Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

07. Phải coi như giới tăng sĩ Miến Điện đã thành công

24 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 12726)
07. Phải coi như giới tăng sĩ Miến Điện đã thành công
PHẢI COI NHƯ GIỚI TĂNG SỸ MIẾN ĐIỆN
ĐÃ THÀNH CÔNG 
Time Magazine trực tuyến, số ra ngày thứ sáu, 12 tháng 10 năm 2007
TIME Friday, Oct. 12, 2007 By DAVID VAN BIEMA/NEW YORK CITY
http://www.time.com/time/world/article/0,8599,1670911,00.html 

Phù Sa chuyển ngữ 

Trong chiếc áo tu sỹ màu nâu, Thiền sư ngồi xếp bằng trong thế hoa sen trên chiếc tọa cụ cũng màu nâu tại một khách sạn ở khu Manhattan, trung tâm Nữu Ước. Bên cạnh Thầy là bình trà, cặp kính và một cuốn sách nhan đề “Mindfulness in the Marketplace” (tạm dịch là Chánh niệm ở giữa chợ - do Thầy viết). Thiền sư Nhất Hạnh đã dành cho Tuần báo Time một khoảng thời gian rất ngắn giữa chuyến đi hoằng pháp ở Hoa Kỳ để nói về vấn đề các tu sỹ ở Miến Điện mà hiện nay đang rất được quan tâm. (xem Video- David Van Biema Interviews Thich Nhat Hanh)

Dài theo dòng lịch sử, ông thầy tu mang tên Nhất Hạnh đã thực sự là người phát ngôn cho đạo Phật trên toàn thế giới. (“Thích” là họ của tất cả quí thầy và quí sư cô Việt Nam mang khi vừa được xuất gia). Lần đầu tiên Thầy được thế giới biết đến là vào đầu thập niên 60, khi Thầy lãnh đạo giới tu sĩ Phật giáo trong nước chống lại sự theo đuổi chiến tranh tại Việt Nam của cả hai phía. Cái giá của sự lựa chọn này là sự hy sinh của một số đồng bào của Thầy và bản án biệt xứ của chính Thầy. Hoa kỳ là nơi mà lời kêu gọi của Thầy gây được nhiều ảnh hưởng nhất. Sự chống đối chiến tranh Việt Nam nơi đây của Thầy đã thuyết phục được Mục Sư Tiến Sĩ Martin Luther King Jr. đích thân bày tỏ lập trường chống đối của ông ta về cuộc chiến tại Việt Nam. Và sau đó Mục Sư King đã đề cử Thầy cho giải Nobel Hòa Bình năm 1967. Nhờ biết nhiều ngôn ngữ, Thầy tiếp tục viết lách và thuyết giảng khắp nơi bằng nhiều thứ tiếng, khai sinh cho phong trào “đạo Bụt dấn thân". Thầy tìm ra được những ngôn từ làm thành những mẫu số chung cho cái thấy về đạo Bụt này của Thầy và những niềm tin khác trên thế giới. Thầy và hàng chục cuốn sách của Thầy đã dành được nhiều sự mến mộ của quần chúng Hoa Kỳ, Uy tín của Thầy chỉ đứng thứ hai, sau đức Đạt Lai Lạt Ma. Thầy đã nhiều lần bày tỏ thái độ chống đối của Thầy với nhiều cuộc xung đột trên thế giới trong đó có cả cuộc can thiệp của Hoa Kỳ vào Iraq. Thầy hiện đang sống với rất nhiều đệ tử xuất giatại gia của Thầy tại một tu viện do chính mình thành lập ở miền Nam nước Pháp.

Đạo Phật có ba tông phái chính: Nam Tông (Thượng Tọa Bộ), theo sử học là tông phái đơn giản nhất, đang được thực hành phổ biến tại Nam Á và cũng là tín ngưỡng của chư Tăng Miến Điện; tông thứ hai, Bắc Tông, cũng là đạo Bụt Đại Thừatruyền thống Thiền của chính Thầy là một nhánh trong đó; và tông Kim Cang, tông phái của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tuy nhiên trong cuộc mạn đàm, Thầy nhấn mạnh tới sự hợp nhất và đoàn kết của cả ba truyền thống trên trong sự ủng hộ cuộc đấu tranh của người dân Miến Điện. Thầy nói “Quí thầy ở Miến Điện cũng thực tập Niệm Định Tuệ như chúng tôi”.

Thầy nói phải coi như chư tăng Miến Điện đã "hoàn thành sứ mệnh của họ rồi. Họ đã thành công bởi vì cho dù đang bị tù đày hay mạng vong, quí thầy đã cống hiến phần lãnh đạo tâm linh cho toàn dân. Và bây giờ đây là đến phiên toàn dân Miến Điện và thế giới phải tiếp tục công tác ấy." Được hỏi về vấn đề tử đạo, Thầy trả lời: "Chúng ta nuôi dưỡng sự ý thức lớn rằng hiện đang có những thầy tu bị hành hạtiếp tục chịu khổ để ủng hộ cho nền dân chủ của người dân Miến Điện"

Có lẽ hành động gây chú ý nhiều nhất của chư tăng Miến Điện trước khi họ bị bỏ tùcử chỉ biểu tượng lật úp những chiếc bình bát. Trong văn hóa Tây phương việc cúng dường thường chỉ giới hạn trong nhà thờ Ky Tô giáo hay giáo đường Do Thái, vậy nên sự kiện này (lật úp bình bát - nghĩa là từ chối nhận phẩm vật cúng dường) có thể coi như lạ lùng. Tuy nhiên thiền sư Nhất Hạnh đã chỉ rõ đó là một lời tuyên bố hùng hồn gửi đến các vị lãnh đạo chính phủ về thái độ chống đối của họ. "Trong văn hóa Phật giáo", Thiền sư giải thích, "cúng dường phẩm vật cho chư tăng tượng trưng cho sự kiện được làm một việc thiện, và nếu mình không có cơ hội yểm trở sự tu tập tâm linh (như cúng dường chư tăng) thì mình bị coi như sống trong tăm tối". Các vị tu sĩ đã bày tỏ sự lên án bằng hành động mạnh mẽ nhất: không cho chính quyền cơ hội làm điều thiện. Vai trò quan trọng của chư tăng Miến Điện còn được tăng thêm qua những báo cáo rằng có hàng trăm binh sĩ Miến đã bị chính quyền bỏ tù vì từ chối cầm súng bắn quý thầy.

Ở Hoa Kỳ, mối liên hệ giữa Phật giáo và công việc xã hội chưa được mọi người hiểu rõ. Nhiều người Mỹ nhìn Phật giáo như một triết lý đã coi thế giới này chỉ là một cõi tạm và không quan trọng; ở xứ này, hình ảnhPhật giáo được phổ biến nhiều nhất là pháp môn cốt lõi của truyền thống Nam Tông với sự tập trung tâm ý qua sự quán tưởng về Bi, hay là Từ. Thiền sư Nhất Hạnh nói: "Thiền định là để có tuệ giác, để tăng trưởng sự hiểu biếtlòng từ bi, và một khi chúng ta đạt được những điều đó, thì chúng ta dĩ nhiên phải hành động thôi. Sau khi giác ngộ, đức Bụt đã đi vào đời để giúp người. Thiền định không phải để xa lánh thế tục; thiền định là nhìn rõ để có được cái tuệ giác cần thiết mà hành động. Nghĩ rằng thiền là chỉ ngồi đó vui hưởng sự bình an là không đúng".

Sau cuộc phỏng vấn ngắn gọn về Miến Điện, Thầy đã chia sẻ về những ưu tư đã chiếm trọn tâm trí Thầy buổi chiều hôm đó: Trước tiên, Thầy nói về vấn đề hâm nóng trái đất và sau đó là về chuyện ăn chay (ăn vật thực có mức sống thấp). Thầy thuật lại câu chuyệnngày xưa Bụt kể về một cặp vợ chồng phải vượt qua sa mạc với đứa con nhỏ, và khi hết thức ăn đã buộc lòng phải giết rồi ăn thịt đứa con mình. Họ mang theo xác đứa bé để ăn từng ngày và rất ân hận chuyện đã làm. “Sau khi kể câu chuyện cho các đệ tử, Bụt hỏi, “Cặp vợ chồng kia có sung sướng khi ăn thịt con mình không?” Quý thầy trả lời “Không, không thể nào”. Bụt nói “Ta phải ăn như thế nào để còn giữ được lòng từ bi trong tâm hồn”. Bằng không, chúng ta như đang ăn thịt con cái và các cháu nội ngoại của chúng ta. (kỹ nghệ chăn nuôi là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng hâm nóng trái đất hiện nay). Thật là một lời nhắc nhở tuy bình dị mà thật nghiêm minh, khiến ta có cảm tưởng như có một khối thép đằng sau chiếc áo thầy tu bay nhẹ nhàng, nụ cười hiền lành, và lối hành xử hòa ái. 

 

Burma’s Monks: “Already a Success”

Friday, Oct. 12, 2007 By DAVID VAN BIEMA/NEW YORK CITY
http://www.time.com/time/world/article/0,8599,1670911,00.html 

The monk sat cross-legged in the Manhattan hotel room in augbergine robes on an aubergine prayer mat, a thermos of tea, his reading glasses and a book, Mindfulness in the Marketplace, arranged neatly by his side. Thich Nhat Hanh took time out from a U.S. tour to speak briefly with TIME about the monastic uprising in Burma. (See video Video- David Van Biema Interviews Thich Nhat Hanh).

Nhat Hanh has a long history as one of Buddhism's truly international spokespeople. ["Thich" is a name adopted by all Vietnamese monks and nuns upon ordination.] He first came to global attention in the early 1960s, when he led fellow monks in his native Vietnam to oppose the prosecution of the war there by either side — a position that eventually led to the deaths of several of his followers and his own exile. He continued his opposition from the United States, where his counsel was influential in convincing the Rev. Dr. Martin Luther King Jr. to announce his own opposition to the conflict. King subsequently nominated Hanh for the Nobel Peace Prize. He continued speaking and writing (in a variety of languages — he is a polyglot), working out a theory of "engaged Buddhism," exploring the commonalities between his philosophy and other world faiths, attaining a popularity (and book sales) in the U.S. second only to that of the Dalai Lama, and lending his opposition to a series of world conflicts, including America's involvement in Iraq. He now lives in a monastic community he founded in France. 

Buddhism has three major branches: Theravada, historically the simplest, which is now practiced primarily in South Asia and is the faith of the Burmese monks; Mahayana, of which Hanh's own Zen discipline is part; and the Dalai Lama's Tibetan branch, which is labeled Vajrayana. In conversation, however, Hanh stressed the unity of the three and their solidarity with the embattled Burmese. "They also practice mindfulness and concentration inside like us," he said. 

He said the Burmese monks had "done their job. It is already a success because if monks are imprisoned or have died, they have offered their spiritual leadership. And it is up to the people in Burma and the world to continue." Pressed on the question of martyrdom, he replied: "We nourish the awareness that monks are being persecuted and continue to suffer in order to support the people in Burma for the sake of democracy." 

Perhaps the most striking gesture made by his Burmese brethren before they were attacked was the symbolic act of turning their begging bowls upside down. In a Western culture where almsgiving happens in the confines of a church or synagogue, this may have seemed odd. But Nhat Hanh pointed out that it was a powerful statement of denial to the regime leaders. "In Buddhist culture," he explained, "offering food to the monk symbolizes the action of goodness, and if you have no opportunity to support the practice of spirituality then you are somehow left in the realm of darkness." Their supreme act of condemnation: giving the regime no chance to do good. The importance of monks in Burma was also suggested, in a grisly way, by reports that hundreds of Burmese soldiers had been arrested for refusing to shoot at them. 

In the U.S., the connection between Buddhism and social action is not readily understood. Many Americans perceive Buddhism as a philosophy that regards this world as transitory and unimportant; in this country, the most widely disseminated kind of Buddhism is a stripped-down version of Theravada practice with a strong emphasis on ritual supplemented by meditations on meta, or loving-kindness. Said Nhat Hanh: "Meditation is to get insight, to get understanding and compassion, and when you have them, you are compelled to act. The Buddha, after enlightenment, went out to help people. Meditation is not to avoid society; it is to look deep to have the kind of insight you need to take action. To think that it is just to sit down and enjoy the calm and peace, is wrong." 

After a brisk interview about Burma, Nhat Hanh gave some sense of the topics that were most on his mind that afternoon: he talked first about global warming and then about eating low on the food chain. He told a Buddhist story of a couple who were forced to cross a desert with their young son and, running out of food, killed and ate the child, whose diminishing corpse they carried with them, constantly apologizing to it. "After the Buddha told that story, he asked the monks, 'Do you think the couple enjoyed eating the flesh of their own son?'" Nhat Hanh recounted. "The monks said 'no, impossible.' The Buddha said, let us eat in such a way that will retain compassion in our heart. Otherwise we will be eating the flesh of our son and grandson." It was a stark and stern reminder of the steel beneath the flowing robe, gentle smile and peaceful demeanor. 

Hình Ảnh và Video

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17483)
Trời tu viện rộng và đẹp, sáng nay mây ngoài biển đã kéo vào chưa? Thôi, xin mời thầy hãy vào cốc Trăng Lên, nhóm lửa và thêm chút củi vào cho ấm... Nguyễn Duy Nhiên
(Xem: 46609)
Có thể nói, không có một Tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là đạo Phật... HT Thích Minh Châu
(Xem: 9681)
Ghi chép lại những bài giảng của Chư Tôn Đức cho các Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPTVN... Tâm Minh Vương Thúy Nga
(Xem: 8863)
“Nếu chẳng một phen xương lạnh buốt, Hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương”... Thích Chân Tính
(Xem: 15999)
12 lời nguyện niệm Phật này, nhằm giúp cho Phật tử có định hướng trong việc tu tậpchí nguyện để về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A-Di-Đà... Thích Chân Tính
(Xem: 15632)
Thư cho người em Tịnh độ là một bộ luận nhỏ, gom nhặt những yếu nghĩa của Tông Tịnh độ, chia thành từng bài nhỏ, mỗi bài là một chủ đề... Thích Hồng Nhơn
(Xem: 18406)
Đi vào cửa Pháp: Tuyển tập Giáo huấn của các Đạo sư Tây Tạng - Bản dịch Việt ngữ của Liên Hoa & Thanh Liên
(Xem: 9684)
Mỗi trang sách là một lời nhắn nhủ, ta như đang nghe giọng nói nhẹ nhàng, dí dỏm của Thầy: Các bạn cứ nhìn lại xem, tình thươngtuệ giác của Bụt ở ngay trong lòng của bạn.
(Xem: 9776)
Tập truyện Thường Ðề Bồ Tát (Bồ Tát Hay Khóc) được trích dịch trong cuốn “Vô Thanh Thoại Tập” của Pháp sư Long Căn... TT Thích Chân Tính biên dịch
(Xem: 18576)
Con Đường dẫn đến Phật Quả là một trong những sự giới thiệu tuyệt hảo cho giáo lý của Phật giáo Tây Tạng được sử dụng ngày nay.
(Xem: 15768)
Khánh Hòa là xứ Trầm Hương, Non cao biển rộng người thương đi về... Quách Tấn
(Xem: 11046)
Bản thảo của tập tiểu luận này đã được viết xong từ mùa hè năm 1974, nhưng chưa kịp in thì biến cố 30.4.1975 xảy ra... Hạnh Cơ
(Xem: 9033)
Kinh ThiKinh Dịch như đôi cánh của con chim nhạn mang chở định mệnh lịch sử của Trung Hoa bay lượn suốt mấy mươi thế kỷ trên vòm trời Viễn Đông... Tuệ Sỹ
(Xem: 10543)
Hương Vị Của Đất - Văn Lang Dị Sử - HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 10304)
Tập sách “Hồ Sơ Mật 1963 - Từ các nguồn Tài liệu của Chính phủ Mỹ”... Nhóm Thiện Pháp thực hiện, Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications 2013
(Xem: 9458)
Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không... Thích Nữ Trí Hải
(Xem: 11615)
Hương Lúa Chùa Quê là tập sách Hoài Niệm về Tuổi Thơ của hai anh em là HT Thích Bảo Lạc ở Úc Châu và HT Thích Như Điển ở Âu Châu
(Xem: 10173)
Hoà Thượng vào bậc Cao Tăng nổi tiếng hiện nay rằng: “Được học và hành theo Phật pháp là một sự hưởng thụ tối cao nhất trong tất cả mọi sự hưởng thụ trên thế gian…” Quảng Huy
(Xem: 23143)
Chứng Đạo Ca - Nguyên tác: Huyền Giác; Bản dịch thơ Chứng Đạo Ca của H.T Thích Thuyền Ấn, sáng tác những năm tháng từ 1980 - 1990, lúc Ngài đang bị quản thúc.
(Xem: 9665)
Đạo Phật thường nói về nhân quả, luân hồi, tái sanh nhưng lại bác bỏ khái niệm linh hồn của các tôn giáo hữu thần. Vậy thì cái gì tái sanh luân hồi để lãnh lấy nhân quả... Alexander Berzin; Tuệ Uyển
(Xem: 17347)
Tuyển tập những bài viết cho mẹ, cụ bà Nguyễn Thị Sáu của Hư Thân Huỳnh Trung Chánh
(Xem: 16749)
Nếu bản Việt ngữ của pho sách “Đạo Ca Milarepa” đến được tay bạn đọc thì phải nói đây chính là đến từ tình yêu thương và sự gia trì vĩ đại của đức Milarepa cùng chư Thầy Tổ... Đỗ Đình Đồng
(Xem: 19203)
Kính nguyện quyển sách nhỏ này có thể giúp đỡ thật sự những đồng tu, đại đức có duyên, được lìa khổ được vui, liễu sanh thoát tử... Pháp Sư Tịnh Không
(Xem: 10254)
Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này.
(Xem: 19501)
Lão tửtriết gia đầu tiên của Trung Quốc luận về vũ trụ, có một quan niệm tiến bộ, vô thần về bản nguyên của vũ trụ mà ông gọi là Đạo... Nguyễn Hiến Lê dịch
(Xem: 9519)
Trên căn bản của thực tại, hạnh phúc bao giờ cũng cưu mang trong chính nó một sức sống tràn đầy sinh lực của cảm xúc an bình được sinh khởi từ bản thể của nội tâm... Khải Thiên
(Xem: 12366)
Quyển Liễu Phàm Tứ Huấn là sách khuyến dạy tu thiện, giúp xây dựng lại và củng cố nền tảng căn bản làm người: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí ,Tín... Ấn Quang Đại Sư; Tuệ Châu Bùi Dư Long dịch
(Xem: 12084)
CUỐN TỰ ĐIỂN HÁN - VIỆT THẾ KỶ 19; Việt Nam thời xưa có các sách khải mông hay tự biểu được dùng để dạy chữ Hán cho trẻ đồng ấu... Nguyễn Đình Hòa - Trần Trọng Dương dịch
(Xem: 19979)
Tu Tâm, Dưỡng Tánh, Nhân quả, Tứ diệu đế, Từ bi, Chữ Hòa, Yếu tố hòa bình... HT Thích Thiện Hoa
(Xem: 12779)
Hạnh Phúc Là Điều Có Thật - Tác giả Nguyễn Minh Tiến (Nguyên Minh)
(Xem: 13211)
Sống Một Đời Vui - The Joy Of Living; Nguyên tác Yongey Mingyur Rinpoche, Diệu Hạnh Giao Trinh & Nguyễn Minh Tiến dịch
(Xem: 14482)
Muốn sáng lại ánh sáng sẵn có, muốn sống lại lẽ sống như thực, Thái-Hư Đại-Sư thâu tóm tinh-hoa Phật-học thành cuốn sách nhỏ nầy... HT Thích Tâm Châu
(Xem: 32514)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời... HT Thích Trí Chơn
(Xem: 13146)
Đạo Phật đã chung sống với người dân Việt gần hai mươi thế kỷ, sợi dây liên lạc đã thắt chặt đạo Phật với dân tộc Việt Nam thành một khối bất khả phân ly... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 12053)
Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ là cẩm nang của người tu Thiền. Nguyên tác Mindfulness, Bliss and Beyond của Ajahn Brahm; Nguyên Nhật Trần Như Mai dịch
(Xem: 21022)
Phật giáo Huế là cái nôi của sự giữ gìn truyền thống thống nhất Phật giáo trong cả nước... Thích Hải Ấn
(Xem: 40720)
Theo đạo Phật, luật nhân quả không chỉ giới hạn trong một đời sống hiện tại này, mà là một quy luật chi phối trong suốt dòng thời gian...
(Xem: 10182)
Những Chuyện Nhân Quả - Nguyên tác: Thích Hải Đảo, Đạo Quang dịch
(Xem: 9625)
Chú Tiểu Ngắm Sen là tuyển tập các truyện ngắn của tác giả Ngô Khắc Tài
(Xem: 19078)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
(Xem: 8938)
Chánh Niệm - Bhante Henepola Gunaratana; Mindfulness in Plain English; Lương Thanh Bình dịch
(Xem: 8402)
Tập truyện dài 2 tập của Vĩnh Hảo - CHIÊU HÀ xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1997
(Xem: 10558)
Đức Phật đến trong cuộc đời là một con người bằng xương bằng thịt, vui những nỗi vui của trần gian, đau những nỗi đau của con người. Để từ đó Ngài vươn lên và vực dậy giấc trường mộng Nam Kha... HT Thích Nhật Quang
(Xem: 11787)
Lược Sử Phật GiáoHồi Giáo Tại Afghanistan - Nguyên tác: Alexander Berzin, Người dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 30762)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 11593)
Tổng Tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại Sưu Khảo gồm có 2 tập do Chư Tôn Đức Tăng Ni và Chư vị thân hào nhân sỹ Phật giáo góp bài để tập thành... Nhiều Tác Giả
(Xem: 10524)
Mở Rộng Cửa Tâm Mình và những mẫu chuyện Phật Giáo nói về Hạnh phúc, Opening The Door Of Your Heart and other Buddhist Tales of Happiness, Nguyên tác: Ajahn Brahm; Chơn Quán Trần Ngọc Lợi dịch
(Xem: 16184)
Phật giáo được truyền đến Sri Lanka từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Và phần lớn thời gian trong suốt hơn 2.000 năm, Phật giáo được xem quốc giáo tại đảo quốc này... Thích Nguyên Lộc
(Xem: 25811)
“Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng” là tên của một quyển sách, do thầy Phạm Công Thiện đặt cho. Bây giờ Thầy đã lên tới đỉnh cao, bỏ lại sau lưng là hố thẳm... Nguyên Siêu
(Xem: 10115)
Đây là câu chuyện được phóng tác từ nhân vật Phật giáo có thật trong lịch sử cận đại, thời nhà Nguyễn gầy dựng đế nghiệp ở kinh đô Huế từ nửa đầu thập niêm 80 của thế kỷ 18.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant