều cần thiết, trước nhất, là xóa tan cội rễ của những cảm xúc tiêu cực, của phiền não, tiêu trừ chính nguồn gốc của sân hậnthù oán.
(Xem: 12178)
Nắng đã biến thành là thứ tâm linh vô giá, che chở cho đời, cho con người, như bàn tay của Bồ tát Quán Thế Âm, đem niềm vui hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 11629)
phải chăng sau cánh cửa hẹp là phương trời phóng khoáng, sau ưu phiềnan lạc thảnh thơi, sau bất hạnhhạnh phúc ngọt ngào…
(Xem: 13239)
Theo sự nghiên cứu, chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật.
(Xem: 14353)
Tôi nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động.
(Xem: 11877)
Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăngquần chúng đều hướng vào tâm linhcông ích xã hội...
(Xem: 12566)
Giáo lý của Đức Phật bao gồm hai mặt của một thực tại, đệ Nhất nghĩa đế thuộc bình diện siêu việtđệ nhị nghĩa đế thuộc về thế giới hiện tượng.
(Xem: 12189)
Chức năng chính của chùa chiền tự viện là hoằng duơng Phật pháp, thực tập lời Phật dạy và tổ chức các hoạt động có tính giáo dục chứ không chỉ là du lịch mà thôi.
(Xem: 12077)
Để có cái nhìn sâu sắc và thấu triệt được mọi vấn đề của cuộc sống, bạn chỉ cần lặng lẽ quan sát thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại một cách rõ ràng, khách quan...
(Xem: 11664)
Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo.
(Xem: 11502)
Ngày mới vào lớp một, ngày đó lớp một nhỏ nhất, không có mầm chồi lá như bây giờ, tôi đã có một người bạn. Khá thân. Hắn thương tôi lạ.
(Xem: 11517)
Ở khía cạnh tu học thì những người bạn đạo hoặc huynh đệ đồng tu chính là người thầy của mình, bởi sự tu tập và những kiến giải của họ...
(Xem: 11409)
Đây là cuộc lễ kéo dài nhiều ngày nhất và quan trọng nhất, vì, ngoài lễ cầu hòa bình, còn kèm chúc mừng sinh nhật và truyền quán đỉnh đặc biệt.
(Xem: 13324)
Tôi xem thật là quan trọng để có một đời sống hạnh phúc. Cội nguồn chính của hạnh phúc là trong chính chúng ta.
(Xem: 11693)
Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant