Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

16. Pháp thiền Đức Phật Dược Sư

12 Tháng Ba 201100:00(Xem: 7660)
16. Pháp thiền Đức Phật Dược Sư

ĐIỀU TRỊ BỆNH TẬN GỐC - NĂNG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM BI MẪN
Tác giả: Lama Zopa Rinpoche; Nguyễn Văn Điểu - Đỗ Thiết Lập dịch; Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN HAI: THỰC HÀNH ĐIỀU TRỊ BỆNH

16. PHÁP THIỀN ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ

Thiền định về bổn tôn


Để biết được vị Bổn tôn chữa bệnh nào thích hợp nhất cho một người, việc xác định cần dựa theo nghiệp riêng của người đó và cần có một vị Lama đạo hạnh xem xét lại. Sau đó, hành giả nên thọ lễ quán đảnh để được phép tu tập vị Bổn tôn đó, trong lễ quán đảnh sẽ có phần ban khẩu truyền trì tụng mật chú Bổn tôn. Vì việc ban khẩu truyền mật chú đã được truyền lại đến ngày nay theo một dòng truyền thừa không gián đoạn, nên nó chứa đựng sự gia trì của vị Bổn tôn và của tất cả các vị Lama đạo hạnh trong dòng truyền cho đến vị thầy mà hành giả [trực tiếp] thọ nhận sự truyền thừa. Mục đích việc thọ nhận lực gia trì theo truyền thừa như thế này là để làm tăng thêm năng lực thiền định về Bổn tôn và sự hành trì mật chú Bổn tôn đó.

Khi chúng ta thực hành thiền định Bổn tôn và trì tụng mật chú, năng lực chính để chữa bệnh sẽ đến từ động cơ từ ái, bi mẫn và Bồ-đề tâm của chúng ta. Động cơ là yếu tố rất quan trọng; còn việc trì tụng mật chú và các thực hành khác nữa là thứ yếu. Dĩ nhiên, các yếu tố bổ sung như quán tưởng các đối tượng thiêng liêng và trì tụng mật chú quả thật có làm gia tăng năng lực chữa bệnh của pháp thực hành này. Với những bệnh nhân đã được chữa khỏi bệnh nan y, tôi thường đã khuyên họ không những thực hành thiền định và trì tụng mật chú mà còn phải phát khởi một động cơ vị tha, hiền thiện. Tuy nhiên, dường như có một số người đã được khỏi bệnh ung thư chỉ hoàn toàn nhờ vào việc quán tưởng ánh sáng trắng và có niềm tin mãnh liệt rằng việc đó chữa lành bệnh cho họ.

Đôi khi bệnh nhân được khỏi bệnh nhờ tự mình thực hành thiền định, và đôi khi nhờ có người khác hành trì thiền định vì họ. Bệnh nhân tự hành trì thiền định thì tốt hơn; nếu người khác hành trì thiền định để giúp chữa bệnh thì mất thời gian lâu hơn, nhưng vẫn có hiệu quả. Có một cô sinh viên người Ý đã thọ nhận quán đảnh Kalachakra, làm việc ở khoa ung thư trong một bệnh viện. Một trong các bệnh nhân của cô bị ung thư vú, nên khi ngồi cạnh người ấy cô ta thường quán tưởng chính mình là hình tướng Kalachakra và chiếu ánh sáng chữa bệnh đến vùng bị ung thư của bệnh nhân đó. Sau khi cô hành trì như vậy được ba tháng, khối u của bệnh nhân đã giảm đi một nửa kích thước so với ban đầu.

Chúng ta có thể thực hành thiền định giúp cho những người tự họ không thiền định được, chẳng hạn như trẻ con hay người già không thể nhiếp tâm khi thiền định, hoặc có thể vì họ thấy khó hiểu hay khó tiếp nhận các pháp quán tưởng và trì tụng mật chú. Chúng ta có thể giúp những người như vậy bằng cách thiền định vì họ, hay chú nguyện vào nước với các mật chú Phật Dược sư, mật chú Quán Thế Âm Bồ Tát, mật chú Tara, hay một vị Phật khác [rồi cho họ uống]. (Xem chương 21)

Để chữa bệnh cho người khác, chúng ta nên công phu hành trì về vị Bổn tôn mà chúng ta có mối liên kết mãnh liệt về nghiệp quả, vì mối liên kết chặt chẽ với vị Bổn tôn đó sẽ giúp mang lại hiệu quả nhanh hơn. Nhưng năng lực chữa bệnh xuất phát từ lòng tin của chúng ta nhiều hơn so với việc quán tưởng vị Bổn tôn một cách rõ ràng hay sự trì tụng mật chú một cách chính xác. Điểm quan trọng nhất là chúng ta phải cảm nhận được vị Bổn tôn chữa bệnh có trí tuệ toàn giác, có tâm đại từ bi vô biên đối với ta và tất cả chúng sinh khác, đồng thờinăng lực hoàn hảo để dẫn dắt ta. Đây là điểm cốt lõi của pháp thực hành này. Việc quán tưởng hình tướng (của Bổn tôn) rõ ràng không tạo nên khác biệt lớn, nhưng bạn nhất thiết không được bỏ qua điểm cốt lõi vừa nêu.

Việc phát khởi niềm tin mạnh mẽ rằng bạn đã hoàn toàn tịnh hóa được bệnh và nhân của bệnh là cực kỳ quan trọng, vì chính tâm tin tưởng này là tâm chữa bệnh đích thực. Trí tuệtâm từ bi là quan trọng trong các pháp thực hành khác, nhưng trong các pháp thực hành liên quan đến việc thiền định về Bổn tôn và trì tụng mật chú thì việc chữa lành bệnh liên quan mật thiết đến việc phát khởi niềm tin mạnh mẽ rằng bạn đã được tịnh hóa. Tâm tin tưởng này là tác nhân chữa bệnh thực sự.

Trước khi sử dụng mật chú để chữa bệnh cho người khác, trước hết bạn phải nhập thất tu tập pháp Bổn tôn này với sự trì tụng nhiều mật chú, vì điều này giúp phát sinh năng lực chữa bệnh. Và trong thời khóa tu tập hằng ngày, nếu bạn trì tụng càng nhiều mật chú thì bạn càng phát triển được nhiều hơn năng lực chữa bệnh.

Trước khi tụng chú, bạn hãy khởi lên trong tâm động cơ mong muốn thực hành ý nghĩa mật chú của Bổn tôn chữa lành bệnh – vốn chứa đựng toàn bộ con đường đưa tới giác ngộ – càng nhanh càng tốt vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Hãy nghĩ rằng: “Thông qua mật chú này, cầu mong sao tôi có khả năng chữa khỏi bệnh tật cũng như mọi vấn đề bất ổn khác cho tất cả chúng sinh. Cầu mong sao bất kỳ ai nghe được mật chú này sẽ tức thì khỏi bệnh. Cầu mong cho họ tức thì được giải thoát khỏi tất cả khổ đau và nhân của khổ đau và tịnh hóa được mọi nghiệp chướng. Cầu mong họ ngay tức thì thực hành được toàn bộ con đường (đưa tới giác ngộ) chứa đựng trong mật chú.”

Sự hiến tặng [mọi điều tốt đẹp đến chúng sinh] như vậy có thể tạo ra năng lực chữa bệnh trong tâm. Và rồi thân, khẩu, ý chúng ta sẽ có năng lực chữa bệnh cho người khác, ngay tức thì cứu họ thoát khỏi bệnh tật và cả những vấn đề bất ổn khác nữa cũng như nhân của chúng.

Một động cơ Bồ-đề tâm thanh tịnh về phía người điều trị thực sự là yếu tố quan trọng nhất trong việc chữa bệnh, cho dù đối với bệnh nhân thì có vẻ như việc thiền định, trì chú hay thuốc men mới là quan trọng. Nếu tiến hành lễ puja hay trì chú cho bệnh nhân, việc trì chú sẽ có năng lực chữa bệnh mạnh hơn nếu chúng ta có tâm thiện. Cho dù mật chú và thuốc men có khả năng chữa bệnh, nhưng lợi lạc lớn nhất mà người điều trị có thể làm được là phát sinh tâm thiện. Và đây là yếu tố quan trọng nhất của người điều trị, vì nó bảo đảm rằng việc thiền địnhtrì chú của người điều trị trở nên Pháp thanh tịnh và là nhân của sự giác ngộ.

Các lợi lạc của pháp thực hành đức Phật Dược Sư

Vì sao có sự hóa hiện cụ thể hình tướng của bảy Đức Phật Dược Sư? Tâm giác ngộ viên mãn có khả năng toàn giác, tức là thấy biết được tất cả các thời quá khứ, hiện tạivị lai, có tâm đại bi vô lượng đối với tất cả chúng sinh, có năng lực hoàn hảo để dẫn dắt tất cả chúng sinh đến bờ giác ngộ. Vì trí tuệ thanh tịnh của tâm toàn giác gắn liền với lòng đại bi vô lượng đối với tất cả chúng sinh nên đã hóa hiện dưới nhiều hình tướng khác nhau, trong đó có hình tướng bảy Đức Phật Dược Sư, để dẹp bỏ mọi chướng ngạichúng sinh phải gánh chịu và mang đến cho chúng sinh hạnh phúc tạm thời cũng như rốt ráo, đặc biệthạnh phúc vô song của giác ngộ viên mãn.

Sở dĩ pháp tu tập Đức Phật Dược Sưnăng lực mãnh liệt để đạt được sự thành công tạm thời cũng như rốt ráo là vì trong quá khứ khi các Đức Phật Dược Sư còn là các vị Bồ Tát, các Ngài đã thệ phát những đại nguyện rất lớn lao đối với chúng sinh, các Ngài đã hứa là trong thời mạt pháp khi các giáo huấn của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni suy tàn, các Ngài sẽ làm cho tất cả lời cầu nguyện của chúng sinh đều trở thành hiện thực. Các Ngài đã phát khởi một quyết tâm mãnh liệt đạt giác ngộtâm nguyện này; đây là động cơ thiền định cũng như sự hiện thực hóa con đường tu giác ngộ của các Ngài.

Chúng ta đang sống trong thời đại mà năm sự suy thoái (tâm thức suy thoái, tuổi thọ suy thoái, chúng sinh suy thoái, thời đại suy thoái và nhận thức suy thoái) đang phát triển mạnh. Về cơ bản thì do sự suy thoái của tâm thức mà dẫn đến tất cả các sự suy thoái khác. Tham lam, sân hận, si mê và các mê lầm khác đang gia tăngchúng sinh không tu tập phát triển tâm linh.

Điều này dẫn tới sự suy thoái tuổi thọ, khiến cho tuổi thọ trung bình ngày càng ngắn hơn. Vài ngàn năm trước, đa số con người đều sống được trăm tuổi, và trước đó nữa người ta sống lâu hơn nhiều. Những con người đầu tiên sống đến nhiều ngàn năm trong [môi trường] tương đối hòa bình và hạnh phúc. Ngày nay, hầu hết con người chỉ sống được sáu mươi hay bảy mươi tuổi. Sự suy thoái tuổi thọ này là do suy thoái tâm thức.

Sự suy thoái tâm thức cũng đã dẫn tới sự suy thoái của chúng sinh, tâm chúng sinh trở nên rất bướng bỉnh và khó điều phục; họ rất khó tu tập nhẫn nhục, nhân ái, từ bi, vân vân... Dù có nhận được sự giảng giải cần thiết, họ cũng không có khả năng thực hành Pháp, hay thấy là rất khó tu tập. Vì tâm họ bất an, không được điều phục, nên dù có được nghe giảng họ cũng không thể hiểu được Chánh pháp.

Sự suy thoái về thời đại được thấy rõ qua việc ngày càng có nhiều cuộc chiến tranh, tranh chấp giữa các quốc gia cùng với các thiên tai như động đất, hạn hán, nạn đói và dịch bệnh.

Sự suy thoái tâm thức cũng dẫn tới sự suy thoái về nhận thức, quan điểm. Ngày càng có ít người tin vào chân lý và càng có nhiều người tin vào những lời nói dối và giảng giải sai trái. Khi có ai đó nói ra chân lý một cách chân thành từ trái tim thì những người khác thấy là khó hiểu hay khó tin; nhưng khi người ta nói dối thì người khác lại thấy rất dễ tin. Ở đây chúng ta đang nói đến chân lý tương đối, không phải chân lý tuyệt đối. Con người cũng ôm giữ những quan điểm sai trái, chẳng hạn như cho rằng đạo đức không phải là nhân của hạnh phúcphi đạo đức không phải là nhân của khổ đau. Họ sẵn sàng chấp nhận những giải thích sai lầm về nguyên nhân của hạnh phúc và khổ đau nhưng lại thấy khó hiểu hay không tin vào những sự giảng giải chân chánh. Con người cũng thấy khó hiểu được về chân lý tuyệt đối.

Vì năm sự suy thoái lan tràn khắp nơi nên nhiều loại bệnh mới xuất hiện và các triệu chứng bệnh cũng thay đổi. Các bác sĩ gặp khó khăn khi chẩn đoán các bệnh mới và không biết cách chữa trị. Những điều này hoàn toàn đúng như ĐạoLiên Hoa Sinh (Guru Padmasambhava) dự báo cách đây hơn ngàn năm!

tâm thức của chúng sinh ngày càng suy thoái hơn nên mọi sự vật cũng đều suy đồi theo. Công năng của thực phẩm và thuốc men đang giảm dần, và ngay cả năng lực của mật chú cũng suy giảm. Đây là lý do tại sao khi thực hành pháp [thiền định] về Bổn tôn chúng ta thường phải trì tụng mật chú nhiều lần hơn trước đây. Tuy nhiên, nhờ vào nguyện lực của những đại nguyện mà các Đức Phật Dược Sư đã phát khởi trước đây nên mật chú Đức Phật Dược Sư thực sự trở nên có năng lực ngày càng mãnh liệt hơn khi thời đại càng suy thoái. Đây là một lý do giải thích vì sao việc trì tụng mật chú Phật Dược Sư là rất quan trọng.

Các Đức Phật Dược Sư trong quá khứ đã phát đại nguyện rằng các lời khẩn cầu của chúng sinh trong thời đại suy thoái chắc chắn sẽ được thành tựu. Mỗi vị Phật Dược Sư đều đã có nhiều đại nguyện để có thể đáp ứng các vấn đề [khác nhau] của chúng sinh, bạn có thể hiểu được sự mở rộng của các đại nguyện đó của các Ngài thông qua các bản văn dài hay trung bình về nghi lễ puja Đức Phật Dược Sư.

Trong kinh [Dược Sư] Lưu Ly Quang [Như Lai] (Beams of Lapis Lazuli), Đức BổnThích-ca Mâu-ni hỏi vị thị giả của Ngài: “Này A-nan, ông có tin lời Ta nói về công hạnh của Đức Phật Dược Sư hay không?” Ngài A-nan đáp: “Con không nghi ngờ những lời dạy của Ngài, Bậc Giác ngộ.” Đức Phật hỏi tiếp ngài A-nan về lý do của sự tin tưởng như vậy, ngài A-nan đáp: “Công hạnh của Đức Phật không thể nghĩ bàn. Tâm viên giác của Đức Phật có thể trực tiếp thấy biết mọi sự vật đang hiện hữu, bao gồm cả mức độ tâm và nghiệp của mỗi chúng sinh. Đó là lý do tại sao con không hề nghi ngờ những gì Đức Phật giảng dạy.” Rồi Đức Phật khuyên: “Này A Nan, cho dù ai chỉ nghe được hồng danh của Đức Phật Dược Sư hay mật chú của Ngài cũng đủ để không sinh vào các cảnh giới thấp.” Như vậy, điều chắc chắn là nếu chúng ta xưng tán hồng danh của Đức Phật Dược Sư hay trì tụng mật chú của Ngài mỗi ngày thì ta sẽ không bao giờ tái sinh vào các cảnh giới thấp.

Việc cầu nguyện các Đức Phật Dược Sưnăng lực mãnh liệt và nhanh chóng mang lại sự thành công, không chỉ trong việc chữa bệnh mà còn trong các công việc khác nữa. Đây là lý do tại sao việc hành trì cầu nguyện Đức Phật Dược Sư mỗi ngày là rất quan trọng, không chỉ cho việc chữa bệnh mà còn cho sự thành công của việc tu tập tâm linh cũng như các hoạt động khác. Nhờ năng lực mãnh liệt từ tâm đại bivị tha của các Đức Phật Dược Sư muốn làm lợi lạc cho chúng sinh nên chúng ta sẽ được thành tựu nếu thực hành trì tụng và thiền định về Đức Phật Dược Sư cũng như cầu nguyện các Ngài hộ trì. Về phía các Ngài, các Ngài đã có nhiều đại nguyện đối với chúng sinh hữu tình, các Ngài đã hứa sẽ làm cho các lời cầu nguyện của chúng ta trở thành hiện thực, đặc biệt trong các thời kiếp suy đồi. Nếu chúng ta cầu nguyện các Đức Phật Dược Sư, chúng ta sẽ mau chóng có khả năng thành tựu mọi điều mà chúng ta mong ước. Lợi lạc tối thượng mà các Ngài có thể mang lại cho chúng ta là sự giác ngộ.

Làm lợi lạc cho người hấp hối và người đã chết

Bảy vị Phật Dược Sưnăng lực mãnh liệt không chỉ đối với việc chữa lành bệnh tật mà còn cả trong việc tịnh hóa nghiệp chướng cho người đang sống và người đã chết. Bạn hãy phát khởi động cơ Bồ-đề tâm, rồi ghé vào bên tai của người hay con vật đang hấp hối mà xưng tán hồng danh cũng như trì tụng mật chú của Đức Phật Dược Sư; điều này sẽ rất tuyệt vời vì sẽ giúp cho người hay con vật đó không tái sinh vào các cảnh giới thấp. Nếu người hấp hối không còn nghe được nữa, bạn có thể trì chú Dược Sư rồi thổi vào thân thể họ, hay thổi lên bột đá mịn có trộn hương thơm, hay thổi vào chai lọ đựng nước hoa rồi rắc bột hay tưới nước hoa lên thân thể họ.

Với người đã cận kề cái chết, bạn có thể sử dụng việc hành trì Phật Dược Sư để làm pháp powa, tức là pháp chuyển di tâm thức. Cách làm như sau: Hãy quán tưởng Đức Phật Dược Sư ở trên đỉnh đầu người hấp hối. Một tia sáng hình trụ phát ra từ tim của Đức Phật Dược Sư, tạo thành một ống dẫn bên trong thân người hấp hối. Ống dẫn này có hình cán dù, bên trong rỗng nhưng bịt kín ở cuối ống và được kéo dài xuống ngay bên dưới rốn người hấp hối. Hãy quán tưởng tâm thức của người hấp hối ở dạng một đốm sáng trắng cỡ một hạt mù-tạt, nằm ngay tim. Nó không cứng chắc và nặng mà là cực kỳ nhẹ.

Các tia sáng màu đỏ có hình móc câu phát ra từ tim của Đức Phật Dược Sư, móc dính vào đốm sáng tâm thức của người sắp chết, rồi bay theo ống dẫn hình trụ lên tới tim của Đức Phật Dược Sư. Sau khi được hút vào tim Phật Dược sư, tâm thức sẽ hiện ra từ một đóa sen trong cõi tịnh độ của Phật Dược Sư. Rồi người đó sẽ được nghe Giáo pháp từ Đức Phật Dược Sư cũng như được thọ ký về sự giác ngộ của mình.

Nếu bạn có tâm từ bi mãnh liệt và định lực cao trong khi hành trì thiền định như vậy, bạn có thể giúp người hấp hối khỏi bị tái sinh vào các cảnh giới thấp.

Bạn cũng có thể sử dụng các viên powa vào lúc cận tử. Các viên powa mà tôi đã làm khi ở Dharamsala có chứa các viên powa khác đã được ngài Pabonka Dechen Nyingpo làm phép chú nguyện. Các viên powa này cũng được đức Dalai Lama chú nguyện, ngài đã giữ các viên đó trong phòng ngài nhiều ngày, và chúng cũng được chú nguyện bởi ngài Kirti Tsenchab Rinpoche cùng các Lama khác nữa. Ngoài các chất liệu chính, các viên powa đó có chứa các chất quí báu như chất sắt từ tính và các xá lợi được chính Đức Phật Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni chú nguyện, từ pho tượng Phật Thích-ca Mâu-ni nổi tiếng tại đền Ramoche ở Lhasa.

Khi người hấp hối có triệu chứng bắt đầu ngưng thở, bạn hãy đặt viên powa lên đỉnh đầu của họ, đặt như vậy trong một lát. Năng lực của những chất liệu trong viên powa đó, đặc biệt là các xá lợi của các hành giả cao cấp sẽ tác động lên tâm thức người vừa chết và làm cho họ có được tái sinh tốt. Khi xác chết sắp mang đi, hãy kéo mạnh tóc ở đỉnh đầu để giúp tâm thức của họ xuất khỏi kênh trung tâm đi ra ngoài qua đỉnh đầu. Nếu tâm thức xuất ra qua chỗ đỉnh đầu, họ thường sẽ được tái sinh vào cõi trời thuộc Vô sắc giới hay các cõi tịnh độ.

Việc thực hành pháp Đức Phật Dược Sư có thể tịnh hóa được nghiệp của một chúng sinh cho dù đã chết rồi, và có thể giúp họ giải thoát khỏi khổ đau. Cũng sẽ rất lợi lạc khi chúng ta trì tụng chú Dược Sư và thổi lên thịt chúng ta ăn, hay thổi lên thân người chết hay thổi vào các xương đã cũ, vì việc làm này giúp tịnh hóa các nghiệp chướng và giúp chúng sinh đó tái sinh vào các cảnh giới cao hơn hay vào cõi tịnh độ. Nếu bạn ăn thịt, bạn phải làm lợi lạc cho con vật bị giết lấy thịt bằng cách trì tụng mật chú tịnh hóa nghiệp rất có năng lực này trước khi ăn thịt và bạn thành khẩn hồi hướng tha thiết cầu nguyện con vật đó được chuyển kiếp tức thì từ kiếp súc sinh lên cõi tịnh độ hay một kiếp cao hơn và không bao giờ bị rơi lại xuống các cảnh giới thấp.

Ngay cả trường hợp một người hay một con vật đã chết hàng trăm năm hay hàng ngàn năm mà tâm thức vẫn còn trong các cảnh giới thấp thì việc trì tụng chú Dược Sư và thổi vào xương cũng có thể chuyển tâm thức đó lên cõi tịnh độ hay lên cõi cao hơn. Sau khi trì tụng chú Dược Sư xong, chúng ta thổi vào nước, vào cát, vào bột đá có trộn dầu thơm và rắc lên xương hay da của người chết hay con vật bị chết. Làm được như vậy thì ít nhất cũng có thể giúp rút ngắn thời gian chịu khổ đau ở các cảnh giới thấp.

Nghi lễ puja Phật Dược Sư cũng có rất nhiều lợi lạc cho người hấp hối hay người đã chết. Khi có ai bị đau nặng, chúng ta cần thực hiện lễ puja Phật Dược Sư cho thật chi tiết kỹ lưỡng, bao gồm các đại nguyện của từng vị Phật Dược Sư. Thường thì người ta cho rằng lễ puja này sẽ quyết định việc bệnh nhân đó sống hay chết. Hoặc là người bệnh đó sẽ khỏi bệnh ngay, hoặc sẽ chết trong vòng một hay hai ngày với tâm trạng bình thản thay vì kéo dài cuộc sống trong đau đớn. Thực hiện lễ puja Phật Dược Sư sẽ có hiệu quả tốt đối với bệnh nặng, nhưng chúng ta còn có thể áp dụng nghi lễ này để cầu được thành công trong việc tu tập tâm linh hay trong các hoạt động khác.

Cũng có thể thực hành thiền địnhthực hiện nghi lễ puja Phật Dược Sư để chữa bệnh cho người bị hôn mê. Dĩ nhiên, sự phục hồi là một sự kiện duyên sinh tương thuộc; nó tùy thuộc vào nghiệp của người đó nặng hay nhẹ. Nếu nghiệp của người đó không nặng lắm, thì thực hành một thời gian ngắn có thể phục hồi được. Nhưng nếu nghiệp nặng, bạn nên thực hiện lễ puja Phật Dược Sư nhiều lần –thậm chí mười lần hay hai mươi, ba mươi, bốn mươi lần... Khi nghiệp chướng sâu dày thì sự khỏi bệnh sẽ không xảy ra trừ phi có nhiều nỗ lực thực hành thiền địnhthực hiện nghi lễ puja Phật Dược Sư.

Geshela Lama Kưnchog kể với tôi rằng ngài đã trao một bức tranh tượng Đức Phật Dược Sư cho một đệ tử của ngài có người bạn ở Đài Loan đang bị hôn mê. Tôi nghĩ có lẽ ngài đã thực hiện nghi lễ puja Phật Dược Sư rất chi tiết kỹ lưỡng cho bệnh nhân đó. Bức tranh tượng Phật Dược Sư được đặt ở đầu giường bệnh nhân đêm trước và sáng hôm sau bệnh nhân đã tỉnh lại, không còn hôn mê nữa.

Chú nguyện vào thuốc



Bằng việc trì tụng mật chú Phật Dược Sư, chúng ta cũng có khả năng gia tăng năng lực của thuốc men mà chúng ta dùng hay đưa cho người khác dùng. Cách làm như sau: Đặt thuốc vào chén và để chén đó trước mặt bạn, quán tưởng một mặt trăng như hình cái dĩa ở bên trên chén. Quán tưởng trên cái dĩa có chữ OM màu xanh da trời và bao quanh chữ OM là các chữ của câu chú Phật Dược Sư theo chiều kim đồng hồ: “OM BEKANDZE BEKANDZE MAHA BEKANDZE RANDZE SAMUNGATE SOHA”.

Trong khi trì chú bạn hãy quán tưởng nước cam lồ chảy từ các mẫu tự của câu chú, chảy xuống và được thấm hút vào thuốc. Rồi các mẫu tự mật chú và dĩa trăng đều tan biến vào thuốc, và lúc này thuốc sẽ trở nên rất có hiệu lực để chữa lành các bệnh do cơ thể, bệnh do ma quỉ ám, cùng với các nhân của chúng, tức là nghiệp bất thiệnvọng tưởng mê lầm. Nếu bạn đang chữa cho bệnh nhân bị ung thư, bạn hãy quán tưởng rằng thuốc có năng lực đặc biệt có thể chữa lành bệnh ung thư. Nếu bạn phát sinh càng nhiều niềm tin và trì tụng mật chú càng nhiều thì thuốc sẽ càng có nhiều năng lực hơn.

Các thầy thuốc Tây Tạng sau khi chế biến thuốc men thường thực hành pháp thiền định Đức Phật Dược Sư và trì tụng mật chú để chú nguyện vào thuốc. Nhờ vậy thuốc có hiệu quả hơn, vì ngoài hiệu quả của dược liệu có trong thuốc, thuốc còn có thêm năng lực tâm linh giúp tịnh hóa tâmmang đến sự hồi phục nhanh chóng.

Nếu bạn là người điều trị bệnh thì việc nhập thất ẩn tu thực hành pháp Phật Dược Sư trong một hay hai tháng và xưng tán hồng danh Phật Dược Sư cũng như trì tụng mật chú mỗi ngày là rất tốt. Nếu bạn làm như vậy, các vị thiên nữ dược sư và các vị hộ thần sẽ giúp bạn chẩn đoán đúng bệnh và kê toa chính xác. Với sự thực hành này, bạn thậm chí còn có thể thành tựu được năng lực thấu thị. Một dấu hiệu chứng tỏ sự thành tựu này là trước khi bệnh nhân trực tiếp đến gặp bạn, bạn thấy họ đến trong giấc mơ và bạn chẩn đoán bệnh cho họ; ngày hôm sau, họ trực tiếp đến và bạn có thể kê toa thuốc đúng bệnh của họ. Một dấu hiệu nữa là, khi bạn chú tâm nghe mạch của bệnh nhân, bạn có thể tức thì nhận ra bệnh tình của bệnh nhân và kê toa chính xác. Cũng vậy, khi bạn thăm mạch, các thiên nữthể hiện ra trong không trung xung quanh bạn và nói cho bạn biết bệnh tình của bệnh nhân cũng như cách chữa trị.

Ý nghĩa của mật chú Phật Dược Sư

Bản văn mật chú Phật Dược Sư gồm có các bản dài, trung bình và ngắn gọn. Bản chú Dược Sư dài, được đề cập trong kinh Phật Dược Sư, sẽ được tìm thấy trong cả hai pháp thực hành Phật Dược Sư được trình bày sau đây, và cũng có cả bản mật chú ngắn “OM BEKANDZE BEKANDZE MAHA BEKANDZE RANDZE SAMUNGATE SOHA”.

Trước sự hiện diện của tám Đức Phật Dược Sư, Bồ Tát Văn Thù khẩn cầu: “Như các Ngài đã hứa trước đây, cầu xin các Ngài ban cho một mật chú đặc biệt để nhanh chóng mang sự thành tựu đến cho chúng sinh hữu tình trong thời mạt pháp, vì họ có công đức quá mỏng và bị ngập tràn khổ đau, kể cả bệnh tật do cơ thể và bệnh bị ma quỉ ám hại. Cầu mong sao các chúng sinh hữu tình đó được gặp tất cả chư Phật và đạt được tất cả những mong ước của họ.”

Liền sau đó, cùng một giọng nói, tám Đức Phật Dược Sư ban mật chú Phật Dược Sư, đáp ứng sự khẩn cầu của Bồ Tát Văn Thù. (Khi đề cập đến tám đức Phật Dược Sư ở đây là bao gồm cả Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, nếu không thì chỉ có bảy đức Phật Dược Sư.)

Nếu chúng ta trì chú Dược Sư như một thực hành hằng ngày thì tất cả chư Phật và chư Bồ Tát sẽ quan tâm đến ta như người mẹ hiền chăm sóc đứa con thương yêu của mình, và sẽ luôn dẫn dắt chúng ta. Cũng vậy, Đức Kim Cang Thủ (Vajrapani), hiện thân năng lực của tất cả chư Phật, bốn vị Hộ Pháp chính (Tứ Thiên vương) cùng với các vị hộ pháp khác sẽ luôn che chở và dẫn dắt ta. Việc trì chú Dược Sư như vậy cũng giúp tịnh hóa tất cả các nghiệp bất thiện và nhanh chóng loại bỏ được bệnh tật do cơ thể và các bệnh do ma quỉ ám hại. Việc trì chú này cũng mang đến sự thành công; mọi sự đều đạt được chính xác như mong muốn của chúng ta.

Trong mật chú Phật Dược Sư, BEKANDZE có nghĩa là loại trừ sự đau đớn, và MAHA BEKANDZE có nghĩa là loại trừ mọi sự đau đớn một cách mãnh liệt và triệt để. Có một giải thích rằng mẫu tự BEKANDZE đầu tiên ám chỉ loại bỏ sự đau đớn của khổ đau thực sự, không phải riêng khổ đau về bệnh tật mà còn cả khổ đau đến từ tất cả các vấn đề của thân và tâm. Nó cũng loại bỏ sự đau đớn của cái chết và sự tái sinh gây ra bởi nghiệp và các vọng tưởng phiền não.

Mẫu tự BEKANDZE thứ hai loại bỏ tất cả nhân thực sự của khổ đau, vốn ở bên trong tâm chứ không phải từ bên ngoài. Điều này ngụ ý nghiệp và các vọng tưởng phiền não, tức là các nhân bên trong, đã làm cho các yếu tố bên ngoài như thức ăn hay phơi mình ra nắng trở thành các điều kiện cho bệnh xuất hiện. Các nhà khoa học tuyên bố rằng tắm nắng gây ung thư da; tuy nhiên, như tôi có giải thích trước đây, đích thực nhân bên trong chứ không phải cái gì khác đã làm cho các hiện tượng bên ngoài trở thành điều kiện cho bệnh hiện ra. Nếu không có nhân trong tâm thì sẽ không có gì để làm cho các yếu tố bên ngoài trở thành điều kiện của bệnh.

Nhóm mẫu tự thứ ba, MAHA BEKANDZE, tức là sự loại bỏ tất cả sự đau đớn một cách mãnh liệt và triệt để, hai mẫu tự này hàm nghĩa sự loại bỏ luôn cả những chủng tử vi tế do các vọng tưởng phiền não để lại trong tâm thức.

Thực ra, mật chú Phật Dược Sư chứa đựng phương thuốc của toàn bộ con đường từng bước đưa tới giác ngộ, từ lúc bắt đầu cho tới khi đạt hạnh phúc vô song của giác ngộ viên mãn. Mẫu tự BEKANDZE đầu tiên chứa đựng con đường từng bước đưa tới giác ngộ cho chúng sinh sơ căn nói chung; mẫu tự BEKANDZE thứ hai tương ứng con đường đưa tới giác ngộ cho chúng sinh trung căn nói chung; và MAHA BEKANDZE ứng với con đường từng bước tới giác ngộ cho chúng sinh thượng căn. Việc trì chú sẽ để lại các chủng tử trong tâm chúng ta, thúc đẩy chúng ta có khả năng làm cho con đường trong mật chú trở thành hiện thực. Nó tạo nên sự gia hộ của toàn bộ con đường trong tâm chúng ta; và rồi, chúng ta phát sinh toàn bộ con đường từng bước tới giác ngộ (Lam-rim), như được biểu thị bởi BEKANDZE BEKANDZE MAHA BEKANDZE.

Mẫu tự OM được kết hợp bởi ba âm riêng biệt là “AH”, “O”, và “MA”, biểu thị trọn vẹn thân thiêng liêng, khẩu thiêng liêng và tâm thiêng liêng của Đức Phật Dược Sư. Hiện thực hóa toàn bộ con đường đưa tới giác ngộ sẽ tịnh hóa thân bất tịnh, khẩu bất tịnh và tâm bất tịnh của chúng tachuyển hóa thân, khẩu và tâm đó thành ra thân thiêng liêng, khẩu thiêng liêng và tâm thiêng liêng của Đức Phật Dược Sư. Rồi chúng ta có thể trở thành người dẫn đường hoàn hảo cho chúng sinh hữu tình. Với tâm toàn giác, chúng ta có thể thấy biết một cách trực tiếp không cần dụng công và không lỗi lầm về mức độ tâm của mỗi chúng sinh hữu tình, đồng thời thấy biết toàn bộ các phương pháp nào phù hợp với họ để đưa họ từ hạnh phúc này đến hạnh phúc khác, và cuối cùnghạnh phúc vô thượng của giác ngộ viên mãn.

Chúng ta cũng có năng lực toàn hảo để hóa hiện nhiều hình tướng khác nhau thích hợp với mỗi chúng sinh hữu tình và đưa ra nhiều phương pháp cần thiết để dẫn dắt họ, có thể là giúp đỡ vật chất, giáo dục tri thức hoặc thuyết giảng Chánh pháp. Bất cứ khi nào một chủng tử thiện hạnh trong quá khứ của chúng sinh vừa chín mùi, không một chút chậm trễ, dù là một giây phút, chúng ta có thể đưa ra ngay những phương tiện thích hợp khác nhau để dẫn dắt chúng sinh đó đạt đến giác ngộ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14875)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
(Xem: 17803)
Các phần lý thuyếtthực hành chứa đựng trong sách này có tác dụng dẫn dắt tâm chúng ta đến chỗ thấu hiểu sâu xa hơn về sự sống và chết, về vô thường và khổ đau.
(Xem: 18218)
Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn.
(Xem: 14994)
Khi chúng tôi mới gặp nhau, tôi là một thành viên tích cực của Câu lạc bộ Lotos, nhưng từ khi bắt tay vào việc soạn sách “Vén màn Isis” tôi đã chấm dứt hẳn mọi liên hệ với các hội hè đình đám...
(Xem: 13192)
Quyển hồi ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ.
(Xem: 21168)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
(Xem: 32591)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 15321)
Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính...
(Xem: 12350)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
(Xem: 12836)
Trải qua dòng lịch sử, nhân loại đã thực hiện được nhiều kỳ công vĩ đại, nhưng con người vẫn phải bóp trán suy nghĩ để tìm hiểu ý nghĩanguyên nhân của sự đau khổ...
(Xem: 27531)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 12138)
Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia.
(Xem: 34966)
Khi đức Phật còn trụ thế, ngài từng nói với tôn giả A-nan rằng: “Này A-nan! Sau khi ta tịch rồi, giới luật chính là thầy của các ngươi đó. Giới luật sẽ bảo vệnâng đỡ cho các ngươi.”
(Xem: 17751)
Tập truyện này kể lại nhiều câu chuyện mang tính giáo dục cao, có thể giúp dạy bảo, khuyên răn nhằm bồi dưỡng nhân cách, đưa con người hướng đến Chân, Thiện, Mỹ...
(Xem: 11828)
Mùa xuân đồng nghĩa với mùa hoa có từ khi thiên địa mới mở. Nó có thật mà như mơ, trong trẻo thanh cao, vô tư bên cạnh cõi Ta-bà phiền não đầy những giá trị giả.
(Xem: 12651)
Trước cuộc du hành đầu tiên của tôi, phương Đông đã xâm chiếm tâm hồn tôi với một sự hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ. Về sau, tôi quay sang việc khảo cứu các kinh điển của Á châu...
(Xem: 14571)
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chấttâm linh, của đất nước Tây Tạng...
(Xem: 32473)
"BÀI HỌC NGÀN VÀNG" là câu chuyện đã có từ xưa, một câu chuyện vô cùng thâm thúy và bổ ích cho thế đạo nhân tâm.
(Xem: 19461)
Tu Là Chuyển Nghiệp - Tuyển tập 7 bài viết về "nghiệp" trong Phật giáo - HT Thích Thanh Từ
(Xem: 12971)
Tập sách này là một sự tập hợp các bài biên khảo đã được đăng trong các tạp chí Phật giáo. Các bài: Triết lý quanh đèn, Triết lý chiếc nôi, Cái nhìn...
(Xem: 14087)
Nay nhìn lại, tôi nhận ra nếp sống nhà chùa là nếp sống tình thươngtrí tuệ. Người trong thơ đã mở nguồn cho tôi vào đạo và mở nguồn cảm xúc cho tôi bây giờ.
(Xem: 14272)
Chỉ khi nào làm mọi việc mà không thấy có mình làm, không thấy có chúng sinh được cứu độ, không thấy mình và chúng sinh có sự khác biệt đó mới là vô ngã.
(Xem: 15318)
Anh đã từng xót thương, như tự xót thương anh thuở nào thơ dại, khi bắt gặp trên đường những nét nhăn mà móng vuốt của cuộc đời đã cày trên trán ai như trán em bây giờ...
(Xem: 14145)
...ý nghĩa của đời sống phải được tìm thấy ngay trong những giây phút quý giá mà ta đang còn được sống. Đó là niềm hạnh phúc khi chúng ta được thương yêu...
(Xem: 14136)
Những gì sẽ được trình bày trong tập sách mỏng này thật ra không có gì mới lạ, mà chính là những gì đã từng được đức Phật Thích-ca Mâu-ni giảng dạy cách đây hơn 25 thế kỷ!
(Xem: 11959)
Yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc, thậm chí trong một chừng mực nào đó còn có thể nói rằng yêu thương chính là hạnh phúc, như hai mặt của một vấn đề không chia tách.
(Xem: 53181)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 11665)
Người viết cũng tin tưởng là tất cả chúng ta đều có thể thực hiện việc phóng sinh mỗi ngày trong cuộc sống. Và điều đó có thể mang lại những kết quả rất kỳ diệu...
(Xem: 13927)
Tập sách vừa là một trang đạo, vừa là một trang đời đẫm đầy mọi thử thách, chông gai mà Thầy đã từng trải, đã đi qua trong suốt cuộc hành trình của tháng năm tuổi trẻ.
(Xem: 13822)
Mỗi người chúng ta thường chỉ nhận biết được một số những khía cạnh nhất định nào đó mà chúng ta cho là khổ đau, và vẫn không ngừng đắm say trong vô số những niềm vui nhỏ nhặt...
(Xem: 20696)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
(Xem: 14313)
Quyển sách này là sáu nói chuyện Jiddu Krishnamurti trình bày tại những Trường đại học Ấn độ và những Học viện Công Nghệ Ấn độ giữa năm 1969 và năm 1984.
(Xem: 13434)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa cách, nhợt nhạt hơn.
(Xem: 13619)
Phật Giáo hiện hữu trên thế gian nầy từ vô lượng kiếp và Phật Giáo đã được hình thành bằng hình thức khế lý khế cơ qua hơn 2.500 năm lịch sử trên quả địa cầu này...
(Xem: 34178)
Chúng ta đang rất cần chú ý đến những mối quan hệ gia đình trong môi trường mới, nhằm có thể duy trì và phát triển được hạnh phúc ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất mà cuộc sống đòi hỏi.
(Xem: 16211)
"Phật Pháp Cho Sinh viên" là kết quả của hai buổi nói chuyện đạo của Ajahn Buddhadàsa vào tháng Giêng năm 1966 với các sinh viên viện Ðại học Thammasat ở Bangkok.
(Xem: 14073)
Quyển sách "Nguồn an lạc" này, được biên tập từ các bài giảng phổ thông của Hòa thượng Viện trưởng tại Thiền viện Trúc Lâm và các Thiền viện trực thuộc, cũng như đạo tràng các nơi.
(Xem: 14203)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
(Xem: 13567)
Yêu thương và được yêu thươnghai mặt không tách rời nhau của cùng một vấn đề. Khi bạn yêu thương, bạn cũng đồng thời nhận được sự thương yêu.
(Xem: 15917)
Phật pháp quảng đại vô biên, bình đẳng viên dung, có tác dụng thông trên suốt dưới. Phương thuốc ấy là: Người người phải bình tâm tỉnh trí, an lạc không ở bên ngoài...
(Xem: 13517)
Phật học và Y học là một trong những loạt bài nói chuyện cùng các giáo sư và bác sĩ của bác sĩ Quách Huệ Trân tại Học Viện Y Dược Trung Quốc, được cư sĩ Lý Nghi Linh ghi lại thành sách.
(Xem: 22980)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27748)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 13906)
Đối với Phật tử Việt Nam chúng ta nhất là những người theo truyền thống đại thừa, danh từ Phật hay “Bụt” đã trở thành một khái niệm vừa thiêng liêng vừa gần gũi.
(Xem: 24978)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 13954)
Đức Phật dạy chúng ta phải giải quyết những vấn đề trong cuộc sống qua sự hiểu biết rõ ràng về bốn sự thật trong đời sống: Khổ, nguyên nhân của khổ, làm thế nào diệt khổcách sống an vui hạnh phúc...
(Xem: 31335)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13867)
Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ...
(Xem: 15563)
Hỡi những ai thực tâm muốn giác ngộ để tu trì giải thoát, hãy vững niềm tin: Phật là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành. Tin như vậy sẽ đưa ta đến chỗ có tâm niệm chân chánh...
(Xem: 14980)
Tập sách bao gồm những bài thuyết pháp thật phong phúthiết thực của Giảng sư LOKANATHA gốc người Ý, nguyên là tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã, bỗng giác ngộ quay về quy ngưỡng Phật Ðạo...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant