Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

2. Nền văn minh cổ nhất?

05 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 11643)
2. Nền văn minh cổ nhất?

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ 

Tác giả: Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch

Chương I - TỔNG QUAN VỀ ẤN ĐỘ

II. NỀN VĂN MINH CỔ NHẤT?

Ấn Độ thời tiền sử - Mehenjo-Daro – Cổ bực nào?

Vào cái thời mà các sử gia [phương Tây] tin rằng Hi Lạp đã mở màn cho văn minh nhân loại, thì châu Âu ngây thơ cho rằng Ấn Độ sống trong cảnh dã man cho tới khi các dân tộc châu Âu – anh em trong dòng Aryen của họ - rời biển Caspienne, tiến xuống phương Nam, truyền khoa học và nghệ thuật vào bán đảo đó mà dân chúng mới bắt đầu thoát li cảnh tối tăm ngu muội. Các phát kiến gần đây đã phá tan ảo tưởng làm cho họ phấn khởi đó – mà sau này chắc chắc còn nhiều phát kiến khác làm đảo lộn các kết luận, tôi trình bày trong cuốn sách này. Ở Ấn Độ cũng như ở những nơi khác, các chứng tích của buổi đầu nền văn minh bị chôn vùi dưới đất và các nhà khảo cổ có tốn công đào cuốc tới mấy cũng không thể khai quật, tìm hết cho được. Những di tích thời đại cổ thạch khí chất đầy trong nhiều tủ kính các viện tàng cổ Calcutta, Madras và Bombay, tại nhiều nơi người ta đã đào được di tích thời đại tân thạch khí. Nhưng đó chỉ là di tích về văn hoá, chưa có thể gọi được là văn minh.

Năm 1924, có nhiều tin tứcẤn Độ kích thích các nhà khảo cổ khắp thế giới. Ông John Marshall loan báo rằng các học giả Ấn Độ hợp tác với ông – đặc biệt là ông R.D Banerji – đã tìm thấy ở Mohenjo Daro, trên bờ phía Tây sông Indus - hạ, nhiều di tích của một nền văn minh có vẻ cổ hơn hết các nền văn minhchúng ta được biết cho tới nay. Ở đó và Harappa, cách vài trăm cây số về phía Bắc, họ đã đào đất và thấy bốn năm thành phố chồng chất lên nhau, có mấy trăm ngôi nhà và cửa tiệm xây cất bằng gạch, rất chắc chắn, có ngôi gồm mấy từng lầu, hết thảy đều sắp hàng hai bên những con đường rộng hoặc những ngõ hẹp. Ông John nói về thời đại của những ngôi nhà đó như sau:

Những phát kiến đó chứng tỏ rằng ba bốn ngàn năm trước công nguyên, ở miền Sihdh (cực Bắc tỉnh Bombay) và ở miền Pendjab nữa đã có một đời sống thành thị rất hoạt động, nhiều nhà có giếng, phòng tắm, lại có một hệ thống dẫn nước phức tạp, như vậy là người dân thời đó đã có một lối sống, một địa vị xã hội ít nhất cũng bằng dân Sumérie thời cổ, và cao hơn dân Babylone và Ai Cập đồng thời với họ. Ngay ở Ur, nhà cửa xây cất cũng thô sơ hơn ở Mohenjo Daro.


blank

Di chỉ khảo cổ Moenjo-daro được UNESCO công nhậndi sản thế giới vào năm 1980.

Tại những thành phố chồng chất lên nhau đó, người ta đào được những vật dưới đây: đồ dùng lặt vặt trong nhà, đồ rửa mặt và tắm, những đồ sành hoặc không men hoặc có men nhiều màu, có thứ nặn bằng tay, có thứ tiện, những đồ bằng đất nung, những con thò lò, quân cờ, những đồng tiền cổ hơn hết thảy các thứ tiền của chúng ta được biết, trên một ngàn con dấu hầu hết là đục khắc và mang những chữ tượng hình không ai biết là chữ gì, những đồ sứ rất tốt, những phiến đá chạm trổ nghệ thuật cao hơn nghệ thuật Sumérie, những binh khí và dụng cụ bằng đồng, và một kiểu xe hai bánh bằng đồng (kiểu xe có bánh cổ nhất cho tới hiện nay), những vòng vàng, bạc đeo vào cổ chân hoặc cổ tay và nhiều đồ trang sức khác. Ông Marshall khen là “làm rất khéo, đánh bóng tới nỗi người ta có cảm tưởng rằng mới lấy ra ở một tiệm kim hoàn đường Bond Street đem ra, chứ không ngờ là đã đào ở trong một căn nhà xây cất từ năm ngàn năm trước”.

Điều này mới lạ lùng, những vật đào ở lớp dưới, nghệ thuật lại tiến bộ hơn những vật ở lớp trên. Có những vật bằng đá, bằng đồng hoặc đồng đỏ làm cho ta ngỡ rằng nền văn minh sông Indus đó thuộc vào một thời chuyển tiếp từ thời đại thạch khí qua thời đại đồng đỏ. Do đó người ta có thể kết luận rằng văn minh Mohenjo Daro đã lên tới tột đỉnh khi vua Cheops Ai Cập cho xây cất kim tự tháp vĩ đại đầu tiên, rằng Mohenjo Daro đã có những liên lạc về thương mại, tôn giáo và nghệ thuật với các xứ Sumérie và Babylonie[6], và nền văn minh đó đã tồn tại ba ngàn năm cho tới thế kỉ thứ ba trước công nguyên[7].

Nhưng chúng ta vẫn chưa có thể nói được rằng nền văn minh Mohenjo Daro có thực như Marshall nghĩ, là nền văn minh cổ nhất không. Nhưng khảo cứu về Ấn Độ thời tiền sử mới chỉ là bắt đầu, mới trong thời chúng ta, các nhà khảo cổ đào được các cổ tích ở Ai Cập, rồi qua miền Mésopotamie, tới Ấn Độ. Có thể chắc rằng khi đào các lớp đất ở Ấn Độ cũng kĩ như ở Ai Cập, người ta sẽ thấy một nền văn minh cổ hơn văn minh Ai Cập nữa[8].


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26652)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20018)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18204)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32874)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18802)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31673)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32588)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20157)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26361)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20340)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23804)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23922)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15133)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15039)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant