Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

07. Saanen, 15 tháng bảy 1973

15 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 5640)
07. Saanen, 15 tháng bảy 1973

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ HỌC HÀNHHIỂU BIẾT
ON LEARNING AND KNOWLEDGE
Lời dịch: Ông Không - 2009

Saanen, 15 tháng bảy 1973

Bằng tất cả sự nghiêm túc người ta nhận ra rằng thế giới là điều gì chúng ta là, và chúng tathế giới. Làm thế nào cái trí con người sẽ thay đổi – cái trí mà đã được vun quén qua hàng thiên niên kỷ, cái trí mà đã được giáo dục, bị quy định, bị định hình bởi môi trường trong đó nó sống, bởi văn hóa trong đó nó đã tăng trưởng? Cái trí này đã phải tiêu tốn thời gian, mười ngàn năm hay nhiều hơn, để đến được điều gì chúng ta là bây giờ. Cái trí đầy ắp những trải nghiệm, hiểu biết, những hình ảnh, những biểu tượng. Chúng ta đang hỏi hiểu biếtvị trí nào trong sự thay đổi của cái trí con người. Chúng ta đã thâu lượm nhiều hiểu biết, thuộc công nghệ, trong quá nhiều phương cách, trong quá nhiều ngành, trong khoa học, sinh học, nhân chủng học, y khoa, và vân vânvân vân. Chúng ta đã thâu lượm nhiều hiểu biết trong lãnh vực, phạm vi của tinh thần. Hiểu biếtquá khứ, sự liên hệ của nó đến sự thay đổi của cái trí con người là gì?

Tôi có nhiều hiểu biết về chính tôi: tại sao tôi suy nghĩ những sự việc nào đó, những kết hợp của một tư tưởng đặc biệt là gì, tại sao tôi phản ứng, những trải nghiệm của tôi, những tổn thương của tôi, những lo âu của tôi, những sợ hãi của tôi, những theo đuổi vui thú liên tục của tôi, và những sợ hãi về sống và chết của tôi. Tôi đã tích lũy vô vàn hiểu biết về chính tôi. Tôi đã theo dõi rất cẩn thận suốt năm mươi năm, quan sát cẩn thận tất cả những xảo quyệt, ranh mãnh, những lừa dối, những hung ác. Tôi đã quan sát; tôi đã lắng nghe hàng tá người triết lý, người thầy, đạo sư. Họ cho hiểu biết của họ, trải nghiệm của họ. Khi tôi đang nói về chính tôi, tôi đang nói về chính bạn; đừng nghĩ rằng tôi bộc lộ những suy nghĩ của tôi và nhìn tôi và quên đi chính bạn. Chúng ta đang nói về bạn.

Vậy là trong suốt những năm này – dù nó là mười năm, hay năm mươi năm, hay một trăm năm, hay mười ngàn năm – vô số hiểu biết đã được tích lũy. Và tuy nhiên tôi chỉ là một con người ngu dốt, gian xảo, tầm thường, hèn hạ, phó bản. Tôi phản ứng quá mau mắn đến bạo lực, đến nịnh nọt; những kiêu ngạo và tự phụ của tôi quá to lớn. Tôi tuân phục; tôi đấu tranh chống lại sự tuân phục. Tôi nói về nghệ thuật, dạy một chút xíu về nghệ thuật nơi này nơi kia, chơi một nhạc cụ, viết một quyển sách ngắn, trở thành nổi tiếng, có tiếng xấu, một công chúng biết đến – bạn biết – tôi là tất cả việc đó. Tôi đã thâu lượm vô vàn thông tin, hiểu biết, và hiểu biết đó là quá khứ. Tất cả hiểu biếtquá khứ. Không có hiểu biết tương lai; không có hiểu biết hiện tại. Chỉ có hiểu biết như quá khứ. Và hiểu biếtthời gian.

Lúc này tôi tự-nói với chính mình, ‘Tôi biết điều này’. Và cũng vậy, bằng cách quan sát khách quan, không cá nhân, cẩn thận về thế giới, tôi thấy phải có sự thay đổi tổng thể trong tôi như một con người. Tôi thấy rằng trong sự liên hệ của tôi với một người khác, với người hàng xóm của tôi, với những người khác – dù thân mật hay với một người cách xa ngàn dặm – có một đấu tranh, xung đột đau khổ. Tôi thấy rằng tôi luôn luôn đang tự-khẳng định chính tôi, hoạt động ích kỷ, chuyển động tự-cho mình là trung tâm. Và tất cả điều đó là sự hiểu biết.

Bây giờ, hiểu biếtvị trí nào trong sự thay đổi của con người, mà cái trí thấy rằng điều đó tuyệt đối là cần thiết? Đó là câu hỏi. Liệu trải nghiệm tương lai, cần thời gian, thâu lượm càng nhiều hiểu biết thêm – không chỉ đi đến mặt trăng và trong nhiều lãnh vực khác nhưng còn cả hiểu biết về chính mình – sẽ tạo ra sự thay đổi? Đó là, liệu thời gianhiểu biết – và hiểu biếtthời gian – sẽ tạo ra sự thay đổi trong tôi, trong bạn? Hay một loại hoàn toàn khác hẳn của năng lượng được cần đến?

Chúng ta đang gặp gỡ lẫn nhau chứ? Chúng ta đang cùng nhau chia sẻ vấn đề, và muốn cùng nhau chia sẻ, cả hai chúng ta cần sự liên hệ của thương yêu, ân cần, tìm hiểu; ngược lại chúng ta không thể chia sẻ. Cả hai chúng ta phải hứng thú vấn đề chúng ta đang cùng nhau chia sẻ; điều đó có nghĩa cùng nhau chia sẻ tại cùng thời điểm, tại cùng mức độ, bằng cùng mãnh liệt.

Vậy là tôi có vấn đề này; bạn có vấn đề này. Chúng ta biết nhiều điều những người khác đã nói về chúng ta, và chúng ta biết về chính chúng ta. Việc đó sẽ tạo ra sự thay đổi? Điều đó có nghĩa, liệu tư tưởng sẽ thay đổi cái trí của con người? Tư tưởngphản ứng của hiểu biết. Tư tưởng đã tạo ra thế giới này? Tư tưởng đã phân chia con người như người Thiên chúa giáo và không-Thiên chúa giáo, như người Á rập và người Do thái, như người Cơ đốc giáo và không-Cơ đốc giáo, người Cộng sản và người Ấn độ giáo. Tư tưởng đã phân chia con người. Bạn có nhận biết được nó? Tư tưởng đã phân chia thế giới như Thụy sĩ, Pháp, Đức, Nga và vân vân. Tư tưởng đã tạo ra sự xung đột lẫn nhau, không chỉ thuộc tôn giáo, xã hội, kinh tế, nhưng còn cả trong những liên hệ của chúng ta. Và chúng ta nhờ vả tư tưởng để thay đổi chúng ta. Đó là điều gì chúng ta đang làm, phải không? Chúng ta có lẽ không nhận biết được nó, nhưng thật ra đó là điều gì chúng ta đang cố gắng làm.

Liệu hình ảnhrõ ràng – không phải hình ảnh của tôi nhưng cái hình ảnh – tư tưởng-hiểu biết-thời gian đó, tất cả đều là cùng sự việc, đã tạo ra thế giới này cùng tất cả hỗn loạn, đau khổ, thối nát, phiền muộn, đau khổ của nó – ở ngoài đó và cũng ở trong đây? Và chúng ta nói tất cả điều đó phải thay đổi. Những người nghiêm túc nói như thế – nhưng họ sử dụng tư tưởng để tạo ra một thay đổi.

Vì vậy tôi nghi vấn toàn sự việc. Tôi thấy rất rõ ràng rằng hiểu biết không thể thay đổi hoạt động của tôi, chuyển động tự-cho mình là trung tâm của tôi về ‘bạn’ và ‘tôi’ như hai thực thể tách rời đang đấu tranh với nhau. Vì vậy tôi sẽ làm gì? Làm ơn bằng tất cả sự nghiêm túc hãy đặt câu hỏi này cho chính bạn. Câu trả lời của bạn là gì? Bạn thấy thế giới, và thấy chính bạn như là thế giới, và bạn thấy hiểu biết là gì, biết hiểu biếtcần thiết trong những lãnh vực nào đó của hoạt động, và cũng tự-hỏi chính bạn liệu hiểu biết đó – mà những con người đã thâu lượm trong hàng ngàn năm – có thể tạo ra một cách mạng tâm lý triệt để. Lúc này hãy ấp ủ suy nghĩ đó; hãy nhìn ngắm nó. Bạn lắng nghe câu phát biểu đó như thế nào? Bạn lắng nghe câu phát biểu như thế nào: hiểu biếtvị trí nào trong sự thay đổi của con người? Khi bạn lắng nghe những từ ngữ đó, bạn diễn giải chúng thành một trừu tượng? Từ lắng nghe câu phát biểu đó, bạn rút ra một kết luận mà là một trừu tượng, và thế là bạn không đang lắng nghe câu phát biểu nhưng đang lắng nghe điều trừu tượng?

Tôi đã đưa ra một câu hỏi: thời gian, mà là hiểu biếttư tưởng, có vị trí gì trong sự thay đổi của cái trí con người? Bởi vì phải có sự thay đổi. Lúc này bạn lắng nghe nó như thế nào? Bạn chỉ lắng nghe nghĩa lý của những từ ngữ? Hay là bạn, trong chính động thái của lắng nghe, rút ra một kết luận, và thế là bạn đang lắng nghe bằng một kết luận và không thực sự đang lắng nghe câu hỏi? Bạn thấy sự khác biệt? Khi bạn lắng nghe câu phát biểu và rút ra một kết luận, tạo ra một trừu tượng, vậy là tư tưởng đang hành động. Tôi không đang khôn khéo; đây không là một sự việc thuộc trí năng. Bạn có thể quan sát nó trong chính bạn.

Liệu bạn có thể suy nghĩ mà không có một từ ngữ, mà không có một hình ảnh, mà không có một biểu tượng? Tôi đang đưa cho bạn câu hỏi đó. Liệu bạn có thể suy nghĩ mà không có một từ ngữ, mà không có một biểu tượng, mà không có một hình ảnh? Nếu khônghình ảnh, không có biểu tượng, không có từ ngữ, có suy nghĩ hay không? Lúc này bạn lắng nghe câu hỏi đó – bạn làm gì với động thái lắng nghe? Bạn đã làm gì sau khi lắng nghe nó? Làm ơn, hãy tiếp tục đi. Bạn đang cố gắng tìm ra, phải không, liệu có một suy nghĩ mà không có một từ ngữ. Và bạn nói, ‘Ồ, Chúa ơi, tôi không thể suy nghĩ mà không có một từ ngữ. Tôi phải có một hình ảnh, một biểu tượng; ngược lại không có suy nghĩ’. Vậy là suy nghĩ, từ ngữ, biểu tượng, hình ảnhhiểu biết. Và đó là thời gian. Vậy thì liệu thời gian có thể thay đổi cái trí của con người? Tất cả những triết lý, tất cả những cấu trúc tôn giáo, đều được đặt nền tảng trên suy nghĩ, mà là hiểu biết, và chúng ta nương nhờ hiểu biết đó để tạo ra một thay đổi. Tôi nói rằng điều đó không thể thay đổi được. Nhưng tôi phải thấy điều đó rất rõ ràng, thấy nó trong ý nghĩa của nhạy cảm đến sự thật của câu phát biểu đó. Sự thậthiểu biết đó, mặc dù nó cần thiết trong thế giới của hành động – lái một chiếc xe hơi, học một ngôn ngữ, nghiên cứu khoa học, và vân vân – nó không có vị trí nào trong sự thay đổi của một con người.

Bạn thấy sự thật của nó? Bạn chỉ có thể thấy sự thật của nó nếu bạn không rút ra một kết luận từ nó. Bạn sẽ nói, ‘Sau đó, tôi sẽ làm gì?’ Đó là một kết luận. ‘Sau đó tôi sẽ hành động như thế nào? Tôi đã sống suốt đời tôi trong những kết luận, những niềm tin, những ý tưởng, tư tưởng, và bạn xuất hiện và nói, “Hãy nhìn, việc đó có vị trí nào trong sự liên hệ, trong sự thay đổi của con người”.’ Sau đó bạn hỏi, ‘Cái gì sẽ thay thế vị trí của nó?’ Câu hỏi đó được đưa ra bởi tư tưởng, vậy là bạn vẫn còn đang vận hành trong lãnh vực của tư tưởng, và vậy là bạn không thấy sự thật của nó. 

Bạn thấy, đối với một con người nghiêm túc quan tâm chính là sự thay đổi tổng thể cái trí con người – tổng thể, không phải từng phần, cách mạng hoàn toàn trong tinh thần – bởi vì đó là chuyển động đầu tiên mà có thể thay đổi môi trường sống bên ngoài. Nếu không có sự thay đổi cơ bản đó, chỉ thay đổi bên ngoài không có ý nghĩa gì cả bởi vì nó tạo tác mỗi lúc một nhiều thêm những vấn đề. Bạn có thể thấy cách con người đang gây ô nhiễm quả đất, sông hồ, và chỉ đổi mới sẽ không thay đổi điều đó. Bởi vì có nghiêm túc, người ta hỏi: nếu hiểu biết không có vị trí, vậy thì cái gì là năng lượng, cái gì là ngọn lửa, cái gì là chất lượng mà sẽ hoàn toàn thay đổi cái trí? Lúc này, liệu tôi, liệu bạn, thấy rõ ràng sự thật rằng hiểu biết sẽ không thay đổi con người? Không phải bởi vì tôi nói nó, không phải bởi vì tôi đang thuyết phục bạn bằng trí năng, và không phải bởi vì bạn cảm thấy đó là cách duy nhất, nhưng liệu bạn, bất chấp môi trường sống của bạn, bất chấp người nói, bất chấp bất kỳ ảnh hưởng, những ấn tượng, những đòi hỏi, thấy sự thật của nó cho chính bạn? Nếu bạn thấy, vậy thì trạng thái của cái trí bạn là gì? Trạng thái của cái trí mà thấy sự thật hay giả dối của một câu phát biểu là gì? Cái trí của bạn mà nói, ‘Vâng điều đó đúng’ là gì? Liệu bạn có thể trả lời? Nó là một nhận thức thuộc trí năngvì vậy không là sự thật? Nó là một quan điểm được duy trì bởi lý luậnvì vậy không là sự thật? Hay nó là một quan điểm biện chứng, mà đang thấy sự thật qua những quan điểmvì vậy không là sự thật?

Chất lượng của cái trí đang đối diện câu phát biểu này là gì? Nó tiếp nhận câu phát biểu như thế nào? Liệu nó có thể quan sát câu phát biểu đó như thể lần đầu tiên đang nghe nó và đang thấy tức khắc sự kiện của nó?
Chúng ta sẽ rời nó trong chốc lát.
Có lẽ bạn muốn đưa ra vài câu hỏi liên quan đến những vấn đề chúng ta vừa nói.

Người hỏi: Tôi không thấy tại sao hiểu biếtthời gian.

Krishnamurti: Thực sự bạn không thấy nó à? Hãy theo dõi, tôi không biết đi xe đạp, vì vậy phải mất thời gian để học nó. Tôi không biết nói tiếng Nga, phải mất thời gian để học nó. Muốn học ngôn ngữ cùng tất cả hiểu biết của nó sẽ mất thời gian, thời gian để bao phủ nó từ đây đến đó. Và tôi cần hiểu biết để đi từ đây đến đó. Vì vậy chắc chắn, không nghi ngờ gì cả, tất cả hiểu biếtthời gian. Và tất cả hiểu biếtquá khứ.

Người hỏi: Ông không cần thời gian gì cả; ông có thể dùng hiểu biết ngay lúc này.

Krishnamurti: Bởi vì đã tích lũy hiểu biết như thời gian, bạn có thể sử dụng nó trong hiện tại. Đúng chứ? Bây giờ hãy theo dõi: Bởi vì đã tích lũy hiểu biết, đã học tiếng Anh, tôi sử dụng hiểu biết đó, ngôn ngữ đó, trong hiện tại. Điều đó rõ ràng; tôi đang sử dụng nó. Trong sự liên hệ của tôi với bạn tôi đã dựng lên hiểu biết về bạn, và việc đó đã mất thời gian, và tôi sử dụng hiểu biết đó trong sự liên hệ của tôi với bạn trong hiện tại. Vậy là tôi sử dụng quá khứ để quan sát bạn trong sự liên hệ của tôi. Tôi sử dụng hình ảnh mà tôi đã học về bạn trong sự liên hệ của tôi; hình ảnh vận hành. Vậy là hình ảnh đó, mà là quá khứ, phân chia bạn và tôi.

Người hỏi: Điều gì xảy ra nếu ông đang nhìn một cá thể mà trong chính người ấy là kết quả của quá khứ? Muốn thấy người ấy, ông cũng không được nhìn vào quá khứ bởi vì người ấy là nó?

Krishnamurti: Dĩ nhiên. Muốn quan sát về chính tôi, mà là quá khứ, liệu tôi phải dùng đôi mắt của quá khứ để quan sát về chính tôi? Nếu tôi dùng đôi mắt của quá khứ để quan sát về chính tôi, không có quan sát về chính tôi.

Người hỏi: Chúng là đôi mắt duy nhất của tôi.

Krishnamurti: Chờ đã. Tôi không quan sát về chính tôi. Tôi chỉ có thể quan sát về chính tôi bằng đôi mắt không thuộc về quá khứ. Tất cả điều này quá rõ ràng.

Người hỏi: Làm thế nào tôi thay đổi tức khắc cái trí của tôi?

Krishnamurti: Bạn đã đưa ra câu hỏi sai lầm, thưa bạn. Bạn biết, muốn trả lời câu hỏi đó, người ta phải tìm hiểu toàn vấn đề của thời gian. Và đó là câu hỏi rộng lớn, không dành cho chốc lát này. Liệu cái trí có thể thay đổi tức khắc? Đó là, liệu cái trí – mà thuộc thời gian, được sắp xếp vào chung bởi thời gian, được sắp xếp vào chung bởi hiểu biết, được sắp xếp vào chung bởi trải nghiệm – liệu tổng thể cái trí đó có thể – cái trí là trung tâm, tổng thể những công việc – có thể thay đổi trọn vẹn phía bên ngoài của thời gian? Không phải tức khắc. Tôi nói, bằng sự khiêm tốn, rằng nó có thể; ngược lại tôi sẽ không đang nói về nó. Vậy thì tôi sẽ là người đạo đức giả nếu tôi nói về nó. Tôi sẽ đang buông thả trong những ý tưởng, mà là dốt nát.

Bạn biết, toàn vấn đề vị trí của hiểu biết này rất phức tạp, tinh tế, bởi vì bạn thấy, ở một phía bạn cần có hiểu biết. Tôi phải cần có hiểu biết để đi đến nơi tôi sống, để lái một chiếc xe hơi, để nói ngôn ngữ này, để nhận ra bạn, để chơi golf, quần vợt, để đi đến cơ xưởng. Muốn làm bất kỳ việc gì, tôi phải có hiểu biết. Và tuy nhiên tôi lại thấy hiểu biết không có vị trí – hay nó có một vị trí? – trong sự thay đổi của con người. Việc này cần đến một trực nhận sắc sảo, nhạy bén vô cùng – không phải một kết luận. Tôi có thể kết luận và nói, ‘Ồ, nó có một vị trí’, hay, ‘Nó không có vị trí’ – việc đó không có ý nghĩa. Nhưng thấy toàn lãnh vực của hiểu biết, và thấy nơi nào hiểu biết cần thiết và nơi nào nó trở thành một vật phá hoại, đòi hỏi thông minh vô hạn.

Vậy là thông minh là sản phẩm của thời gian? Làm ơn hãy lắng nghe nó. Đừng đồng ý hay không-đồng ý. Thông minh là thuộc cá nhân, của bạn hay của tôi? Hay thông minh là đang thấy toàn chuyển động của hiểu biết? Muốn thấy nó, bạn phải nhạy cảm cực độ, chú ý; bạn phải có ân cần, ưa thích, thương yêu. Ngược lại bạn không thể thấy vẻ đẹp, sự nhạy bén của thông minh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 28199)
Phương Trời Cao Rộng - Truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1993, tái bản năm 1995
(Xem: 6693)
Tiếng nói của những người con Phật có tấm lòng từ bi và trí tuệ đi vào đời...
(Xem: 8790)
Báo Chánh Pháp - bộ mới Số 43, tháng 06 năm 2015
(Xem: 9321)
Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày
(Xem: 15390)
Nguời quân tử ra làm quan đi vào con đường hành chính, không những ngồi ung dung nơi miếu đường nói truyện văn nhã, để lấy tiếng là người có đức vọng...
(Xem: 8258)
Báo Chánh Pháp Số 41 Tháng 4/2015
(Xem: 8686)
Tuyển tập những bài viết về mùa Xuân trong nền văn hóa Phật giáo Việt Nam. Giai Phẩm Xuân Ất Mùi 2015...
(Xem: 16738)
Những ngữ cú của Sư được chép rải rác trong trứ tác của các nhà, nhưng chưa được gom tập. Cho nên vào niên hiệu Nguyên Văn, thiền sư Huyền Khế biên tập và đặt tên là Động Sơn Lục, tàng bản tại Bạch Hoa Lâm.
(Xem: 26988)
Thiền Lâm Bảo Huấn đây chính là phần Ngữ lục. Nội dung của sách Bảo Huấn được chia thành 4 quyển, gồm gần 300 thiên. Mỗi thiên đều là những lời vàng ngọc để răn dạy về cách tu tâm xử thế...
(Xem: 18687)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(Xem: 15661)
Là một sách tự lực của tác giả người Mỹ Dale Carnegie, được viết vào năm 1948. Bản Việt Ngữ do Nguyễn Hiến Lê dịch năm 1955 tại Sài Gòn và đưa vào tủ sách Học làm người.
(Xem: 22546)
Để góp nhặt hết tất cả những ý niệm tác thành tập sách nhỏ “Tâm Nguyên Vô Đề” này là một lời sách tấn, khuyến khích của Thiện hữu tri thức để lưu dấu một cái gì. Cái uyên nguyên của Tâm... Nguyên Siêu
(Xem: 19483)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia.
(Xem: 18362)
Gió không từ đâu tới; gió cũng đã chẳng đi về đâu. Gió hiện hữu, rồi gió tan biến, xa lìa. Tử sinh cũng như thế. Tuy có đó, tuy mất đó
(Xem: 16212)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ
(Xem: 25653)
Trăng bồng bềnh trên ngàn thông Và thềm đêm vắng lạnh, khi âm xưa trong veo từ các ngón tay anh đến. Giai điệu cổ luôn khiến người nghe rơi nước mắt, nhưng nhạc Thiền ở bên kia tình cảm.
(Xem: 12892)
Tay Bụt trong tay ta có nghĩa là ta được nắm tay Bụt mà đi. Cũng có nghĩa là trong tay ta đã có tay Bụt. Bụt và ta không còn là hai thực tại riêng biệt.
(Xem: 37867)
“Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” là bản dịch tiếng Anh nhiều bài thơ, bài kệ và bài pháp của chư tôn thiền đức Phật Giáo Việt Nam từ ngài Khương Tăng Hội ở thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch...
(Xem: 20098)
Chư Phật cùng tất cả chúng sanh chỉ là một tâm, không có pháp riêng. Tâm nầy từ vô thủy đến nay không từng sanh không từng diệt...
(Xem: 10721)
Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành.
(Xem: 10042)
Tâm là nguồn sống vô tận và ánh sáng của tâm là ánh sáng vô tận. Tâm lắng yên phiền nãotâm bình đẳng và thanh tịnh vô tận.
(Xem: 10563)
Nguyên tác: The Art of Happiness in a Troubled World; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 10397)
Cuốn sách này được viết ở Thái Lan, nơi tôi đã sống trong một vài năm. Khi tôi gặp người Thái, tôi đã rất ấn tượng trước sự rộng lượng của họ.
(Xem: 11047)
Sách này không ngại phổ biến cho nhiều người cùng đọc. Có thể nhờ đọc nó, người ta có cơ hội bước vào cửa ngõ Chánh pháp...
(Xem: 15242)
Bửu Tạng Luận tác giảTăng Triệu, bài luận này và bộ Triệu Luận đều có ghi trong tập 96 của Tục Tạng Kinh, nhưng bộ Triệu Luận đã lưu hành từ xưa nay...
(Xem: 10849)
Theo truyền thuyết Ấn giáo, thần Vishnu có lần hoá sinh làm một vị vương tử sống bên bờ sông Hằng. Tên ông là Ravana...
(Xem: 19702)
Quyển Hai quãng đời của Sơ tổ Trúc Lâm do chúng tôi giảng giải, để nói lên một con người siêu việt của dân tộc Việt Nam.
(Xem: 11713)
Sư sống vào thời Hậu Lê, người ta quen gọi là Tổ Cầu. Tổ tiên quê ở làng Áng Độ, huyện Chân Phúc. Ông Tổ năm đời của Sư làm quan Quản chu tượng coi thợ đóng thuyền cho triều đình.
(Xem: 10787)
Đây là một quyển sách ghi lại ba ngày thuyết giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma tại thành phố Luân Đôn vào mùa xuân năm 1984, tức cách nay (2014) đúng ba mươi năm.
(Xem: 11252)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay.
(Xem: 10112)
Đức Phật hướng dẫn cần chuyển hóa tâm thức làm cho nỗi đau, phiền não, nghiệp chướng không còn sức sống, lúc đó chúng ta mới đạt được hạnh phúc thật sự.
(Xem: 10571)
Đại sư quả quyết với chúng ta rằng những điều nói ra trong "Chứng Đạo Ca" là để dẫn chúng ta "Chứng thực tướng, không nhân pháp,"
(Xem: 11559)
Suốt hai mươi lăm thế kỷ hiện hữu trên thế gian này, đạo Phật chưa một lần gây tổn thương hoặc làm thiệt hại cho bất cứ một dân tộc, xã hội hay quốc gia nào.
(Xem: 10896)
Chủ yếu Đạo Phật là chỉ dạy chúng sanh giải thoát mọi khổ đau, song lâu đài giải thoát phải xây dựng trên một nền tảng giác ngộ...
(Xem: 11410)
Lăng Già ngời bóng nguyệt, Hoàng Anh đề trác tuyệt, Dị thục thức đã thuần, Ca bài ca bất diệt.
(Xem: 12166)
Bậc Thánh A La Hán, bậc đã thanh lọc tâm, là người không bao giờ còn phải tái sinh trở lại. Nếu tâm của ngài căn bảnthanh tịnh...
(Xem: 11070)
Tiếng đại hồng chung ngân vang như xé tan bầu không khí đang trầm lắng. Đó là báo hiệu cho mọi người chuẩn bị hành lễ của thời khóa Tịnh độ tối...
(Xem: 13024)
Chủ đề: 50 năm xuất giahành đạo của HT. Thích Như Điển
(Xem: 17786)
Sự Thực Hành Guru Yoga Theo Truyền Thống Longchen Nyingthig
(Xem: 15248)
Bản tiếng Anh của Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life; Do Đặng Hữu Phúc dịch sang tiếng Việt dựa theo bản Phạn-Anh.
(Xem: 15721)
Các Tổ sư Thiền có khi hỏi đã không đáp, mà dùng gậy đánh, roi quật, miệng hét như trường hợp Tổ Hoàng BáThiền sư Nghĩa Huyền...
(Xem: 11006)
Thân hình tuy còn ngồi ở nơi thành thị, nhưng phong thái mình đã là phong thái của người sống ở núi rừng. Khi các nghiệp (thân, khẩu và ý) đã lắng xuống thì thể và tính mình đều được an tĩnh...
(Xem: 12118)
Kinh Quán Niệm Hơi Thở là một hệ thống thiền tập rất căn bản của đạo Bụt, là một nghệ thuật vun trồngđiều phục thân tâm tuyệt vời.
(Xem: 11050)
Hồn Bướm Mơ Tiên là tác phẩm mang âm hưởng Phật giáo rất sâu sắc dưới cái nhìn của tác giả.
(Xem: 21857)
Phật Giáo còn được phân chia thành hai nhánh khác nhau là Tiểu Thừa (Hinayana) và Đại Thừa (Mahayana)... Nguyên tác: Ajahn Chan; Hoang Phong chuyển dịch
(Xem: 12098)
Giai Nhân Và Hòa Thượng gồm có 10 truyện ngắn Do Hội Giáo Dục Từ Thiện Sariputtra Xuất bản năm 2006... HT Thích Như Điển
(Xem: 9183)
Kỷ Yếu Kỷ Niệm Chu Niên 20 Năm Thành Lập Tu Viện Quảng Đức, chính thức ra mắt nhân dịp Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15 của Giáo Hội, được tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức từ ngày 1 đến 11 tháng 7 năm 2014...
(Xem: 20185)
Quyển sách nầy nhằm giải đáp một phần nào những thắc mắc trên qua kinh nghiệm bản thân của người viết... HT Thích Như Điển
(Xem: 17262)
Đi đến nước cùng non tận chỗ, Tự nhiên được báu chẳng về không... Thích Tâm Hạnh
(Xem: 10104)
Tôi chia sẻ các phương pháp điều trị ung thư không phải để khoe khoang kiến thức về bệnh tật, y khoa và thiền học... Chân Pháp Đăng
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant