Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

65. Tuyền Ðại Ðạo

04 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 9493)
65. Tuyền Ðại Ðạo

CAO TĂNG DỊ TRUYỆN
(Truyện Kể Các Vị Cao Tăng Trung Quốc)
Hạnh Huệ biên soạn - Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh 2001

65. TUYỀN ÐẠI ÐẠO

Cốc Tuyền, người Tuyền Nam, lúc nhỏ rất thông minh, nhưng ăn ở nhơ bẩn, nói năng lớn lối, thiếu khiêm nhường, không ai ưa. Ông bỏ nhà làm Sa môn, mà không giữa giới luật, làm theo ý mình, tăng chúng gai mắt nên hễ Sư vào tòng lâm là bị đuổi đi, Sư cũng chẳng bận tâm. Sư đến Phần Dương, ngài Thiện Chiêu lấy làm lạ, ngầm thọ ký. Sư lại trở về Nam, sống phóng lãng, qua lại đôi lần trong vùng Hồ Tương, đến Ðạo Ngô gặp Từ Minh. Ở Ðạo Ngô có ao, độc long ẩn dưới đó. Dù chỉ lá rụng thôi, sóng cũng dấy động, rồi mưa giông sấm sét suốt ngày. Ði qua ao này không ai dám thở. Buổi chiều, Sư cùng Từ Minh trở về. Trời thu nóng bức, Sư nắm áo Từ Minh rủ:

- Dám tắm không?

Từ Minh giựt tay áo lại bỏ đi thẳng. Sư cởi áo nhảy xuống ao, sấm sét nổi dậy, gió tanh thổi đến, mưa như trút nước, cây cối ngã rạp. Từ Minh ngồi trong đám cỏ, nghĩ bụng Cốc Tuyền chắc chết. Lát sau mưa tạnh chợt thấy Sư trồi đầu lên thở khì.

Sau Sư trụ Nam Nhạc, hang Lại Toản. Rồi dời về am Ba Tiêu, rồi đến am Bảo Chân. Sư đề thơ trên vách Ba Tiêu rằng:

Am Ba Tiêu ta đây

Ẩn sau lớp lớp mây

Cảnh lạ quanh co chưa rảnh đếm

Trước thấy từng nhỏ ba bốn cây

Lạnh đến đốt sam khô

Ðói ăn củ khoai bự

Nay mà bỏ nó đi

Không biết ai đến ở?

(Dư thử Ba Tiêu am

U chiếm đôi vãn xứ

Bàn bàn dị cảnh vị hạ sổ

Tiên khán ải tùng tam tứ thọ

Hàn lai thiêu khô sam

Ngạ san đại tử dụ

Nhị kim khí chi khứ

Bất truy lai trụ).

Sư trụ Bảo Chân, đêm ngồi dưới ngọn Chúc Dung, bị một con trăn lớn quấn quanh mình. Sư lấy dây lưng cột ngang mình nó. Sáng ra chống gậy đi tìm, thấy dây lưng treo trên ngọn tùng, té ra tùng thành yêu. Sư thường đến huyện Hành Sơn, thấy hàng thịt đang xẻ thịt, liền đứng cạnh, điệu bộ thiểu não, chỉ thịt rồi chỉ vào miệng mình. Ðồ tể hỏi:

- Ông câm hả?

gật đầu. Ðồ tể tội nghiệp cắt một miếng thịt bỏ vào bát Sư. Sư vui vẻ đi ra, rồi ngoái vào cảm ơn. Cả chợ đều cười ồ lên, Sư vẫn thản nhiên, treo bầu rượu lớn đầu gậy vào núi. Gặp người hỏi trong bầu có gì? Su trả lời:

- Tương đại đạo.

Rồi làm kệ:

Ta lại quản gì trời của anh,

Quản gì đất của anh,

Khoác cái áo giấy rách,

Cứ việc nằm ngủ khò.

Mặc kệ mặt trời lên phương Ðông,

Mặt trăng lặn phương Tây,

Vinh nhục ăn thua gì đến ta.

Hưng vong chẳng dính dáng

Một cây trụ trượng,

Một bầu hồ lô.

Chạy hết núi Nam qua núi Bắc

Nuôi một đầy tớ tên Ðiều Cổ (con trâu thuần)

Ta sai lượm củi, múc nước suối,

Hoặc gọi ngồi cùng trong núi đá.

Tặng hắn bài kệ rằng:

Ta có sơn đồng tên Ðiều Cổ,

Không tụng kinh, chẳng lễ Tổ.

Biết đốn cây ngừa đông lạnh

Áo quần tùy phận rách chẳng vá.

Biết trồng rau, hay cắm khoai

Ngàn núi muôn núi đi chẳng sợ

A ha ha!! Có chỗ yên ổn nào hơn nữa?

(Ngã hựu thùy quản nễ thiên

Thùy quản nễ địa,

Trước cá phá chỉ áo

Nhất vị công đả thùy

Nhất nhâm kim ô đông thượng

Ngọc thố tây đọa,

Vinh nhục hà dự ngã

Hưng vong bất tương quan

Nhất điều trụ trượng,

Nhất hồ lô gian

Tẩu nam Sơn dữ Bắc Sơn

Súc nhất nô danh Ðiều Cổ

Tự linh thập tân cấp giản

Hoặc hô đối tọa nham thạch gian

Tặng chi dĩ kệ viết:

Ngã hữu sơn đồng danh Ðiều Cổ

Bất tụng kinh, bất lễ Tổ

Giải bàn cốt đốt ngữ đông hàn

Tuỳ phận y thường phá bất bổ

Hội tài sơ, năng chủng dụ

Thiên sơn vạn sơn khứ vô cụ

A ha ha!

Hữu thậm thảo xứ ỷ?)

thượng tọa đến tham vấn hỏi:

- Am chủ ở đâu?

Sư hỏi:

- Ai đó?

Ðáp:

- Tăng hành khước.

Hỏi:

- Ðến làm gì?

- Lễ bái am chủ.

- Vừa lúc am chủ không có nhà.

- Chính là Ngài mà!

Sư bảo:

- Ðã nói không có nhà mà còn nói cái gì là ngài với ngày ...

Rồi vác gậy đuổi ra. Ngày kế ông lại đến, cũng bị đuổi ra. Một hôm lại đến, Sư nắm đứng lại hỏi:

- Chỗ ta ở đây, đầy phẩn tiểu của cọp beo qua lại. Con quỷ này ba lần đến, hai lần đi, ông muốn gì?

Tăng thưa:

- Người ta bảo am chủ từng thân gặp Phần Dương, nên tôi đến tìm.

Sư hớn hở cởi áo nói:

- Ông bảo ta đã gặp Phần Dương, xem có gì kỳ đặc không?

Sau Sư gặp Từ Minh, làm kệ rằng:

Xa nhau đã nửa năm,

Biết còn ai chuyện thiền với tôi!

Tương Sơn một dãy vời

Ông nuôi đồ chúng, tôi vùi giấc say.

(Tương biệt nhi kim hựu bán niên

bất tri thủy cộng đối dàm thiền!

Nhất ban tú sắc Tương Sơn lý

Nhữ tự khuông đồ, ngã tự miên).

Tự Minh cười mà thôi, rồi sai Nam Công (Huệ Nam) lại gặp Sư. Hai bên trò chuyện, Nam Công kinh hãi nói:

- Khắp trong năm châu mới có được đạo nhân méo này chăng?

Khoảng niên hiệu Gia Hựu, Sư vì người sàm báng nên đang ở Kinh Do, Thanh Tằng bị bắt giam vào ngục ở Xâm Châu. Trời nóng nực, Sư phải gánh đất, qua ngã tư đường. Sư buông gánh xuống nói:

Sáng nay 6 tháng 6

Cốc Tuyền bị bỏ cuộc

Không phải lên thiên đường

Ắt là xuống địa ngục.

(Kim triêu lục nguyệt lục

Cốc Tuyền bị chí khúc

Bất thị thướng thiên đường

Tiện thị nhập địa ngục). 

Nói xong cười nhẹ, thản nhiên thoát xác. Trà tỳ xá lợi đếm không nổi. Người đất Xâm dựng khám thờ. Sư thọ 94 tuổi.

52. THIỀN SƯ QUY TÔNG TUYÊN

Thiền Sư Quy Tông Tuyên, người Hán Châu, nối pháp Ngài Lang Gia Quảng Chiếu kết thân với Quách Công Phủ. Chợt một hôm có quan trấn thủ Nam Khang đến, Sư sai người đem thơ cho Công Phủ lại dặn người đưa thơ chớ cho quan huyện trông thấy. Công Phủ đọc thơ thấy ủy thác rằng:

- Tôi còn sáu năm duyên đời chưa hết, hôm nay không chịu nổi áp bức muốn thác sanh vào nhà ông, mong ông chiếu cố cho.

Công Phủ vừa sợ vừa mừng, nửa đêm bà vợ mơ màng thấy Sư vào trong phòng ngủ, bất giác thất thanh nói:

- Ðây không phải là chỗ Hòa thượng đến.

Công Phủ hỏi duyên cớ, bà vợ kể lại. Công Phủ sai đốt đền, lấy thơ của Sư cho coi. Quả nhiên sau bà vợ có thai sanh con đặt là Tuyên Quang. Vừa đầy năm đã nhớ hỏi chuyện trước.

Ðến ba tuổi, Hòa thượng Bạch Vân Ðoan đi qua nhà này, Công Phủ kêu con ra tương kiến, vừa thấy kêu lên:

- Sư Ðiệt! (cháu).

Hòa thượng Ðoan nói:

- Cùng Hòa thượng từ biệt nhau đã mấy năm rồi?

Tuyên co ngón tay nói:

- Bốn năm.

Hòa thượng Ðoan nói:

- Tương biệt tại đâu?

- Tại Bạch Liên Trang.

- Lấy gì để chứng nghiệm?

- Cha mẹ tôi ngày mai sẽ mời Hòa thượng thọ trai.

Chợt có tiếng đẩy xe qua ngoài cửa. Hòa thượng Ðoan nói:

- Tiếng gì ngoài cửa vậy?

Tuyên làm thế đẩy xe. Hòa thượng Ðoan nói:

- Qua thế nào?

- Ðất bằng có một rãnh nước.

Ðến sáu tuổi không bệnh mà chết.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26686)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20026)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18216)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32909)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18826)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31712)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32616)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20182)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26403)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20382)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23828)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23981)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15161)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15060)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant