Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

3. Kết luận về triết học Ấn Độ

05 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 11696)
3. Kết luận về triết học Ấn Độ

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ 

Tác giả: Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch

CHƯƠNG VI
ĐỜI SỐNG TINH THẦN

III. KẾT LUẬN VỀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ

Thời suy vi – Tóm tắtPhê bình - Ảnh hưởng.

Thịnh thời của triết học Ấn Độ chấm dứt khi bọn xâm lăng Hồi giáo vô cõi. Hồi giáo trước hết, rồi tới Ki Tô giáo tấn công các tín ngưỡng Ấn, và triết học Ấn muốn giữ thế thủ, lẩn tránh, nép mình trong thái độ thống nhất rụt rè, cho sự tranh luận là nguy hại, làm cho các dị thuyết không phát triển được mà do đó triết học mất sự phong phú. Triết thuyết Vedanta, thời Shankara, muốn thành một tôn giáo cho các triết gia, nhưng khoảng thế kỉ XII, một số tu sĩ như Ramanuja biến nó thành một thứ chính giáo thờ Vichnou, Rama và Krishna. Không tự do phát biểu tư tưởng mới nữa, triết học suy đồi lần lần, có tính cách kinh viện học cằn cỗi; nó chấp nhận các giáo lí tu sĩ đưa ra, chỉ lo chứng minh chân lí bằng một thứ “lô-gích” không hợp lí và cặm cụi phân tích, chấp nhận phần nào đúng, bác bỏ phần nào sai, trăm người như một, chẳng phát minh được gì mới[43].

Tuy nhiên, các tu sĩ Bà La Môn một phần vì ẩn cư, lánh xã hội, một phần vì bọn cầm quyền đương thời không hiểu nổi tư tưởng của họ, nên được yên thân và bảo tồn được kĩ các triết thuyết cổ, tóm tắt nó vào trong các sutra (kinh), trong các lời chú giải bí truyền và lưu lại được đại cương tư tưởng quốc gia cho thế hệ sau. Trong tất cả các triết thuyết đó, dù của phái Bà La Môn hoặc phái nào khác, thì các phạm trù tri năng cũng bị coi là vô ích, phỉnh phờ khi đối tượng là một thực tại cảm thấy hay trông thấy[44]; và tất cả cái chủ nghĩa duy lí của người Âu chúng ta ở thế kỉ XVIII, nhà siêu hình học Ấn cho nó là một sự gắng sức vô ích, nông cạn để cố kéo cái vũ trụ vô biên về kích thước một “xa-lông”[45] mà không được. “Những kẻ sống trong sự vô minh cũng như bọn người mù sống trong đêm tối; nhưng những kẻ thoả mãn về sự hiểu biết của mình thì còn sống trong cảnh tối tăm dày đặc hơn nữa”. Triết học Ấn bắt đầu ở điểm mà triết học Âu ngừng lại – tức ở chỗ tìm hiểu bản thể của tri thứcgiới hạn của lí trí; nó không khởi hành từ vật lí như Thalès hoặc Démocrite, mà từ tri thức luận của Locke và Kant, nó cho tinh thần (esprit) là một cái mà ta biết tức thì rồi, nên không chịu khó coi nó là đối tượng người ta chỉ có thể biết được nhờ trí óc làm trung gian. Nó nhận có một ngoại giới nhưng không tin rằng giác quan của ta có thể biết được bản thể của ngoại giới. Tri thức nào cũng chỉ là sự ngu muội đặt thành công thức và thuộc về phần Maya; dùng những ý niệm, những câu luôn luôn thay đổi, tri thức đòi dựng một cơ sở “lô-gích” cho vũ trụ, mà tại đó lí trí chỉ đóng một vai trò phiến diện, rời rạc từng mãnh – như một luồng nước bất định trong biển cả vô biên. Ngay con người đương lí luận cũng chỉ là Maya, ảo ảnh; vì nó chỉ là một kết hợp nhất thời, phù du của các biến cố, một cái gút tạm thời trên khúc tuyến của thể chấttinh thần, khúc tuyến này khai triển trong không gianthời gian – còn hành vi tư tưởng của nó bất quá chỉ là hậu quả của những năng lực đã có từ thời xa xăm nào trước khi nó sanh. Chỉ có mỗi một thực thểBrahman, cái biển mênh mông trong đó mỗi hình thể chỉ là một ngọn sóng hiện đó rồi biến đó, hoặc chỉ như một cái tăm trên đám bọt viền ngọn sóng. Có đạo tâm không phải là có cái đức dũng bình tĩnh làm các việc thiện, cũng không phải là toạ thiền trong cái trạng thái xuất thần kính tín; có đạo tâm chỉ là nhận thấy rằng cái ngã của mình và tất cả cái ngã khác là nhất thể trong cái Brahman; có đạo tâm là sống với ý thức rằng mình với vạn vậtnhất thể[46]. “Người nào thấy vạn vật trong cái Ngã của mình và thấy cái Ngã của mình trong vạn vật thì sẽ được an tĩnh. Sẽ không thất vọng, đau khổ nữa”.

Vài nét đặc biệt của triết học đó, mà triết gia Ấn dĩ nhiên không cho là nhược điểm, đã làm cho triết học đó không ảnh hưởng lớn tới các nền văn minh khác. Ngay phương pháp của nó, số triết ngữ có tính cách kinh viện của nó và uy quyềngán cho các kinh Veda cũng đủ làm cho nó mất cảm tình của các dân tộc mà tư tưởng xây trên những cơ sở khác, tách triết lí ra khỏi tôn giáo. Thuyết Maya của triết học Ấn không khuyến khích người ta giữ luân lí, tập những đức tích cực; thái độ bi quan của nó, mặc dầuthuyết Nghiệp báo, cũng không giảng được cái ác, và các triết hệ chúng tôi đã trình bày ở trên đã một phần nào gây nên thái độ thản nhiên an phận của người Ấn; thái độ đó đã tỏ ra bất lực, hoặc không đương đầu nổi với những cái ác, cái hại vốn có thể chữa được, hoặc không làm nổi những công việc lớn lao cần thiết. Nhưng phải nhận rằng những triết thuyết đó cho ta cái cảm tưởng thâm thuý; khi so sánh với các triết thuyết hành động phát sinh tại các xứ ít suy nhược thì thấy những triết thuyết này có vẻ hời hợt, nông cạn. Có lẽ các triết hệ phương Tây của chúng ta, cho “tri thức là năng lực” chỉ là âm hưởng của tiếng nói một thời thanh xuân xưa kia đầy sinh lực, quá phóng đại khả năng của con người, quá khuếch trương khu vực của con người. Trong cuộc chiến đấu hằng ngày với một thiên nhiên lãnh đạm, vô tình, và với một thời gian cừu địch, ngày nay chúng ta bớt chỉ trích, chê bai những triết thuyết Đông phương khuyên ta thuận thiên an mệnh đó. Cho nên chính trong những thời đại trầm uất, suy tàntư tưởng Ấn Độ ảnh hưởng lớn nhất tới các nền văn hóa khác… Đương thời thịnh vượng, thắng các xứ khác, Hi Lạp chẳng chú ý gì tới Pythagore hoặc Parménide; khi nó suy vi thì Platon và các tu sĩ theo phái Orphée[47] vồ ngay lấy thuyết luân hồi, còn Zénon “phương Đông” đề cao một triết thuyết an phận, thuận theo định mệnh tựa như triết học Ấn Độ; rồi tới mạt vận của Hi Lạp, thì phái Tân Platon, phái chủ tri (gnostic) tha hồ vay mượn của Ấn Độ. Khi Đế quốc La Mã suy sụp làm cho châu Âu nghèo đi, rồi tới người Hồi làm chủ các con đường giao thông từ Âu qua Ấn, hai sự kiện đó cơ hồ làm cho sự trao đổi tư tưởng giữa Đông và Tây bị ngưng trệ trong ngàn năm. Nhưng tới khi người Anh bắt đầu thống trị Ấn Độ, thì họ in và dịch ngay các bộ Upanishad, làm kích thích tư tưởng phương Tây. Thuyết duy tâm của Fichte sao mà giống thuyết của Shankara đến thế; chúng ta có thể nói rằng Schopenhauer, đưa đạo Phật, các Upanishad và thuyết Vedanta vào triết học của ông; còn Schelling về già cho các Upanishad chứa sự minh triết thuần tuý nhất của nhân loại. Nietzsche chịu ảnh hưởng của thời Bismark[48] và của Hi Lạp lâu quá nên không quan tâm tới Ấn Độ, nhưng càng về già ông càng coi trọng ý niệm “phản phục” (trở đi trở lại hoài) hơn tất cả các ý niệm khác ông đã tạo ra, có thể nói là ông bị nó ám ảnh nữa – mà ý niệm “phản phục” đó có khác gì thuyết luân hồi mấy đâu.

thời đại chúng ta, phương Tây vay mượn của triết học phương Đông mỗi ngày mỗi nhiều[49], còn phương Đông thì càng ngày càng hướng về khoa học phương Tây. Một thế chiến có thể làm cho phương Tây mở rộng cửa tiếp nhận tín ngưỡngtriết học phương Đông nhiều hơn nữa, như thời đế quốc Hi Lạp và Cộng hoà La Mã suy tàn xưa kia. Phương Đông càng ngày càng cừu thị phương Tây, phương Tây lần lần mất các thị trường ở châu Á đã bao lâu nay làm cho kĩ nghệ của họ phát triển mà thịnh vượng lên, rồi đây sẽ suy nhược vì nghèo, vì cách mạng, các đảng phái tranh đấu với nhau, tất cả những cái đó có thể làm cho châu Âu thành một khu đất sẵn sàng tiếp nhận cái mầm một tôn giáo mới thất vọng về cõi trầntin tưởng ở cõi thiên đường[50]. Châu Mĩ còn nhiều thành kiến, chưa chắc đã chấp nhận giải pháp bi quan đó đâu: thái độ thanh tĩnh vô vi, thuận thiên an mệnh không thích hợp với không khi cuồng nhiệt, hoặc với sinh lực dồi dào của châu đó.


[1] Chúng tôi dành từ ngữ “con số” để dịch chữ nombre cho khỏi lẫn lộn. (ND).

[Có lẽ sách in thiếu hoặc cụ Nguyễn Hiến Lê bỏ chữ “Ả Rập” sau mấy chữ con síp (chiffre). Bản tiếng Anh chép là “Arabic” numerals, nghĩa là: con síp (nhiều người dịch là chữ số) “Ả Rập”. Chữ Arabic được đặt trong dấu ngoặc kép là vì các chữ số đó là của Ấn Độ chứ không phải của Ả Rập (xem ở sau). Xin nói thêm là, theo Wikipedia, người Ả Rập lại gọi là “chữ số Ấn Độ”. (Goldfish)].

[2] Trong Œvres complètes của Laplace cuốn IV, trong 404-405. (ND).

[3] Sự thực, nó đã được dân tộc Maya ở châu Mĩ dùng lần đầu tiên ở thế kỉ I sau Công nguyên.

[4] Bản tiếng Anh chép là: but by general consent the Arabs borrowed this too from India. (nhưng ý kiến chung là người Ả Rập mượn síp đó của Ấn Độ). (Goldfish).

[5] Nghĩa là không nước nào chịu ảnh hưởng của nước nào. (ND).

[6] Bản tiếng Anh chép là: adjustment, nghĩa là điều chỉnh, sửa lại cho đúng, chỉnh lí. (Goldfish).

[7] Nhà đại số học đầu tiên chúng ta được biết là người Hi Lạp Diophantus (30 sau Công nguyên), sống trước Aryabhata một thế kỉ; nhưng Cajori cho rằng ông ấy đã học được của Ấn Độ.

[8] Khoảng thế kỉ thứ II sau Công nguyên (coi tiết II, chương này, ở sau). (ND).

[9] Chẳng hạn trong cuốn Samgita-ratnakara (Biển nhạc) của Sharamgadeva (1210-1247).

[10]Sau câu này, bản tiếng Anh còn có câu: As early as the second century B.C. Nagarjuna devoted an entire volume to mercury. (Tạm dịch: Vào đầu thế kỷ thứ hai trước công nguyên, Nagarjuna (Long Thọ) dành trọn một tập sách nói về thủy ngân). (Goldfish).

[11]Ta thường gọi là bệnh động kinh. (Goldfish).

[12] Theo bản tiếng Anh thì lí thuyết đó (tức birth control – sinh sản có kiểm soát) cho rằng trong mười hai ngày [đầu] của chu kì kinh nguyệt thì sự thụ thai là không thể xảy ra (the theory that during twelve days of the menstrual cycle impregnation is impossible). (Goldfish).

[13]Bản tiếng Anh chép: cataract, hernia (đục thủy tinh thể, thoát vị) (Goldfish).

[14] Ta thường gọi là khử trùng. (Goldfish).

[15] Vua Ả Rập ở thế kỉ thứ IX: nổi tiếng vì các chiến công và cũng vì trong bộ Nghìn lẽ một đêm thường nhắc tới ông. (ND).

[16] Nghĩa là vẫn chưa biết ngồn gốc văn minh nhân loại ở đâu, văn minh Ấn Độ, Ai Cập, Trung Hoa, Hi Lạp chỉ là những giai đoạn sau chứ chưa phải là giai đoạn đầu. (ND).

[17] Do Asti là cái đó có, n’asti là cái đó không có. [Bản tiếng Anh chép là: Astika systems, which affirm, and Nastika systems, which deny (Tạm dịch: triết hệ Astika thì công nhận, và triết hệ Nastika thì phủ nhận). Còn trong chú thích thì bản tiếng Anh chép là: Asti, it is; nasti, it is not. (Goldfish).

[18] Xem lại chương II. (Godfish).

[19]Chúng tôi dịch từ ngữ Syllogisme là tam đoạn luận] sự thực syllogisme theo triết hệ Nyaya gồm năm đoạn: định lí, lí do, đại tiền đề, tiểu tiền đề và kết luận. Thì dụ: 1. Socrate phải chết; 2, Vì ông ta là người; 3. Người nào cũng phải chết; 4. Mà Socrate là người; 5. Vậy thì ông phải chết.

[20] Nguyên văn là “organon”, tác phẩm của Aristote về môn luận lí. (ND).

[21] Tác phẩm cổ nhất của phái đó là cuốn Sankhyaharika của nhà chú giải Ishvara Krishna, mới viết vào thế kỉ thứ V sau Công nguyên, và các cách ngôn Sankhya-sutra mà hồi xưa người ta cho là của Kapila, sự thực chỉ mới xuất hiện trong thế kỉ thứ XV, nhưng phái Sankhya đã có từ trước khi Phật Tổ ra đời. Các kinh Phật và anh hùng ca Mahabharata luôn luôn nhắc tới phái đó, và Winternitz đã chứng tỏ rằng Pythagore chịu ảnh hưởng của nó.

[22]Trung hoa dịch là dĩ thái (ND).

[23] Một người Ấn bình giải Kapila bảo rằng: “sự biến hoá của các Krakiti chỉ có mỗi mục đích là tạo cảnh tưởng cho linh hồn”. Có lẽ Nietzsche có lí mà cho rằng cách nhìn vũ trụ khôn ngoan nhất là cách coi nó chỉ là một bi hài kịch có nghệ thuật thôi.

[24] Tinh thần (ở đây in chữ hoa) là Purusha không có nghĩa như chúng ta thường hiểu. (ND). [Trong đoạn 3 này từ “25. b) Tinh thần…” trở về sau, trừ chữ Tinh thần ở đây tương ứng với chữ Purusha trong bản tiếng Anh, các chữ Tinh thần khác đều tương ứng với chữ Spirit, cũng viết hoa. (Goldfish)].

[25] Không rõ bản Pháp dịch có in sai không. Hay là phải hiểu rằng: chỉ toàn là khổ, buồn hãy còn là khá đấy. [Bản Pháp dịch chắc không sai vì bản tiếng Anh chép là: Few are these days of joy, few are these days of sorrow. (Goldfish)].

[26] Coi đoạn 6 ở sau. (ND).

[27] Trong Bhagawad Gita, do Edwin Arnold dịch, nhan đề là Bài ca thiên phúc, Londres, 1925. Brahmacharya là nguyện vọng của người tu hành giữ mình cho trong sạch. “Ngã” đây trỏ Krishna.

[28] Phù thuỷ. (ND).

[29] Những tu sĩ theo phương pháp yoga gọi là yogi. (Goldfish).

[30] Diogène (413-323) là một triết gia Hi Lạp, sống trong một cái thùng, vật dụng chỉ có một cái đọi, cũng như ta có mỗi một cái muỗng vùa. Một hôm Alexandre hỏi ông ta muốn gì không, ông đáp: “Có, muốn anh đứng né ra, đừng che ánh nắng của ta”. (ND).

[31]“Luôn luôn cảm thấy mỗi một vật đó, thì cũng như không cảm thấy gì cả”. Hobbes.

[32] Muốn cho ta dễ hiểu các hành động trong giai đoạn thứ VI, Eliot dẫn một đoạn của Schopenhauer, trong đó rõ ràng là Schopenhauer đã chịu ảnh hưởng của triết học Ấn Độ: “Khi một nguyên nhân thình lình nào đó hoặc một tâm trạng nào đó, làm cho ý của ta ngưng lại một lát, thì ta không chú ý tới động cơ của ý muốn nữa, mà lĩnh hội sự vật không tuỳ theo liên quan của nó với ý muốn, và có thể nhận xét sự vật một cách hoàn toàn khách quan; ta chú hết tinh thần vào nó mà ta coi là ý niệm chứ không phải là động cơ của ý muốn. Tức thì ta thấy ngay được sự thoả mãn mà trước kia ta không tìm ra vì còn dục vọng; và mọi sự được như ý hết”.

[33] Tu viện trưởng Dubois, óc hẹp hòi, bảo người tu yoga là “bầy du thủ du thực”. Người ta đôi khi gọi họ là bọn fakir, tiếng này là một tiếng Ả Rập có nghĩa là “nghèo”, chỉ nên dùng để trỏ các tu sĩ Hồi nguyện sống trong cảnh nghèo khổ.

[34] Theo tôi yoga làm một cách tu hành hơn là một triết hệ. (N.H.L).

[35] Coi tiết 3 ở trên. (ND).

[36] Bất-ổn-đáng: bản tiếng Anh chép là irrelevant. (Goldfish).

[37]Danh từ maya ở đây có nghĩa hơi khác ý nghĩa thường dùng. (ND).

[38] Bản tiếng Anh chép là: To Shankara the existence of God is no problem, for he defines God as existence, and identifies all real being with God. (Goldfish).

[39] Do đó mà người ta gọi triết thuyết Vedanta là Advaita: thuyết bất nhị nguyên.

[40] Sankhara và phái Vedanta không chủ trương một thứ phiếm thần luận hoàn toàn: các vật mà xét rời ra thì không phải là Brahman; chúng chỉ là Brahman trong cái bản thểthực thể không chia lìa, không thay đổi của chúng. Sankhara bảo: “Brahman không giống với vũ trụ, (vậy mà) ngoài Brahman ra không có gì hết; tất cả những cái chúng ta tưởng là hiện hữu ở ngoài Brahman ra, sự thực không thể hiện hữu (như vậy được) chỉ là hiện hữu một cách ảo giác như đi trong sa mạc mà thấy nước vậy”.

[41]Coi thêm Blake:

Tôi xuống sự tuyệt diệt tôi, sự huỷ diệt vĩnh viễn

Để tới lúc phán xét cuối cùng, tôi khỏi bị sống lại

Bị uỷ thác vào tay cái Cá thể của chính tôi

hoặc bài thơ Hiền nhân thời cổ của Tennyson:

Nhiều lúc,

Ngồi một mình, suy tư đi nghĩ lại

Về cái tiếng, nó tượng trưng cho chính tôi,

Tôi cảm thấy cái giới hạn phù du này của Tôi

Tách ra, tan vào cái Bất khả danh, như một đám mây

Tan trên trời, rồi tôi nắn chân tay tôi – nó có vẻ

Không thuộc về tôi nữa – vậy mà tôi không nghi ngờ chút gì cả,

Thấy một ánh sáng rực rỡ; nhờ sự tự huỷ diệt cái tôi đó,

Tôi cảm thấy sống một đời rộng lớn hơn.

Các từ ngữ chính là những con ma cõi âm

Không thể làm mờ Mặt trời rực rỡ đó được.

[42] Chúng ta không biết thuyết của Parménide cho rằng sự đa nguyênhư ảo, mà chỉ cái Duy Nhật là có thực thôi, đã chịu ảnh hưởng của các Upanishad tới mức nào, hay ngược lại, đã ảnh hưởng tới thuyết của Shankara; chúng ta cũng không thể biết được Shankara có ảnh hưởng tới thuyết của Kant không, triết thuyết của hai nhà đó có những điểm giống nhau lạ lùng.

[43]Chắc cũng như lối học huấn hỗ của nhà Nho thời trước. (ND).

[44] “Không một nhà tu hành khổ hạnh Ấn nào mà không khinh miệt coi tri thứcgiác quan và tri năng tặng ta”. “Các nhà minh triết Ấn không khi nào lầm lẩn như chúng ta mà, về siêu hình học lại coi trọng cái chỉ do trí óc tạo nên mà chẳng có thực thể gì hơn cái maya”.

[45] Phòng khách, chỗ bọn trí thức, quí phái ở thế kỉ XVIII họp nhau bàn phiếm về văn học, triết học, khoa học. (ND).

[46] Spinoza cũng nói: “Cái hạnh phúc lớn nhất là thấy tinh thần mình hợp nhất với toàn thể thiên nhiên”. “Yêu Thượng Đế bằng tri thức” [chứ không phải bằng tình cảm], tất cả triết học Ấn Độ có thể tóm tắt trong mấy tiếng đó.

[47] Một phái bí mật gần như chủ trương phiếm thần luận ở thế kỉ thứ VI trước Công nguyên, tiếp nhận nhiều truyền thuyết ngoại lai. (ND).

[48] Vua Phổ thời Nietzche. (ND).

[49] Chẳng hạn Bergson, Keyserling, Ki Tô giáo, khoa học thông thiên học.

[50] Gần như một lời tiên tri. Ngày nay ta thấy hình như tinh thần tôn giáo thịnh lên ở châu Âu, một châu Âu chia rẽ, suy nhược, và nhiều triết gia của họ đương tìm hiểu triết học phương Đông mà họ nhận là thâm thuý. (ND).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26265)
Cái chết là một sự khởi đầu mới. Nó là con đường đưa ta đến buổi bình minh của những cơ hội mới để cho chúng ta hưởng được những thành quảchúng ta đã vun trồng...
(Xem: 21675)
Trong thế kỷ XX, phương Tây có hai người tìm hiểu đất nước Tây Tạng rất sâu sắc, đó là bà Alexandra David Néel và ông Anagarika Govinda.
(Xem: 23459)
Tác phẩm này như một chìa khóa mở ra con đường dẫn dắt những hành giả sơ căn đến với Pháp. Do đó, những ai quan tâm đến nó sẽ hưởng được những lợi ích lớn lao.
(Xem: 14757)
Hiện đại hoá đạo Phật không có nghĩa là thế tục hóa đạo Phật. Đạo Phật đi vào cuộc đời nhưng không bị cuộc đời làm giảm mất đi những đặc tính siêu việt của nó.
(Xem: 12971)
Có thể nói Đức Đạt Lai Lạt Ma là nhà hoằng pháp vĩ đại nhất của PG trong thời hiện đại, và được xem là người có nhiều tác phẩm Phật học được người Tây Phương tiếp nhận và tìm đọc nhất.
(Xem: 19872)
Những gì Ðức Phật đã khám phá ra trong lúc Ngài thiền định hơn 2500 năm về trước càng ngày càng rõ rệt qua những cuộc thí nghiệm và những sự học hỏi được từ thiên nhiên của khoa học.
(Xem: 13832)
Tôi có nhân duyên với Đạo Phật từ khá sớm, hồi còn học trung học vào đầu thập niên 40. Thế Giới ấy đối với tôi là niềm vui thíchtin tưởng càng ngày càng lớn.
(Xem: 22789)
Ðạo Phật dạy rằng tâm là nhân duyên chính khiến ta bị luân hồi. Nhưng cũng chính tâm lại là cái duyên lớn nhất giúp ta thoát vòng sanh tử.
(Xem: 12001)
Chúng ta an vị Phật là rước Phật trong lòng chúng ta đem thờ tại chùa, để khi nhìn thấy Phật tại chùa mà nhớ Phật trong lòng của chúng ta...
(Xem: 12437)
Con đường đưa đến tuệ giác thì sao? Tu thiền định sẽ đoạn diệt vô minh. Cố gắng hiểu biết ba đặc tính của vạn pháp. Không có cái ngã nào biệt lập.
(Xem: 24109)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
(Xem: 13746)
Rõ ràng, đối với đạo Phật, tâm là cơ sở, là đối tượng, đồng thời cũng là công cụ của việc thực nghiệm đời sống tâm linh. Tâm là gốc của sinh và tử...
(Xem: 21101)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14, Tenzin Gyatso, có thể nói là một trong những tên tuổi lớn trên thế giớigần đây luôn được rất nhiều người tôn kính.
(Xem: 25706)
Với sự hỗ trợ của Phật pháp và sự thực hành chánh niệm, điều thay đổi lớn nhất mà tôi đã làm được cho bản thân, tôi nghĩ, đó là giờ tôi có thể dễ dàng tha thứ cho người...
(Xem: 19264)
Bây giờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhânđiều kiện (nhân duyên). Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởi tâm thức hôm qua.
(Xem: 23265)
Tenzin Palmo đã kể lại cuộc sống ẩn cư của cô cho Vickie Mackenzie với tất cả lòng nhiệt thành cởi mở. Cô nói về những trở ngại, gian nan cô đã vượt qua, những thôi thúc thử thách mãnh liệt...
(Xem: 21411)
Đức Phật Thích Ca được tôn kính như bậc Thầy vĩ đại, một Thiện hữu, một vị Gương mẫu Toàn giác. Pháp hay giáo lý của Ngài chứa đựng những nguyên tắc căn bản, bất biến của Công bằngChân lý.
(Xem: 18344)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
(Xem: 14013)
Cách tốt nhất để đem đến ý nghĩa cho cuộc đời bạn là khiến nó có lợi cho những người khác, bằng lòng bi mẫn của bạn với họ. Đó cũng là cách tốt nhất để tìm thấy bình an, hạnh phúc...
(Xem: 15484)
Phật giáo và các khoa học vật chất có giao diện to lớn với nhau trên nhiều mức độ triết lý, thăm dò bản chất về nguồn gốc của vũ trụ, và bản chất tối hậu của vật chất.
(Xem: 17901)
Từ xưa đến nay, Đạo Phật luôn khẳng định rằng “số mạng là do mỗi người tự tạo, phước đức đều do chính mình tự cầu.” Như vậy, kẻ làm việc xấu ác tự nhiên sẽ mất phước đức...
(Xem: 21989)
Từ thơ ấu, Tuệ Trung đã được khen là thông minhdịu dàng. Giữ chức Thống Đốc Hồng Lô (bây giờ là tỉnh Hải Dương), ngài đã hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lược, và được thăng chức Tiết Độ Sứ trấn cửa biển Thái Bình.
(Xem: 17579)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
(Xem: 30988)
Bài văn này được thiền sư Quy Sơn Linh Hựu viết ra nhằm sách tấn việc tu học của đồ chúng, nên gọi là văn cảnh sách, và lấy tên ngài để làm tựa. Từ xưa nay vẫn gọi là “Quy Sơn cảnh sách văn”.
(Xem: 28115)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập... HT Thích Đức Nhuận
(Xem: 14895)
Bằng cách tập trung vào sự kiện của tình trạng bị quy định chặt chẽ và sự cần thiết cho tinh thần phải trải qua một cách mạng, Krishnamurti dẫn chúng ta đến nền tảng chung, đến cái nguồn của cả cá thể lẫn xã hội.
(Xem: 17179)
Tác phẩm Phật Giáo và Khoa Học của giáo sư Phúc Lâm là một trong số ít các tác phẩm về thể tài phân tích Phật giáo dưới cái nhìn của khoa học.
(Xem: 22644)
Ngày nay đã qua, đời sống ngắn lại, Hãy nhìn cho kỹ, ta đã làm gì? Hãy cùng tinh tấn, thiền tập hết lòng, Đừng để tháng ngày trôi đi oan uổng.
(Xem: 28303)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
(Xem: 14040)
Mỗi giây phút trong cuộc sống đều tượng trưng cho một giá trị vô biên. Thế nhưng chúng ta lại cứ để cho thời gian trôi đi như những hạt cát vàng lọt qua kẻ hở của bàn tay
(Xem: 17075)
Thông điệp của Đức Bổntuyên thuyết từ hơn hai mươi lăm thế kỷ, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đó là thông điệp về sự tỉnh thức, về trí tuệ siêu tuyệt và về lòng từ bi nhân ái.
(Xem: 22327)
Không biết rửa bát thì khi cầm tách trà lên, có thể ta cũng không biết uống trà. Cầm tách trà lên ta có thể chỉ nghĩ đến những chuyện khác mà không biết là ta đang nâng tách trà trong tay.
(Xem: 14188)
Chúng ta cần biết ý nghĩa Giáo Pháp là gì. Giáo Pháp hay Pháp bảo là một từ ngữ tiếng Phạn mà có nghĩa đen là một “phương sách phòng ngừa”.
(Xem: 21503)
Phật giáo nhìn tính dục dưới khía cạnh của sự thèm khátđau đớn : đó là một mối hiểm nguy xô đẩy con người vào cảnh đọa đày của dục vọng và khổ đau.
(Xem: 20842)
Ðức Phật — Ðấng hoàn toàn giác ngộ — thuộc họ Gautama tên là Siddartha. Danh xưng Tất-đạt-đa có nghĩa là Nhất thiết nghĩa thành, Thành tựu chúng sinh...
(Xem: 28581)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
(Xem: 15084)
Tôn giáo được giới thiệu ở đây là một hệ thống giáo dục thiết thựcvăn hóa tinh thần được khám phá ra cho thế gian cách đây chừng 25 thế kỷ bởi một Vị Ðạo Sư hoàn toàn giác ngộtừ bi.
(Xem: 26621)
Cuốn sách mang đến cho bạn đọc những suy ngẫm nghiêm túc về hạnh phúc mà đôi khi có thể chúng ta ngộ nhận hoặc lầm lẫn với niềm sung sướng.
(Xem: 19308)
Đức Phật dạy rằng nếu muốn tự giải thoát ra khỏi thế giới Ta bà thì phải tuân theo ba lời giáo huấn tối thượng như sau : đạo đức, chú tâmtrí tuệ. Khi nào biết noi theo ba lời giáo huấn ấy thì ta sẽ đạt được sự giải thoát cá nhân...
(Xem: 31657)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
(Xem: 30684)
Khi nào chim sắt bay là một cuốn sách ghi lại toàn bộ một khóa tu thiền do một trong những Đạo sư phương tây được yêu thích nhất, đó là Ni sư Ayya Khema hướng dẫn.
(Xem: 21034)
Đạo Phật nhận rằng: Vạn vật chúng sinh đều có Phật tính. Con người đều có khả năng thành Phật. Do đấy, con người trong đạo Phậtcon người của mọi tầng lớp xã hội, mọi quốc gia...
(Xem: 26292)
Tu họchành trì giáo pháp của Phật dạy là dấn bước vào một cuộc chiến đối kháng giữa hai lực lượng tiêu cực của nội tâm. Hành giả cần truy cầu để khai trừ mặt tiêu cực...
(Xem: 23615)
Hình ảnh của Bồ Tát Quán Thế Âm trong thân tướng nữ nhân, tay cầm bình tịnh và cành dương liễu, còn được gọi dưới danh hiệu PHẬT BÀ QUAN ÂM NAM HẢI, là 1 hình ảnh rất gần gũi với dân tộc Việt Nam...
(Xem: 25654)
Vào khoảng đầu năm 1996, tình cờ tôi được xem một bức tranh của họa sĩ Samyot Hananundasule, trong cuộc triển lãm dưới chủ đề "Nhìn lại quá khứ" tại Viện Nghệ thuật Quốc gia Thái Lan.
(Xem: 25462)
Phật Pháp là một hệ thống triết họcluân lý truyền dạy con đường duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài để học hỏi hay nghiên cứu suông...
(Xem: 19749)
Cuốn sách nhỏ này trước hết dành cho độc giả trí thức chưa có hiểu biết đặc biệt gì về Phật pháp, mà muốn biết thực sự đức Phật đã dạy những gì.
(Xem: 18508)
Cuốn sách là những chỉ dẫn đơn giản, dễ hiểu về cách nhìn sự vật và cách sống theo giáo pháp của đức Phật, về cách thương yêu chính mình...
(Xem: 17815)
Thiên đườngđịa ngục là những khái niệm hầu như không xa lạ đối với bất cứ ai trong chúng ta. Tuy vậy, trong thực tế thì chúng ta luôn có những cách hiểu và cảm nhận khác nhau...
(Xem: 19087)
Mất đi quê hương vào tuổi mười sáu và trở thành một người tỵ nạn vào tuổi hai mươi bốn, tôi đã đối diện với rất nhiều khó khăn suốt dòng đời.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant