Tết Đoan Dương cũng gọi là Tết Đoan Ngọ. Theo phong tục Tàu, tết này ăn vào ngày mồng 5 tháng 5.
Vì
quan Đại Phu nước Sở (một nước chư hầu thời Xuân Thu, ở vào địa phận tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ) là Khuất Nguyên trầm mình tự tử tại sông Mịch La vào ngày mồng 5 tháng 5. Từ ấy, mỗi năm đến ngày tháng này, người Tàu tổ chức cuộc lễ đua thuyền ngụ ý vớt xác Khuất Nguyên vì cảm mến kẻ trung thần. Tục ấy lâu ngày thành lệ vui chơị
Khuất Nguyên tên Bình, là người trong hoàng tộc nước Sở, làm chức Tả Đồ cho Sở Hoài Vương, học rộng, nhớ dai, giỏi về chính trị, lại có tài văn chương. Ông giúp vua bàn quốc sự và ra hiệu lịnh, tiếp đãi tân khách, ứng đối chư hầu. Trước vua tin cậy lắm. Sau có quan lại ganh tài ông, tìm cách hãm hại, vu cho ông là ông thường khoe với mọi người rằng: "Mỗi lần nhà vua ra lịnh đều là do công của ông nghĩ ra cả". Vua nghe lời gièm sinh ghét ông. Ông âu sầu, ưu tư viết thiên Ly Tao để tả nỗi buồn bị vua bỏ.
Ly Tao nghĩa là xa vua mà buồn. Đây là một tác phẩm bất hủ của ông, dài 370 câu tả tâm sự của tác giả. Đặc sắc của bài trường thiên này là lời bi thảm triền miên, thường dùng lối tượng trưng, lối nhân cách hóa và dẫn rất nhiều điển cố thần thoại.
Tình cảm của ông luôn luôn thay đổi một cách kỳ dị. Vừa vui đã buồn, vừa cười đã khóc. Vừa muốn đi xa lại đổi ý. Đòi lên chầu Thượng Đế lại muốn trở về cố hương, rồi lại muốn tự tử. Tình cảm của ông biểu hiện một cách trung thực: mỗi chữ là một tiếng thở dài lâm ly, một giọt nước mắt não ruột. Ít có một văn nhân nào đau khổ, thác loạn đến thế.
Bài "Thiên vấn" (hỏi Trời) của ông cũng là một kỳ văn, tuy kém thiên Ly Tao về phương diện nghệ thuật nhưng giọng lại cũng ai oán cùng cực. Ông hỏi Trời một loạt 172 câu. Sức tưởng tượng của ông thật vô địch.
Sở Hoài Vương sang đánh Tần (Một nước chư hầu thời Chiến Quốc ở vào địa phận Tân Châu (tỉnh Cam Túc) và tỉnh Thiểm Tây ngày nay), Khuất Nguyên nhiều lần can ngăn, nhưng nhà vua không nghe, rốt cuộc Hoài Vương bị thất bại, chết tại đất Tần.
Vua Tương Vương nối ngôi, bọn phản đối ông càng đắc chí, ông bị đày ra Giang Nam (phía nam sông Dương Tử). Ông thất chí, suốt ngày ca hát như người điên, làm bài phú "Hoài Sa" rồi ôm một phiến đá, gieo mình xuống sông Mịch La.
Ca dao ta có câu: "Ăn Tết Đoan Ngọ trở về tháng năm".
Khuất Nguyên tên Bình, là người trong hoàng tộc nước Sở, làm chức Tả Đồ cho Sở Hoài Vương, học rộng, nhớ dai, giỏi về chính trị, lại có tài văn chương. Ông giúp vua bàn quốc sự và ra hiệu lịnh, tiếp đãi tân khách, ứng đối chư hầu. Trước vua tin cậy lắm. Sau có quan lại ganh tài ông, tìm cách hãm hại, vu cho ông là ông thường khoe với mọi người rằng: "Mỗi lần nhà vua ra lịnh đều là do công của ông nghĩ ra cả". Vua nghe lời gièm sinh ghét ông. Ông âu sầu, ưu tư viết thiên Ly Tao để tả nỗi buồn bị vua bỏ.
Ly Tao nghĩa là xa vua mà buồn. Đây là một tác phẩm bất hủ của ông, dài 370 câu tả tâm sự của tác giả. Đặc sắc của bài trường thiên này là lời bi thảm triền miên, thường dùng lối tượng trưng, lối nhân cách hóa và dẫn rất nhiều điển cố thần thoại.
Tình cảm của ông luôn luôn thay đổi một cách kỳ dị. Vừa vui đã buồn, vừa cười đã khóc. Vừa muốn đi xa lại đổi ý. Đòi lên chầu Thượng Đế lại muốn trở về cố hương, rồi lại muốn tự tử. Tình cảm của ông biểu hiện một cách trung thực: mỗi chữ là một tiếng thở dài lâm ly, một giọt nước mắt não ruột. Ít có một văn nhân nào đau khổ, thác loạn đến thế.
Bài "Thiên vấn" (hỏi Trời) của ông cũng là một kỳ văn, tuy kém thiên Ly Tao về phương diện nghệ thuật nhưng giọng lại cũng ai oán cùng cực. Ông hỏi Trời một loạt 172 câu. Sức tưởng tượng của ông thật vô địch.
Sở Hoài Vương sang đánh Tần (Một nước chư hầu thời Chiến Quốc ở vào địa phận Tân Châu (tỉnh Cam Túc) và tỉnh Thiểm Tây ngày nay), Khuất Nguyên nhiều lần can ngăn, nhưng nhà vua không nghe, rốt cuộc Hoài Vương bị thất bại, chết tại đất Tần.
Vua Tương Vương nối ngôi, bọn phản đối ông càng đắc chí, ông bị đày ra Giang Nam (phía nam sông Dương Tử). Ông thất chí, suốt ngày ca hát như người điên, làm bài phú "Hoài Sa" rồi ôm một phiến đá, gieo mình xuống sông Mịch La.
Ca dao ta có câu: "Ăn Tết Đoan Ngọ trở về tháng năm".
Send comment