Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

01. Bệnh tật và Sức khỏe: Trở thành vị Vu Bà Phật Tử Đại Hàn

25 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 9630)
01. Bệnh tật và Sức khỏe: Trở thành vị Vu Bà Phật Tử Đại Hàn

PHẬT GIÁO & NỮ GIỚI

NỮ GIỚI & PHẬT GIÁO
(Truyền Thống, Cải Cách, Phục Hồi)
Biên soạn: Ellison Banks Findly
Chuyển ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

 Phần IV
THÂN VÀ SỨC KHỎE


BỆNH TẬT VÀ SỨC KHỎE: Trở thành vị Vu Bà Phật Tử Đại Hàn
blank
Hi-Ah Park

Hi-ah Park là người phụ nữ đầu tiên trong thời hiện đại được huấn luyện để trở thành nhạc sĩ cung đình ở Đại Hàn. Bà được truyền thụ chức vị Vu Bà (shaman) Đại Hàn năm 1981, và từ đó truyền thống thầy pháp (Vu Y giáo / Tát-Mãn giáo - shamanism) của Đại Hàn được chuyển biến thành các hình thức đa văn hóa sống động trong bối cảnh toàn cầu.

*

Vu Y giáo (shamanism)  là truyền thống tâm linh bản địa cổ xưa của Đại Hàn từ thời đồ đá và từ lâu đã được thực hành như một nếp sống. Trong suốt thời kỳ Tam Vương Quốc (57 trước Công Nguyên - 676 C.N.), giới quý tộc đã bỏ rơi Vu Y giáo và đón nhận các tôn giáo được nhập cảng từ Trung Quốc, bao gồm Nho giáo, Đạo giáoPhật giáo. Tuy nhiên, người bình dân vẫn tiếp tục thực tập Vu Y Giáo cho đến ngày nay.

Lễ truyền thụ Vu Y

Đại Hàn, vu bà (thầy pháp) được gọi là mudang. Chữ mu có nghĩa là "vũ điệu tâm linh", và dang có nghĩa là "bàn thờ". Trong trường hợp này chúng ta có thể dịch các thuật ngữ như là "vũ công tâm linh," có nghĩa là người dâng tặng vũ điệu tâm linh trước bàn thờ của vong linh hoặc thần linh. Người được kêu gọi để trở thành Mudang phải chịu đựng một căn bệnh bí ẩn, được biết đến như là sinbyong (tâm bịnh), và sau đó được thừa nhận trong một buổi lễ gọi là Kut naerim, một buổi lễ truyền thụ Vu Y giáo của Đại Hàn, buổi lễ giải toả nỗi đau đớn cho người bệnh bằng cách lập đền thờ cho vị thần đang trú ngụ trong cơ thể của người đó.

Qua căn bệnh khởi đầu, mudang rời khỏi thế giới bình thường bằng cách rút vào bóng tối để được tái sanh vào một cõi hoàn toàn sáng tạo. Bằng cách đầu hàng, và như vậy ngay nơi tim mình người ấy chết đi, vu bà bắt đầu thấy các luồng ánh sáng và thức tỉnh với vị thần sở hữu mình. Tuy nhiên, trong lúc "chết", vu bà không thật sự chết, mà là cho phép trái tim của bà trở nên trọn vẹn và tập trung để trở thành một với thần tính. Khi trái tim của bà cố định vào một điểm với thần thánh, bà thấy rằng không có gì là không thể làm được. Như vậy người vu bà đã bước vào thế giới của thần linh với mục đích là để phục vụ tất cả mọi chúng sinh, kết quả là vu bà bắt đầu hiểu được ý nghĩa của cuộc sống của họ. 

Mudang là một vu bà (thầy pháp), có thể chữa bệnh và là người chuyên lo việc tế tự. Như vậy, vu bà hoạt động như một tác nhân đối với các thế giới khác, như thế giới của tổ tiên. Vu bà có khả năng biến đổi thực tế của vấn đề trở thành năng lượng sống tích cực bằng cách trục xuất "ma quỷ", đó là, sự giải toả các cảm xúc tiêu cực của con người, như đau khổsợ hãi. Các vu ông, vu bà hiểu rằng tất cả các vấn đề phát sinh vì sự thiếu khả năng chuyển hóa những cảm xúc tiềm ẩn. Bằng cách tự cho phép mình biểu lộ các cảm xúc tiêu cực ngầm trong tiềm thứcthanh tịnh hóa chúng, vu bà có thể chữa bệnh và bảo vệ sự toàn vẹn tâm linh của cộng đồng. Như vậy, mudang cũng là nhà tiên tri, người thần bí, thi sĩ, nhạc sĩ, và là một vũ công - người thực hiện các động tác xuất thần để giao tiếp với thế giới thần linh

Đại Hàn, sau lễ truyền thụ, vu bà ngay lập tức được xem là một posal, một vị Bồ-tát. Bồ-tát là người "đang đi đến giác ngộ", nhưng vì lòng từ bi đối với chúng sinh nên người đó trì hoãn, chưa muốn thành Phật để có thể giúp đỡ những người khác. Muốn trở thành một vu bà tại Đại Hàn, lời nguyện trước tiên và quan trọng nhất là lời nguyện của một vị Bồ-tát, là phụng sự vì lợi ích của tất cả chúng sinh, những người vì khổ đau trong kiếp người, đang rất cần sự giúp đỡ.

Hiện nay ở Đại Hàn, gần như tất cả các thầy pháp đều là phụ nữ. Trong quá khứ xa xưa, có nhiều thầy pháp, nam cũng như nữ, nhưng trải qua nhiều thế kỷ, thầy pháp là nam giới, đã trở nên hiếm hoi hơn. Có thể vì phụ nữ có khả năng đặc biệt để giao tiếp với các khía cạnh nữ tính về tâm linh, cho phép họ bắc cầu nối thế giới khổ đau này với bao trạng thái hạnh phúc. Hoặc, có thể là phụ nữ Đại Hàn, theo truyền thống, không có nhiều cơ hội để được giáo dục như nam giới, do đó họ nhạy cảm hơn với trực giác và các quyền lực siêu hình, so với có quá nhiều học vấn. Ví dụ, như tôi (ND: Hi-ah Park), đã phải cố quên đi những điều đã học được trong hai mươi năm, trước khi sẵn sàng để được truyền thụ làm vu bà. 

Khi là một vũ công ở miền Nam California, tôi nhận được rất nhiều yêu cầu để biểu diễn trong các buổi tế tự theo vu y giáo (shamanic) trong cộng đồng người Đại Hàn - mặc dù lúc đó tôi chưa trở thành vu bà. Màn biểu diễn tế tự đầu tiên của tôi là vào tháng 6 năm 1980, ở Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Dân Gian Quốc Tế Mingei ở La Jolla, California. Ông Zozayong, giám đốc Viện Bảo Tàng Emile ở Seoul, Đại Hàn, đã yêu cầu tôi thực hiện lễ kut, một vũ điệu về “Hạnh phúc và Thần Hộ mệnh”. Tôi rất ngạc nhiên khi ông Zozayong trịnh trọng giới thiệu tôi là một vị mudang, vì ở Đại Hàn các mudang không được coi trọng. Tôi hơi lo vì không biết mình sẽ biểu diễn như thế nào ở buổi tế tự, nhưng đến khi buổi lễ thực sự diễn ra, tự dưng tôi biết phải làm thế nào.

Năm sau, tôi lại hành hai lễ kut ở California. Mỗi lần lễ, các vị thần linh đã nhập vào tôi một cách đầy uy lực, hướng dẫn tôi thực hiện những nghi lễ mà sau đó tôi mới hiểu được ý nghĩa. Sau các buổi tế tự, tôi cảm nhận sâu sắc rằng tôi không thể xem thường các vị thần linh đã giáng nhập vào tôi. 

Mỗi lần quay về nhà sau các buổi lễ này, tôi cảm thấy đau buốt ở hai vai và vùng xương chậu. Dường như có một lực nặng đè lên ngực, và tôi cảm nhận như là có ai đó hoặc có vật gì đó đang trói buộc thân thể tôi. Sau tôi hoàn toàn trở nên bất lực, không thể làm bất cứ việc gì dù chỉ là những việc nhà đơn giản nhất. Tôi bị bệnh suốt hai tháng, và tôi biết rằng mình cần được cứu giúp.

Vì trước đây tôi cũng đã từng bị hai chứng bệnh tương tự, trực giác cho tôi biết rằng đây không phải là thứ bệnh mà một y sĩ bình thường có thể chữa trị được. Sự sáng suốt, tự doý thức cao độ mà tôi đã trải nghiệm trong các buổi tế lễ, hoàn toàn trái ngược với những tính toán, sân hận, sợ hãi, và những cảm giác phòng thủ làm uế nhiễm trạng thái tâm bình thường của tôi. Sự xung đột này đã khiến thân và tâm sinh bệnh. 

Trong lúc bệnh, tôi nhìn thấy ba giấc mộng liên tiếp. Trong giấc mộng thứ hai, tôi thấy vị anh hùng khai quốc của Đại Hàn, Đàm Khôn (Tan-Kun), ngồi trong lều ở tư thế thiền định và mặc áo đỏ, đội mũ đỏ. Khi tôi chăm chú nhìn vào ông, chúng tôi hòa nhập, trở nên một; và rồi tôi thấy bản thân mình chính thật là Đàm Khôn (Tan-Kun) đang tọa vị. Giấc mơ rất rõ ràng về Đàm Khôn (Tan-Kun), thuyết phục tôi quay về thăm lại quê hương sau thời gian dài mười lăm năm vắng mặt

Tôi không có kế hoạchđặc biệt cho chuyến viếng thăm này. Tuy nhiên, ngay từ ban đầu, mỗi người tôi gặp và mỗi nơi tôi đi qua đều có liên hệ ít nhiều tới phương cách tu tập của vu y giáo. Trong vòng một tuần, tôi được người bạn, giáo sư Thôi Chung Dân (Choi Jong-Min) giới thiệu tôi với Kim Kim Hoa (Kim Keum-Hwa), một hwang-haedo manshin rất nổi tiếng (một thầy pháp từ một tỉnh phía tây của Đại Hàn). 

Khi bà Kim Kim Hoa vừa bước vào căn phòng mà tôi đang ngồi chờ trong nhà bà, cả hai chúng tôi tự dưng đều rùng mình. Bà nói rằng bà có cảm giác rằng các thần linh của bà muốn nói chuyện với tôi. Bà mang ra chiếc bàn dùng bói toán và bắt đầu nói những lời tiên tri

"Đôi cầu vồng bao quanh tất cả các phương hướng. Quả đã chín hoàn toàn và không thể chờ đợi nữa!" Bà lại nói với tôi rằng, tôi rất may mắn khi đã tuân hành mệnh lệnh của các thần linh và đã đến gặp bà. Nếu không, bà nói, có lẽ tôi đã chết rồi, giống như một quả chín muồi quá độ, rơi xuống đất và bị ung thối.

Thân thể tôi bắt đầu lắc lư, quay tròn một cách không kiểm soát được. Nước mắt chảy dài xuống mặt, tôi cố gắng dùng tay kiềm chặt hai đầu gối, nhưng tôi không thể nào ngừng lắc lư. Bà Kim Kim Hoa tiếp tục giải thích rằng tôi đã hai lần không vâng lời rồi, và kết quả là tôi phải chịu đựng sự đau đớn và nỗi cô đơn quá mức cũng như những kinh nghiệm cận tử. Bà cảnh báo rằng nếu như tôi còn cãi lời lần thứ ba, tôi sẽ không được thứ lỗi nữa. Điều quan trọng nhất là tôi phải thụ lễ naerim kut (một nghi lễ truyền thụ) không chút chậm trễ.

Với một nhận xét tích cực hơn, bà Kim nói rằng bà đã nhìn thấy đôi cầu vồng giãn ra quanh đầu tôi, các vị thiên thần bao quanh và bảo vệ tôi trong bốn hướng, và các vị thần chiến binh giáng nhập vào tôi. Bà nói rằng vị thần chiến binh nơi tôi rất mạnh mẽ đến nỗi tôi có thể đứng trên chakdu (lưỡi dao sắc bén) trong buổi lễ truyền thụ. 

Bà tiên đoán rằng, trong tương lai gần đây, tôi sẽ trở thành một vu bà nổi tiếng và tôi sẽ du lịch vòng quanh thế giới với tư cách của một vị vu bà quốc tế. Và bà đã chọn ngày làm lễ truyền thụ - ngày 23, tháng 6, năm 1981, còn chưa đầy hai tuần nữa.

Bà mẹ đỡ đầu mới của tôi, bà Kim Kim Hoa, khuyên tôi không nên ăn thịt trong vòng một tuần trước buổi nghi lễ. Như trong các buổi lễ trước đó ở Hoa Kỳ, tôi cũng chẳng biết điều gì xảy ra, nhưng tôi cương quyết tìm hiểu mãnh lực nào đã đưa tôi đến đây, và ý nghĩa cũng như mục đích trong cuộc đời của tôi là như thế nào. 

Buổi sáng, tôi ngâm mình trong dòng suối lạnh buốt của núi rừng, rồi tôi đã leo lên đỉnh Tam Giác (Samgak - nằm ở phía Bắc Seoul) với mẹ đỡ đầu của tôi. Có lần, bà yêu cầu tôi leo lên một vách đá thẳng đứng để hái một nhánh thông. Nhiệm vụ này là thử thách đầu tiên trong ngày. Tôi làm theo lời bà yêu cầu để đón nhận Sơn Thần (sanshin), chúng tôi nói chuyện càng ít càng tốt. 

Tại bàn thờ trên núi, tôi dâng cúng gạo, bánh gạo, ba loại rau cải xào, trái cây, đèn cầy, nhang, và mễ tửu (makgholi - rượu làm bằng gạo tự chế ở nhà). Khi mẹ đỡ đầu của tôi tụng kinh và gõ một cái chiêng nhỏ, tôi giương cao sanshin dari, một miếng vải trắng dài bằng cô-tông gọi là minyong (bạch miên kiều - white cotton bridge) xuyên qua đó thầy pháp đón nhận các sơn thần. 

Thân thể của tôi bắt đầu run rẩy không kiềm chế được - dấu hiệu vị thần linh đã giáng nhập vào tôi. Tôi hoàn toàn đầu hàng vị thần linh, gạt bỏ mọi tiếng nói nội tâm và bước vào sự tĩnh lặng nội tại. Tôi cảm nhận ánh sáng chiếu đến từ mọi hướng, và tôi bắt đầu cảm thấy say với vị thần linh ở trong tôi. Đây là cuộc gặp gỡ khá kịch tính với "người yêu" xa cách bấy lâu giờ mới gặp lại. Tôi cảm nhận sự trọn vẹn tột cùng của bản ngã nguyên sơ trước khi bị chia cách. Tôi biết rằng vị thần yêu thương tôi và đã tha thứ cho sự chống cự dai dẳng của tôi trước khi thuận lòng. Được tưới tẩm bằng ánh sáng của các vị thần, tôi cảm thấy mình thanh tịnh, như được tái sinh. Tôi tưởng như mình đang bay xuống núi. 

Tôi gia nhập vào nhóm thầy pháp và quan khách trong căn nhà dưới chân núi của bà mẹ đỡ đầu. Tôi là người duy nhất được nhận lễ truyền thụ. Chúng tôi bắt đầu với một buổi lễ ngắn kêu gọi và đón chào những vị thần linh, tiếp theo là lễ huhtun kut (nghi lễ thanh lọc). Lễ huhtun kut được tiến hành để thanh lọc và hạ thấp người được truyền thụ, để dẹp bỏ đi những ấu trĩ trong quá khứ của cá nhân người đó, để chuẩn bị cho việc chuyển hoá thành một tâm linh thanh tịnh với quyền lực vô hạn. 

Nghi lễ được bắt đầu với tiếng trống và tụng kinh, trong lúc các người hầu của vu bà đặt trên đầu tôi một giỏ kê chín. Sau đó, tôi nhảy múa theo vòng tròn về phía mỗi hướng, kết thúc điệu nhảy bằng cách ném cái giỏ xuống đất. Quá trình này được lặp đi lặp lại cho đến khi cái giỏ rơi xuống ở vị trí thẳng đứng - đây là dấu hiệu cho thấy rằng ma quỷ đã bị đẩy lui. Lúc đầu thật không dễ dàng chút nào. Thời tiết rất nóng, và tôi đang vận y phục cổ truyền của Đại Hàn. Hơn nữa, tôi cảm thấy e dè và ngượng ngùng trước bao khán giả. Tôi tiếp tục thất bại cho đến khi tôi quá xấu hổ, dường như không thể chịu đựng được nữa. Thình lình, một phép lạ xảy ra - tất cả khán giả trước mắt tôi biến mất, tôi cảm nhận một ngọn lửa thực sự đang ở giữa thân tôi, và tôi đạt được sự tĩnh lặng hoàn toàn. Cuối cùng, cái giỏ cũng rơi xuống đúng cách. 

Lễ truyền thụ được tiếp tục với bài kiểm tra để thử thách năng lực tâm linh của tôi và để xác định xem tôi có thể nhận diện được các vị thần đã giáng vào tôi, bằng cách chọn quần áo phù hợp với màu sắc. Sau khi tôi đã biểu hiện tất cả những vị thần (thái dương/ nguyệt lượng/ tinh tú, sơn thần, quý tộc cao sang, tổ tiên, và các chiến binh) bằng các điệu múa theo tiếng trống, mẹ đỡ đầu của tôi gật đầu ra hiệu là tôi đã lựa chọn đúng và hỏi tôi, "Chuông và quạt của ngươi đâu?" Khi tôi ngập ngừng, bà trêu tôi vì tôi chưa tìm ra câu trả lời. Bà nói "quá nhiều thời gian ở trường học" đã làm vẩn đục nhận thức về tự ngã, phi lý tính, và trực giác. Sau đó tôi bước sâu vào trạng thái xuất thần và tìm thấy chuông và quạt của tôi bị giấu dưới cái váy lớn của người đánh trống. 

Sau đó họ để trên bàn bảy cái chén bằng đồng có nắp giống nhau. Nhiệm vụ của tôi là khám phá ra những cái chén đồng theo thứ tự. Trong khi nhảy múa theo tiếng trống, tôi bắt đầu cảm nhận và chạm vào mấy cái nắp. Đôi tay tôi di chuyển theo năng lượng. Dưới cái nắp đầu tiên tôi giở ra là nước trong - cần phải khám phá ra nước trong trước tiên bởi vì nó tượng trưng cho ý thức và diện mạo trong sạch. Tôi nhảy múa trong khi nắm giữ cái nắp đó, và rồi tôi mở những cái nắp khác ra theo trình tự: gạo, tro, đậu trắng, rơm, tiền và nước bẩn. 

Mẹ đỡ đầu của tôi giải thích ý nghĩa của từng món. Gạo nuôi mạng sống con người. Tro là biểu tượng của tên họ và danh dự. Đậu và rơm nuôi con ngựa dành cho cuộc hành trình của vị thầy pháp, và là điềm tốt cho sự thành công của vị thầy pháp mới. Bằng cách chọn nước trong trước và nước bẩn sau cùng, tôi đã chứng minh tâm thanh tịnh và đã qua được sự thử thách. Tôi đảnh lễ, cúi lạy xuống đất trước mẹ đỡ đầu và người hầu của bà, một động tác tượng trưng cho sự tái sinh của tôi với tư cách là một vu bà mới.

Sự truyền thụ vu bà của Đại Hàn bao gồm nhiều nghi thức, nhưng tôi chỉ muốn mô tả chi tiết về lễ Kori chaktu (nghi lễ dao bén), nghi thức đặc biệt của lễ truyền thụ naerim kut. Nghi lễ này diễn ra quanh một tòa tháp đầy dao chaktu, cao hai mét mười ba, có bảy lớp bao gồm các trống, một cái bàn, một bình nước, một nồi nấu cơm, và những tấm ván. 

Nghi lễ truyền thụ cho tôi bắt đầu khi mẹ đỡ đầu kéo tôi lại sát bên bà. Bà bắt đầu hát bài mansubaji, một bài tụng của thầy pháp, và đưa cho tôi hai thanh gươm. Nhận lấy hai thanh gươm, tôi bắt đầu nhảy múa và kết nối với thần linh trong thân, tôi hóa thành vị thần chiến binh. Tôi biết lúc đó tôi cần phải tiếp xúc với nỗi sợ hãi sâu sắc về cái chết, chết một cách hoàn toàn, và để được tái sinh cùng với vị thần chiến binh. 

Ban đầu, trong vô thức tôi bị choáng ngợp bởi nỗi sợ hãi về cái chết. Khi tôi bắt đầu nhảy múa với hai thanh kiếm, nhận thức bình thường của tôi chuyển sang tâm thức nguyên sơ. Khi tôi gia tăng năng lượng đến tột đỉnh, tôi đã có đủ can đảm để bước vào căn phòng nơi mà hai lưỡi chaktu được bọc trong vải đỏ. Bước vào căn phòng đó giống như đi vào cõi âm, một nơi xa lạ, một cuộc hành trình vĩnh cửu

Giây phút mà tôi để tấm vải đỏ sát mắt, tôi cảm nhận người chiến binh xa lạ trong tôi đang mỉm cười và tôi chụp lấy chaktu. Với sự phấn khởi này, một người hoàn toàn khác xuất hiện, người này không biết sợ hãi hoặc không có giới hạn. Tôi mở tấm vải đỏ, bộc lộ lưỡi dao chaktu to lớn sắc bén - nhìn giống những con dao chặt thịt có cán ở hai đầu. 

Tôi bắt đầu ấn lưỡi dao chaktu nặng nề vào tay, chân, mặt và miệng, nhưng tôi không hề hấn gì. Xung quanh tôi khán giả rất lo sợ và dồn hết chú tâm vào buổi lễ. Sau khi chứng minh không có gì có thể làm hại tôi, tôi bắt đầu nhảy những vũ điệu như vũ bảo mà tôi chưa từng nhảy múa như thế bao giờ, và vào lúc cao điểm tôi đã bay lên tháp dao chaktu. Sau này, mọi người nói với tôi là cặp mắt của tôi lúc đó nhìn không giống mắt người, mà đổi sang màu mắt của một con hổ. 

Khi tôi chân trần đứng trên những lưỡi dao sắc, tôi được giải thoát khỏi sự ràng buộc của thời giankhông gianMọi người cầu xin tôi xuống đất, nhưng, sau này họ nói với tôi rằng, tôi đã đứng trên đó gần một tiếng đồng hồ. Mọi người đều nín thở, và một số người đã phát khóc vì cường độ mạnh mẽ của sự trải nghiệm này.

Khi một mudang bước vào mu-a, trạng thái xuất thần của vu bà, cơ thể của bà biến đổi thành một cơ thể ma quỷ được biết đến trong Phật giáo như là hóa thân (nirmÏakya). Bà trở thành một với sự hiện diện của thần linh, và sự liên minh này tạo ra niềm vui tinh khiết của Pháp thân (dharmakya) hoặc sự rỗng Không. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng mức độ cao nhất của sự tiến hóa nơi con người là trải nghiệm sự liên minh này với sự hiện diện của thần linh, niềm hỷ lạc thần bí của trạng thái xuất thần nơi vị thầy pháp hoặc trạng thái "rỗng Không" trong thiền Phật giáo. Trước hết phải dẹp bỏ cá tính hay cái ngã, đó là chìa khóa cho những quá trình sáng tạo nhất. Hành trình trong trạng thái xuất thần của vị thầy pháp, hoặc mức thiền định sâu sắc của Phật giáo, làm cho tâm trí con người có khả năng tìm tòikhám phá ra một trạng thái cao hơn của hiện hữu. Nó thật sự giúp chúng ta hiểu về bí kíp của năng lượng tâm linh

Naerim Kut, lễ truyền thụ vu bà của Đại Hàn với nhạc và điệu vũ tâm linh, đã giới thiệu trực tiếp cho tôi trạng thái nguyên sơ qua sự hoà hợp của tâm, thân và thần linh. Nghi lễ này đã trở thành nghi thức quan trọng nhất của cá nhân tôi và nó dẫn tôi đến sự tự lực tự cường. Khởi đầu với sự tinh tuý, giờ không có gì khiến tôi phải từ chối hoặc chấp nhận. Tôi cảm nghiệm tôi như là (as I am), như là trung tâm của vũ trụ. Duy trì sự tinh khiết tối đa, trạng thái nguyên sơ, "cơ thể của ánh sáng" đạt được - đặc điểm chung của mudang và Bồ-tát. 

Trên đường Truyền Thụ

Khi bắt đầu tìm hiểu về Vu Y giáo năm 1975, tôi chẳng hề cầu mong hay có ý định trở thành vu bà. Ban đầu tôi xem quá trình này chỉ là sự nỗ lực của nghệ thuật, và bắt đầu cuộc khảo sát như một cách để tôi tiếp cận sâu hơn vào cốt lõi của sự hiện hữu và công việc của tôi. Tuy nhiên, mọi thứ tôi đã gặp trên con đường làm vu bà dường như khơi dậy trong tôi niềm khao khát thỏa mãn tâm linh.

Kinh nghiệm đầu tiên của tôi về Vu Y giáo là khi tôi còn nhỏ, một người hàng xóm bị một chứng ho nghiêm trọng trong nhiều ngày. Tôi nhớ rằng một mudang (vu bà) đã đến nhà ông ấy và quơ thanh kiếm của bà xung quanh đầu của ông - vu bà tụng kinh, hát, và nhảy múa trong trạng thái hoàn toàn xuất thần. Lúc ấy, tôi không biết mudang (vu bà) là ai, nhưng tôi bị mê hoặc bởi sự trình diễn của vu bà. Tôi cảm thấy khó nói về kinh nghiệm này với người khác, vì tôi được giáo dục để trở thành một tín hữu Cơ-đốc-giáo trung thành. Vu Y giáo và những hoạt động siêu nhiên được xem là mê tín, vì vậy tôi chôn sâu kinh nghiệm này trong trái tim tôi như một thực tại riêng tư. 

Cho đến lúc tôi trở thành sinh viên tốt nghiệp trong bộ môn vũ ở UCLA vào năm 1975, tôi mới bắt đầu kết hợp kinh nghiệm thời thơ ấu. Một ngày trong lớp học, Allegra Snyder, chủ tịch của Bộ Môn Khiêu Vũ Dân Tộc yêu cầu chúng tôi từng người hồi tưởng, rồi mô tả những trải nghiệm đặc biệt nhất trong cuộc đời mình. Khi tôi nhắm mắt lại trong tiến trình thiền định, tôi bước vào một trạng thái khác. Thân tôi bắt đầu lắc một cách không kiềm chế, không phải vì căng thẳng, mà đúng hơn là như thể ai đó đang lắc tôi. Khi tôi nói về kinh nghiệm của việc nhìn thấy một mudang hành lễ, tôi cảm thấy như là một người nào khác đã nói thông qua tôi. 

Sau đó tôi trải nghiệm một cảm giác tương tự như vậy khi xem phim Pomo Indian Sucking Doctor. Tôi nhận ra ngay rằng nghi lễ chữa bệnh của thổ dân Pomo có liên quan đến điệu múa và kinh cầu nguyện mà tôi đã thấy, nghe lúc nhỏ. 

 Sau những sự kiện này, tôi bắt đầu trải nghiệm thường xuyên hơn những trận động kinh nơi thân và chấn động trong tâm, làm cho tôi rất sợ hãi. Tôi không bao giờ nghĩ là mình cần phải chia sẻ với ai đó về trải nghiệm thời thơ ấu của mình, nhưng giờ tôi thấy điều đó thật quan trọng, nếu như tôi muốn hiểu rõ về bản thân mình. Tôi bắt đầu tìm hiểu tôi là ai, từ đâu đến, làm thế nào tôi có mặt ở đây, và tôi sẽ đi về đâu. 

Mặc dù tôi hết lòng yêu mến và tôn trọng âm nhạc và múa truyền thống của Đại Hàn, sự truy cầu thật sự của tôi là để trả lời những câu hỏi "Tôi là ai?" và "Tôi sẽ đi về đâu?" Để giúp vui cho những khán giả muốn được giải trí không còn là lý do để tôi biểu diễn, và tôi bắt đầu cảm thấy rằng tôi còn thiếu sót một số yếu tố quan trọng. Đã có thời gian, tôi rất hạnh phúc khi được biểu diễn, nhưng tôi bắt đầu mất hứng thú biểu diễn chỉ để cho khán giả xem. Tôi biết rằng tôi đã không nhận được bất kỳ thông tin mới hay sự thấu hiểu sâu sắc nào từ khán giả. Tôi cần phải thúc đẩy tâm trí giới hạn của mình vượt qua những thứ mà tôi cho là điều kiện văn hóa. Tôi cần phảitự do, không bị bó buộc bởi bất cứ hệ thống tôn giáo hoặc ranh giới văn hóa cố định nào, và tôi muốn biết ý nghĩa sâu sắc hơn về cuộc sống của mình.

Tại thời điểm này, chừng chín tháng nay tôi bị chứng mất ngủ, trầm cảm, và tê liệt khủng khiếp. Sự quan tâm của tôi đối với việc đời và việc nhà hoàn toàn suy giảm. Tôi mơ về những ngọn núi, trải qua nhiều đêm không ngừng khóc lóc, hay mơ về cái chết sắp xảy ra. Trong giấc mơ, tôi bị giam cầm nơi địa ngục và bị dã thú đuổi theo cắn xé thân thể. Tôi chịu đựng nhiều đêm không ngủ cho đến khi tôi có một giấc mơ dài, khó tin về một tang lễ của hoàng gia. Chứng mất ngủ của tôi ngừng ngay sau giấc mơ bí ẩn này. Tôi hạnh phúc không vì lý do nào cả và cảm thấy như ai đó đã nâng tôi lên không. Sau giấc mơ đó, các giấc mơ của tôi bắt đầu trở nên nhẹ nhàng hơn, và tôi mơ về thiên đường nhiều hơn. 

Trong thời gian đó, tôi mơ một giấc mơ khó quên, một con độc giác trắng, có cánh xuất hiện và cùng tôi vượt qua dãy thiên hà và dãy Ngân Hà gần như vô tận, đến một không gian đen tối đến vô hạn, không thể tưởng tượng nổi. Từ trong không gian đó, tôi nghe một giọng nói trầm ấm vang lên, hỏi tôi, "Những người ở dưới đó như thế nào rồi?" Tôi vẫn còn nhớ rõ cuộc đối thoại của tôi với giọng nói đó, và tôi đã có cảm giác ngây ngất. Sau đó, tiếng nói bảo tôi rằng tôi phải quay trở lại trái đất để chỉ dạy cho mọi người. Và tôi nhận thấy mình đang nằm trên giường mà không có cảm giác như vừa thức dậy từ một giấc mơ.

Tôi bị giấc mơ này ám ảnh một thời gian và có cảm giác gần gũi với một thực tại khác. Dầu tôi không thể hiểu việc gì đã xảy ra, nhưng không gian kia quá rõ ràng đến nổi giờ tôi cảm thấy như mình đang mơ trong lúc tỉnh. Tôi cho phép mình hoàn toàn bị lạc lối, không cần biết bản thân là ai và không cần sự hỗ trợ của bất kỳ bản đồ tâm linh hoặc hình thức hướng dẫn cụ thể nào. Tôi càng lạc lối, tôi càng bắt đầu có ngẫu hứng với âm thanh và sự chuyển động để tạo ra năng lượng trong khi thiền định. Tôi bắt đầu trải nghiệm sức mạnh của âm thanh và sự chuyển động như để chữa trị cho chính đứa trẻ bị thương trong tôi, như một sự chuyển hoá cá nhân, kể cả đem đến quyền lực.

Vào lúc đó là mùa thu năm 1997, tôi được mời biểu diễn với nhóm tiên phong ngẫu hứng tên là Kiva ở trường Đại Học San Diego, California. Đêm trước khi tham gia lần đầu tiên với nhóm Kiva, tôi mơ một giấc mơ phi thường

Khi tôi bắt đầu nhảy múa trong phòng khiêu vũ, nó biến thành một nơi dưới lòng đại dương. Tôi bắt đầu nhảy múa giống như con bạch tuộc với những động tác thật chậm, hoàn toàn vượt khỏi thời gian, hơi thở, và người nhẹ bổng. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác phát quang. Khi tôi tiếp tục nhảy múa, các loại ánh sáng và hình dạng xuất hiện thoáng qua, và kết thúc với một ánh sáng cầu vồng thắm tươi rạng rỡ. Sau đó, tôi thấy Emile Conrad D'aoud ngồi nhìn tôi nhảy múa - bà là người sáng lập ra phòng khiêu vũ Continuum, người tôi đã được gặp ngay sau giấc mơ này, và sau này tôi đã học thiền chuyển động với bà. Bà tươi cười rạng rỡgật đầu ra dấu sự công nhận đặc biệt. Các ngọn sóng ca hát, và tôi lướt đi trên bài hát. Mỗi bài hát nâng tôi lên cao hơn: Tôi thấy hạnh phúc, và ánh sáng rực rỡ xuất hiện từ mọi hướng. Tôi trải nghiệm "cơ thể của tình yêu" như một dạng chất lỏng có thể dễ dàng đón nhận sự sáng tạo chưa từng biết đến - một kinh nghiệm mà sau đó tôi trải qua rất nhiều lần với nhóm Kiva và Continuum.

Sáng hôm sau, như đã hứa với nhóm Kiva, tôi đến Trung Tâm Thực Nghiệm Âm Nhạc (Center for Music Experiment). Tôi nhìn thấy vài món nhạc khí rất lạ lùng trong phòng thu âm, và khi nhìn thấy chúng, tôi cảm thấy có một chút kỳ quái. Tôi cảm thấy mình bị thu hút vào môi trường phi thường này. Khi đến đó, tôi chẳng có khái niệm chi về việc mình sẽ làm, và tôi chẳng cảm thấy lo sợ. Niềm tin này cho tôi can đảm để đón nhận loại âm nhạc mà tôi chưa biết. Vì không biết gì, tôi chẳng thể làm gì, nên tôi đầu hàng “chuyện phải làm gì”. Khi thuận theo hoàn cảnh, tôi nhẹ tênh. Tôi cảm giác nguyên cả vũ trụ đang đỡ lấy tôi, và tôi cảm thấy thoải mái, thư thả mặc dù tôi chẳng biết gì về các nhạc sĩ và âm nhạc của họ. Chẳng có khái niệm hay dự tính gì, tôi đạt được sự tự do không chọn lựa. Sự tự do lạ lùng này làm cho tôi cảm thấy tách biệt, thoát khỏi thiện ác, đẹp xấu, mà tôi đã từng xem là niềm tin của mình. Nói cách khác, tôi chẳng muốn lý giải, nên tôi chẳng cần gán cho bản thân một tên gọi gì bằng ngôn từ. Tôi bắt đầu cảm thấy ấm áp, an toàn, và tất cả môi trường trở nên nhiệt tình, hỗ trợ. Tôi tiếp tục hít thở thật sâu, thật chậm, và tiến tới qua những trải nghiệm sâu sắc. Vì tôi chẳng có bản ngã để xác định, tôi trở thành tấm gương, một nhân chứng đối với trạng thái nội tại của tôi; mọi vật đến rồi đi, và tôi (tấm gương) ở lại rỗng không, trống vắng. Tôi phản chiếu cùng với bản thể của chính mình.

Sau đó điều kỳ diệu đã xảy ra. Tôi thực sự cảm thấy như có một cái gì đó chạm vào nội tại của tự ngã - đứa trẻ thánh thiện - tinh thần, linh hồn, bản chất của ngã. Tôi tiếp tục hít thở. Tôi cảm nhận sự hiện diện của thần thánh. Tôi trải nghiệm một cảm giác hạnh phúc lâng lâng trên cơ thể của tôi. Sau đó, đột nhiên cái "tôi" mà tôi nghĩ rằng đang kiểm soát hơi thở của tôi biến đi, và rồi hơi thở thở tôi! Khi kết nối với hơi thở bên trong, tôi thực sự kết nối với bản ngã nội tại của tôi. Tôi hòa nhập vào hơi thở - trôi chảy, phát quang, bay lên, đánh thức bản ngã nội tại của tôi - và với âm thanh yên tĩnh của tâm hồn. Tôi thoải mái hơn, tôi hít thở một cách đầy đủ, tự do, và rồi sau đó chỉ cần khi tôi nghĩ rằng tôi thoải mái hơn là con người có thể , tôi hít thở đầy đủ hơn so với bất cứ ngày nào từ khi tôi được sinh ra đời. Sau đó, đến việc buông bỏ hơi thở, rồi buông bỏ năng lượng - cực điểm khoái lạc của vũ trụ, một trạng thái xuất thần. Tôi đã kết nối được với một ai đó hoặc một điều gì đó rất khó tưởng tượng nổi - đẹp đẽ, di động, và thực. Quá trình tái sinh kéo dài hơn một tiếng rưỡi đồng hồ. Tôi cảm thấy hoàn toàn vượt thời giankhông gian, trong sự phi trọng lực liên tục. Đó là kinh nghiệm đầu tiên của tôi với nhóm Kiva. Tôi tái sinh lần nữa, giải thoát khỏi tâm và thân. 

Điều này giúp tôi tiếp xúc được với bản chất thực sự của tôi hơn bất cứ thứ gì khác. Tôi từ từ tan biến khỏi tâm tri thức, lý luận tầm thường, và phát triển một ý niệm mới về tôi là ai đến tận từng tế bào. Tôi trở lại làm một đứa trẻ chưa sinh. Tôi vẫn còn nhớ sự cô đơn tột cùng của sự đi tìm bản ngã trong thời gian này. Nguồn y dược duy nhất của tôi là thiền chuyển động. Tuy nhiên, sự cô đơn tưởng chừng không thể kham nổi của việc đi tìm bản lai của mình đưa tôi đến trước ngưỡng cửa của chính cái chết và chạm vào vực thẳm của nỗi sợ hãi trong vô thức.

Trước lễ truyền thụ vu y giáo của tôi, và trong sự dấy lên của thời kỳ cực kỳ rối rắm này, tôi đã được gặp đức Karmapa thứ 16 tại Shrine Auditorium ở Los Angeles năm 1976. Tại đây, lần đầu tiên trong lịch sử, ngài đã tổ chức buổi "lễ mũ đen" cho người Tây phương. Như một nghi thức của lễ puja, hay cúng dường, ngài chạm vào đầu của từng người một. Khi ngài chạm vào đầu của tôi, tôi như bị điện giật thực sự, và tôi đã "đi xa" cho đến khi tất cả mọi người rời khỏi khán phòng. Khi tôi tỉnh lại, không còn một người nào trong căn phòng lớn, và tôi thấy mình nằm trên mặt đất, run rẩy với năng lượng không thể kiểm soát. Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên của tôi với vị Phật sống, là hiện thân của Phật tánh

Sau đó, tôi đã thoái lui về một trang trại nằm sâu trong núi, sau khi dạy xong khoá hè năm 1977 tại UCLA (một trường Đại học nổi tiếng tại Los Angeles). Tôi để lại tất cả việc đời ở phía sau, bị ám ảnh như một người yêu khao khát các dãy núi. Ở vùng núi tôi cảm nhận được sự hiện diện của một cái gì đó rất khác không thể diễn tả được, sự xuất hiện kỳ lạ, một tính linh mà người ta không thể tìm thấy nơi con người: vẻ đẹp mê hồn ôm ấp niềm vui vô biên. Tôi đến Yosemite, Mt. Rainier, Death Valley, và Grand Canyon, và một số những nơi khác.

Tại Canyon de Chelly, tôi được dẫn dắt bởi đôi cầu vồng liên tục đưa tôi đến một chỗ ở gần vách đá White House, nơi có những kivas (đền thờ) cũ xưa, phòng nghi lễ nằm dưới lòng đất. Khi tôi chui lên từ một kiva hư hại, một cơn bão bất ngờ ập xuống tôi không chút thương tiếc. Tôi ngất đi trên cát, hoàn toàn bất lực, tôi như dâng hiến bản thân mình cho vị thần linh đang hiện diện. Tôi tỉnh dậy với cảm xúc kích thích cao độ lạ thường nhất mà tôi từng được biết, đắm mình trong trạng thái xuất thần hào hoa nhất. Bầu trời sung mãn với các cầu vồng và những phản ảnh của cầu vồng vươn đến tận chân trời. Gió thổi qua hẻm núi dường như đến và đi xuyên thời gian theo tiếng kinh xa xa. Khi tôi nương theo bài kinh đó, linh hồn của tôi bay lên như con kỳ lân có cánh, cao và cao hơn nữa vào bầu trời. Cuối cùng tôi đã được tự do và bay với cảm giác hăng hái và niềm vui làm tôi muốn khóc, vì tôi đã trải nghiệm được trạng thái xuất thần mà tôi đã từ lâu mong ước.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 18428)
Trời tu viện rộng và đẹp, sáng nay mây ngoài biển đã kéo vào chưa? Thôi, xin mời thầy hãy vào cốc Trăng Lên, nhóm lửa và thêm chút củi vào cho ấm... Nguyễn Duy Nhiên
(Xem: 47619)
Có thể nói, không có một Tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là đạo Phật... HT Thích Minh Châu
(Xem: 10183)
Ghi chép lại những bài giảng của Chư Tôn Đức cho các Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPTVN... Tâm Minh Vương Thúy Nga
(Xem: 9396)
“Nếu chẳng một phen xương lạnh buốt, Hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương”... Thích Chân Tính
(Xem: 16929)
12 lời nguyện niệm Phật này, nhằm giúp cho Phật tử có định hướng trong việc tu tậpchí nguyện để về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A-Di-Đà... Thích Chân Tính
(Xem: 16649)
Thư cho người em Tịnh độ là một bộ luận nhỏ, gom nhặt những yếu nghĩa của Tông Tịnh độ, chia thành từng bài nhỏ, mỗi bài là một chủ đề... Thích Hồng Nhơn
(Xem: 19464)
Đi vào cửa Pháp: Tuyển tập Giáo huấn của các Đạo sư Tây Tạng - Bản dịch Việt ngữ của Liên Hoa & Thanh Liên
(Xem: 10174)
Mỗi trang sách là một lời nhắn nhủ, ta như đang nghe giọng nói nhẹ nhàng, dí dỏm của Thầy: Các bạn cứ nhìn lại xem, tình thươngtuệ giác của Bụt ở ngay trong lòng của bạn.
(Xem: 10505)
Tập truyện Thường Ðề Bồ Tát (Bồ Tát Hay Khóc) được trích dịch trong cuốn “Vô Thanh Thoại Tập” của Pháp sư Long Căn... TT Thích Chân Tính biên dịch
(Xem: 19757)
Con Đường dẫn đến Phật Quả là một trong những sự giới thiệu tuyệt hảo cho giáo lý của Phật giáo Tây Tạng được sử dụng ngày nay.
(Xem: 16558)
Khánh Hòa là xứ Trầm Hương, Non cao biển rộng người thương đi về... Quách Tấn
(Xem: 11851)
Bản thảo của tập tiểu luận này đã được viết xong từ mùa hè năm 1974, nhưng chưa kịp in thì biến cố 30.4.1975 xảy ra... Hạnh Cơ
(Xem: 9540)
Kinh ThiKinh Dịch như đôi cánh của con chim nhạn mang chở định mệnh lịch sử của Trung Hoa bay lượn suốt mấy mươi thế kỷ trên vòm trời Viễn Đông... Tuệ Sỹ
(Xem: 11130)
Hương Vị Của Đất - Văn Lang Dị Sử - HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 11058)
Tập sách “Hồ Sơ Mật 1963 - Từ các nguồn Tài liệu của Chính phủ Mỹ”... Nhóm Thiện Pháp thực hiện, Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications 2013
(Xem: 10063)
Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không... Thích Nữ Trí Hải
(Xem: 12284)
Hương Lúa Chùa Quê là tập sách Hoài Niệm về Tuổi Thơ của hai anh em là HT Thích Bảo Lạc ở Úc Châu và HT Thích Như Điển ở Âu Châu
(Xem: 10748)
Hoà Thượng vào bậc Cao Tăng nổi tiếng hiện nay rằng: “Được học và hành theo Phật pháp là một sự hưởng thụ tối cao nhất trong tất cả mọi sự hưởng thụ trên thế gian…” Quảng Huy
(Xem: 24376)
Chứng Đạo Ca - Nguyên tác: Huyền Giác; Bản dịch thơ Chứng Đạo Ca của H.T Thích Thuyền Ấn, sáng tác những năm tháng từ 1980 - 1990, lúc Ngài đang bị quản thúc.
(Xem: 10146)
Đạo Phật thường nói về nhân quả, luân hồi, tái sanh nhưng lại bác bỏ khái niệm linh hồn của các tôn giáo hữu thần. Vậy thì cái gì tái sanh luân hồi để lãnh lấy nhân quả... Alexander Berzin; Tuệ Uyển
(Xem: 18169)
Tuyển tập những bài viết cho mẹ, cụ bà Nguyễn Thị Sáu của Hư Thân Huỳnh Trung Chánh
(Xem: 17401)
Nếu bản Việt ngữ của pho sách “Đạo Ca Milarepa” đến được tay bạn đọc thì phải nói đây chính là đến từ tình yêu thương và sự gia trì vĩ đại của đức Milarepa cùng chư Thầy Tổ... Đỗ Đình Đồng
(Xem: 20301)
Kính nguyện quyển sách nhỏ này có thể giúp đỡ thật sự những đồng tu, đại đức có duyên, được lìa khổ được vui, liễu sanh thoát tử... Pháp Sư Tịnh Không
(Xem: 11012)
Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này.
(Xem: 20394)
Lão tửtriết gia đầu tiên của Trung Quốc luận về vũ trụ, có một quan niệm tiến bộ, vô thần về bản nguyên của vũ trụ mà ông gọi là Đạo... Nguyễn Hiến Lê dịch
(Xem: 10180)
Trên căn bản của thực tại, hạnh phúc bao giờ cũng cưu mang trong chính nó một sức sống tràn đầy sinh lực của cảm xúc an bình được sinh khởi từ bản thể của nội tâm... Khải Thiên
(Xem: 13159)
Quyển Liễu Phàm Tứ Huấn là sách khuyến dạy tu thiện, giúp xây dựng lại và củng cố nền tảng căn bản làm người: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí ,Tín... Ấn Quang Đại Sư; Tuệ Châu Bùi Dư Long dịch
(Xem: 12828)
CUỐN TỰ ĐIỂN HÁN - VIỆT THẾ KỶ 19; Việt Nam thời xưa có các sách khải mông hay tự biểu được dùng để dạy chữ Hán cho trẻ đồng ấu... Nguyễn Đình Hòa - Trần Trọng Dương dịch
(Xem: 21089)
Tu Tâm, Dưỡng Tánh, Nhân quả, Tứ diệu đế, Từ bi, Chữ Hòa, Yếu tố hòa bình... HT Thích Thiện Hoa
(Xem: 13402)
Hạnh Phúc Là Điều Có Thật - Tác giả Nguyễn Minh Tiến (Nguyên Minh)
(Xem: 13862)
Sống Một Đời Vui - The Joy Of Living; Nguyên tác Yongey Mingyur Rinpoche, Diệu Hạnh Giao Trinh & Nguyễn Minh Tiến dịch
(Xem: 15395)
Muốn sáng lại ánh sáng sẵn có, muốn sống lại lẽ sống như thực, Thái-Hư Đại-Sư thâu tóm tinh-hoa Phật-học thành cuốn sách nhỏ nầy... HT Thích Tâm Châu
(Xem: 33408)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời... HT Thích Trí Chơn
(Xem: 14208)
Đạo Phật đã chung sống với người dân Việt gần hai mươi thế kỷ, sợi dây liên lạc đã thắt chặt đạo Phật với dân tộc Việt Nam thành một khối bất khả phân ly... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 12779)
Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ là cẩm nang của người tu Thiền. Nguyên tác Mindfulness, Bliss and Beyond của Ajahn Brahm; Nguyên Nhật Trần Như Mai dịch
(Xem: 22546)
Phật giáo Huế là cái nôi của sự giữ gìn truyền thống thống nhất Phật giáo trong cả nước... Thích Hải Ấn
(Xem: 41500)
Theo đạo Phật, luật nhân quả không chỉ giới hạn trong một đời sống hiện tại này, mà là một quy luật chi phối trong suốt dòng thời gian...
(Xem: 10791)
Những Chuyện Nhân Quả - Nguyên tác: Thích Hải Đảo, Đạo Quang dịch
(Xem: 10096)
Chú Tiểu Ngắm Sen là tuyển tập các truyện ngắn của tác giả Ngô Khắc Tài
(Xem: 19592)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
(Xem: 9481)
Chánh Niệm - Bhante Henepola Gunaratana; Mindfulness in Plain English; Lương Thanh Bình dịch
(Xem: 8999)
Tập truyện dài 2 tập của Vĩnh Hảo - CHIÊU HÀ xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1997
(Xem: 11140)
Đức Phật đến trong cuộc đời là một con người bằng xương bằng thịt, vui những nỗi vui của trần gian, đau những nỗi đau của con người. Để từ đó Ngài vươn lên và vực dậy giấc trường mộng Nam Kha... HT Thích Nhật Quang
(Xem: 12365)
Lược Sử Phật GiáoHồi Giáo Tại Afghanistan - Nguyên tác: Alexander Berzin, Người dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 31789)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 12096)
Tổng Tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại Sưu Khảo gồm có 2 tập do Chư Tôn Đức Tăng Ni và Chư vị thân hào nhân sỹ Phật giáo góp bài để tập thành... Nhiều Tác Giả
(Xem: 11308)
Mở Rộng Cửa Tâm Mình và những mẫu chuyện Phật Giáo nói về Hạnh phúc, Opening The Door Of Your Heart and other Buddhist Tales of Happiness, Nguyên tác: Ajahn Brahm; Chơn Quán Trần Ngọc Lợi dịch
(Xem: 17245)
Phật giáo được truyền đến Sri Lanka từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Và phần lớn thời gian trong suốt hơn 2.000 năm, Phật giáo được xem quốc giáo tại đảo quốc này... Thích Nguyên Lộc
(Xem: 27492)
“Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng” là tên của một quyển sách, do thầy Phạm Công Thiện đặt cho. Bây giờ Thầy đã lên tới đỉnh cao, bỏ lại sau lưng là hố thẳm... Nguyên Siêu
(Xem: 10554)
Đây là câu chuyện được phóng tác từ nhân vật Phật giáo có thật trong lịch sử cận đại, thời nhà Nguyễn gầy dựng đế nghiệp ở kinh đô Huế từ nửa đầu thập niêm 80 của thế kỷ 18.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM