Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

1. Thời đại cuối cùng của đạo Phật

05 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 10958)
1. Thời đại cuối cùng của đạo Phật

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ 

Tác giả: Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch

CHƯƠNG V

THIÊN ĐƯỜNG CỦA THẦN LINH

Không có một xứ nào mà tôn giáothế lực và đóng một vai trò quan trọng bằng ở Ấn Độ. Người Ấn sở dĩ dễ chấp nhận sự thống trị của ngoại nhân một phần vì họ không cần biết những kẻ thống trị họ thuộc giống người nào; họ cho tôn giáo mới là cốt yếu, chứ không phải chính trị; linh hồn mới là chính, chứ không phải thể xác; các kiếp sau mới là vô tận chứ kiếp này chỉ là phù du! Khi vua Akbar đã thành một vị thánh và gần như theo Ấn giáo, thì mọi người đều thấy sức mạnh phi thường của tôn giáo, cả những người phản đối nó nhất. Ngày nay, chính là một vị thánh[1] chứ không phải một chính khách, một nhà cầm quyền, đã thống nhất được Ấn Độ, mà sự thống nhất đó là lần đầu tiên trong lịch sử họ.


I. THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG CỦA ĐẠO PHẬT

Thời cực thịnh của đạo Phật – Tiểu thặng và đại thặng – Mahayana – Đạo Phật, đạo khắc kỉ và đạo Ki Tô – Đạo Phật suy viĐạo Phật truyền qua: Tích Lan, Miến Điện, Turkistan, Tây Tạng, Cao Miên, Trung Hoa và Nhật Bản.

Vua Açoka mất được khoảng hai trăm năm thì đạo Phật đạt tới mức độ cực thịnhẤn Độ. Thời gian phát triển của đạo đó, từ triều đại Açoka tới triều đại Harsha, cũng chính là hoàng kim thời đại của tôn giáo về nhiều phương diện. Nhưng Phật giáo thời thịnh đó không còn là đạo của Phật Tổ nữa, mà có thể nói là đạo của Subhadda[2], người đệ tử đã phản kháng lại Ngài khi hay tin Ngài tịch, bảo với mười chín tăng sĩ: “Khóc bấy nhiêu đủ rồi, rên rỉ bấy nhiêu đủ rồi! Bây giờ chúng ta thoát li được đại Samana (Sa Môn) rồi. Từ nay khỏi phải nghe hoài: “Điều này nên làm, điều nọ không nên”. Từ nay chính mình tha hồ muốn làm gì thì làm, và khỏi bị bắt buộc làm điều mình không muốn làm nữa”.

Họ lợi dụng ngay sự tự do đó và tự tách ra thành hai giáo phái. Hai thế kỉ sau Phật Tổ tịch, di sản tinh thần của Ngài chia thành mười tám giáo phái. Những Phật tử ở Nam Ấn và Tích Lan còn giữ đúng trong một thời gian giáo lí giản dị và thuần khiết của Ngài, mà người ta gọi là Hinayana (Tiểu thặng hay Tiểu thừa): họ thờ Phật Tổ không phải như một vị thần mà như một vị truyền đạo vĩ đại, và Thánh kinh của họ là những bản bằng tiếng Pali chép giáo lý nguyên thuỷ. Trái lại, tại khắp Bắc Ấn, Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa và Nhật Bản người ta theo giáo lí Mahayama (Đại thặng hay Đại thừa) mà Hội nghị tôn giáo Kanishka đã xác định rồi truyền bá; những nhà thần học này tuyên bố rằng Phật Tổ là Đấng Thần Linh, chung quanh Ngài có vô số Bồ Tát, La Hán; họ theo phép tu khổ hạnh yoga của Patanjali và in một bản kinh mới bằng tiếng sanscrit; kinh này mặc dầu chứa đầy những tế vi siêu hình và thần học, tạo ra một tôn giáo được bình dân (ở Ấn) theo nhiều hơn là đạo nghiêm khắc, bi quan của Thích Ca Mâu Ni.

Đại thặng là một thứ Phật giáo pha nhạt vì có thêm nhiều vị thần, nhiều tập quán, lễ nghi, huyền thoại Bà La Môn hợp với người Tartare ở Kushan, người Mông CổTây Tạng, mà vua Kanishka thống trị. Người ta tưởng tượng một cõi trời trên đó có nhiều vị Phật, mà Phật Amida (A-Di-Đà), Đấng Cứu Thế, được dân chúng thờ phụng nhiều nhất: phải có một Thiên đường và một Địa ngục để khuyến thiện trừng ác chứ, thế là nhà vua có cách dùng quân lính vào một việc khác nữa. Trong thần thuyết mới đó, các vị thánh tối cao là các Bodhisattwa (Bồ Tát), tức những đấng đáng được lên cõi Niết Bàn rồi (nghĩa là thoát vòng luân hồi rồi), nhưng tự nguyện đầu thai trong nhiều kiếp nữa để giúp những những kẻ ở trên trần tìm được chính đạo[3]. Cũng như trong các giáo phái Ki Tô ở miền Địa Trung Hải, các vị Bồ Tát đó được dân chúng thờ phụng tới nỗi át hẳn Phật Tổ trong sự lễ bái cũng như trong nghệ thuật. Rồi người ta cũng thờ Phật tích, Phật cốt, cũng dùng nước dương, đốt nhang, đèn, lần tràng hạt, dùng mọi thứ trang sức thuộc về giáo hội, cũng dùng một tử ngữ[4] trong các kinh kệ, rồi tăng ni phải xuống tóc, phải ở độc thân, phải trường trai, phải tụng kinh sám hối, cũng phong thánh những người tử vì đạo, cũng tạo ra tĩnh-tội-giới, cũng tụng kinh siêu độ cho người chết, tóm lạiPhật giáo Đại Thặng có đủ những hình thức lễ nghi của Ki Tô giáo thời Trung cổ, và hình như nhiều hình thức lễ nghi của Ki Tô đã mượn của Phật giáo[5]. Thành thử Đại Thặng đối với Tiểu Thặng tức Phật giáo nguyên thuỷ cũng tựa như Công giáo đối với đạo Khắc Kỉ và Ki Tô giáo nguyên thuỷ. Phật Tổ, cũng như Luther sau này, đã tưởng lầm rằng nghi thức – một thứ bi kịch tôn giáo – có thể thay bằng những lời thuyết pháp và dạy luân lí; vì vậy mà một thứ Phật giáo nhiều thần thoại, phép màu, lễ bái, có vô số các vị thần thánh làm trung gian giữa tín đồ và Đấng Tối Cao, đã thắng Phật giáo nguyên thuỷ, cũng như Công giáo đa sắc thái, chú trọng tới bề ngoài đã thắng Ki Tô giáo giản dị, nghiêm khắc thời nguyên thuỷ và thắng đạo Tin Lành thời cận đại.

Chính vì dân chúng thích đa thần giáo, thích phép màu và huyền thoại mà làm cho Phật giáo nguyên thuỷ suy tàn, rốt cuộc chính Đại Thặng cũng bị linh lạc ngay trên đất Ấn Độ nữa. Vì nói theo cái giọng các sử gia làm khôn hơn cổ nhân[6] – Phật giáo mượn của Ấn giáo các huyền thoại và các lời thần, lần lần lấp được cái hố giữa hai tôn giáo thời nguyên thuỷ và người ta có thể biết trước được rằng tôn giáo nào đâm rễ sâu trong dân chúng nhất, hợp với nguyện vọng của quần chúng nhất, sau cùng, có những nguồn lợi kinh tế lớn nhất, được chính quyền ủng hộ nhất, sẽ nuốt được tôn giáo kia. Tức thì cái lòng tin dị đoan nó chính là da thịt, khí huyết của loài người, từ tôn giáo cũ truyền qua tôn giáo mới, tới nỗi những lễ nghi về sự thờ phụng dương vật của các giáo phái Shakti cũng thấy xuất hiện trong đạo Phật nữa. Các tu sĩ Bà La Môn vốn kiên nhẫn vô cùng, lần lần phục hồi được uy tín và lại được nhà vua bảo hộ, và rốt cuộc, triết gia trẻ tuổi Shankara, lại làm cho các kinh Veda thành căn bản của tư tưởng Ấn Độ và từ đó Phật giáo mất địa vị lãnh đạo tinh thần ở Ấn.

Tuy nhiên đòn tối hậu không phải tự đạo Bà La Môn mà tự ngoại nhân tung ra và có thể nói là chính Phật giáo đã tự gây họa cho mình. Uy tín của Sangha (Tăng Già) đã thu hút vua Açoka và dòng dõi quí phái nhất của giới Magadha (tức những người mà mẹ thuộc tập cấp kshatriya, cha thuộc tập cấp vaisya), mà tạo thành một tăng lữ độc thân yêu hoà bình; ngay thời Phật Tổ đã có vài nhà ái quốc than rằng “tăng sĩ Gautama khuyến khích người ta đừng sinh con đẻ cái nữa, như vậy các gia đình sẽ tuyệt tự mất”. Sự phát triển của Phật giáo và chế độ tăng viện ở đầu kỉ nguyên một mặt, sự chia rẽ về chính trị mặt khác, cả hai đều làm cho sức chống cự của Ấn suy đi và Ấn dễ bị ngoại nhân xâm lăng. Khi người Ả Rập vô cõi, nóng nảy muốn truyền bá một nhất thần giáo giản dị, khắc khổ, trông thấy các nhà sư biếng nhác, ham tiền, sống nhờ lòng mê tín của các tín đồ ngu xuẩn thì họ chẳng những khinh bỉ ra mặt mà còn thấy gai mắt, cho phá hết các chùa chiền, giết hàng ngàn nhà sư, mà dân chúng ngại không còn ai muốn đầu Phật nữa. Những kẻ sống sót bị đạo Bà La Môn thu hút trở lại, thế là tôn giáo chính thống thời xưa tiếp nhận các người theo “tà giáo” đã biết hối hận, và “đạo Bà La Môn thân thiện bóp chết Phật giáo”. Đạo Bà La Môn bao giờ cũng khoan dung: lịch sử các cuộc thịnh suy, lên xuống của đạo Phật và cả trăm giáo phái khác đầy những chuyện tranh biện, gây lộn, nhưng tuyệt nhiên không có một vụ tàn sát nào cả. Trái lại, đạo Bà La Môn còn nhận Phật Tổ là một vị thần – hoá thân của thần Vichnou – thành thử có vẻ khuyến khích người con hoang [Phật tử] trở về mái nhà cũ [đạo Bà La Môn]; không những vậy còn chấp nhận thuyết của Phật cho rằng mọi sinh vật đều thiêng liêng, do đó cấm sự giết súc vật để tế thần; thế là sau năm trăm năm suy lần, đạo Phật biến mất ở Ấn Độ một cách êm ái, ôn hoà[7].

Nhưng đạo Phật đã lan tràn tới khắp các xứ khác ở Á châu. Giáo lí, nghệ thuật, văn học của nó truyền qua đảo Tích Lan, bán đảo Mã Lai ở phía Nam, qua Tây Tạng, Turkestan ở phía Bắc, qua Miến Điện, Thái Lan[8], Cao Miên, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản ở phía Đông, và nhờ đạo đó mà đem văn minh vô các xứ đó – trừ Viễn Đông đã có một nền văn minh rồi – cũng như ở thời Trung cổ, nhờ các tu sĩ La Mã và Byzantine mà văn minh vô được Tây Âu và Nga. Có thể nói tại các xứ đó, văn minh đạt được cực điểm chính là nhờ đạo Phật. Từ thời Açoka cho tới thế kỉ thứ IX, lúc mà đạo Phật bắt đầu suy vi, thành phố Anuradhapura ở Tích Lan là một trong những thành phố lớn nhất ở phương Đông, tại đó từ hai ngàn năm nay người ta vẫn thờ cây bồ đề và ngôi đền ở trên cao nguyên Kandy[9] là một thánh địa của 150 triệu người theo đạo Phật ở châu Á[10]. Có lẽ chỉ ở Miến Điện là các nhà sư thường gần giữ được lí tưởng của Phật Tổ, mà đạo Phật còn được thuần tuý hơn cả; nhờ các nhà sư đó mà 13 triệu dân Miến có một mức sống tương đối cao hơn mức sống ở Ấn. Sven Hedin, Aurel Stein và Pelliot đã tìm được ở Turkestan mấy trăm bản viết tay thời cổ về đạo Phật và nhiều di tích khác của một nền văn hóa đã thịnh ở xứ đó từ thời đại Kanishka tới thế kỉ XIII. Thế kỉ thứ VII, một chiến sĩ yêu văn minh, Srong–tsan Gampo, lập một chính quyền vững vàngTây Tạng, chiếm xứ Népal, và dựng ở Lhassa một kinh đô, chẳng bao lâu rất thịnh vượng vì là một trung tâm tích trữ các hàng hoá từ Ấn qua Trung Hoa và từ Trung Hoa qua Ấn. Sau khi mời các nhà sư tới Tây Tạng, sau khi truyền bá giáo dụcđạo Phật trong dân chúng, ông tạm rời ngôi báu trong bốn năm để tập đọc tập viết và mở đầu cho thời đại hoàng kimTây Tạng. Ông cho xây cất mấy ngàn ngôi chùa Phật trên các núi và cao nguyên, và cho in một bộ kinh, luận gồm ba trăm ba mươi ba cuốn, bảo tồn được cho các học giả ngày nay biết bao tác phẩm quí giá mà nguyên bản ở Ấn Độ đã mất từ lâu. Chính ở Tây Tạng cách biệt với thế giới bên ngoài mà Phật giáovô số dị đoan, một chế độ tăng viện và một chủ nghĩa giáo tôn (cléricalisme) mà khắp thế giới, ngoài châu Âu thời đầu Trung cổ, không nơi nào sánh kịp. Còn vị Dalai-Lama (Đạt-Lai Đạt-Ma, tức Hoạt PhậtTây Tạng) Ngài ở trong tịnh thất của đại tu viện Po-ta-la, ở trên chỗ cao nhất của kinh đô Lhassa; ngày nay dân Tây Tạng còn coi Ngài là hiện thân của Đức Bồ Tát Avalokiteshvara[11]. Ở Cao Miên, đạo Phật và đạo Ấn dung hoà với nhau đã gây một tinh thần tôn giáo làm nẩy nở một giai đoạn đẹp đẽ nhất của nghệ thuật Đông phương[12]. Cũng như Ki Tô giáo, đạo Phật ra khỏi xứ rồi mới phát triển rực rỡ nhất. Ta nên nói thêm rằng đạo đó thắng lợi như vậy mà không hề làm đổ một giọt máu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26647)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20015)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18203)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32859)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18801)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31663)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32585)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20151)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26352)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20333)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23801)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23915)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15133)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15038)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant