Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

38. Gõ cửa giọt không

30 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 9130)
38. Gõ cửa giọt không

GÕ CỬA GIỌT KHÔNG

Phương thảo viên, giữa mùa đông.
Hương Tâm cẩn chí
Tháng 11 - 2008

Thơ Mặc Giang bao gồm nhiều thể loại: thơ bốn chữ, thơ năm chữ, thơ bảy chữ, thơ tám chữ, thơ tự do, và cuối cùng là lục bát. Đi vào thế giới thơ ông là đi vào cõi KHÔNG của sinh tử, giữa bờ này và cõi kia, của lòng đại từ, đại bi, của người anh hùng, của người yêu nước ra đi…

Phần lớn lục bát thơ ông nói về tình yêu quê hương đất nước; phần lớn nói về tình người; phần lớn nói về phép tĩnh tu, sự đi tu; phần lớn nói về tình thương; phần lớn là ước mơ một thế giới thanh bình, một đất nước thật sự thái bình. Bao hàm trong đó những khát vọng cháy bỏng của một tâm hồn yêu quê hương đất nước rất lớn; Bàng bạc trong đó: dòng máu anh hùng ẩn trong một trái tim nghệ sĩ đi suốt chiều dài lịch sử, địa lý, thiên nhiên, chim chóc, người, đá cuội, dã thú, cõi hư vô và cõi tồn sinh.
Xuyên suốt trong ấy: niềm cô đơn sâu sắc của cánh chim bằng, một giống chim bay rất cao và rất xa.
Trên cơ sở đó: Một người luôn thao thức theo vận nước nổi trôi, dẫu ẩn chốn thiền môn mà trái tim luôn hướng về lịch sử một đất nước mấy lần chia phân cho đến bây giờ. Tình trạng phân hóa, chia rẽ liên miên không dứt. (Trẻ em nghèo không có tiền đến lớp, người già chưa được phụng dưỡng đủ đầy). Một đất nước nghèo nànlạc hậu, người cày cấy không đủ tiền cho con đi học, càng ngày đất nông nghiệp càng bị thu hẹp lần… Một nền giáo dục tụt hậu, thiếu hẳn tình nhân ái và lòng bao dung cần thiết. Một nơi mà tính tham lợi và lòng ích kỷ ngày càng phát triển, cái thiện có nguy cơ bị dìm trong cái ác khi mà người khuyết tật, nông dân và trẻ em nghèo chưa thật sự được quan tâm đúng mức. Tình trạng qua phân của đất nước kéo dài dù đã “nhất thống”, vẫn chưa lành lặn những vết tích nghiệt ngã. Với Mặc Giang sau hết là nỗi đau. Ông có câu thơ:

Sao ta mang một trái tim đau
Hỏi làm chi nước chảy qua cầu

Không chỉ mình nhà thơ mang trái tim đau mà gánh nặng nhân gian ấy, là niềm đau chung của dân tộc, chỉ có những tâm hồn nghệ sĩ mới đủ sức mang vác. Là một trái tim giàu lòng thương người, yêu nước, thương quê… Là một tâm hồn nhạy cảm trước những chuyển biến của đất trời, sau bao nhiêu thăng trầm đầy ải giữa cõi tạm chợt ngộ ra rằng không chỉ đời là một bến mê, cõi phù sinh hư ảo, chốn diêm phù huyễn hóa. Trên dặm đường còn quá xa xôi của cuộc lữ, mà niềm thương nỗi nhớ chưa hề nguôi bao giờ, chỉ dừng lại khi ông trở về dưới chốn bóng Phật đài:

Từ ngày tôi bước đi tu
Tâm tư rũ nhẹ mây mù trần gian


Đó là một cõi khác, không hình tướng, không thanh sắc, không chấp thủ. Đó là cõi KHÔNG:

Lợi danh như thể phù sa
Cửa quyền như thể sương pha đầu cành

Gõ cửa giọt không (trang 9, quyển 7)

 Nói điều này để kết thúc lời tựa trước khi đi vào cõi thơ. Thơ là cõi riêng, dù thơ được dành cho tất cả, dẫu thơ viết không để riêng mình thì tình thơ vẫn luôn sâu lắng và cuốn hút giữa một cuộc đời ngắn ngủi. Nghịch lý này tồn tại từ Hoa Tiên, Nhị độ Mai, Bích Câu Kì Ngộ… Để rồi hội tụ tuyệt vời nơi thiên tài Nguyễn Du. Với truyện Kiều là đỉnh cao của ngôn ngữ, giữa phóng dậtcổ điển, giữa chốn thanh lâu là cõi lưu đày với khát vọng “ngày về hỏi liễu Chương Đài khôn nguôi”, giữa chữ tình và chữ hiếu, giữa hạnh phúc và đau khổ… là một giòng chảy triền miên không dứt, chẳng thế mà cuối cùng, Kiều “đem tình cầm sắt đổi ra cầm kì” sau mấy lần trốn chạy định mệnh không thoát, nương tựa chốn am mây, muối dưa chay lòng.
1. Có cần phải phân tích nhiều về thơ lục bát Mặc Giang? Tự bản chất của thơ lục bát vốn trữ tình, thể hiện qua ngôn ngữ thơ. Lục bát thơ Mặc Giang là một nguồn thơ vô tận, lai láng ý tình, tràn ngập cõi thơ. Cô đơn, tả cảnh ngụ tình, niềm đau nhân thế, nỗi u hoài trước cảnh qua phân, nỗi buồn xa xứ, quê hương và cuộc lữ của riêng mình. Có người trút hết nỗi hận tình vào thơ, thơ ông dường như chưa nói hết mọi ý tình. Thơ là cõi riêng. Phần còn lại là cuộc tao phùng nơi đất khách giữa chủ thể và khách thể, giữa tư duybản thể, giữa trời và đất, giữa biển và núi, trăng và sao, để cuối cùng “Gõ cửa giọt không”:

Nhìn trông cát bụi mây mù
Vô môn khép cửa thiên thu giật mình!

 Hình tượng trong thơ Mặc Giang khiến người đọc thầm kinh ngạc. Giữa cuộc lữ thênh thang thơ là cõi riêng còn tình thơ thì không không. Không vướng vào một mối u tình nào khác hơn mối sầu nhân thế. Nhưng trên hết là nỗi u hoài suốt chặng đường dài lịch sử, đất nước trải qua mấy lần binh lửa để tôi và anh, chị và em, mẹ và con xa cách hai bên bờ đại dương. Hình tượng con chim Hồng Lạc vừa thể hiện rõ nét vừa ẩn tàng. Chim Lộc Tục phải chăng là giống chim trời, chúng bay suốt mấy ngàn năm lịch sử để rồi không trở về? Nhưng trong khái niệm đi đã hàm chứa sự trở về, trong chuyến trở về đã bao hàm sự chia cách. Điều này ông hiểu rõ hơn ai hết. Nỗi buồn một đất nước qua phân thể hiện rõ trong câu thơ:

Ai nghiêng nắng đổ về tây
Cho chim Hồng Lạc buồn bay cuối trời

 Con chim Lộc Tục thuở vua Hùng Vương dựng nước đã bay về trời, một đi không trở lại chăng, hay nó sẽ bay trở về một ngày nào đó? Không phải khi nào ta cũng đến được chỗ nào ta muốn đến. Ta đi chỉ vì cuộc lên đường của người “du thủ” chẳng đặng đừng. Có ai ngờ một chuyến đi là một nửa đời phiêu linh lục hải, phiêu bạt sơn khê, dặm trường nước chảy phù sa, sỏi đá kêu đau; nhưng nửa đời đày ải chốn quê người chưa thật bằng sự đày ải trong trái tim mình. Những cánh buồm lộng gió trùng khơi, những đèo heo hút gió, những đêm khuya nghe gió gọi trăng ngàn, những ốc đảo xa xăm, những chân trời cao rộng. Tất cả cái đó chỉ càng khiến cho người thơ trút hết nỗi lòng, khiến cho tình thơ nhanh chóng chạm đến cung đàn. Điệu nhạc này ngân lên không dứt, nó khiến cho ta động lòng, khiến mười ngón tay phàm chỉ mong sao gảy được bản đàn muôn thuở, dễ chừng một trăm năm mới có một lần. Một người chỉ có thơ, Tôi không bán thơ, Dẫn thơ đi chơi, mà lại trải nghiệm cõi tâm linh của mình đến thế, chỉ qua những vần thơ giản dị, hàm súc!
Chim đại bàng vỗ cánh tầng không, mà đại bàng thì bay cao và xa lắm. Mỗi khi nó đã bay, thì vạn dặm mù khơi. Cũng như chim phượng hoàng, bay rất cao và rất xa. Cánh chim Lộc Tục thuở Hùng Vương dựng nước, bay cao và quá xa, bay mãi không trở về chăng? Làm sao có thể hoài nghi điều đó được khi ta biết trong khái niệm đi đã hàm chứa sự về, trong khái niệm trở về đã bao hàm sự ra đi. Cánh chim Lộc Tục tồn tại mấy ngàn năm trong tâm thức mỗi người Việt, bây giờ và mai sau để một ngày nào đó tất cả đều gặp nhau dưới một mái nhà quê hương thật sự thanh bình và nhất thống. Đó mới là khát vọng của tình thơ giữa cõi Không Không. Nửa đời phiêu linh lục hải thật ra chỉ tồn tại trong tâm thức ta. Ra đi để trở về, trở về để ra đi. Con chim nho nhỏ, ánh trăng ngàn, cõi phù sinh hư huyễn, sỏi đá kêu đau. Giấc mơ về một đất nước không còn cảnh thập nhị sứ quân tranh chấp quyền lực. Sao ông không thấy rõ điều đó được. Sự sống và cái chết còn có ý nghĩa gì đâu với người đã trải qua bao lần sống chết.
Tôi đã thoát trong đường tơ kẽ tóc
Người hiểu hơn ai hết rằng mặc dù có một thời nào đó, có thể cho đến bây giờ những người đọc thơ ông cũng tìm thấy tâm trạng mình qua hai câu thơ:

Ngày về mòn mỏi ngóng trông
Nào ai hiểu được người vong quốc buồn


Là một trái tim đa cảm, một tâm hồn giàu lòng nhân ái, thương yêu muôn loài để ngôn ngữ thơ còn chạm đến chỗ tinh tế nhất của hồn người trên đường đời vạn nẻo.

Ta xin vén lớp mây ngàn
Để tìm sao lạc lang thang cuối trời
Trang 261/q3
Đố ai nhặt hết thơ ca
Để ta thôi động âm ba tao đàn
Đố ai nhặt hết trăng vàng
Để ta thôi bắt đường ngang lối về
Vần thơ còn đó, đẹp thay!

Trang …/q2 

 Những tứ thơ rất lạ, mộc mạc như người dân quê, uyên bác như người thông thái, mà không, đó là những vần thơ đẹp như ánh trăng rừng. Giữa hai mặt của một thực tại thì cõi Đi - Về, Trước - Sau, thể hiện qua ngôn ngữ thơ ông một vòng nhất quán. Mặc Giang từng viết ông có thơ cho đời, cho chị, cho em, cho mọi người… Vì thế cho dù ông không đến, hồn thơ lai láng của ông hay tự thể của ông vẫn hiện hữu đó. Tự trong ý thức sâu thẳm, mỗi người biết rằng cuộc đời chỉ là một giấc mộng nhưng có ai viết như ông:


Đêm đêm tỉnh mộng rì rào
Ba sinh chìm nổi máu đào còn tươi!
Héo hon còn đó nụ cười

Trang 171/q2.

 Khiến ta giật mình. Phải chăng thơ là tất cả cuộc đời nên ta tìm thấy trong thơ ông một nghệ thuật diễn cảm tự nhiên, vô số điệp từ chỉ làm cho các tứ thơ liên miên không dứt, mà tình thơ càng trào dâng lai láng lại càng sâu.

Tôi đi trong gió thu phong
Đón trông chiếc lá theo dòng rụng rơi.

 Nhiều tứ thơ mới, diễn tả nhẹ nhàng, rất lạ, tưởng bình thường và cũ kĩ mà không! Có thể nói nó ẩn tàng vô số ẩn ngữ.

Tôi đi trong gió trong mưa
Gom bong bóng nước mà đưa về nguồn.
Tôi đi trời đất vuông tròn
Gom từng giấc mộng nghê thường thế nhân.

 Nỗi cô đơn lạc lõng, niềm tuyệt vọngphẫn nộ biến thành thơ. Bởi thơ là cõi riêng của tâm hồn người nên tự nó, thi ca nói lên tất cả, những u tình, hạnh phúcđau khổ của đời người. Ở đây người thơ mãi độc hành trong cuộc lữ mênh mang:

Tôi đi không một âm vang
Nhạc rung không tiếng lên đàng không dây
Tôi đi chưa đó chưa đây
Tôi về hoa lá cỏ cây đổi màu
Tôi đi không trước không sau
Tôi về ngày cũ đêm sâu lụn tàn

 Trong sự im lặng đó chỉ có tình thương bao la mới sưởi ấm được trái tim người. Lòng Từ rộng mở những giọng thơ thấm nhuần tình đạo là khúc hoan ca làm ấm lòng người viễn xứ. Trên đường đời, ông gặp những em bé mồ côi, chị bán hàng rong, những người khuyết tật, những bệnh nhân giàu và nghèo, những con chim nhỏ, cỏ cây hoa lá, đá cuội… Chính phần đạo ca trong thơ lục bát, phần tả cảnh thiên nhiên, là ánh sáng tâm linh chiếu sáng khắp cõi vô thường. Hồi ức về thời thơ ấu ở một xóm quê nghèo khi trở về thăm lại mái chùa xưa, khi bước chân lên đường tiếp tục cuộc hành trình… Ông tự cho mình là kẻ du thủ trong hóa thân một nhà sư, không còn ray rứt bởi niềm đau nhân thế, nỗi cô đơn của kẻ độc hành giờ đây hóa giải. Có khi nhà thơ hóa thân thành con chim nho nhỏ mà tình thơ thì thanh thoát.
Một cánh cửa khác đã mở ra cho người đọc trên những dòng thơ ông viết:


Bốn mùa thay đổi mới dễ thương
Ươm mơ sự sống mộng bình thường
Bốn mùa tương tức nhồi sinh lực
Khá biết nhau nghe mới tỏ tường

Bốn mùa cho hết cõi nhân gian

Nặng nhẹ chi cho lắm bẽ bàng
Khá biết bốn mùa thay đổi mãi
Biết rồi thì tích tịch tình tang

Trang 60/q1


Lòng từ bi là con thuyền đưa người đi qua bao nhiêu cửa ải khắt khe của cuộc đời. Những vần thơ đẹp nhất là những vần thơ trữ tình nhất. Tình thơ cũng như tình yêu, vượt trên thiện ác, nằm ngoài mọi lý luận so đo. Tự bản thể của thi ca – đạo ca là vô phân biệt trí.
Để: “Giữ lại cây đào trước sân” ông đã :

Mang thơ đi khắp cuộc đời
Rải thơ cùng khắp chơi vơi trên ngàn
Dù ai đã bán trăng vàng
Còn tôi gõ tiếng tao đàn thân thương.

 Những hình tượng đẹp nhất trong thơ lục bát Mặc Giang thì rất nhiều. Ấn tượng mà ông đem lại cho người đọc, là tình yêu quê hương đất nước, mái chùa thân thương, xóm quê nghèo yêu dấu… Hai câu thơ:

Ai nghiêng nắng đổ về tây
Cho chim Hồng Lạc buồn bay cuối trời.

 Hình ảnh “chim Hồng Lạc buồn bay cuối trời” rất gợi!
Một lần nữa, người đọc tìm thấy cánh cửa vô môn quan mở ra trên chiều sâu của BÁT NHÃ TÂM KINH với những điệp từ tự nhiên :

Ô hay, các bụi mây hồng
Kê thành xây mộng kết vòng thiên nhai
(Xây mộng kê thành . Trang 49/q6)
Ô hay, cát bụi mây hồng
Cành không điểm nụ, trổ bông mỉm cười!

Trang 106/q2


Ô hay, cát bụi mịt mờ
Đóa hồng mỉm nụ bên bờ trầm kha!

Trang 93/6


Phù sinh cát bụi mây hồng
Rong rêu đem vẽ tang bồng mà chi.
Một chút gì đó của Kinh Kim Cương:
Quẳng đi cái nghiệt đảo điên
Não phiền biến mất, bình yên hiện về
Quẳng đi cái nghiệt ê chề
Khổ đau nhường chỗ bốn bề an vui
Vành khô đã gắn môi cười
Đừng bi lụy nhé, hỡi người thế nhân!

Trang 92/6

 

 Cuối cùng, một lần nữa, cánh cửa Vô môn quan mở ra rồi khép lại với : Tiếng chuông vang vọng ngân dài

Nào ai mê ngủ, nào ai tỉnh hồn
… Giật mình gối mộng thiên thai
Bừng trong giấc ngủ mê dài đã lâu
Rụng rơi một cõi tinh sầu!

 2. Trọn bài thơ sử dụng đối ý, đối ngữ, vận dụng rất nhuần nhuyễn phép “tương tức đối đãi” của thập nhị nhân duyên trong nhà Phật mang đầy tính chất thiền. Ông không ngần ngại sử dụng điệp từ, mỗi lần mỗi ngữ cảnh, một tâm trạng khác nhau. Có đi sâu vào cõi thơ ông ta mới có thể nhận ra, một lúc nào đó… nhưng hãy cùng nhau đọc đã. Gượm chút đã nào.
Cô đơn, nỗi cô đơn tưởng chừng vô tận kiếp, với những dặm mù, tăm cá, biệt tăm, dặm băng, giấc mộng, mơ… trong cuộc đời ba chìm bảy nổi của người đi:

Xạc xào gió động rung cây
Rụng rơi xác lá lay lay hoang tàn

Chẳng may nghiệp dĩ xa lìa
Biệt còn không biết còn chia nỗi gì

 Kẻ thân người sơ, niềm thương nỗi nhớ như một giấc mơ. Những bóng chim tăm cá, những chiêm bao, mộng huyễn, những tang thương, dâu bể, tử sinh, những niềm kia nỗi nọ… Những mong chờ, giọt sương khuya, ánh trăng vàng… Rất gần gũi với người đọc, nhắc ta nhớ đến Nguyễn Du:

Ta thử tìm xem:
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím nầy

(Truyện Kiều)

Thân sơ, bặt tích mịt mù
Ghét thương, bặt dấu thiên thu xa mờ

(Mặc Giang)

Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh

(Truyện Kiều)

Lênh đênh bến đậu, cuối trời lênh đênh

(Nỗi niềm còn đó – Mặc Giang)


Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi

(Truyện Kiều)

Người về góp nhặt ly tan
Người đi rơi rụng cung đàn biệt ly

Người đi về đến nơi nào
Người quay mạnh bước mà sao khóc thầm

Người đi thôi thế là xong
Người về thôi thế buồn không đêm dài.

(Một chuyến giã từ - Trang 21/q1)


Chiều tà én liệng truông mây
Hoàng hôn khép cánh nỗi này tình kia

 

 TRĂNG là chứng nhân cho bao nhiêu cuộc tình đẹp và bao nhiêu dâu bể. Trăng có thể là một ám ảnh của Mặc Giang chăng? Rất nhiều lần ông nhắc đến trăng như một ám ảnh từ tấm bé, có khi như một người bạn.
Trăng treo vàng vọt xa gần
(Gõ cửa giọt không) trang 8/7
Vầng trăng mười sáu chia đôi
Nửa từ quê cũ, nửa trôi quê người
(Từ đó xa mờ ) tr/ 1
Rất đẹp! Viết thơ dùng toàn hình ảnh để diễn tả niềm nhớ quê hương.
Vầng trăng ngiêng nửa mái đầu
Nửa in dưới biển, nửa chầu lên non

Dặm ngàn sẵn ánh trăng soi
Đường trường mở lối vạn lời hoan ca
(Một chút lưu tình) trang 55/8
Lung linh bát ngát trăng rằm
Nâng tay đỡ cánh hoa đàm thơm hương
Trang 47/8
Trăng sao kinh ngạc khép màn hư vô
Trang 118/q 3
Vầng trăng một mảnh cuối bờ cô liêu
Trang 28/10
Có ít nhất…hai mươi lần vầng trăng được nhắc đến trong thơ ông, chép ra đây thì dài quá.

BUỒN cũng thường xuyên được nhắc đến trong các điệp từ:

Buồn trông chiếc lá la đà
Đan tâm đoài đoạn, xót xa sao đành
….
Đèn khuya chợt tắt , giật mình buồn trông
(Tôi còn đứng đó với tôi) tr /100
Tầng không én liệng buồn bay cuối trời
(Đỡ nét mây ngàn) trang 118/2
Buồn trông nước chảy qua cầu
Quyển 2
Đi như những cuộc chiêm bao
Buồn không, ai vẽ cây đào trước sân quyển 2

Ta xin vén lớp mây ngàn

Để tìm sao lạc lang thang cuối trời
( Đỡ nét mây ngàn) quyển 2
Vầng trăng một mảnh chênh vênh
Dõi soi chiếc bóng lênh đênh cuối trời
…Thâu canh le lói bên đèn
Buồn trông đổ xuống dưới thềm trơ vơ
(Một mảnh trăng mờ) trang 14/10
Buồn trông thu tím la đà

Một mai sóng vỗ đầu ghềnh
Thuyền du chiếc bóng mông mênh cuối trời
( Ai thương) trang 45/9

NỬA cũng không ít.

Nửa đời một cuộc tử sinh
Nửa mang nửa gởi chút tình trần gian
Trang 36/quyển1
Nửa đời phiêu lãng đi qua
Nửa đời đứng lại còn ta với mình
Trang 126/2
Nửa đời như một giấc mơ
Trăng soi đáy nước bóng chờ đầu non
Tr126/2
Tìm trong câu nói tiếng cười
Nửa in dấu ngọc nửa khơi vô thường
Tìm trong le lói tà dương
Nửa hong giọt nắng, nửa vương ráng chiều
Tr119/2
Nửa bên này tôi đập dũa tôi chơi
Nửa bên kia tôi luyện tôi gang sắt

Nửa bên này phải đày cho thấm mệt

Nửa bên kia không động đậy mảy may
Nửa vầng son thắm đong đầy
Nửa vầng ấp ủ niềm tây ửng hồng

Nửa vầng chị giữ trên ngàn

Nửa vầng tôi giữ trên đàng tôi đi
( Nửa vầng trăng) trang 171/8
Nửa này gió bụi phong trần
Nửa kia phân mục góp phần quê hương
( Cha về thăm lại quê nhà)
Nửa thân còn lại đang mang
Biết bao đồng đội nát tan mấy lần
Nửa thân còn lại cơ bần
Biết bao đồng đội tấm thân sao tìm
( Cha về thăm lại quê nhà)

Thay Phần Kết

Những gì Mặc Giang đang để lại cho đời chính là cõi thơ của ông, kể cả nỗi buồn kể cả niềm vui kể cả hạnh phúc hay đau khổ. Ở một nơi xa ngái bên trời tây lại có một trái tim nhân hậu, một tấm lòng luôn tưởng nhớ đến quê nhà với những vần thơ sáng trong, bình dị như trăng rằm và cũng vô vàn ẩn ngữ, như cuộc đời. Mấy ai viết được những gì mình muốn viết mà không chở theo đó ít tâm tình đau đớn, khắc khoải hay hoan lạc? Nhưng dù là bi thê cõi tạm thì tình thơ luôn đứng trên thiện ác trên những gì gọi là luận lí so đo. Dưới bóng thiền môn, thơ không còn là ẩn ngữ và tứ thơ thì có khi thật ác liệt mà thật vô biên:

Chữ tròn khép lại chữ vuông
Rụng rơi cát đá, vỡ tuông ngọc ngà
Chữ gần khép lại chữ xa
Không gian nín thở, nữa là thời gian

 Tất cả trong một, một trong tất cả, tình thơ và hồn thơ lai láng khôn cùng. Thực tại không bao giờ là chốn lưu đày và tình thơ thì Không Không. Trong cõi thơ bất tử, vằng vặc ánh trăng vàng qua kẽ lá.

Vầng trăng mười sáu chia đôi
Nửa từ quê cũ, nửa trôi quê người.

Và đó là cái tình sâu thẳm của người ở bên kia bờ đại dương trùng trùng sóng vỗ gởi đến chúng ta. Kính phục thay!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14305)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14565)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11842)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14361)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13275)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14644)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12647)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25247)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27886)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26361)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17233)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16526)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15917)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22140)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17133)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24909)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21970)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19069)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16172)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21725)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16785)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14667)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16705)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25027)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18777)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21199)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14779)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14376)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16616)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18012)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12926)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14947)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12712)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13889)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14605)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28031)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27199)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14347)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20967)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14673)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24182)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28688)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14736)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13291)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16458)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27244)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12019)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16078)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21495)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12378)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant