Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

12. Ăn chay

09 Tháng Mười 201100:00(Xem: 13205)
12. Ăn chay

CÁC BÀI
HỌC PHẬT
PHÚC TRUNG Huỳnh Ái Tông

Phần 2: GIÁO LÝ CĂN BẢN

Ăn chay

I.- Dẫn: Người ta gọi ăn chay, ăn tương, ăn lạt để chỉ cho những người theo Ðạo Phật Bắc Tông, không ăn thịt, cá. Ðó là ăn chaylý do tôn giáo, ngày nay người Mỹ cũng ăn chaylý do sức khỏe.

II.- Vì sao Phật Tử phải ăn chay: Ðôi khi người ta gọi đạo Phậtđạo Từ Bi, người tu theo đạo Phật để giải thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử, khổ đau, đem niềm vui lại để bớt khổ cho mọi người, yêu thương mọi loại thú cầm, cùng nhau chung sống trong hòa bình và an vui. Do đó đức Phật dạy Phật tử phải ăn chay để tránh quả báo xấu, để tăng trưởng lòng từ, để mọi người và thú cầm cũng cùng nhau chung sống trong hòa bình, an vui.

III.- Ăn chay như thế nào? Có nhiều cách ăn chay khác nhau, nhưng nói chung chỉ ăn ngũ cốc, rau, trái cây, không ăn thịt của thú cầm, cá, nói chung là không ăn động vật. Các Viện sĩ Hàn Lâm Viện Khoa Học Liên Xô có viết quyển Thức ăn tương lai , sách nói về nghiên cứu chế tạo thức ăn thịt, cá từ cây cỏ, nó cũng là thức ăn chay sau nầy.

Năm thứ là hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ gọi là ngũ vị tân, người ăn chay trường cũng không ăn vì chúng có chất kích thích dục vọng.

Theo cách ăn chay của Âu Mỹ, người ta có thể uống sữa tươi hay sữa hộp, có thể ăn Bơ hay Phó mát vì chúng làm từ sữa, có thể ăn hột gà công nghiệp (gà không có trống, tức là không có sự sống).

Ðạo Phật theo Nam Tông, tu sĩ ăn thịt cá theo Ngũ tịnh nhục:

1) Thịt ăn không thấy người giết.
2) Thịt ăn mà mình không nghe tiếng con vật kêu khi bị giết.
3) Thịt ăn mà mình không nghi người ta giết cho mình ăn.
4) Thịt con vật tự chết.
5 ) Thịt con thú khác ăn còn dư.


Người ta chia ăn chay làm hai loại: Ăn chay trường và ăn chay kỳ.

 - Ăn chay trường: là ngày nào cũng ăn chay.
- Ăn chay kỳ: Có nhiều cách:

* Nhị trai : Mỗi tháng ăn 2 ngày là Mồng Một và ngày Rằm. Ngày xưa không có lịch, đặt ra cách ăn 2 ngày vào ngày trăng tròn (ngày Vọng: ngày Rằm) và ngày không trăng (ngày Sóc : mồng một).

* Tứ trai : Mỗi tháng ăn 4 ngày là Mồng Một, 14, Rằm, 30 (tháng thiếu 29).

* Lục trai : Mỗi tháng ăn 6 ngày là Mồng Một, 8, 14, Rằm, 23, 30 (tháng thiếu 29).

* Thập trai : Mỗi tháng ăn 10 ngày là Mồng Một, 8, 14, Rằm, 18, 23, 24, 28, 29, 30 (tháng thiếu 27, 28, 29).

* Nhất nguyệt trai: Ăn chay trọn tháng Giêng hay tháng Bảy.

* Tam nguyệt trai : Ăn chay trọn tháng Giêng, tháng Bảy và tháng Mười.

IV.-Những ngộ nhận về ăn chay:

Ngộ nhận thứ nhất: Ăn chay khó, nhiều người Phật tử muốn ăn chay, mỗi tháng 2 hay 4 ngày, nhưng đến ngày ăn chay thấy khó ăn quá, đến đêm đói bụng khó ngủ, trông chờ mau qua khỏi 12 giờ đêm để ăn mặn, vì bụng đói lại thèm ăn. Có nhiều nguyên nhân, một là ăn chay dễ tiêu cho nên mau đói, hai là người ta nghĩ chỉ ăn 1 hay 2 ngày nên nấu nướng thức ăn qua loa (thường chưa biết nấu món ăn chay), do đó người ăn không ngon miệng, cả hai nguyên nhân tạo cho sự ăn chay khó. Ðề nghị người biết nấu món ăn chay đừng giấu nghề hãy hướng dẫn, phổ biến cách nấu các món ăn ngon, nhờ đó người ta ăn được mình cũng có phước, quý vị nội trợ nên học hỏi cách nấu vài món chay cho ngon miệng, mỗi ngày ăn chay nên nấu vài món khác nhau, người ăn chay sẽ dễ ăn hơn. Ngày nay, người Mỹ ăn chay cũng nhiều, các chợ ở Mỹ như : Wal-Mart, Kroger, Value Market đều có bán thức ăn chay làm từ đậu nành, bắp, súp chay (Vegeterian), hambeger chay, pizza chay..., ngoài rau, cải chợ Mỹ cũng bán giá, đậu hủ tươi, đậu hủ chiên, ở các chợ hay xe thực phẩm Việt Nam có bán những hộp kho chay, mì căn kho chay, mì gói chay, phở chay... rất dễ cho người ăn chay.

Ngộ nhận thứ hai: Ăn chay mất sức khỏe vì thiếu chất dinh dưỡng, ngộ nhận nầy phát xuất do ngững người ăn chay trường gây ra, nhiều người tu sĩ cũng như cư sĩ cho rằng tu là tiết dục, ăn uống giản dị cũng nhằm mục đích đó, chẳng hạn chỉ ăn cơm với muối xả, ăn cơm với muối mè, ăn cơm với muối tiêu, ăn cơm với muối đậu (đậu phộng), ăn cơm với tương hột, ăn cơm với chao, toàn là những thức ăn thiếu dinh dưỡng, đôi khi có thêm canh rau dền, rau muống, bò ngót, bắp cải luộc. Ăn chay rất đạm bạc như thế, lâu ngày đương nhiên thiếu chất dinh dưỡng, sanh ra bệnh tật, từ đó người khác cho rằng ăn chay mất sức khoẻ. Người ăn chay trường cần phảiquan niệm ăn chay là để tránh nghiệp sát sanh, vậy phải ăn cho đủ chất bổ dưỡng, thân thể có khỏe mạnh chúng ta mới dùng nó để làm phương tiện tu học, chúng ta không chìu cho thân thể nầy ăn sung, mặc sướng, ngủ kỷ nhưng không thể không nuôi dưỡng nó. Nếu chúng ta chịu khó nấu ăn với những món giàu chất dinh dưỡng như đậu hủ tươi hay chiên, tàu hủ ky, giá, các thứ đậu, rau muống, nấm rơm tươi, khô hay nắm đông cô, rau cải.

Ngộ nhận thứ ba: Ăn chay trường khó, thật ra thì không khó, đừng bao giờ nghĩ rằng nấu tạm bợ, ăn qua loa như vậy làm cho người ăn chay trường khó ăn, nếu trong gia đình có hai ba người hoặc cả gia đình ăn chay thì dễ dàng hơn, khó không phải vì ăn mà khó vì sự nấu nướng thức ăn gây ra.

V.- Những điều nên tránh : Người ăn chay trường nên tránh những điều sau đây:
1.- Không nên kiêu mạn: Vì tránh nghiệp xấu, vì lòng từ với chúng sinh nên mới ăn chay, đó cũng là cái duyên lành, không nên cho là ta hay ta giỏi ta tinh tấn hơn mọi người, coi rẻ người chưa ăn chay sẽ gây ác cảm với người khác và làm tổn đức của mình.

2.- Không nên ép xác: Không nên ăn quá kiêng khem, phải ăn cho đủ chất dinh dưỡng, nhất là nên ăn các thứ rau, đậu, giá, đậu hủ và mì căng. Khi đi máy bay, lúc mua vé hãy bảo cho họ biết mình ăn chay, họ sẽ lo thức ăn chay cho mình.

3.- Không nên giả mặn: Tránh làm những món ăn như nắn thành hình con chim, gà, vịt hay thịt bò, thịt heo ... làm như vậy chẳng khác nào gợi cho người ta nhớ món ăn mặn.

4.- Không nên gây khó khăn cho người khác: Ði đám tiệc hay đến nhà người khác, nếu người ta không biết trước để chuẩn bị món ăn chay, thì cứ ăn tạm với những thức ăn có thể ăn được như rau cải, dưa leo, nước tương. Không nên làm cho gia chủ thấy khó chịu vì không tiếp đãi được mình như ý muốn.

VI.- Lợi ích ăn chay: Những người ăn chay vốn là những người đã tu, nhưng nhờ ăn chay tánh tình sẽ hiền lành đối với mọi người, mọi loài, được mọi người thương yêukính trọng. Nếu có nhiều người ăn chay tức nhiên sẽ có nhiều người ăn lành ở hiền, xã hội được tốt đẹp, thế giới được hòa bình, an vui.

VII.- Kết Luận: Người cư sĩ muốn tu cho rốt ráo, ngoài pháp môn tu tập cho tâm được thanh tịnh để trí huệ phát sinh, cần phải ăn chay để thực hành hạnh từ bi của mình, ăn chay cũng giúp cho mình thay đổi thể xác đương nhiên nó sẽ thay đổi tánh tình, giúp cho đường học đạo ngày càng tinh tấn.

Xin mượn lời kết của các tác giả Thức ăn tương lai:

"Thuận lợi thứ ba ... về ý nghĩa không phải là thuận lợi cuối cùng, đó là về đạo lý.

Ăn thịt, chúng ta buộc phải giết hàng triệu bò, cừu, lợn, ngỗng, vịt, gà, tạo ra hàng nghìn, hàng nghìn người lạnh lùng trước sự đổ máu, ......Và điều đó rất không phù hợp với sự giáo dục tình yêu thiên nhiên, lòng tốt, lòng nhân ái."

Sách tham khảo :
HT Thích Thiện Hoa , Phật Học Phổ Thông, Khóa I & 2, THPGTPHCM, Việt Nam, 1989
A. N. NEXMÊIANÔP, V.M. BÊLICÔP, Thức ăn tương lai, NXBGDHN, Hà Nội, Việt Nam, 1989 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26737)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20045)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18230)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32952)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18844)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31761)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32652)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20199)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26447)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20432)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23849)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 24031)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15185)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15076)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant