Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

15. Các pháp thiền đơn giản để chữa bệnh

12 Tháng Ba 201100:00(Xem: 7371)
15. Các pháp thiền đơn giản để chữa bệnh

ĐIỀU TRỊ BỆNH TẬN GỐC - NĂNG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM BI MẪN
Tác giả: Lama Zopa Rinpoche; Nguyễn Văn Điểu - Đỗ Thiết Lập dịch; Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN HAI: THỰC HÀNH ĐIỀU TRỊ BỆNH

15. CÁC PHÁP THIỀN ĐƠN GIẢN ĐỂ CHỮA BỆNH

Mặc dầu trong việc chữa lành bệnh tật, yếu tố tâm lý, tức việc chuyển hóa tâm, đóng một vai trò quan trọng hơn nhiều, nhưng việc quán tưởng các vị Phật, các bảo tháp và những thánh vật khác quả thật cũng có năng lực chữa bệnh. Chỉ cần chiêm ngưỡng một thánh vật cũng đã làm lợi lạc cho tâm và có được sự tịnh hóa mãnh liệt. Đó là lý do tại sao tôi khuyên dùng một bảo tháp hay một tượng tranh Phật làm đối tượng thiền định trong phép thiền ánh sáng trắng để chữa bệnh.

Trong kinh điển, Đức Đạo Sư Thích-ca Mâu-ni Phật có dạy rằng, một người dù với tâm tức giận khi nhìn thấy một bức tranh tượng Phật, nhưng hành vi thấy đó cũng có thể khiến họ cuối cùng sẽ gặp được mười triệu đức Phật. Sở dĩ được như vậy chủ yếu là nhờ vào năng lực tâm thiêng liêng của đức Phật. Hình ảnh vị Phật tượng trưng cho một bậc đại thánh với tâm thanh tịnhhoàn toàn thoát khỏi các chướng ngại thô và vi tế –, và có tâm đại từ đại bi vô biên đối với tất cả chúng sinh. Tâm của các bậc thánh thiêng liêng chỉ có một suy nghĩ duy nhất là làm lợi lạc cho mọi chúng sinh. Tâm thiêng liêng như vậy có năng lực chữa bệnh vì có trí tuệ toàn giác trong một tâm đại bi vô biên. Do năng lực của một đối tượng [thiêng liêng như thế] nên việc nhìn ngắm một bức tranh tượng Phật, dù với sự giận dữ hay với động cơ không thanh tịnh, cũng sẽ tịnh hóa được rất nhiều nghiệp chướng, và sự tịnh hóa nghiệp chướng giúp cho người đó cuối cùng sẽ gặp được nhiều vị Phật.

Chướng ngại ngăn che tâm ta giống như những đám mây tạm thời che khuất mặt trời. Và cũng giống như những đám mây, các chướng ngại của chúng ta là tạm thời, có thể được tịnh hóa. Mây mỗi lúc một mỏng dần trước khi biến mất, để lộ ra một mặt trời chiếu sáng trên bầu trời xanh trong. Cũng giống như vậy, các chướng ngại của chúng ta càng lúc càng mỏng dần, để lộ ra cho chúng ta thấy ngày càng nhiều hiện tượng hơn. Dù các hiện tượng đó không thực sự mới, nhưng chúng là mới đối với ta vì trước đây ta không thể thấy chúng do có các chướng ngại. Khi ấy chúng ta sẽ có khả năng thấy được các bậc thành tựu giác ngộ viên mãn trong hình tướng thanh tịnh của các vị, được nghe giáo pháp và nhận sự chỉ dẫn trực tiếp từ các vị, như được mô tả trong tiểu sử của các vị hành giả chứng ngộ cao.

Nếu vì lý do tín ngưỡng mà bạn không thể chấp nhận quán tưởng Đức Phật, tùy theo lòng tin bạn cũng có thể quán tưởng Đức Chúa Jesus Christ hay một vị thánh linh tôn giáo khác. Tín ngưỡng giống như một siêu thị có rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. Bạn có thể mua bất cứ thực phẩm nào bạn thích.

Điểm chính ở đây là, khi bạn quán tưởng về đối tượng thánh linh theo tín ngưỡng của bạn – chẳng hạn như Đức Chúa Jesus Christ – bạn phải tin rằng Đức Jesus có đủ các phẩm chất của một đấng giác ngộ: có tâm toàn giác, có lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sinh hữu tình, và có năng lực để phụng sự một cách hoàn hảo tất cả chúng sinh. Mặc dù bạn gán đặt danh xưng "Jesus" thay vì "Phật" cho hình ảnh đó, nhưng bạn phải quán tưởng rằng Đức Jesus đó có cùng các phẩm chất như Đức Phật. Rồi thì, bạn qui y vào Đấng toàn hảo đó. Vì thiền định về bất kỳ đối tượng thánh linh nào có cùng những phẩm chất như vậy đều giống như thiền định về Đức Phật, nên bạn sẽ nhận được sự gia hộ của đấng giác ngộ khi bạn thực hành các quán tưởng của Pháp tịnh hóa. Điều này sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều so với việc ngắm nhìn một đối tượng tín ngưỡng như một chúng sinh bình thường, vì khi ấy thì việc thiền định của bạn sẽ không khác gì với việc quán tưởng ánh sáng hay nước cam lồ từ một con bò cái hay một thân cây.

Ngay cả khi bạn không theo một tôn giáo nào cả, bạn vẫn có thể thiền định về việc chữa bệnh bằng ánh sáng trắng, về lòng từ bi, và về pháp cho và nhận. Trong cách thiền định chữa bệnh bằng ánh sáng trắng, hình tượng một bảo tháp được sử dụng như đối tượng thiền quán, vì một bảo tháp tự nó sẵn có năng lực chữa bệnh. Hình dáng của tháp rất quan trọng. Từ đáy tháp lên đỉnh tháp biểu thị toàn bộ con đường giác ngộ, bao gồm nền tảng (hai chân lý, tương đốituyệt đối), con đường tu tập (phương tiệntrí tuệ) và kết quả (sự thành tựu thân tâm thiêng liêng hoàn toàn thanh tịnh của một vị Phật).

Tuy nhiên, nếu bạn thích thì bạn có thể quán tưởng năng lực chữa bệnh phổ quát trong dạng ánh sáng trắng đến từ mười phương để điều trị cho bạn khỏi bệnh và các nhân của bệnh đó, các chủng tử bất thiện trong tâm bạn. Tập trung hoàn toàn vào năng lực chữa bệnh phổ quát làm phát sáng thân thể bạn và tịnh hóa cho bạn. Thân thể bạn được chuyển hóa thành bản chất của ánh sáng và tâm bạn trở nên hoàn toàn thanh tịnh. Nếu bạn bị bệnh ung thư, bạn có thể quán tưởng ánh sáng chiếu thẳng vào nơi đang bị ung thư và chữa lành tức khắc cho nơi đó.

Một cách chọn lựa khác là bạn có thể quán tưởng ánh sáng chữa bệnh đến từ một tinh thể pha lê. Đầu tiên, hãy quán tưởng năng lực chữa bệnh phổ quát trong dạng ánh sáng trắng được thu hút vào tinh thể pha lê. Sau đó ánh sáng trắng phát ra từ tinh thể pha lê để chữa lành hoàn toàn bệnh của bạn.

a. Thiền định điều trị bệnh bằng ánh sáng trắng

Trong suốt thời gian thiền định chữa bệnh bằng ánh sáng trắng, bốn đối tượng sẽ được tịnh hóa: bệnh do cơ thể, bệnh do ma quỉ ám, các hành vi bất thiện, và các chủng tử bất thiện.

Bệnh do ma quỉ ám thì ma quỉ chỉ là điều kiện (duyên) của bệnh chứ không phải là nhân chính. Nhân chính của bệnh – cũng như đối với tất cả các vấn đềchúng ta trải qua – là các chủng tử bất thiện do những suy nghĩhành vi bất thiện đã để lại trong dòng tương tục của tâm thức. Và chính các chủng tử bất thiện này hiển lộ thành các vấn đề bất ổn. Các chủng tử được ghi lại trong tâm thức theo cách giống như các hình ảnh lưu trên âm bản của phim khi chụp hình. Quang cảnh bên ngoài được máy quay phim ghi lại như các dấu ấn lưu trên âm bản của cuộn phim; rồi cuộn phim được đưa vào máy chiếu, dòng điện chạy qua và cuối cùng những cảnh trong phim được chiếu lên màn ảnh. Hạnh phúc hay các vấn đề bất ổn trong cuộc sống đều đến từ tâm của chúng ta theo cách thức như vậy. Hạnh phúc đến từ các suy nghĩ thiện, các vấn đề bất ổn đến từ các suy nghĩ bất thiện. Tất cả các suy nghĩ và hành động thiện hay bất thiện của chúng ta cơ bản đến từ các chủng tử để lại trên dòng tương tục tinh thần, tức tâm thức.

Có sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thứcý thức. Chính thức thứ sáu – ý thức – sẽ đi từ đời này sang đời khác, tức tái sinh. Năm thức kia sẽ chấm dứt khi cái chết xảy ra, nhưng thức thứ sáu vẫn tiếp tục, chuyển tải tất cả các chủng tử đã lưu lại bởi các suy nghĩ và hành động trong quá khứ. Thức thứ sáu này mang các chủng tử từ hôm qua sang hôm nay, mang các chủng tử từ năm ngoái sang năm này, từ thời trẻ con sang đến hiện nay, và từ nhiều đời quá khứ đến đời này. Chính nhờ dòng tương tục tinh thần (tâm thức) mà ngay giây phút này chúng ta còn có thể nhớ được những gì đã làm vào buổi sáng hôm nay, vào hôm qua, năm ngoái, hay lúc ta còn trẻ.

Các suy nghĩhành vi bất thiện cũng như các chủng tử mà chúng lưu lại trên dòng tương tục tâm thức là nhân không những của bệnh tật mà còn là của tất cả các vấn đề bất ổn trong đời sống của chúng ta; do vậy, để tịnh hóa được các nhân của bệnh, chúng ta phải tịnh hóa cả ba yếu tố này trong tâm. Nhưng chúng ta không phải chỉ nghĩ đến việc tịnh hóa bệnh tật mà thôi, vì bệnh chỉ là một trong hàng ngàn vấn đề của vòng luân hồi sinh tử này. Luân hồi liên hệ đến các uẩn của chúng ta – hợp thể tâm và thân này; hợp thể này còn được biết như là sự hiện hữu có tính luân hồi, vì các uẩn của chúng ta luân chuyển từ đời này sang đời khác.

Cũng giống như trên cánh đồng sẽ trồng các vụ mùa, từ hợp thể thân tâm này mọc lên các vấn đề: sinh, lão, bệnh, tử, phải xa lìa những điều ưa thích, phải gần gũi những đối tượng không ưa thích, không được hài lòng thỏa mãn ngay cả sau khi đã có được những gì mình muốn. Tại sao hợp thể thân tâm hiện tại này sản sinh quá nhiều vấn đề? Vì nó đến từ các nhân bất tịnh, từ nghiệp và vô minh không nhận biết bản chất rốt ráo của cái tôi và các hiện tượng khác. Vì nhân của nó không thanh tịnh, nên hợp thể thân tâm này có bản chất đau khổ và sản sinh rất nhiều vấn đề, và một trong số các vấn đề đó là bệnh tật. Ở đây chúng ta đặc biệt tập trung vào việc tịnh hóa chính mình khỏi các nhân của bệnh tật, nhưng đồng thời cũng tịnh hóa các nhân của tất cả vấn đề khác nữa trong cuộc sống.

ĐỘNG CƠ

Trước khi thiền định, hãy phát khởi một động cơ thanh tịnh. Hãy tự hỏi: Mục đích của đời tôi là gì? Mục đích của đời tôi không phải chỉ để giải quyết các vấn đề của riêng mình và tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình. Mục đích của đời tôi là: giải thoát tất cả mọi chúng sinh đang đau khổ, cứu họ thoát khỏi mọi vấn đề và nhân của các vấn đề đó, đồng thời mang hạnh phúc đến cho họ, nhất là hạnh phúc tối thượng vĩnh cửu của giác ngộ viên mãn. Đây là mục đích của đời tôi. Đây là ý nghĩa sự sống của tôi.

Mục đích của đời tôi rộng lớn như không gian vô tận. Trách nhiệm của tôi là giải thoát tất cả chúng sinh khỏi tất cả các vấn đề bất ổn và nhân của các vấn đề đó, mang đến cho họ hạnh phúc tạm thời và nhất là hạnh phúc tối thượng.

Để thực hiện được nghĩa vụ to tát này đối với tất cả chúng sinh, tôi cần phát triển cho được trí tuệtâm từ bi đối với tất cả chúng sinh. Do đó, tôi cần được khỏe mạnh và tôi cần sống lâu. Chính vì lý do này mà tôi sắp thực hành thiền định chữa bệnh bằng ánh sáng trắng.

THIỀN ĐỊNH

Hãy ngồi trong tư thế nào mà cơ thể bạn cảm thấy thoải mái và hãy thư giãn. Nếu cần, thậm chí bạn có thể nằm. Điểm quan trọng nhất không phải tư thế ngồi mà là tâm bạn phải trong trạng thái thiền định.

Đầu tiên, bạn hãy hít vào chậm, rồi thở ra chậm. Khi bạn thở ra, hãy quán tưởng rằng tất cả bệnh tật hiện tại và bệnh tật trong tương lai và tất cả nhân của các vấn đề – các hành visuy nghĩ bất thiện của bạn cùng với các chủng tử của chúng trong tâm bạn – đều theo hơi thở đi qua các lỗ mũi ra ngoài dưới dạng khói đen, giống như khói thoát ra từ ống khói nhà máy. Tất cả bệnh tật của bạn, ma quỉ ám, các hành visuy nghĩ bất thiện, cùng với các chủng tử của chúng đều thoát ra ngoài dưới dạng khói đen, và tất cả khói đó bay đi mất, bay vượt khỏi quả đất này. Hãy cảm nhận rằng bạn đã trở nên khỏe mạnh cả thân và tâm.

Khi bạn hít vào, hãy quán tưởng ánh sáng giống như các tia sáng mặt trời đến với bạn từ một bảo tháp tượng trưng cho tâm thiêng liêng thanh tịnh của một vị Phật. Hãy nghĩ rằng, tâm toàn giác của một vị giác ngộ đã hóa thân thành hình tướng bảo tháp này.

Ánh sáng trắng phát ra rất mạnh từ bảo tháp đó đi thẳng vào trong tim bạn, rọi sáng toàn thân thể bạn. Hãy nghĩ rằng tất cả bệnh tật do cơ thể, bệnh do ma quỉ ám, các hành visuy nghĩ bất thiện, và các chủng tử của các hành vi bất thiện đó ngay tức thời được tịnh hóa. Đặc biệt là hãy nghĩ rằng, bất kỳ bệnh gì bạn đang có đều đã biến mất đi. Toàn thân bạn trở thành như bản chất của ánh sáng trắng. Hãy cảm thấy rất hoan lạc. Cảm giác hoan lạc tràn ngập thân bạn, từ đỉnh đầu xuống tới tận các ngón chân.

Và hãy nghĩ rằng tuổi thọ của bạn đã được kéo dài thêm, năng lực tích cực của bạn – nhân của hạnh phúcthành công – đã được tăng thêm. Trí tuệ, từ bi, sự hiểu biết và các thực chứng về con đường tu giác ngộ đã được phát triển một cách trọn vẹn trong tâm bạn.

Thực hiện một lần nữa pháp thiền định tịnh hóa mình và tiếp nhận ánh sáng từ bảo tháp. Hãy thở ra và tịnh hóa; hít vàotiếp nhận ánh sáng trắng chữa bệnh, và tự giải thoát mình khỏi tất cả các vấn đề cùng với nhân của chúng. Thân thể bạn trở nên ngập tràn ánh sáng và hoan lạc. Hãy thiền định như vậy lặp lại nhiều lần.

HỒI HƯỚNG

Giờ đây, hãy chân thành dâng hiến năng lực tích cực mà bạn đã tạo ra bằng sự thực hành thiền định này cho hạnh phúc của tất cả chúng sinh.

Nhờ vào các hành vichủng tử hiền thiện mà con vừa tạo ra bây giờ, cũng như đã tạo ra trong quá khứ và sẽ tạo ra trong tương lai, cầu mong sao con phát triển được Bồ-đề tâm hiền thiện tối thượngđạt được hạnh phúc vô song của giác ngộ viên mãn. Cầu mong sao con dẫn dắt được tất cả chúng sinh đạt tới tâm bình an trọn vẹn của giác ngộ viên mãn.

Nhờ vào tất cả công đức được tạo ra bởi sự phát khởi động cơ hiền thiện và thực hành thiền định tích cực này, cầu mong sao bất kỳ chúng sinh nào chỉ cần được thấy con, hay nghe, chạm vào con, hoặc nhớ nghĩ đến con, hoặc nói về con, cũng đều lập tức được giải thoát khỏi tất cả chướng ngại ngăn cản hạnh phúc – như bệnh tật, ma quỉ ám, các hành động tiêu cực, và các che chướng – và nhanh chóng thành tựu hạnh phúc tối thượng của giác ngộ viên mãn.

b. Thiền định về tâm bi mẫn

thiền định về tâm bithực hành quan trọng nhất cho việc điều trị bệnh nên hãy lưu tâm đến pháp thiền định này trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Mỗi khi nhìn thấy những người khác, hay thậm chí là các con vật, hãy nhớ lại rằng mục đích của đời bạn là giải thoát tất cả chúng sinh khỏi khổ đau và mang hạnh phúc đến cho họ. Khi nhìn thấy những người trong gia đình, hay thậm chí chỉ là những người đi đường xa lạ, bạn hãy nghĩ: "Tôi có mặt ở đây là để mang hạnh phúc đến cho họ". Hãy cố gắng cảm nhận tâm đại từ đại bi này.

Thực hành như vậy trong cuộc sống hằng ngày là rất tuyệt vời, vì điều đó sẽ mang hạnh phúc và sự mãn nguyện đến cho bạn và khiến cho cuộc sống của bạn trở nên có ý nghĩa. Và với thái độ này, bạn sẽ vui thích với cuộc sống.

THIỀN ĐỊNH

Tất cả các vị Bồ Tát đều có tâm đại bi, và mục đích sự có mặt của các ngài ở thế gian này là để cứu khổ và đem hạnh phúc đến cho tất cả chúng sinh. Hãy quán tưởng toàn bộ tâm đại bi của các vị Bồ Tát đi vào thân thể bạn ở dạng ánh sáng trắng.

Dù không có lòng tin vào sự hiện hữu của các vị Bồ Tát, bạn vẫn biết rằng có một số người có lòng từ bi hơn so với những người khác. Một số người có mức độ từ bi rất ít, một số người khác có mức độ từ bi vừa phải, và một số người khác nữa có mức độ từ bi mãnh liệt. Bất cứ ai cũng đều có lòng thương xót bi mẫn, ít nhất là đối với một người.

Các đấng giác ngộ có tâm đại bi trùm khắp vô biên, yêu thương hết thảy mọi loài, bi mẫn với từng chúng sinh không bỏ sót một ai. Hãy tưởng tượng toàn thể tâm đại bi này chảy thành dòng rót vào tâm bạn, và rồi tâm bạn ngập tràn tâm đại bi trùm khắp vô biên đó. Hãy cảm thấy xót thương bi mẫn với từng chúng sinh riêng lẻ, mong ước tất cả đều được giải thoát khỏi khổ đau và nhân của khổ đau trong tâm họ. Hãy mở rộng tâm bi mẫn này đến với từng người – tất cả những người trên đường phố, trong các cửa hiệu, trong mọi nhà, trong các văn phòng làm việc... và kể cả mọi súc vật, côn trùng...

Bây giờ, hãy thiền định về tâm đại bi bằng cách nghĩ rằng: "Tôi sẽ tự mình nhận lấy trách nhiệm giải thoát từng chúng sinh hữu tình khỏi khổ đau và mang hạnh phúc đến cho họ." Tâm bi sẽ lớn thành tâm đại bi khi bạn tự mình nhận lấy trách nhiệm như vậy.

HỒI HƯỚNG

Nhờ vào tất cả những thiện hạnh của con trong quá khứ, hiện tại và tương lai cũng như các thiện hạnh mà những người khác đã làm, cầu mong sao tâm từ bi – suối nguồn của tất cả sự chữa lành bệnh cũng như của hạnh phúc – được phát sinh trong tâm con và trong tâm của tất cả mọi người, nhất là những người đang bị bệnh AIDS, ung thư, và các bệnh khác. Vì thiếu tâm từ bi và trí tuệ nên bệnh tật đã trở thành một vấn đề bất ổn trong tâm, cầu mong sao tâm từ bi và trí tuệ phát sinh, và cầu mong sao tất cả bệnh tật được chữa lành tức khắc.

c. Thiền định cho và nhận

Bạn hãy trì tụng các lời cầu nguyện khởi đầu như thường lệ. Sau đó, hãy trì tụng đoạn kệ sau đây, đồng thời hãy khởi tâm chân thành, tận đáy lòng mong muốn làm theo nội dung lời kệ. (Bạn có thể trì tụng bằng tiếng Tây Tạng hay tiếng Việt đều được, miễn là bạn hiểu rõ và cảm nhận được điều mình đang tụng đọc.)

Âm tiếng Tây Tạng:

de-na je-tsn la-ma tug-je-chn

ma-gyur dro w dig-drib dug-ngl-kn

ma-l da-ta dag-Ia min-pa-dang

dag-gi de-ge zhn-la tang-wa-yi

dro-kn de-dang dn-par jin gyi lob

Tiếng Việt:

"Cầu mong sao các nhân của việc làm bất thiện, các chướng ngại, và khổ đau của tất cả chúng sinh hữu tình từng là mẹ của con, sẽ trổ quả ở con ngay lúc này.

"Và cùng với việc hiến tặng tất cả phước đứchạnh phúc của con, cầu xin gia hộ cho con có thể hiến tặng niềm vui đến tất cả chúng sinh hữu tình."

Bạn hãy tưởng tượng các vi rút gây bệnh, cùng với tâm ích kỷ chỉ biết quan tâm cho mình, đều có hình tướng như một quả cầu màu đen nằm ngay trong tim.

Bây giờ, hãy tưởng tượng các chúng sinh trong sáu cõi đang vây quanh bạn với hình tướng con người, đặc biệt là những người đang bị bệnh giống như bạn. Hãy nghĩ đến nỗi đau khổ của họ – nhất là nỗi đau khổ của những người có căn bệnh giống như bạn hay những người có thể sắp bị bệnh, và nỗi đau khổ của chúng sinh các cõi khác.

Bây giờ, hãy quán tưởng là bạn kéo lấy tất cả khổ đau ra khỏi thân của tất cả chúng sinh qua lỗ mũi phải của họ, đi ra ngoài với dạng một luồng ánh sáng có màu đen rồi đi thẳng vào lỗ mũi trái của bạn. Luồng ánh sáng màu đen đi thẳng vào quả cầu màu đen trong tim bạn và phá hủy hoàn toàn quả cầu đó.

Hãy quán tưởng là bạn đã hoàn toàn làm cho tất cả chúng sinh thoát khỏi khổ đau. Hãy cầu nguyện rằng bạn chịu đựng mọi khổ đau thay cho họ, và rồi bạn quán tưởng rằng quả cầu màu đen – tức là vi-rút gây bệnh và tâm vị kỷ của bạn – đã hoàn toàn bị phá hủy.

Kế tiếp, hãy tưởng tượng là bạn đang hiến tặng hạnh phúc, thân thể, mọi thứ sở hữu cùng với năng lực tích cực của mình cho tất cả chúng sinh quanh bạn. Tất cả những thứ này sẽ đi qua lỗ mũi phải của bạn, thoát ra ngoài dưới dạng luồng ánh sáng trắng. Luồng ánh sáng trắng này đi vào lỗ mũi trái của tất cả chúng sinh và làm cho họ được ngập tràn hạnh phúc.

Đây là pháp thực hành thiền định có kèm theo sự trì tụng cầu nguyện. Pháp thiền định này rất cao cấp và người nào thực hiện một cách chân thành sẽ có được hiệu quả rất đáng kể.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14869)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
(Xem: 17794)
Các phần lý thuyếtthực hành chứa đựng trong sách này có tác dụng dẫn dắt tâm chúng ta đến chỗ thấu hiểu sâu xa hơn về sự sống và chết, về vô thường và khổ đau.
(Xem: 18209)
Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn.
(Xem: 14988)
Khi chúng tôi mới gặp nhau, tôi là một thành viên tích cực của Câu lạc bộ Lotos, nhưng từ khi bắt tay vào việc soạn sách “Vén màn Isis” tôi đã chấm dứt hẳn mọi liên hệ với các hội hè đình đám...
(Xem: 13176)
Quyển hồi ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ.
(Xem: 21157)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
(Xem: 32566)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 15311)
Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính...
(Xem: 12346)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
(Xem: 12832)
Trải qua dòng lịch sử, nhân loại đã thực hiện được nhiều kỳ công vĩ đại, nhưng con người vẫn phải bóp trán suy nghĩ để tìm hiểu ý nghĩanguyên nhân của sự đau khổ...
(Xem: 27508)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 12135)
Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia.
(Xem: 34934)
Khi đức Phật còn trụ thế, ngài từng nói với tôn giả A-nan rằng: “Này A-nan! Sau khi ta tịch rồi, giới luật chính là thầy của các ngươi đó. Giới luật sẽ bảo vệnâng đỡ cho các ngươi.”
(Xem: 17744)
Tập truyện này kể lại nhiều câu chuyện mang tính giáo dục cao, có thể giúp dạy bảo, khuyên răn nhằm bồi dưỡng nhân cách, đưa con người hướng đến Chân, Thiện, Mỹ...
(Xem: 11821)
Mùa xuân đồng nghĩa với mùa hoa có từ khi thiên địa mới mở. Nó có thật mà như mơ, trong trẻo thanh cao, vô tư bên cạnh cõi Ta-bà phiền não đầy những giá trị giả.
(Xem: 12646)
Trước cuộc du hành đầu tiên của tôi, phương Đông đã xâm chiếm tâm hồn tôi với một sự hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ. Về sau, tôi quay sang việc khảo cứu các kinh điển của Á châu...
(Xem: 14569)
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chấttâm linh, của đất nước Tây Tạng...
(Xem: 32466)
"BÀI HỌC NGÀN VÀNG" là câu chuyện đã có từ xưa, một câu chuyện vô cùng thâm thúy và bổ ích cho thế đạo nhân tâm.
(Xem: 19460)
Tu Là Chuyển Nghiệp - Tuyển tập 7 bài viết về "nghiệp" trong Phật giáo - HT Thích Thanh Từ
(Xem: 12969)
Tập sách này là một sự tập hợp các bài biên khảo đã được đăng trong các tạp chí Phật giáo. Các bài: Triết lý quanh đèn, Triết lý chiếc nôi, Cái nhìn...
(Xem: 14084)
Nay nhìn lại, tôi nhận ra nếp sống nhà chùa là nếp sống tình thươngtrí tuệ. Người trong thơ đã mở nguồn cho tôi vào đạo và mở nguồn cảm xúc cho tôi bây giờ.
(Xem: 14267)
Chỉ khi nào làm mọi việc mà không thấy có mình làm, không thấy có chúng sinh được cứu độ, không thấy mình và chúng sinh có sự khác biệt đó mới là vô ngã.
(Xem: 15313)
Anh đã từng xót thương, như tự xót thương anh thuở nào thơ dại, khi bắt gặp trên đường những nét nhăn mà móng vuốt của cuộc đời đã cày trên trán ai như trán em bây giờ...
(Xem: 14140)
...ý nghĩa của đời sống phải được tìm thấy ngay trong những giây phút quý giá mà ta đang còn được sống. Đó là niềm hạnh phúc khi chúng ta được thương yêu...
(Xem: 14134)
Những gì sẽ được trình bày trong tập sách mỏng này thật ra không có gì mới lạ, mà chính là những gì đã từng được đức Phật Thích-ca Mâu-ni giảng dạy cách đây hơn 25 thế kỷ!
(Xem: 11957)
Yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc, thậm chí trong một chừng mực nào đó còn có thể nói rằng yêu thương chính là hạnh phúc, như hai mặt của một vấn đề không chia tách.
(Xem: 53165)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 11660)
Người viết cũng tin tưởng là tất cả chúng ta đều có thể thực hiện việc phóng sinh mỗi ngày trong cuộc sống. Và điều đó có thể mang lại những kết quả rất kỳ diệu...
(Xem: 13926)
Tập sách vừa là một trang đạo, vừa là một trang đời đẫm đầy mọi thử thách, chông gai mà Thầy đã từng trải, đã đi qua trong suốt cuộc hành trình của tháng năm tuổi trẻ.
(Xem: 13815)
Mỗi người chúng ta thường chỉ nhận biết được một số những khía cạnh nhất định nào đó mà chúng ta cho là khổ đau, và vẫn không ngừng đắm say trong vô số những niềm vui nhỏ nhặt...
(Xem: 20693)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
(Xem: 14312)
Quyển sách này là sáu nói chuyện Jiddu Krishnamurti trình bày tại những Trường đại học Ấn độ và những Học viện Công Nghệ Ấn độ giữa năm 1969 và năm 1984.
(Xem: 13432)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa cách, nhợt nhạt hơn.
(Xem: 13610)
Phật Giáo hiện hữu trên thế gian nầy từ vô lượng kiếp và Phật Giáo đã được hình thành bằng hình thức khế lý khế cơ qua hơn 2.500 năm lịch sử trên quả địa cầu này...
(Xem: 34168)
Chúng ta đang rất cần chú ý đến những mối quan hệ gia đình trong môi trường mới, nhằm có thể duy trì và phát triển được hạnh phúc ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất mà cuộc sống đòi hỏi.
(Xem: 16210)
"Phật Pháp Cho Sinh viên" là kết quả của hai buổi nói chuyện đạo của Ajahn Buddhadàsa vào tháng Giêng năm 1966 với các sinh viên viện Ðại học Thammasat ở Bangkok.
(Xem: 14073)
Quyển sách "Nguồn an lạc" này, được biên tập từ các bài giảng phổ thông của Hòa thượng Viện trưởng tại Thiền viện Trúc Lâm và các Thiền viện trực thuộc, cũng như đạo tràng các nơi.
(Xem: 14201)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
(Xem: 13563)
Yêu thương và được yêu thươnghai mặt không tách rời nhau của cùng một vấn đề. Khi bạn yêu thương, bạn cũng đồng thời nhận được sự thương yêu.
(Xem: 15905)
Phật pháp quảng đại vô biên, bình đẳng viên dung, có tác dụng thông trên suốt dưới. Phương thuốc ấy là: Người người phải bình tâm tỉnh trí, an lạc không ở bên ngoài...
(Xem: 13505)
Phật học và Y học là một trong những loạt bài nói chuyện cùng các giáo sư và bác sĩ của bác sĩ Quách Huệ Trân tại Học Viện Y Dược Trung Quốc, được cư sĩ Lý Nghi Linh ghi lại thành sách.
(Xem: 22961)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27741)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 13904)
Đối với Phật tử Việt Nam chúng ta nhất là những người theo truyền thống đại thừa, danh từ Phật hay “Bụt” đã trở thành một khái niệm vừa thiêng liêng vừa gần gũi.
(Xem: 24958)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 13948)
Đức Phật dạy chúng ta phải giải quyết những vấn đề trong cuộc sống qua sự hiểu biết rõ ràng về bốn sự thật trong đời sống: Khổ, nguyên nhân của khổ, làm thế nào diệt khổcách sống an vui hạnh phúc...
(Xem: 31318)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13863)
Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ...
(Xem: 15561)
Hỡi những ai thực tâm muốn giác ngộ để tu trì giải thoát, hãy vững niềm tin: Phật là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành. Tin như vậy sẽ đưa ta đến chỗ có tâm niệm chân chánh...
(Xem: 14971)
Tập sách bao gồm những bài thuyết pháp thật phong phúthiết thực của Giảng sư LOKANATHA gốc người Ý, nguyên là tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã, bỗng giác ngộ quay về quy ngưỡng Phật Ðạo...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant