Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

24. “Con người không có tánh Sáng tạo dựng lên những học viện chết rồi.”

18 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 8088)
24. “Con người không có tánh Sáng tạo dựng lên những học viện chết rồi.”

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 5

THAY ĐỔI TẦM NHÌN

1962-1977

CHƯƠNG 24

“Con người không có tánh Sáng tạo dựng lên những học viện chết rồi.”

 

 Krishnamurti rời Ấn độ vào tháng ba năm 1962. Một thời kỳ đối thoại cùng đất đai nơi sanh ra của anh và những bạn bè của anh đã chấm dứt. Anh sẽ không bao giờ giống hệt như trước. Cái người Krishnaji mà đã cười đùa cùng chúng tôi, đã dạo bộ cùng chúng tôi, đã bị mê mải bởi vẻ đẹp của đất đai; đã nhìn ngắm những người giàu có và những người nghèo khổ bằng từ bi; đã lắng nghe tiếng nói của hàng ngàn người; đã chữa trị phía bên trong; đã nắm tay một người bạn và dắt anh ấy qua ma trận của cái trí, đang vạch lối, đang bàn luận, đang gánh vác những gánh nặng của đau khổphiền muộn – Krishnaji này sẽ tan biến. Một Krishnaji mới mẻ đã trỗi dậy – nghiêm khắc, không dung thứ, chất vấn. Tất cả những liên hệ cá nhân sẽ trải qua sự thay đổi. Anh sẽ từ bi, nhưng anh cũng sẽ là người thầy, đang đòi hỏi những đáp án cho những nghi vấn cốt lõi. Mọi tiếng cười và vui đùa đã chấm dứt.

 Từ Bombay anh đi máy bay đến Rome. Anh được đón bởi Signora Vanda Scaravelli. Khi đến Rome, đầu tiên anh bị sốt nặng và tiếp theo một ca bệnh quai bị và thận.

 Sự bất đồng và khoảng cách giữa Krishnaji và Rajagopal và bạn bè của anh ở Ojai đang gia tăng. Một nhóm mới rất quan tâm đến Krishnaji và lời giảng của anh đã tập hợp ở Châu Âu. Họp mặt Saanen đầu tiên ở Thụy sĩ, mà Rajagopal miễn cưỡng cho phép được tổ chức năm 1961, đã thu hút những con người từ mọi vùng đất trên thế giới. Krishnaji nhận biết được một chuyển động mới mẻ ở phương Tây, và sự phản ứng của anh đến tình huống này là tổng thể.

 Anh sẽ không quay lại Ấn độ vào mùa thu năm 1962. Trong những nói chuyện cùng Vimla Thakkar tại Gstaad và sau đó ở Rome, anh đã nói về những hiểu rõ sâu thẳm của anh về Ấn độ. Sự kiện tấn công của Trung quốc đã làm đau lòng anh nhiều lắm được bộc lộ trong những lá thư. Anh lo ngại cho Ấn độ. Sau những nói chuyện ở Saanen, anh bị bệnh lại. Anh viết thư kể cho tôi về sự kiệt sức bởi đi lại, nói chuyện, gặp gỡ những con người. Cơ thể của anh, những bắp thịt và những mô, cần được hồi phục. Vì vậy, anh quyết định không quay lại Ấn độ mùa đông năm 1962, nhưng ở lại suốt năm ở Ý, nghỉ ngơi, hồi phục sinh lực, và bảo toàn năng lượng của anh. Trong ngôn ngữ truyền thống của anh, anh sống ẩn dật, sản sinh tapas.[1]

 Krishnaji quay lại Delhi ngày 21 tháng mười năm 1963, sau mười tám tháng ở Châu Âu. Trong xe hơi trên đường từ phi trường, anh nói về việc không tiếp xúc với con người. Khi ở nước ngoài, Ấn độ hiếm khi nào có trong ý thức của anh. Khi đến Ấn độ, người ta nhận biết được dòng chảy tự phát của cảm thấyẤn độ gợi lên qua những năm tháng đang mất đi. Dường như anh thật xa xôi.

 Madhavachari ở Delhi, và mỗi chiều tối chúng tôi dạo bộ cùng Krishnaji trong công viên Buddha Jayati. Tôi hỏi Krishnaji tại sao vô số người có thể theo sát lời giảng của anh đến một mấu chốt và không thêm nữa. Anh nói, “Đó là như thế,” và có vẻ rất nghiêm nghị khi anh bỏ đi trước chúng tôi thật xa; khi anh quay lại chúng tôi tiếp tục nối lại nói chuyện trước. Anh cảm thấy rằng con người thiếu một năng lượng không-xung đột; năng lượng mà biết sự kỷ luật của chú ý và của phủ nhận tổng thể. Anh nói phủ nhận tại ngay những chiều sâu của cái tôi là điều cốt lõi.

 Suốt những dạo bộ sau anh bắt đầu chất vấn sự kiện của Krishnamurti. Làm thế nào nó đã xảy ra? Tại sao cậu bé dốt nát, lơ đãng lại không bị quy định bởi Tổ chức Thông thái và những nghi lễ của nó; hay bởi cuộc sống phương Tây? Tôi hỏi anh liệu anh biết lúc nào sự khai sáng đã xảy ra. Anh trả lời, “Không. Nó đã xảy ra như thế nào? Liệu nó là điều gì Tổ chức Thông thái nói, rằng thân thể của Krishnamurti là phương tiện của Lord Maitreya? Liệu nó là sự tái sinh trong một thể xác mới? Tại sao cái trí của Krishnamurti vận hành một cách hồn nhiên, một cách chân thật? Tại sao anh ấy nghi ngờ mọi thứ?”

 Đầu những năm 1960, Buckminster Fuller gặp Krishnaji ở Ấn độ. “Bucky,” như bạn bè gọi ông, là một người thiết kế đã cách mạng những cấu trúc và phác họa cho một văn hóa lẫn một cách sống thuộc tương lai; cùng lúc ông là một người triết lý, một người khoa học có tầm nhìn, sức sáng tạo, và một quan điểm tổng thể về con người cũng như những nhu cầu của họ. Tôi biết Bucky rất rõ, và ông điện thoại cho tôi khi ông nghe nói Krishnaji ở Delhi để gợi ý một gặp gỡ cùng “con người thông minh, đẹp đẽ, lạ thường đó.” Tôi sắp xếp một bữa ăn tối mà cả hai đều hiện diện. Bucky vào phòng ầm ĩ phô trương giống như một món đồ chơi yo yo. Krishnaji nhút nhát và hơi hơi thu rút, trong những ngày này đó là phản ứng của anh khi anh gặp một người trí năng dữ dội. Bucky bắt đầu nói chuyện. Ông nói trước bữa ăn, ông nói tại bữa ăn, ông nói sau bữa ăn. Krishnaji lắng nghe, hầu như không thốt ra một lời. Vẫn vậy Bucky nói. Sau khi Krishnaji rời đó để quay về nhà của Kitty Shiva Rao, nơi anh đang ở, Bucky quay về phía tôi và cám ơn tôi về gặp gỡ và nhận xét, “Krishnaji thật là một người thông minh, tuyệt vời, lạ thường.”

 Từ Delhi, Krishnaji đi đến Rajghat, Varanasi. Achyut, đã làm việc ở tại Rajghat trong nhiều năm, kể cho Krishnaji khi anh ở đó về Vinoba Bhave và công việc Boodan của ông ấy, sự phân phát cho những người không đất đai những quà tặng của đất đai, trong những làng mạc của Ấn độ. Achyut cảm thấy sự đồng cảm vô hạn cho phương hướng và những đặc điểm của công việc của Bhave; đối với anh ấy công việc vì những người nghèo khổ và những người bị đàn áp là không thể thiếu được cho một sống tôn giáo và không thể bị tách rời. Tuy nhiên, phản ứng của Krishnaji gây choáng váng Achyut nhiều lắm.

 Krishnaji nói, “Sau những năm này, làm sao bạn có thể giống như một con lừa như thế? Tại sao bạn đang làm những việc vớ vẩn? Xem kìa, người bạn, nếu bạn đã không gặp tôi, bạn có thể ở trong phong trào ‘sarvodaya,’[2] đang rửa ráy những cái mông đít của những trẻ em trong làng. Nó có lẽ xứng đáng khi làm như thế.

 Nhưng bạn không ở Rajaghat để thực hiện công việc đó. Ra vẻ đạo đức, bạn đang cố gắng thay đổi xã hội. Nhưng sự thay đổi sâu thẳm phải bắt đầu nơi con người.”

 Achyut nói anh ấy không thể hiểu rõ điều gì Krishnaji đang nói. Annie Besant đã bảo Achyut, “Nếu bạn không hiểu rõ Krishnaji, hãy đặt điều gì anh ấy nói trên một cái kệ sách, nhưng đừng bao giờ bác bỏ anh ấy.” Achyut đã học hành từ người thấy rằng không bao giờ nói đúng đối với bất kỳ điều gì nếu anh ấy không thực sự nhận biết sự thật của nó. Thế là anh ấy ngừng công việc của anh ấy ở Rajghat suốt sáu tháng và đi đến Himalayas, đến Lohaghat, Pithoragarh, và tự-chất vấn mình, “Liệu tôi quá quyến luyến Krishnamurti và Rajghat?” Anh ấy cũng thâm nhập những động cơ của anh ấy trong công việc giúp đỡ những người nghèo khổ. Mỗi sáng anh ấy bắt đầu viết ra những suy nghĩ của anh ấy, và chẳng mấy chốc phát giác một nhận biết hiệp thông của cái trí và chuyển động của suy nghĩ. Nhận biết mang lại tự do.

 Năm 1964 Achyut quay lại Rajghat. Mùa đông đó anh ấy gặp lại Krishnaji và nói về những xung đột không thể giải quyết được của anh ấy. Krishnaji nói, “Không có gì đang xảy ra cho bạn ở Rajghat, vì vậy bạn nên đi. Rajghat không đang giúp đỡ bạn nở hoa.” Achyut rời Rajghat năm 1965 mà không có bất kỳ cay đắng nào. Anh ấy ẩn dật, tuân thủ sống hoàn toàn vô danh. Anh ấy sống trong một căn nhà biệt lập ở vùng ngoại biên của Bangalore, lang thang từ nơi này sang nơi khác, cố gắng cắt đứt ngay tại gốc rễ.

 Người em của anh ấy, Rao Sahib, rất bức xúc. Anh ấy cảm thấy Achyut đã bị phụ bạc. Mười lăm năm sống của Achyut đã được hiến dâng cho Rajghat và cho công việc của Krishnaji, và Rao Sahib cảm thấy rằng Achyut đã phải ra đi với hai bàn tay trắng. Rao Sahib từ từ xa cách Krishnaji. Tại sâu thẳm tự mình hiến dâng cho Krishnaji, bằng một phản ứng đầy cảm xúc, đầy đam mê và một cần thiết phải ở gần gũi Krishnaji, anh ấy kiên quyết từ bỏ chính bản thân mình. Anh ấy nhận biết được rằng cái gì đó đã thức dậy bên trong anh ấy, nhưng khước từ công nhận bất kỳ thấu triệt nào vào lời giảng. Bị trói buộc trong xung đột, anh ấy rút lui, chăm sóc những bông hồng của anh ấy, và không thừa nhận sự rối loạn của anh ấy. Nhưng người ta có thể nhận biết sự tổn thươngđau khổ sâu thẳm của anh ấy. Những căng thẳng sẽ tác động vào sức khỏe của anh ấy, đến độ anh ấy bị áp huyết cao, và bệnh tim.

 Đến năm 1963 Krishnaji đang bày tỏ một không hài lòng với Ấn độ. Anh bắt đầu đưa ra những câu hỏi mà sẽ tiếp tục trong nhiều năm. Krishnaji cảm thấy sự cần thiết phải hành động và liên tục đang chất vấn chính anh cùng những người chung quanh. Anh nói rằng anh đã nói chuyện ở Ấn độ suốt ba mươi năm và không việc gì đã xảy ra. “Không có được một người đang sống cùng lời giảng.” Có vẻ anh không còn đủ kiên nhẫn với những người lớn tuổi và cảm thấy sự cần thiết phải có những người trẻ tuổi quanh anh. Krishnaji phê bình Madhavachari, người rất ương ngạnh và không chịu thay đổi lề lối làm việc của ông. Vòng tròn của những người chung quanh Krishnaji bị giới hạn. Madhavachari điều hành tổ chức giống như một thượng sĩ thâm niên. Madhavachari, Achyut, Rao Sahib đang gia tăng sự xung đột.

 Tháng mười hai năm 1964 tôi đến Madras, ở tại Vasant Vihar. Krishnaji rất thường xuyên ăn tối cùng chúng tôi. Achyut Patwardhan, Madhavachari, Balasundaram, và Nandini có mặt. Rao từ Poona không đến. Một bàn luận bắt đầu sau bữa ăn tối. Tôi hỏi, “Hành động duy nhấtcần thiết để có một đột phá trong cái trí là gì? Sự thâm nhập mà phải được thực hiện, đã được thực hiện. Có trạng thái tỉnh thức của hiểu rõ về chính mình, hai mắt mở, hai tai lắng nghe, cái trí thức dậy. Tuy nhiên không có tổng thể của nhận biếttừ bi. Dường như phải cần đến một hành động tổng thể để đột phá.” Krishnaji nói nó phải như thế. Anh cảm thấy đó là một nghi vấn đúng đắnchúng tôi sẽ thâm nhập nó, bàn luận nó.

 Lại nữa, tối hôm sau, chúng tôi cố gắng khám phá hành động duy nhất đó là gì. Krishnaji nói, “Nhận biết – liệu nhận biết và chuyển động của quả tim có thể là một?”

 “Nhận biết mà thẩm thấu cùng bản thể – nó nảy sinh như thế nào?” Tôi hỏi.

 Krishnaji trả lời, “Nó phải là một hành động của đơn giản lạ thường.” Anh yên lặng. Chính bàn luận đã sáng tạo một bầu không khí của năng lượng trong căn phòng. Giống như một ngọn lửa, nó nổ tung những khe rãnh của ý thức. Có sự yên lặng vô hạn, thăm thẳm. Nó đã quá nhiều cho thân thể. Chúng tôi đang ngồi lưng thẳng băng, hai chân bắt chéo nhau, chung quanh Krishnaji. Thân thể của tôi không thể chịu đựng được sự mãnh liệt trong căn phòng và phải dựa vào tường. Krishnaji ngồi dựng đứng, lưng của anh thẳng băng, đầu của anh bất động. Chúng tôi ngồi, và thời gian ngừng lại.

 Năm 1963, trong số nhiều người tập họp tại trại Rajghat, là một thanh niên trẻ cao ráo, vóc dáng rắn chắc nhưng đẹp đẽ có tên là Alain Naude, một nhạc sĩ Nam Phi. Anh ấy đã tham dự những nói chuyện của Krishnaji ở Saanen mùa hè năm 1963 và đã gặp Krishnaji nhiều lần. Chẳng mấy chốc anh ấy cắt đứt sự quan hệ với Nam Phi.

 Naude đã theo Krishnaji đến Ấn độ mùa đông năm 1964 và 1965, và thật mau lẹ Krishnaji nói với một số người chúng tôi về khả năng Naude sẽ phụ trách vai trò thư ký của anh, đi cùng anh khắp thế giới, giải quyết thư từ của anh, khuyến khích những người trẻ lắng nghe Krishnaji, và vân vân.

 Mùa thu năm 1965, Naude trở thành thư ký của Krishnaji khi anh ở Châu âu; và khi Krishnaji đến Ấn độ vào tháng mười năm 1965 anh được theo cùng bởi Mary Zimbalist, Naude và George Vithoulkas, một người chữa bệnh theo nguyên tắc vi lượng đồng căn từ Hy lạp, mà trong những năm sau sẽ trở nên rất nổi tiếng. Krishnaji sẽ thực hiện những nói chuyện ở Delhi và từ đó đi đến Varanasi.

 Chuyến thăm Rajghat tỏ ra bi thảm. Krishnaji đã viết cho Madhavachari, và trong sự hồn nhiên của anh đã gợi ý rằng Madhavachari sắp xếp sự ở lại của Mary Zimbalist, Naude, và George Vithoukas trên khuôn viên của Rajghat, bởi vì họ là khách riêng của anh. Quan niệm tiện nghi của Madhavachari rất cổ lỗ, và sự thẩm mỹ của ông ấy cũng thế.

 Ở Ấn độ, nhà vệ sinh luôn luôn được coi như một nơi tập trung sự ô nhiễm. Những người Hindu chính thống thông thường đều phải tắm mỗi lần họ đi vệ sinh. Achyut Patwardhan bảo với chúng tôi rằng, anh ấy có thể nhớ lại một thời điểm ở Varanasi khi những người Brahmin thường mang theo một dohti cùng họ khi họ rời nhà, và sẽ phải tắm sau đó trong trường hợp họ phải cần nhà vệ sinh của chủ nhà. Qua nhiều năm tôi đã khuyên can Madhvachari về sự cần thiết phải có những tiện nghi tối thiểu trong nhà vệ sinh, nhưng tất cả đều vô ích. Đối với ông ấy, bồn dội nước hay một chậu rửa là những xa xỉ không cần thiết; một cái xô và một bình kim loại đựng nước đã duy trì những nhu cầu đó của Ấn độ qua hàng thế kỷ, và ông ấy thấy không có lý do gì để thay đổi.

 Những năm 1960 tại Rajghat, những phương tiện tối thiểu chỉ sẵn có trong nhà nơi Krishnaji sống. Mary Zimbalist, một sản phẩm của xã hội New York, được nuôi nấng trong một điều kiện sung túc và quen sống xa hoa trong những ngôi nhà của gia đình và nhà của người chồng chị, bị sắp xếp trong một căn phòng nơi nhà vệ sinh không có bồn dội nước, phòng tắm không có chậu rửa, và căn phòng vừa quét vôi trắng có những bệt sơn trên những khung cửa sổ. Krishnaji đã tự đến xem những căn phòng sắp xếp cho khách của anh, và có một nổ tung. Anh bị kinh hãi. Mary Zimbalist chuyển đến một căn phòng trong nhà của Krishnaji, nhưng Madhavachari vẫn chẳng xúc động chút nào cả.

 Sự liên hệ giữa Krishnaji và Madhavachari đã trở nên khó khăn cực kỳ. Trong những năm qua, thái độ thụ động của Krishnaji và sự tin cậy vào Madhavachari của anh đã khuyến khích những khuynh hướng hung hăng. Sắc lệnh chính thức của ông là Foundation phải vận hành cho Sự Giáo dục Mới mẻ. Ông không chấp thuận sự can thiệp hay giúp đỡ. Vườn tược và nhà cửa ở Vasant Vihar bị bỏ quên, những người trẻ không được khuyến khích gặp gỡ Krishnaji, và không có bao nhiêu người mới đến dạy học tại những trường học.

 Từ những năm 1960, thái độ của Krishnaji đối với những trường học, những con người, và công việc đã trải qua một thay đổi cơ bản. Anh đang đòi hỏi một cách mạng liên tục. Anh thấy một thụt lùi nhanh chóng ở Ấn độ; những ngôi trường phải thức dậy khỏi giấc ngủ. Sự trì trệ mà anh nhận biết được phải chấm dứt. Không dòng chảy mạnh mẽ của sự thay đổi sáng tạo được nhìn thấy. “Chuyển động,” anh liên tục nói cùng những thành viên của Foundation và những giáo viên của những ngôi trường. “Nếu bạn ở lại nơi bạn là, bạn sẽ thụt lùi, sẽ trở nên bị cố định.” Phải có chuyển động liên tục bên trong chính người ta và thế là trong công việc của người ta. Một trong những lá thư của anh gởi cho chúng tôi đã viết, “Đã đến một trạng thái nào đó, cứ tiếp tục, đừng ngừng lại đó. Hoặc tiến tới hoặc thụt lùi. Bạn không thể đứng yên.” Một bùng nổcần thiết trong những học viện của Krishnaji, những thay đổi phải xảy ra. Ở Ấn độ những hòn núi chuyển động khi năng lượng của một con người thức dậy.

 Tôi viếng thăm Krishnaji ở Gstaad vào mùa hè năm 1965. Krishnaji được biếu một chiếc xe hơi Mercedes để anh sử dụng. Anh lái xe đưa tôi đi chơi; mặc dù không thực hành nhiều lắm, anh lái quanh những khúc quanh chữ chi bằng một ổn định và kiểm soát tài tình. Thật vui khi quan sát anh điều khiển chiếc xe hơi.

 Lại một lần nữa tôi ở Gstaad vào mùa hè năm 1966 trên đường quay lại Ấn độ từ Mỹ. Krishnaji kể cho tôi về những người trẻ đang được cuốn hút đến những nói chuyện ở Mỹ. Naude đã sắp xếp cho Krishnaji nói chuyện tại vài trường đại học lớn. Những người trẻ đang phản kháng lại văn hóa đang tồn tại của Mỹ và mong muốn “Nirvana niết bàn tức khắc.” Bị kích thích bởi sự hiện diện của Krishnaji, họ lũ lượt đến nghe anh. Sau đó, không sẵn lòng chấp nhận sự khổ hạnh và sự khắc nghiệt của hiểu rõ về chính mình, và chối từ những trải nghiệm lâng lâng của ý thức, đã chuyển đến những đạo sư dễ bảo nhiều hơn mà hứa hẹn cho họ sự hạnh phúc. Ở Saanen, rất nhiều người trẻ bắt đầu đến nghe những nói chuyện; nhưng đó là một đám đông thiếu trách nhiệm, chẳng có bao nhiêu người trong họ nghiêm túc tự-thâm nhập vào chính họ hay tham gia vào những công việc của Krishnaji. Nhưng chẳng mấy chốc những họp mặt ở Saanen sẽ trở thành một nơi gặp gỡ cho những người nghiêm túc từ phía Tây và phía Đông của Châu Âu; những người mà quan tâm đến những thách thức to lớn đối với nhân loại, và những người mà tìm kiếm một sống mới mẻ.

 Naude tiếp tục theo cùng Krishnaji trong những viếng thăm của anh đến Ấn độ, và ở cùng anh mùa đông năm 1966. Mỗi viếng thăm bộc lộ một suy sụp trong sự liên hệ giữa Krishnaji và Madhavachari, và một khoảng rộng của hố sâu ngăn cách giữa Krishnaji và Foundation ở Ấn độ. Ở Châu âu, Krishnaji đã nói rằng Foundation đang ủng hộ Rajagopal trong sự chống đối lại Krishnaji. Rằng Foundation Ấn độ quá thiển cận, nông cạn, hung hăng, tự-thỏa mãn trong tầm nhìn hạn hẹp của nó.

 Ở Ấn độ, anh tiếp tục chất vấn rất nghiêm khắc. Anh đã và đang nói được ba mươi năm và việc gì đã xảy ra? Anh từ chối so sánh nó với những quốc gia hay những hoàn cảnh khác. Một nghi vấn mới trỗi dậy. “Điều gì sẽ xảy ra khi tôi chết? Ai ở đó để giữ gìn những nơi này?” Không có đáp án. Một áp lực khủng khiếp đang dồn dập vũ bão vào tất cả chúng tôi.

 Tình huống rất lạ lùng. Người thầy vĩ đại này, người ngồi trên bục nói đầy đam mê về một cái trí không biết đến xung đột, người mà chính anh ấy đã được tự do khỏi áp lực, lại đang đưa ra những nghi vấn mà tạo ra những áp lực khủng khiếp trong những người thân thiết gần gũi của anh. Sẽ phải mất vài năm trước khi chúng tôi hiểu rõ bản chất của những nghi vấn của Krishnaji, và năng lượng được sáng tạo bởi lắng nghe thăm thẳm và bám chặt nghi vấn trong ý thức.

 Tháng giêng năm 1967, một đụng độ chính xảy ra tại Rishi Valley giữa Alain Naude và Madhavachari. Krishnaji rất bực bội. Anh nói chuyện với tôi rất nhiều về sự lo lắng vô cùng của anh liên quan đến phương cách Madhavachari đang điều hành Foundation. Vasant Vihar ở Madras là một nơi chết rồi. Không có bao nhiêu hoạt động, chẳng có bao nhiêu người đến để đọc sách hay bàn luận. “Những con người không có tánh sáng tạo dựng lên những học viện chết rồi,” anh nói.

 Mùa đông năm đó, Naude không tháp tùng Krishnaji đến Ấn độ. Từ năm 1963 Krishnaji đã có những bàn luận cùng Madhavachari, chỉ rõ cho ông những thay đổi cơ bản cần thiết trong sự vận hành Foundation. Mùa đông năm 1967 khi đến Madras, anh yêu cầu Madhavachari chia sẻ công việc của Foundation với Galloway, một người Scotland, mới vừa rời khỏi chức chủ tịch của Binns, một trong những công ty quan trọng nhất đang hoạt độngẤn độ. Anh cũng đề nghị Madhavachari chấp nhận sự trợ giúp của Smt. Jayalaxmi trong sự duy trì vườn tược và nhà cửa tại Vasant Vihar. Phản ứng của Madhavachari là không đưa ra ý kiến.

 Smt.[3] Jayalaxmi, một người Brahmin Iyengar Nam Ấn có một nhạy bén phi thường về kinh doanh, đặc biệt trong ngành bất động sản, và một hiểu biết nhạy cảm về nhạc cổ điển của Nam Ấn, đã bắt đầu thăm Vasant Vihar từ đầu những năm 1960. Cô thấm sâu trong truyền thống Brahmin Iyengar, một tilak màu đỏ trên trán của cô, cô mặc sari đỏ thuộc cộng đồng arakh hay màu lục tươi trong kiểu Iyengar, được xếp nếp ngang thân mình. Cô nói năng dịu dàng, nhưng cứng rắn trong những phản ứng và những hành động của cô. Cô sẽ lái xe đưa Krishnaji đến bờ biển mỗi buổi chiều khi anh ở Vasant Vihar, và chờ trong xe hơi khi Krishnaji dạo bộ trên bãi biển Adyar.

 Đối với chúng tôiẤn độ, năm 1967 là một năm u ám. Krishnaji có vẻ khích động và phê phán. Có một ý thức của thay đổi liên tục trong những từ ngữ của anh; một cảm thấy rõ ràng rằng những thay đổi cơ bản sắp sửa bùng nổ. Nói về Foundation của Sự Giáo dục Mới mẻ ở Bombay vào ngày 9 tháng hai năm 1967, đầy đam mê Krishnaji đã kể về những sợ hãi của anh liên quan đến Foundation ở Ấn độ. Chúng tôi, những người lắng nghe cảm thấy bị khiển trách và không thể nói gì cả.

 Krishnaji nói, “Tôi muốn đề cập những vấn đề nào đó, và điều gì tôi sắp sửa nói ra không có ý phê bình hay chỉ trích. Trong quả tim hay cái trí của tôi, thực sự không có bất kỳ ý thức của nhận xét nào. Vì vậy, điều đó phải được hiểu rõ ngay từ khởi đầu.

 “Đến lúc này tôi đã nói được trên bốn mươi năm. Rishi Valley và Rajghat tồn tại bằng một ý định. Hai nơi này sẽ phải là trung tâm của những lời giảng và, nếu tôi được phép sử dụng những từ ngữ mà không bị hiểu lầm, những nơi thiêng liêng. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải đánh giá điều gì đang thực sự xảy ra; liệu hai nơi này là những trung tâm của những lời giảng này. Và liệu có ý thức của ‘cái khác lạ’ đó trong hai nơi này.

 “Tôi đã sử dụng một diễn tả mà có lẽ đã tạo ra sự hiểu lầm. Tôi đã nói rằng những trường học ‘phải được cứu thoát’ như một ốc đảo trong quốc gia này; được cứu thoát khỏi sự hỗn loạn đang xảy ra chung quanh. Bởi vì tôi thực sự cảm thấy rất sâu thẳm và tôi khá bị khích động về nó, vì vậy hãy tha thứ cho tôi nếu tôi được phép trình bày một cách do dự, sau tất cả những năm này, tôi cảm thấy rằng sự nở hoa vẫn không đang xảy ra.

 “Và tôi có lẽ không bao giờ quay lại, tôi có lẽ chết. Nếu tôi có quay lại, như tôi đã nói với Mama [Madhavachari], nó sẽ chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, không phải mỗi lần suốt năm tháng dài như thế này. Thuộc thân thể, tôi không thể thực hiện được như thế nữa, bởi vì lúc này tôi không ngủ ngon giấc và tôi đang cảm thấy quá mệt mỏi.

 “Vì vậy, bạn sẽ phải nghĩ rằng tôi đã đi rồi. Bất kỳ điều gì có thể xảy ra. Tôi có thể chết. Sự quyết định đã được thực hiện, không phải bởi bất kỳ người nào khác nhưng bởi chính tôi, một mình, không bao giờ quay lại, hay chỉ quay lại trong một thời gian rất ngắn ngủi. Tôi không biết việc gì sẽ xảy ra trong tương lai, và tôi thực sự có ý điều này.

 “Vì vậy, liệu hai nơi này có thể được cứu thoát? Bạn hiểu chứ? Không phải được cứu thoát từ Balasundaram, hay người nào khác, hay khỏi sự thoái hóa hay những sự việc giống như thế, nhưng được cứu thoát như một ốc đảo?

 “Như tôi đã nói với Kittyji sáng nay, và cũng cả với Pupul vào giờ ăn trưa, chúng ta phải, chúng ta phải thực hiện việc gì đó rất rất quyết liệt. Tôi không biết bạn dự tính làm gì. Những ngày còn sống của tôi giới hạn lắm, có thể khoảng chừng mười năm, và tôi muốn tập trung mọi thứ mà tôi có và không lãng phí năng lượng của tôi. Tôi đang nói một cách thông minh, không cảm xúc, không cảm tính.

 “Vì vậy, chúng ta sẽ làm gì để ‘cứu thoát’ những nơi này? Làm ơn hãy hiểu rõ chúng ta có ý gì qua từ ngữ ‘cứu thoát’ đó. Cứu thoát trong ý nghĩa của biến chúng thành [một] ốc đảo trong thế giới điên khùng này. Và, nếu tôi không quay lại, nếu tôi chết, việc gì sẽ xảy ra?

 “Sau bốn mươi năm, chúng ta đã sản sinh cái gì? Tất cả các bạn đã trao một phần lớn thuộc sống của các bạn cho cái này – và việc gì đã xảy ra? Nếu các bạn nói, ‘Chúng tôi đang làm hết sức mình’ hay ‘chúng tôi đang làm mọi việc có thể,’ vậy thì trong chừng mực nào đó nó không đủ tốt lành gì cả. Tôi không đang nói việc gì bạn đang làm là đúng hay sai. Tôi không cảm thấy theo cách đó, nhưng chúng ta sẽ làm gì?” Có một khoảng ngừng thật lâu.

 “Cùng sự việc đã xảy ra tại Ojai. Bạn có lẽ biết rằng như hiện nay nó đang xảy ra, có một nhiễu loạn giữa K. W. I., và chính tôi – và có sự trục trặc. Cùng nhau tất cả chúng ta đã khởi sự xây dựng cái gì đó thăm thẳm, cái gì đó vĩnh cửu, cái gì đó xứng đáng ở đó cũng như ở đây. Nhưng ở đó nó cũng không đang nở hoa.

 “Vì vậy, chúng ta có thể làm gì ở đây? Chúng ta có thể làm gì để cứu thoát những nơi này để cho chúng trở thành một ốc đảo cho những lời giảng này? Tôi đã nói chuyện với Mama nhiều lần về vấn đề này, trong nhiều năm, và tôi cũng tự hỏi chính mình lúc này, ‘Chúng ta sẽ làm gì?’ ”

 Madhavachari đang ngắt lời Krishnaji bằng những giải thích và những bào chữa, nhưng Krishnaji không chuẩn bị để lắng nghe ông.

 “Tôi hiểu rõ tất cả mọi điều bạn đang nói,” anh tiếp tục. “Cùng nhau chúng ta đã bàn luận về điều này nhiều lần tại Rajghat, tại Rishi Valley. Suốt nhiều năm đến bây giờ, chúng ta đã bàn luận về điều này. Tôi đang hỏi chúng ta sẽ làm gì lúc này? Hãy quên quá khứ, hãy quên rằng tôi đã nói điều này và bạn đã nói điều kia, hãy quên rằng ‘chúng ta đang làm hết sức.’ Câu hỏi duy nhất là, ‘Chúng ta sẽ làm gì?’

 “Hãy nhận nó, Mama, ngày mai tôi có lẽ chết, tôi không dự tính, nhưng nếu tôi chết, việc gì sẽ xảy ra? Liệu bạn sẽ tiếp tục giống như trước kia? Hãy đặt ra câu hỏi đó cho chính bạn, Mama.”

 Madhavachari nói, “Tôi nghĩ khi một khủng hoảng to tát giống như thế xảy ra…”

 “Nó ở đây, Mama,” Krishnaji nói.

 Đầu năm 1968 khi Krishnaji quay lại Châu âu, chúng tôi nghe rằng một nhóm mới đã hình thành quanh anh. Krishnaji gửi một điện tín đến Madhavachari, yêu cầu ông ấy chuyển giao Vasant Vihar cho Galloway. Madhavachari trả lời rằng, mặc dù ông ấy có một quyền ủy nhiệm từ Rajagopal, ông ấy không có những quyền hợp pháp để chuyển giao Vasant Vihar cho Galloway. Ông ấy nói, Krishnaji có lẽ có uy quyền về đạo đức, nhưng những quyền hợp pháp đều do Rajagopal nắm giữ. Krishnaji rất buồn bực bởi sự trả lời của Madhavachari.

 Balasundaram đang ở Paris, và chẳng mấy chốc sẽ đi đến Saanen để gặp Krishnaji. Kitty Shiva Rao đã viết cho Krishnaji rằng nếu anh muốn như thế, cô sẽ bảo tất cả những hội viên của Indian Foundation từ chức. Krishnaji không trả lời.

 Trước thời gian Krishnaji gặp Balasundaram, một tuyên bố chính thức đã được thực hiện tại họp mặt Saanen, trong đó Krishnaji phát biểu rằng anh đang cắt đứt tất cả những liên quan với K. W. I. ở Ojai, và rằng một Foundation mới sẽ được thành lập ở Châu âu, để tiếp tục công việc của anh.

 Đến lúc này Brockwood Park ở nước Anh đã được mua, và rất nhanh chóng Krishnamurti Foundation sẽ được đăng ký ở Anh. Balasundaram nhận thấy rằng Krishnaji chỉ trích nghiêm khắc về Indian Foundation; Naude có mặt tại gặp gỡ với Balasundaram của Krishnaji, ghi chép lại. Sau vài bàn luận cuối cùng nó được quyết định rằng Balasundaram sẽ là thư ký, và tôi nên được yêu cầu đảm trách chức vụ chủ tịch của Indian Foundation.

 Balasundaram quay lại Ấn độ ngay sau đó. Cuối tháng tám năm 1968, anh ấy và tôi đến Vasant Vihar và yêu cầu Madhavachari chuyển giao Vasant Vihar hoặc cho Foundation for New Education hoặc cho Smt. Jayalaxmi. Madhavachari từ chối. Ông ấy rời Vasant Vihar, gửi trả lại giấy ủy quyền của ông cho Rajagopal, và chuyển giao Vasant Vihar cho những luật sư của Rajagopal.

 Tháng mười năm 1968, chúng tôi nhận được một lá thư từ Krishnaji mà lay động đến tận gốc rễ của Foundation. Trong một ngôn ngữ và văn phong hoàn toàn xa lạ với Krishnaji, anh viết:

 Những Hội viên của Foundation,

 Khi Dr. Balasundaram đến Gstaad mùa hè này, chúng tôi nói nhiều về những thay đổi cần thiết mà phải xảy ra trong Foundation for New Education, trước khi nó có thể liên kết với Krishnamurti Foundation ở Anh, và vì vậy liên kết với công việc mà chúng ta đang thực hiện khắp thế giới.

Mr. và Mrs. Moorhead cũng đến Gstaad và chúng tôi xem xét kỹ lưỡng cùng những vấn đề với họ, và tất cả chúng tôi đều rất rõ ràng về việc gì được cần đến. Lúc này dường như có sự hiểu lầm nào đó trong Foundation về những vấn đề này, và vì vậy chúng tôi nghĩ sẽ hữu ích khi trình bày lại nó.

Krishnamurti Foundation được thành lập ở London vào ngày 28 tháng tám, năm nay, với mục đích hướng dẫn và sắp xếp sự phổ biến của những lời giảng ra khắp thế giới. Suốt nhiều tháng chúng tôi đã làm việc về những quy chế của Krishnamurti Foundation để bảo đảm được rằng nó sẽ đáp ứng chính xác đến những yêu cầu của chúng tôi, rằng không người nào hay nhóm người nào có thể nắm quyền kiểm soát nó bây giờ hay về sau, nhưng rằng nó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với tôi và phụ thuộc vào những ước muốn của tôi.

Tôi muốn chắc chắn rằng Krishnamurti Foundation chỉ là một văn phòng, chỉ là một công cụ hiệu quả để thực hiện những công việc vật chất. Bằng bất kỳ cách nào nó không là một “tổ chức” trong ý nghĩa mà tôi thường xuyên sử dụng từ ngữ đó khi tôi phản đối những tổ chức. Nó không là một tổ chức thuộc tâm lý. Niềm tin và sự tuân phục không được dính dáng, cũng không có thứ bậc. Đơn giản nó chỉ là một ủy ban chịu trách nhiệm với tôi để hiểu rằng những lời giảng, sự xuất bản, vân vân được phổ biến tùy theo ước muốn của tôi. Nó là một ủy ban quốc tế, và tất cả những thành viên của nó đều phải cảm thấy rằng họ đại diện cho tất cả những quốc gia chứ không chỉ là quốc gia riêng của họ.

Nếu công việc ở Ấn độđặc biệt, công việc của Foundation for New Education phải được liên kết với công việc khắp thế giới, những điều kiện nào đó phải tuyệt đối được thực hiện. Có lẽ đây không phải dịp đúng đắn để nói về một danh sách dài lê thê của những sai lầm đã bị gây ra trong quá khứ, nhưng như thường xuyên tôi đã đề cập, Foundation for New Education đã không vận hành như tôi ao ước, thật ra nó cũng không làm điều gì tôi ao ước nó phải làm. Vì vậy, chúng tôi cùng Mr. Balasundaram đã gút lại một danh sách những yêu cầu và tôi đã xem xét danh sách này và chuẩn bị nó cùng anh ấy lẫn những người khác, và nó chính xáctrung thực. Anh ấy sẽ trình bày nó cho các bạn nếu anh ấy sẵn sàng làm như thế.

Điểm cơ bản về nó là sự cần thiết tuyệt đối rằng Foundation for New Education được bao gồm những con ngườithực hiện, một cách năng động và chuyên sâu, dâng hiến công việc của họ, năng lượng của họ, và thời gian của họ cho những ngôi trường, những con người mà thực sự làm việc tại những ngôi trường và làm những công việc. Không tánh cá nhân được dính dáng đến công việc này, và cũng không có bất kỳ sự phê bình nào được thực hiện để chống lại bất kỳ người nào một cách riêng tư.

Chúng tôi cảm thấy chắc chắn rằng tất cả những con người mà những lời giảng có ý nghĩa gì đó sẽ thực hiện điều này. Nếu điều này có nghĩa rằng họ sẽ từ chức, cũng vậy đây sẽ là một hành động của đồng-hợp tác thông minh.

Nhiều thương yêu,
J. Krishnamurti

 Một gặp gỡ khẩn cấp của Foundation được triệu tập bởi chúng tôi ở Rishi Valley. Rao Sahib Patwardhan, Achyut Patwardhan, và Sunanda Patwardhan đã từ chức rồi; những lá thư từ chức của họ được đưa ra trước gặp gỡ. Madhavachari chính thức đệ trình sự từ chức của ông, và Balasundaram được bổ nhiệm thư ký cùng nhiệm vụ của ông như hiệu trưởng của Rishi Valley School. Kitty Shivao Rao, không thể chịu đựng được áp lực đang được sinh ra, cũng từ chức, và tôi được chọn là chủ tịch. Mặc dù Kitty Shiva Rao và tất cả những thành viên còn lại đều ký tên vào thư trả lời gửi cho Krishnaji, người ta giao lại cho tôi soạn thảo nó. Đó là một lá thư rất khó khăn khi viết. Anh là người thầy, thương yêu và gợi lên những hy sinh vô cùng trong tất cả chúng tôi. Nhưng sự thách thức mà lá thư của anh đưa ra đã khiến cho chúng tôi không còn sự lựa chọn nào. Trong ánh sáng của thông minh của chúng tôi, rất cần thiết phải chuyển tải tình yêu của chúng tôi và vẫn vậy khước từ bị đặt trong tình huống không thể được mà lá thư đòi hỏi. Chúng tôi viết:

 Krishnaji yêu quý của tôi,

 Trong gặp gỡ của nó, F. N. S. đã cân nhắc rất nghiêm túc những điểm chính được gửi bởi anh qua Dr. Balasundaram và Mr. Moorhead và cũng cả lá thư của anh gửi cho Foundation. Trong giữ vững tinh thần của những điểm chính này và cũng như một diễn tả của sự quan tâm sâu thẳm riêng của chúng tôi rằng F. N. E. phải phản ảnh những lời giảng của anh và cung cấp một hoàn cảnh phù hợp nơi những lời giảng của anh có thể bám rễ và nở hoa trong những cái trí của những người trẻ; một tái tổ chức của cấu trúc và điều hành của F. N. E. đã được khai triển và được chấp thuận. Nó sẽ được thực hiện.

 Trong nhiều năm, F. N. E. đã gắn liền cùng anh và công việc của anh. Những thành viên của nó đã ngồi cùng anh, và cùng hân hoan và hiến dâng và chú ý đã lắng nghe điều gì anh đã phải nói. Điều mà họ đã thất bại để hoàn thành lời giảng trong lãnh vực giáo dục là một giới hạn của không đủ khả năng nhưng không phải vì sự thiếu quan tâm và hiến dâng của họ với anh và lời giảng. Hai nơi, Rishi Valley và Rajghat được thành lậpmục đích thực hiện lời giảng của anh trong lãnh vực giáo dục – tại bất kỳ thời điểm nào F. N. E. đã không lệch hướng và sẽ không lệch hướng, khỏi ý định này.

 Tuy nhiên, có vài vấn đề nảy ra từ những lá thứ mới đây của anh mà đã gây ra sự tổn thương sâu đậm cho những thành viên của Foundation. Sự hàm ý có vẻ rằng F. N. E. hiện nay không đủ năng lực để gắn liền với Foundation được thành lập cho công việc của anh, và rằng F. N. E. được tái tổ chức sẽ phải đạt được mức độ nào đó trước khi nó được gắn liền với Krishnamurti Foundation và công việc của anh. Ai sẽ đặt ra sự kiểm tra này?

 Chúng tôi dành cho Krishnamurti Foundation sự đồng-hợp tác của chúng tôi trong công việc phổ biến những lời giảng của anh, một đồng-hợp tác được đặt nền tảng trên sự bình đẳng hoàn toàn, với F. N. E. vận hành như một tổ chức độc lậptự do. Trong nói điều này, một lần nữa chúng tôi muốn bày tỏ cùng anh rằng ý định sâu thẳm và bất biến của chúng tôi là sẽ thực hiện bất kỳ việc gì có thể để thấy rằng hai học viện này thành tựu mục đích mà chúng được dự tính.

Cùng sự quý mến,
 Kính thư.

Chúng tôi cam đoan cùng Krishnaji về sự ràng buộc sâu thẳm của chúng tôi cùng anh, nhưng khước từ chấp thuận sự nhận xét của bất kỳ tổ chức nào về quyền được gắn liền cùng công việc của Krishnamurti.

Những liên kết cùng người thầy đang bị căng thẳng và một liên hệ mới mẻ phải nảy ra. Không có trả lời cho lá thư của chúng tôi nhưng chẳng mấy chốc chúng tôi hiểu ra rằng một Krishnamurti Foundation đã được đăng ký ở Anh do Krishnamurti làm chủ tịch, và một Krishnamurti Center được thành lập ở Madras với Smt. Jayalaxmi như người đại diệnẤn độ của Krishnaji, chịu trách nhiệm cho công việc của Krishnaji khắp quốc gia.

Đối với tôi, đó là một thời gian của sự tìm kiếm sâu thẳm phía bên trong. Tháng sáu năm đó tôi đi đến Mỹ và đã viết thư cũng như sau đó điện tín cho Krishnaji tại Brockwood rằng tôi muốn gặp anh. Tôi không nhận được trả lời. Tôi đi qua London trên đường đến Mỹ, và trong khi ở New York được nghe từ bạn bè rằng Krishnaji đã ở London một ngày trong khi tôi ở đó. Bị tổn thương sâu thẳm, tôi đối diện với sự kiện rằng vị đạo sư đã biến mất. Sự lệ thuộc vào anh của tôi được phơi bày trong sự đau khổ cùng cực mà biến cố này gợi lên. Tôi đối diện với sự kiện rằng vị đạo sư đã thực sự biến mất. Bị bỏ lại, trong tối tăm hạt giống của lời giảng nuôi dưỡng tôi. Tôi không nhận được đáp án nào, nhưng khi tôi nhìn ngắm không nao núng, tôi cảm thấy sự vững vàngtinh thần của bộ não tôi có được sự hồi phụcsức mạnh; vẫn còn có khả năng bám chặt những nghi vấn không-đáp án.

Như chủ tịch của Indian Krishnamurti Foundation, tôi viết cho Krishnaji cuối tháng mười hai năm 1968, mời anh nói chuyện ở Ấn độ. Anh viết trả lời ngày 16 tháng giêng năm 1969, từ California cám ơn tôi về lời mời chính thức đến Ấn độ của anh. Anh yêu cầu Kitty Shiva Rao và tôi phải chịu trách nhiệm cho những nói chuyện và cho những bản tin mà anh muốn được in ra ở Ấn độ. Anh nói anh sẽ ở Ấn độ từ tháng mười hai 1969 qua tháng hai 1970.

Không một dấu vết và nội dung của lá thư năm 1968 hiện diện trong những lá thư liên tục của Krishnaji. Lá thư từ Ojai là lá đầu tiên tôi sẽ nhận được sau ngày 7 tháng chín năm 1966. Vào ngày 2 tháng sáu Krishnaji viết lại về sự cần thiết cho Ấn độ phải gây quỹ để mua vé khứ hồi – cho Naude và anh từ Châu âu đến Ấn độ; Ojai không thể gửi tiền vì quỹ còn ít.

Tin tức về Krishnaji đã cắt đứt tất cả những liên quan với Naude, đến chúng tôiẤn độ vào cuối tháng tám năm 1969. Đó là một ngạc nhiên vô cùng. Không thể tin rằng mới vài tháng trước Naude đã kiểm soát hoàn toàn mọi việc, và vẫn vậy đã biến mất khỏi bối cảnh ngay lập tức như thế.

Lần cuối cùng tôi gặp Rao Sahib vào cuối mùa xuân năm 1969 ở Poona, nơi anh ấy đang sống. Anh ấy bị bệnh phần thể xác ghê lắm, nhưng chờ tôi tại cửa ra vào của nhà anh ấy – trong một kiểu cách không thể bắt chước được, đang đội lệch cái mũ trắng được hồ cứng. Trông thấy tôi anh ấy mỉm cười, hái một bông hoa parijataka, và đưa nó cho tôi.

Bỗng nhiên, về cuối tháng tám, Rao Sahib Patwardhan bị chứng xuất huyết não nghiêm trọng. Achyut đã cảnh báo tôi về sự nghiêm trọng của căn bệnh đó, và tôi đã được chuẩn bị cho tin tức về cái chết sắp xảy ra của anh ấy. Nhưng tôi phát hiện mình không thể chứng kiến anh ấy đang hôn mê, với những cái ống đính vào anh ấy. Tôi biết sự hãnh diện vô cùng của anh ấy; anh ấy đã bị tàn phá để bị đặt vào tình thế như thế. Anh ấy sống lây lất được hai ngày, chết vào ngày 29 tháng tám. Tôi đi đến Poona, đúng một ngày sau khi anh ấy chết và hỏa táng. Cái chết của anh ấy làm cho tôi quá âu sầu. Anh ấy là một người bạn thân thiết, nồng nhiệt, ân cần; kết thúc một sự liên hệ quý báu, và tôi thương tiếc anh ấy. Một chương thuộc sống của tôi đã qua rồi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19757)
Lửa trong Cái Trí là một quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti, Ông Không dịch
(Xem: 20847)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
(Xem: 19152)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
(Xem: 40358)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 21164)
Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần để minh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
(Xem: 40949)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24013)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 22970)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 17755)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 26790)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 20629)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 33500)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 20868)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
(Xem: 28717)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 12628)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua.
(Xem: 25080)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 19058)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
(Xem: 17408)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian...
(Xem: 25580)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18913)
Krishnamurti đã quan sát rằng chính động thái của thiền định, trong chính nó, sẽ sáng tạo trật tự cho sự hoạt động của suy nghĩ mà không có sự can thiệp của ý muốn...
(Xem: 18895)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng tatrình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
(Xem: 28876)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 18836)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
(Xem: 33171)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38250)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31098)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 18150)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 24392)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 19387)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
(Xem: 17818)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 22869)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 17957)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
(Xem: 31987)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 17299)
Ðối tượng của tuệ giác Phật họcthuyết minh tận cùng chân lý của vạn pháp. Khoa học đang khởi đầu bước lên trên con đường tận cùng chân lý của Phật học.
(Xem: 17330)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
(Xem: 16007)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
(Xem: 18511)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
(Xem: 20696)
Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời.
(Xem: 17941)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
(Xem: 20022)
Mái Kim Các Tự làm bằng gỗ mịn thoai thoải dốc xuống. Đường nét kiến trúc vừa nhẹ nhàng vừa đẹp đẽ. Đó là một kiệt tác phẩm của lối kiến trúc đình viên...
(Xem: 14772)
Tác phẩm Đôi bạn hành hương (Công Chúa Tinh Khôi và Hoàng tử Ếch) là một điển hình trong cõi văn đầy màu sắc Phật giáo của Chiêu Hoàng.
(Xem: 20800)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
(Xem: 15015)
Đức Phậttiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
(Xem: 15689)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
(Xem: 12865)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
(Xem: 14441)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
(Xem: 14836)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
(Xem: 29246)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 12693)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
(Xem: 14435)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant