Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

71. Tăng Ðông Tùng

04 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 10008)
71. Tăng Ðông Tùng

CAO TĂNG DỊ TRUYỆN
(Truyện Kể Các Vị Cao Tăng Trung Quốc)
Hạnh Huệ biên soạn - Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh 2001

71. TĂNG ÐÔNG TÙNG

Chẳng ai biết Sư là người như thế nào, chỉ biết Sư cơ biến khôn lường, đối đáp với ai như có cảm ứng, người nghe ngờ vực, về sau đều linh nghiệm. Nhạc Vũ Mục thường đem binh qua hỏi Sư rằng:

Tiếng róc rách đâu đây?

(Hà xứ hưởng quyên quyên?)

Sư tiếp đó trả lời:

Nối trúc suối trong xài

(Tiếp trúc dẫn thanh tuyền).

Nhạc bảo:

Xuân hạ thường như thế.

(Xuân hạ thường như thử). 

trả lời:

Thu Ðông cũng vậy thôi.

(Thu đông diệc tự nhiên).

Nhạc lấy làm lạ. Trước đó, Sư trồng khoai, rồi lấy ngói gạch chồng chất lên che lại, không cho ai thấy. Ðến lúc Nhạc đi qua, Sư mời để khao quân, rồi móc ngói gạch ra, moi khoai nấu canh, đủ cho quân ăn. Nhạc càng thêm lạ lùng. Sư lại biếu Nhạc miến, để tương ở dưới. Ðợi Nhạc đòi mới đưa cho và nói:

- Muốn ăn, khuấy đều lên, có tương.

Nhạc không hiểu, đề thơ lên vách mà đi. Sau gặp họa, mới hối hả đã không theo lời Sư.

Tần Cối cho là Sư thường cố vấn Nhạc, bèn sai Lý Cát đến giết Sư. Sư biết trước, viết một bài thơ:

Vội vàng tom góp cà sa rách,

Chuông trống lâu đài chẳng đoái hoài,

Mây trắng phất tay về động cũ,

Trăng trong quảy gậy đến ven trời.

Ngọn tùng thương hạc vừa làm tổ,

Bên rào nhớ cụm hoa năm rồi.

Phải đem mèo chó theo mình chạy,

Chớ để lưu lạc vào nhà người.

(Cấp mang thu thập phá cà sa,

Chung cổ lâu đài mạc quản tha,

Tụ phất bạch vân quy cổ động,

Trượng thiêu minh nguyệt đáo thiên nha.

Khả lân từng đảnh tân sào hạc,

Du ức ly biên cựu chủng hoa.

Hảo bả khuyển miêu tùy đới khứ,

Mạc giáo lưu lạc tha nhân gia).

Sư lại lấy một tượng Phật đặt giữa cầu phía Tây, đề thơ lên vách:

Lý Cát từ đông đến

Ta hướng tây chạy dài

Không nhờ Phật lực lớn

Có lẽ làm trò hôi.

(Lý Cát từng đông lai

Ngã hướng tay đầu tẩu

Bất thị Phật lực đại

Cơ hồ tác tràng xú).

Rồi trốn vào núi, cách am cũ không đến hai dặm. Lý Cát đến nơi, trông thấy thì muốn đuổi theo. Thấy tượng Phật, định dời đi. Ai ngờ, thoáng chốc biến thành cả ngàn vị Phật. Lý Cát luống cuống không biết làm sao bèn tán thán rồi trở về. Sau Sư ngồi tịch tại nơi ở ẩn. Cây cầu đặt tượng được gọi là cầu ngàn Phật.

52. THIỀN SƯ QUY TÔNG TUYÊN

Thiền Sư Quy Tông Tuyên, người Hán Châu, nối pháp Ngài Lang Gia Quảng Chiếu kết thân với Quách Công Phủ. Chợt một hôm có quan trấn thủ Nam Khang đến, Sư sai người đem thơ cho Công Phủ lại dặn người đưa thơ chớ cho quan huyện trông thấy. Công Phủ đọc thơ thấy ủy thác rằng:

- Tôi còn sáu năm duyên đời chưa hết, hôm nay không chịu nổi áp bức muốn thác sanh vào nhà ông, mong ông chiếu cố cho.

Công Phủ vừa sợ vừa mừng, nửa đêm bà vợ mơ màng thấy Sư vào trong phòng ngủ, bất giác thất thanh nói:

- Ðây không phải là chỗ Hòa thượng đến.

Công Phủ hỏi duyên cớ, bà vợ kể lại. Công Phủ sai đốt đền, lấy thơ của Sư cho coi. Quả nhiên sau bà vợ có thai sanh con đặt là Tuyên Quang. Vừa đầy năm đã nhớ hỏi chuyện trước.

Ðến ba tuổi, Hòa thượng Bạch Vân Ðoan đi qua nhà này, Công Phủ kêu con ra tương kiến, vừa thấy kêu lên:

- Sư Ðiệt! (cháu).

Hòa thượng Ðoan nói:

- Cùng Hòa thượng từ biệt nhau đã mấy năm rồi?

Tuyên co ngón tay nói:

- Bốn năm.

Hòa thượng Ðoan nói:

- Tương biệt tại đâu?

- Tại Bạch Liên Trang.

- Lấy gì để chứng nghiệm?

- Cha mẹ tôi ngày mai sẽ mời Hòa thượng thọ trai.

Chợt có tiếng đẩy xe qua ngoài cửa. Hòa thượng Ðoan nói:

- Tiếng gì ngoài cửa vậy?

Tuyên làm thế đẩy xe. Hòa thượng Ðoan nói:

- Qua thế nào?

- Ðất bằng có một rãnh nước.

Ðến sáu tuổi không bệnh mà chết.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26686)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20026)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18216)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32909)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18826)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31712)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32616)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20182)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26403)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20382)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23828)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23981)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15161)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15060)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant