Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

4. Điêu khắc

05 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 11136)
4. Điêu khắc

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ 

Tác giả: Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch

CHƯƠNG VIII
NGHỆ THUẬT ẤN ĐỘ
 

IV. ĐIÊU KHẮC

Điêu khắc thời Thượng cổ - Điêu khắc thời Phật giáo – Phái Gandhara – Thời đại Gupta – Thời đại “thuộc địa” – Phán đoán tổng quát.

Chúng ta không thể nào chép lại lịch sử liên tục của ngành điêu khắc Ấn Độ, từ thời các tượng nhỏ ở Mohenjo-daro tới thời Açoka vì thiếu nhiều tài liệu, nhưng như vậy không có nghĩa rằng nghệ thuật đã có hồi ngưng phát triển. Có lẽ Ấn Độ bị dân tộc Aryen xâm lăng, hoá nghèo trong một thời gian, không đục tượng đá nữa mà đục tượng gỗ; cũng có thể rằng dân tộc Aryen mãi lo chiến tranh, chiếm đất mà không quan tâm tới nghệ thuật. Dù sao thì những tượng đá đầu tiên hiện nay chúng ta được biết, đều xuất hiện khá trễ, vào thời đại vua Açoka; nhưng thấy những nét đục rất khéo, ta không thể không ngờ rằng trước thời đại đó, môn điêu khắc đã tiến bộ được mấy thế kỉ rồi. Đạo Phật vốn ghét sự thờ phụng ngẫu tượng và mọi hình ảnh, đã làm cản trở sự phát triển của ngành hoạ và ngành đục tượng. Phật Tổ đã “cấm vẽ hình đàn ông và đàn bà”, và sự cấm đoán đó nghiêm khắc gần như luật của Moïse, làm cho hai ngành đó bị thiệt hại nặng cũng như ở Judée và các nước Hồi giáo. Nhưng lần lần đạo Phật bớt tính cách khắc khổ, thì sự cấm đoán đó cũng được cởi mở và tín đồ cũng ham mê các biểu tượng, các huyền thoại như dân tộc Dravidien. Khi nghệ thuật điêu khắc xuất hiện trở lại (khoảng 200 trước Công nguyên), thì mới đầu chỉ là các phiến đá chạm nổi làm hàng rào chung quanh các stupa (tháp) Phật, hoặc các nấm mộ ở Bodh-gaya và Bharhut; nghĩa là lúc đó ngành điêu khắc chỉ là một ngành phụ của nghệ thuật kiến trúc, chứ không thành một nghệ thuật riêng. Ngành điêu khắc Ấn giữ địa vị phụ thuộc đó trong suốt lịch sử của nó, và ưa kĩ thuật chạm nổi hơn là kĩ thuật đục thành tượng (ronde-bosse)[18]. Trong các đền Jaïn ở Mathura, các điện Phật ở Amaravati và Ajanta, nghệ thuật chạm nổi đó đã đạt tới tột đỉnh. Một nhà chuyên môn rất sành bảo rằng bức tường rào ở Amaravati là “đoá hoa đẹp nhất, có xuân tình nhất của ngành điêu khắc Ấn”.

Cũng vào thời đại đó, nhờ sự bảo trợ của các vua Kushan, một phái điêu khắc khác phát triển trong tỉnh Gandhara, tại Bắc Ấn. Triều đại bí mật này xuất hiện thình lình ở phương Bắc – có lẽ là gốc Bactriane – Hi Lạp – đem vào ngành điêu khắc Ấn một chút khuynh hướng Hi Lạp, bắt chước các hình dáng Hi Lạp. Phái Đại Thặng thắng ở hội nghị Kanisha rồi bãi bỏ sự cấm đoán thờ hình tượng, mở rộng cửa cho ngành điêu khắc. Dưới sự chỉ huy của các bậc thầy Hi Lạp, ngành điêu khắc Ấn chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Hi Lạp; Phật Tổhình dáng, nét mặt gần giống thần Apollon và có vẻ muốn leo lên đỉnh Olympe, tức nơi ngự trị của các vị thần Hi Lạp; các vị thần và thánh Ấn Độ cũng quấn những áo, khăn lướt thướt như trên các hiên đền thờ của nhà điêu khắc Phidias và ta thấy những vị Bồ tát nghiêm trang, mộ đạo chen vai thích cánh với bọn Silène (thần sông, suối Hi Lạp) say rượu. Người ta đục cho Phật Tổmôn đồ của Ngài những bức tượng mà hình dung đã được lí tưởng hoá, có vẻ gần như đàn bà nữa, ấy là chưa kể những bức tượng gớm ghiếc theo chủ trương hiện thực thời Hi Lạp suy đồi, chẳng hạn bức tượng Phật Tổ ở Lahore, chỉ còn da với xương, đếm được từng chiếc xương sườn và từng đường gân. tóc bới như đàn bà, nét mặt cũng như đàn bà mà lại râu ria xồm xoàm. Nghệ thuật nửa Phật giáo nửa Hi Lạp đó đã gây một ấn tượng mạnh cho Huyền Trang và có lẽ chính ông với các nhà sư hành hương qua Ấn sau ông đã du nhập nghệ thuật đó vô Trung Hoa, Triều TiênNhật Bản; nhưng ảnh hưởng của nó tới ngành điêu khắc, ngay cả ở Ấn, cũng không được bền. Thịnh được vài thế kỉ, phái Gandhara mất hẳn và nghệ thuật thuần tuý Ấn xuất hiện trở lại dưới các triều đại bản xứ, lại theo các truyền thống do các nghệ sĩ Bharhut, Amaravati và Mathura để lại, không còn lưu tâm chút gì tới phái Gandhara lai Hi Lạp nữa.

Dưới các triều đại Gupta, ngành điêu khắc cũng thịnh như mọi ngành khác. Đạo Phật lúc đó không còn ghét các hình tượng nữa, một phái Tân Bà La Môn khuyến khích thuật tượng trưng và thuật tô điểm tôn giáo bằng mọi hình thức nghệ thuật. Tàng cổ viện Mathura hiện nay còn giữ được một bức tượng Phật bằng đá rất đẹp, cặp mắt trầm lặng, suy tư, môi dày, hình dáng hơi kiều diễm quá, chân vuông bè bè, to lớn. Tại tàng cổ viện Sarnath có một tượng Phật khác cũng bằng đá, ngồi theo một tư thế đã thành cổ điển; nghệ sĩ đã diễn được vẻ từ bi và vẻ an tĩnh khi nhập định. Ở Karachi có một tượng Brahma nhỏ bằng đồng đỏ sao mà giống Voltaire lạ lùng.

Ấn Độ, trong một ngàn năm trước khi bị dân tộc Hồi giáo xâm lăng, bất kì nơi nào cũng thấy có nhiều nghệ phẩm điêu khắc. Ngành đó tuy bị lệ thuộc vào tôn giáo và ngành kiến trúc, nhưng đã tìm được nguồn hứng trong sự lệ thuộc đó. Bức tượng rất đẹp tạc thần Vichnou, ở Sultanpur, bức tượng Padmapani đục đẽo rất tinh vi, bức tượng khổng lồ tạc thần Shiva ba mặt (gọi là Trimurti) ở trong hang Elephanta, tượng đá nữ thần Rukmini được dân chúng thờ ở Nokkas, và làm cho ta nhớ tới Praxitèle, nhà điêu khắc Hi Lạp ở thế kỉ IV trước Công nguyên; tượng thần Shiva múa rất duyên dáng, có tên là Natadaja, do các thợ thủ-công-nghệ-sĩ ở Tanjore đúc bằng đồng đỏ, con hoẵng bằng đá ở Mamallapuram, và tượng thần Shiva uy nghi ở Perur; tất cả những nghệ phẩm ở khắp nơi đó chứng tỏ rằng nghệ thuật điêu khắc được truyền bá trên toàn cõi Ấn Độ.

Nó còn vượt khỏi biên giới Ấn nữa, và do những kích thích tương tự, bằng những phương pháp y hệt, nó sản xuất được nhiều nghệ phẩm ở Turkestan, ở Cao Miên, tới cả Java và Tích Lan. Chúng tôi xin kể làm thí dụ tượng đá tạc cái đầu hình như là của một em trai mà đoàn thám hiểm của ông Aurien Stein đã đào được trong lớp cát ở Khotan; đầu một tượng Phật ở Thái Lan; những tượng “Harihara” ở Cao Miên làm cho ta nhớ tới nghệ thuật Ai Cập; những tượng đồng đỏ rất đẹp ở Java; đầu thần Shiva ở Prambanam[19] như còn chịu chút ảnh hưởng của phái Gandhara; tượng một người đàn bà tuyệt mĩ ở Tàng cổ viện Leyde; tượng Bồ tát ở viện Tàng điêu khắc phẩm Copenhague; tượng Phật Tổ bình tĩnh mà mạnh mẽ, với tượng Avalokiteshvara (vị thần từ bi ngó xuống nhân loại)[20] chạm trổ rất tinh vi ở đền Borobudur (Java), hoặc tượng Phật Tổ to lớn, cổ kính ở Anuradhapura (Tích Lan). Bảng liệt kê các công trình điêu khắc đã làm tốn biết bao huyết hãn trong bao nhiêu thế kỉ đó, tuy khô khan thật nhưng cho độc giả thấy ảnh hưởng của Ấn Độ tới những quốc gia trong khối văn minh Ấn.

Mới lần đầu thì khó mà yêu được nghệ thuật điêu khắc đó; chỉ những người tinh thần vừa rất thâm thuý vừa rất khiêm tốn mới bỏ thành kiến của mình đi khi ra nước ngoài. Chúng ta phải là người Ấn hoặc là dân những nước đã chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn minh Ấn, cho nghệ thuật Ấn là cao hơn cả, mới nhận được ý nghĩa tượng trưng của các tượng đó, các sứ mệnh và quyền năng siêu nhiên của các vị thần có hàng chục tay và chân đó mà mới hiểu được tính cách hiện thực của các hình thù kì quái đó, nó tượng trưng những năng lực siêu nhiên phong phúhỗn độn, vô cớ sáng tạo ra hết thảy rồi lại vô cớ huỷ diệt hết thảy. Ta lấy làm lạ, sao dân chúng trong làng xóm Ấn gầy ốm làm vậy mà tượng thần nào cũng mập mạp; nguyên dođa số các thần đó đều ở vào cái thời sơ khai, trái đất lúc đó còn phì nhiêu. Chúng ta cũng ngạc nhiên rằng sao người Ấn lại tô màu các tượng, như vậy là chúng ta không biết hồi xưa Hi Lạp cũng có tục đó, mà các tượng thần do Phidias và môn đệ của ông đục đẽo, nay để lộ những nét cao quí cổ điển, là vì lớp sơn ở ngoài đã mất từ lâu rồi. Chúng ta tiếc rằng trong môn điêu khắc Ấn, rất hiếm thấy hình phụ nữ, chúng ta cho như vậy là dấu hiệu chứng tỏ địa vị phụ thuộc của họ trong gia đình, xã hội; nhưng xét cho cùng hình đàn bà khoả thân đâu phải là căn bản cần thiết cho nghệ thuật tạo hình, mà đàn bà khi làm mẹ có lẽ còn đẹp hơn khi là con gái, nữ thần Demeter cao quí hơn nữ thần Aphrodite[21]. Hoặc giả tại chúng ta quên rằng các nghệ sĩ không được theo cảm hứng của mình mà phải theo lời chỉ bảo của các tu sĩ, vì nghệ thuật ở Ấn Độ chỉ là để phục vụ tôn giáothần học. Tôi muốn nói thêm rằng chúng ta quá nghiêm trang khi phê phán các tượng mà người thợ đã cố ý đục cho thành hình xấu xí, kì quái, hoặc thành những con quỉ nhát kẻ ác; chúng ta ghê tởm quay mặt đi, như vậy tỏ rằng nghệ sĩ đã đạt được mục đích đấy.

Tuy nhiên phải nhận rằng ngành điêu khắc ở Ấn không thể so sánh với ngành văn thơ được về phương diện cao nhã, với ngành kiến trúc về phương diện vĩ đại, hùng tráng, và với ngành triết học về phương diện thâm thuý, nó chỉ phản ánh được những quan niệm mơ hồ, hỗn độn của các giáo phái từng miền thôi. Nó hơn môn điêu khắc Trung Hoa và Nhật Bản đấy nhưng không sao đạt được cái hoàn thiện lãnh đạm của nghệ thuật điêu khắc Ai Cập, và cái vẻ đẹp linh độngdễ cảm lòng người của các tượng đá Hi Lạp. Muốn hiểu được bản tính và nguyện vọng của nó, ta phải có cái lòng mộ đạo kính tín, nồng nhiệt của thời Trung cổ. Sự thực, chúng ta đòi hỏi quá nhiều ở ngành điêu khắc và ngành hoạ Ấn; chúng ta phê phán chúng cơ hồ như coi chúng là những hình thức nghệ thuật được hoạt động tự do như ở nước ta; và chúng tôi có lẽ đã lầm, theo truyền thống tư tưởng của phương Tây, tách các ngành đó riêng ra. Giá chúng ta, như người Ấn, đặt chúng chung với ngành kiến trúc, coi chúng là những bộ phận của môn kiến trúc vô song Ấn Độ, thì chúng ta có thể tự hào là đã tiến bộ được một chút trong việc tìm hiểu nghệ thuật Ấn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26646)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20015)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18202)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32859)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18801)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31663)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32585)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20150)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26352)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20333)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23801)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23915)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15132)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15038)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant