Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Điển Tích Truyện Kiều - Ba Đào

13 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 6219)
Điển Tích Truyện Kiều - Ba Đào

Gặp cơn bình địa ba đào
Vậy đem duyên chị buộc vào duyên em.

Các văn nhân xưa có câu đối:
Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách.
Sắc bất ba đào dị nịch nhân.

Gió mưa không có then khóa mà giữ được khách.
Nhan sắc không phải sóng lớn mà dìm chết người.

Điển tích "Ba đào"- sóng lớn - trong sách Dị Văn lục: Triều Huệ Đế đời nhà Minh, tại huyện Tề Hàng, tỉnh Sơn Nam, có hai vợ chồng Trần Hoá Chiêu, Lương Tiểu Nga. Tiểu Nga là con một gia đình thúc nho lễ giáo, nổi tiếng là một trang quốc sắc thiên hương; thuở nhỏ được cha mẹ cho theo đòi bút nghiên, mười hai tuổi đã biết làm thơ phú, đọc thông các sách thánh hiền. Hoá Chiêu là học trò của cha Tiểu Nga; cậu học trò nghèo, mồ côi cha, thông minh, ham học, mặt mày khôi ngô, được thầy thương, gả con gái và cho ở rể. Sống chung với nhau được ba năm, thì bố mẹ vợ, lần lượt qua đời, để lại cho vợ chồng một căn phố và ít vốn liéng để mở một tiệm tạp hóa.

Đời sống cũng được êm đềm. Trong vùng, các văn nhân thỉnh thoảng đến mua hàng và cùng vợ chồng Trần Hóa Chiêu xướng họa ngâm thơ. Cũng không ít khách lai vãng thường xuyên đến đó vờ vĩnh mua hàng, để được dịp chiêm ngưỡng dung nhan Tiểu Nga; có phú hộ Trát Hiếu Sắc cũng thuộc loại khách này.

Nhưng không như những mối tình câm kia, đến nhìn để rồi thầm yêu trộm nhớ, Hiiếu Sắc đã manh tâm chiếm hữu người đàn ba này cho được. Phú hộ tìm hiểu, biết vợ chồng vì ham thích thơ văn , nên buông lỏng chuyện mua bán, vốn liếng cụt dần. Phú hộ ra tay hào hiệp, cho mượn vàng bạc để gầy dựng lại. Ngại ngùng lần đầu, nhưng rồi tiếp những lần sau, Hoá Chiêu cầm vàng bạc mượn đi buôn bán xa, chuyến nào cũng lời khẫm. Lần nào, vợ chồng cũng nài nỉ hoàn lại vốn và trả lời, nhưng Hiếu Săc đều từ chối lấy lãi.

Cứ vậy, hai năm họ trở thành bạn thâm giao\. Hiếu Sắc luôn tỏ ra mình là người đàng hoàng, nghiêm túc, không bao giờ đến nhà bạn trong lúc vắng mặt Hoá Chiêu; những lúc tiếp chuyện với Lương Tiểu Nga, luôn luôn giữ thái độ đứng đắn. Vợ chồng Hoá Chiêu vui mừng có được người bạn hiền, hào phóng. Khi tự xét lý lịch \"nằm vùng\" của mình đã đến lúc kết nạp được, Hiếu Sắc đề nghị chung vốn làm ăn lớn. Vợ chồng Hóa Chiêu hoàn toàn tin tưởng, hớn hở nhận lời ngay.

Việc buôn bán phất lên nhanh, nhưng Hiếu Sắc vẫn cương quyết không bao giờ nhận chia lãi, nại lý do để giúp vợ chồng bạn.

Một lần, Hiếu Sắc bàn với Hóa Chiêu phải đi buôn một chuyến lớn ở Hàng Châu xa xôi và thuê thuyền xong, cả hai cùng lên đường. Ròng rã cả tháng trời thuyền mới đến Hàng Châu vào một đêm trăng thanh gió mát. Hai người đem rượu ra mũi thuyền đối ẩm tâm sự Hoá Chiêu, tình thật, ngâm một câu thơ, lại ngậm một chén rượu ; Hiếu Sắc thì cứ làm động tác giả, hắt rượu qua vai. Quá nửa đêm, Hoá Chiêu rụng, người mềm nhũn. Lúc bấy giờ đám gia nhân dưới thuyền cũng đã ngủ saỵ Hiếu Sắc lôi Hóa Chiêu, xô xuống sông. Đôi ba lần Hoá Chiêu ngoai ngóp trồi đầu lên, Hiếu Sắc lại dùng sào dìm xuống cho đến khi mặt nước không còn sủi bọt nữa.

Không cần phải buôn bán chi, Hiếu Sắc cho thuyền quay về Tề Hàng ngay. Mẹ Hoá Chiêu và Tiểu Nga đau lòng với nỗi bất hạnh, nhưng vần cảm kích Hiếu Sắc đã bỏ cả chuyến hàng lớn để vội vàng trở về báo hung tin.

Rồi sau đó, đều đều, Hiếu Sắc lui tới thăm viếng và cấp dưỡng cho mẹ Hoá Chiêu và cô vợ góa trẻ. Và lần nào nước mắt phú hộ hào phóng cũng đầm đìa.

Người đời càng nể trọng hơn khi thấy Hiếu Sắc ân cần chăm sóc mẹ của Hoá Chiêu chu đáo hơn vợ bạn, khiến mẹ già cũng có phần đăm chiêu.

Ba năm sau, mãn tang. Hiếu Sắc cho người đến thưa chuyện với mẹ Hóa Chiêu xin cưới Tiểu Nga lam vợ. Bà mẹ đã đăm chiêu nhiều, nên thuận tình ngay, khuyên nhủ con dâu nên bước thêm bước nữa.

Lương Tiểu Nga vốn là gái hiền thục, vẫn còn thương yêu người chồng vắn số, nhưng vẫn phải vâng lời mẹ chồng, tái giá.

Cưới được Lương Tiểu Nga rồi, Hiếu Sắc vẫn một mực chăm sóc mẹ Hoá Chiêu; bà cũng an lòng nghĩ rằng con dâu mình có được bóng mát cho cuộc đời còn lại.

Vợ chồng ăn ở với nhau được mười năm, sinh được hai mụn con. Đời sống an nhàn. Một đêm trăng vào hạ, vợ chồng ra ngồi hóng mát bên ao sen. Hiếu Sắc nhấm rượu, và ngấm rượu; Đương lúc đó, có con ếch nhảy lên một lá sen. Tiểu Nga đưa cây sào thọc cho con ếch nhảy đi. Sào thọc xuống thì con ếch lặn, cất sào lên, nó lại trồi lên. Tiểu Nga phải thọc vào con ếch mấy lần nữa, nó mới chịu lặn chìm mất.

Bất giác, Hiếu Sắc buột miệng ngâm:

"Hồi ức thập tam niên tiền sự
Huyên tợ hà mô lục thủy thờị.
Nhớ chuyện mươi ba năm trước đây
Mường tượng ngày nay ếch ngóp ngoai

Nghe lời thơ lạ, Tiểu Nga bảo chồng lập lại để mình họa theo. Hiếu Sắc lè nhè đọc lại rồi cao hứng nói vợ lấy giấy bút cho mình chép lại làm thủ bút. Thôi rồi, kẻ hào hiệp chung chăn gối với mình mười năm nay, thì ra là một kẻ nham hiểm thâm độc.

Không thể để cho Hoá Chiêu chết oan, Tiểu Nga đã nắ lấy vật chứng là hai câu thơ thủ bút của Hiều Sắc, đem đi trình quan.

Bị bắt tra vấn, Hiếu Sắc khai hết sự thật câu chuyện hơn mười ba năm trước, vì đã cuồng si nhan sắc của Lương Tiểu Nga nên đóng trò đạo đức, rồi bày mưu giết chồng đoạt vợ Trát Hiếu Sắc bị xử tội tử hình.

Đúng là sắc bất ba đào dị nịch nhân, nhan sắc đâu phải là sóng lớn mà cũng dìm chết người, hai người chồng đều phải tức tưởi lìa đời.

Sắc đẹp là tội lỗi, nàng đã đến công đường, xin xử tội cái nhan săc nàỵ Nhưng luật pháp có bao giờ lại tử hình một hồng nhan. Có chăng thì lạ gì bỉ sắc tư phong, hồng nhan phải tự mang lấy cái nghiệp chướng đa truân.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6346)
Vương Bột tự Tử An, người đất Long Môn. Sáu tuổi đã biết làm văn. Mười sáu, mười bảy tuổi nổi danh hạ bút nên vần.
(Xem: 5819)
Đời Chu Tương Vương (651-617 trước D.L.), Tần Mục Công làm bá chủ các nước ở tây phương. Nhà vua có một người con gái.
(Xem: 5682)
Có một chàng tên Giang Thu San, quê ở An Huy, vốn người phong nhã, tính ưu ngao du sơn thủy. Gặp buổi ngày xuân, chàng liền rủ bạn sang Kim Lăng thưởng xuân.
(Xem: 5885)
Hằng Nga trong cung trăng: Theo sách của Hoài Nam Tử, Hậu Nghệ xin thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu, Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ uống trộm...
(Xem: 30713)
Ý của câu thành ngữ này là chỉ chim chóc bị săn bắn hết rồi thì cất cung nỏ vào kho. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Sử ký - Việt thế gia".
(Xem: 6978)
Điêu Thuyền (chữ Hán: 貂蟬, bính âm: diào chán) là một người đẹp trong tứ đạinhân Trung Hoa và là một nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa.
(Xem: 5910)
"Đẩu ngọc xích bố" có nghĩ là một đấu lúa, một thước vải. Ngày xưa Cao Tổ có hai đứa con Hán Văn Đế và Hoài Nam Vương.
(Xem: 6246)
Đời nhà Tấn (265-419) có quan Thái Úy tên Khước Giám muốn chọn một người rể hiền, mới cho người đến trường của Vương Đạo xem trong đám học sinh...
(Xem: 7388)
Người Việt Nam xưa chia tầng lớp xã hội ra làm 4: Công, Nông, Binh, Thương. Công là những người làm nghề công nhân nhà máy, chuyên về công nghiệp.
(Xem: 7988)
"Xe dê" do chữ "Dương xa". Ngày xưa, nhà vua nào cũng vậy, ngoài có hoàng hậu, thứ phi còn có hàng ngàn cung nữ, chọn lấy người đẹp...
(Xem: 5910)
"Xích thằng" là tơ hồng hay chỉ hồng. "Nguyệt lão" là ông già dưới trăng do chữ "Nguyệt Hạ Lão Nhân", nói tắt.
(Xem: 7049)
Vương Chiêu Quân (王昭君) cũng như Tây Thi, Điêu Thuyền, Dương Quí Phi, nổi danh không chỉ bởi với nhan sắc mà còn bởi tài năng và những dấu ấn nàng để lại trong lịch sử.
(Xem: 6825)
Chùa Bà Đanh là tên gọi Nôm của chùa Châu Lâm. Chùa này được cất lên cùng với viện Châu Lâm vào thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497)...
(Xem: 10897)
Thành ngữ "Trung ngôn nghịch nhĩ". Tức nói thật mất lòng, hoặc nói thẳng nghe trái tai. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Sử ký-Lưu Hầu Thế Gia".
(Xem: 8926)
Ngày xưa có anh học trò tên là Trần Miên, học hành rất thông minh và siêng năng. Tuy vậy, anh ta rất nghèo.
(Xem: 8040)
"Trúc mai" là cây trúc và cây bương. Trúc thuộc một loại tre nhỏ. Bương là một giống tre to ở rừng. Lá to có thể dùng gói bánh.
(Xem: 6622)
Trong vùng có nàng họ Lương tên Bích Nga, sắc đẹp lộng lẫy, duyên dáng cực kỳ. Cha mẹ mất sớm, nàng họ Lương phải ở nhờ cô ruột.
(Xem: 5818)
Lịch cổ nước Tàu chia một năm ra làm 8 tiết, gọi là "Bát tiết": lập Xuân, lập Hạ, lập Thu, lập Đông, Xuân phân, Thu phân, Hạ chí và Đông chí.
(Xem: 5989)
"Tựa cửa", "tựa cổng" do chữ "Ỷ môn", "Ỷ tư". Nhạc Nghị là tướng nước Yên đời Chiến Quốc đem quân đánh Tề, hạ được 72 thành.
(Xem: 5860)
Người Trung Hoa ngày xưa chọn bốn người con gái có sắc đẹp tuyệt nhất trong lịch sử, gọi là "Tứ Đại Mỹ Nhân", đó là Tây Thi...
(Xem: 6629)
Đời nhà Lý (1010-1225), vua Lý Thái Tông tên Phật Mã lúc còn làm thái tử (1020), Lý Thái Tổ là Lý Công Uẩn sai đem quân đánh Chiêm Thành.
(Xem: 5485)
Tết Đoan Dương cũng gọi là Tết Đoan Ngọ. Theo phong tục Tàu, tết này ăn vào ngày mồng 5 tháng 5.
(Xem: 5806)
Tết Trung Thu ăn vào ngày rằm tháng 8. Nguyên cuối đời nhà Tây Hán (206 trước 23 sau D.L.), Vương Mãng nhân được cầm giữ chính quyền...
(Xem: 5968)
Theo phong tục của Tàu, Tết Trùng Cửu ăn vào ngày mồng 9 tháng 9. Nguyên đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam...
(Xem: 5531)
Tết này ăn vào ngày mồng 3 tháng 3. Vào ngày này người Tàu ăn toàn đồ nguội và tổ chức những cuộc chơi vui vẻ lắm.
(Xem: 7027)
Tây Thi (chữ Hán: 西施; bính âm: xi shi, 506 TCN-?) là một người con gái rất đẹp thời Xuân Thu và cũng là một trong Tứ đạinhân Trung Quốc.
(Xem: 9816)
Đạo gia (tức Đạo giáo, theo học thuyết của Lão Tử) cho rằng cái Thần (tinh thần) của con người ở vào ba nơi. Một ở óc, hai ở minh đường (quả tim)...
(Xem: 16419)
Thoạt nghe, không ít người nghĩ rằng, trong nội dung câu thành ngữ "Sư Tử Hà Đông" có điều gì liên can đến đất Hà Đông xưa của Việt Nam.
(Xem: 5784)
"Suối vàng" do chữ "Huỳnh tuyền" tức là suối nước màu vàng. Người Tàu ngày xưa tin rằng ở dưới âm phủ có chín cái suối nước vàng...
(Xem: 8371)
Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em
(Xem: 6028)
Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai, có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ.
(Xem: 5568)
Ngày xửa... Ngày xưa... Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm...
(Xem: 5655)
Có hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vườn họ có một hang rắn. Thường ngày làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn...
(Xem: 5978)
Ngày ấy, không biết từ bao giờ và cũng không biết bằng cách gì, Quỷ chiếm đoạt tất cả đất nước. Người chỉ ăn nhờ ở đậu và làm rẽ ruộng đất...
(Xem: 15047)
Sử còn ghi lại, nơi địa đầu tỉnh Quảng Bình ngày nay có một vùng đất rộng lớn cạnh là Hồ Xá, nên gọi là Truông Nhà Hồ.
(Xem: 11998)
Sào Phủ Hứa Do là tên một tích truyện cổ Trung Quốc, lấy tên hai nhân vật trong đó là Sào Phủ (chữ Hán:巢父) và Hứa Do (許由).
(Xem: 7306)
Theo "Tây Hán chí ", "Sa nang ủng thủy" là một kế hoạch của tướng Hán là Hàn Tín đánh bại quân Sở tại ngọn sông Duy thuộc tỉnh Sơn Đông.
(Xem: 8111)
Nàng Bân là con gái của Ngọc Hoàng nhưng khác với nhiều chị em của mình, nàng Bân chậm chạp và có phần vụng về.
(Xem: 10398)
Niêm hoa vi tiếu: nói đầy đủ là: "Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu." Nghĩa là: Đức Phật Thích Ca cầm cái hoa đưa lên, ông Ma Ha Ca Diếp mỉm cười.
(Xem: 5688)
Thời Chiến Quốc, thái tử Đan nước Yến đang làm con tin tại nước Việt đã quen biết với Tần Vương Chính cũng đang làm con tin tại nước Triệu.
(Xem: 5070)
Nhan: Là Nhan Hồi, quê ở nước Lỗ, tự là Tử Uyên, học trò ưu tú của Khổng Tử. Nhan Hồi siêng năng, học giỏi, cam sống cảnh nghèo mà vẫn vui vẻ.
(Xem: 6256)
Ngưu Lang là một gã chăn trâu nghèo, gặp Chức Nữ, một nàng tiên. Hai người yêu nhau say đắm. Ngọc Hoàng Thượng Đế bèn cho hai người lấy nhau.
(Xem: 9871)
Ngày Tết, người Việt Nam thường chúc nhau "Ngũ Phúc Lâm Môn", có nghĩa là năm hồng phúc đến nhà. Ngũ Phúc ấy là: + Phú: Nghĩa là giàu có...
(Xem: 9414)
Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, tên phát xít đầu sỏ Adolf Hitler cầm đầu phần tử Nazi đã thực hiện hành động diệt chủng vô cùng tàn bạo...
(Xem: 7336)
Truyền rằng, thời xưa có hai trái núi là Thái Hàng và Vương Ốc. Có một ông già nhà ở phía bắc núi tên là Ngu Công. Do có hai trái núi này...
(Xem: 16594)
Đời Vũ Đế nhà Hán (140-86 trước D.L.), có một người phường chèo tên Lý Diên Niên múa hát rất giỏi. Được hầu trong nội điện, cung vi của nhà vua...
(Xem: 6293)
Trầm là một loại cây có mùi hương, nên còn được gọi là Trầm Hương, trị được nhiều chứng bệnh, rất quí và hiếm. Những người đi tìm Trầm thường được gọi là "đi điệu"
(Xem: 5391)
Thông thường, trong các kinh điển, thành ngữ «sư tử hống» hay tiếng rống của con sư tử được dùng theo các ý nghĩa như sau:
(Xem: 5260)
"Ngôn quá kỳ hành..." nguyên câu là: "Ngôn quá kỳ hành bất khả trọng dụng" đó là lời nói của Lưu Bị chúa nước Tây Thục đời Tam Quốc...
(Xem: 9277)
Ở Trung Hoa ngày xưa, nơi thôn quê, người ta thường trồng dâu gần bên đường. "Mạch thượng tang" cũng là tên khúc hát cổ nhạc phủ của nàng La Phu nước Triệu...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant