Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

13. Karma - Nghiệp quả

03 Tháng Hai 201200:00(Xem: 20269)
13. Karma - Nghiệp quả
NƠI ẤY LÀ BÂY GIỜ VÀ Ở ÐÂY 
Nguyên tác: Wherever You Go, There You Are. 
Tác giả: Jon Kabat-Zinn - Dịch giả: Nguyễn Duy Nhiên. 
"Thiền tập áp dụng vào đời sống hằng ngày"

PHẦN III 
TINH THẦN CHÁNH NIỆM 

13.- KARMA- NGHIỆP QUẢ 

Tôi có lần nghe các thiền sư dạy rằng, sự tu tập thiền quán hàng ngày có thể chuyển được những nghiệp quả xấu của mình thành những nghiệp quả tốt. Tôi luôn xem lời tuyên bố ấy như là một lời quảng cáo rất kỳ quặc. Và phải mất nhiều năm trời, tôi mới thật sự hiểu được lời nói ấy. Chắc có lẽ nghiệp của tôi là vậy! 

Nghiệp quả, Karma có nghĩa là cái này xảy ra vì cái kia xảy ra. B có một liên hệ nào đó đối với A. Bất cứ một hậu quả nào cũng có nguyên do đi trước. Và mỗi nguyên do sẽ gây nên một hậu quả có một kích thước tương xứng với nó, ít nhất là ở trình độ phi lượng tử (non-quantum). Nói chung khi ta nói về nghiệp quả của một người nào đó, nó có nghĩa là tổng số của đường hướng sống của họ, cùng với những yếu tố quan trọng xảy ra chung quanh, gây nên bởi những điều kiện sẵn có như hành động, ý nghĩ, cảm xúc, cảm nhận và lòng ham muốn. Nhiều khi người ta lại hay lầm lẫn nghiệp quả với ý niệm về số mạng. Nghiệp quả giống như sự huân tập của một số xu hướng, chúng giam cầm ta trong một số thói quen nhất định nào đó, và các thói quen này lại tiếp tay vào việc làm tăng gia sự huân tập của những xu hướng ấy. Thế nên, rất dễ cho ta bị kềm hãm bởi nghiệp quả của mình, và ta cho rằng nguyên nhân là do ở một cái gì đó bên ngoài như vì người khác, hoặc vì hoàn cảnh ngoài tầm kiểm soát của ta. Ta không bao giờ chịu nhận là do nơi mình. Nhưng chúng ta đâu cần phải làm tù nhân của những nghiệp quả xưa! Vì nghiệp quả có thể thay đổi được. Ta lúc nào cũng có thể tạo nên những nghiệp quả mới. Nhưng chỉ có một thời gian duy nhất để bạn có thể thực hiện được việc đó mà thôi. Bạn có thể đoán được thời gian đó là khi nào không? 

Chánh niệm có thể thay đổi được nghiệp quả. Khi ta ngồi yên, ta không cho phép những ý nghĩ của mình biến đổi trở thành hành động. Trong giây phút ấy, ta chỉ theo dõi chúng mà thôi. Nếu quan sát ta sẽ thấy rằng, những ý nghĩ thúc đẩy trong tâm ta sinh ra rồi sẽ diệt đi, chúng có một sự sống riêng, chúng không phải là ta mà chỉ là tư tưởng, và ta không phải chịu sự sai xử của chúng. Khi ta không còn cung cấpphản ứng theo những sự thúc đẩy ấy, mình sẽ có cơ hội thấy được trực tiếp rằng tự tánh của chúng chỉ là tư tưởng. Quá trình này sẽ thiêu hủy hết những ý nghĩ tiêu cực bằng ngọn lửa định lực, an tĩnhvô hành. Và cùng một lúc ấy, những tuệ giáctư tưởng tích cực sẽ được nuôi dưỡngbảo vệ bằng chánh niệm. Chánh niệm vì thế có thể sắp xếp lại những mắt xích trong sợi dây nhân quả, và từ đó có thể cởi trói ta, giải thoát ta, và mở ra những đường hướng mới trong mỗi giây phút của cuộc sống. Thiếu chánh niệm, chúng ta sẽ dễ dàng bị đà tiến của quá khứ xô đẩy vào hiện tại, không hề ý thức được sự dính mắc của mình,và không có một lối thoát. Ta cho rằng những khổ đau của mình đều do lỗi lầm của kẻ khác, hoặc của cuộc đời, và vì thế mà quan điểmcảm thọ của ta bao giờ cũng hợp lý. Và giây phút hiện tại không bao giờ có thể là một sự bắt đầu mới, vì ta không cho phép! 

Cuối cùng, chính sự thất niệm của ta đã giam cầm ta. Chúng ta mỗi lúc càng cách xa những tiềm năng chân thật của mình, và mỗi lúc lại càng bồi đắp thêm cho tập quán trọn đời là "vô minh" ấy, không nhìn thấy, chỉ biết phản ứng và trách móc mà thôi. 

Làm việc với những tội phạm trong các nhàn tù, tôi được dịp chứng kiến những hậu quả của các nghiệp "xấu" rất rõ. Mặc dù trong nhà tù cũng chẳng khác gì với bên ngoài bao nhiêu. Mỗi tù nhân đều có một câu truyện, mà bao giờ cũng là cái này dẫn đến cái kia. Mà truyện thì bao giờ cũng phải vậy! Cái này dẫn tới cái kia. Nhiều người vẫn không hiểu được việc gì đã xảy đến với họ, họ đã lầm lỡ chỗ nào! Thường thường đó là một chuỗi biến có rất dài, bắt đầu từ cha mẹgia đinh, rồi đến luật đường phố, nghèo khóbạo động, tin vào người mà ta không nên tin, muốn kiếm tiến mau, uống rượu, hút ma túy để trốn tránh khổ đau, sự trống vắng... Chúng làm mờ mịtsai lạc tư tưởng của họ, cũng như cảm giác, hành động và giá trị, từ đó họ không còn nhận thức được những ý nghĩ nào là khổ đau, tàn ác, tiêu cực và tự huỷ hoại mình. 

Và rồi trong một giây phút, đã được dẫn tới bởi những giây phút trước đó, họ đột nhiên "không còn biết gì hết", phạm vào một tội lớn, để rồi kinh nghiệm biết bao là những hậu quả ảnh hưởng đến tương lai của mình. Bất cứ việc làm nào của ta cũng mang đến hậu quả, cho dù ta có ý thức được hay không, cho dù ta có bị bắt gặp hay không. Thật ra lúc nào ta cũng bị bắt. Bị bắt bởi nghiệp quả của chính mình. Chúng ta tự xây dựng nhà tù cho mình mỗi ngày. Ta có thể nói rằng, những người tôi gặp trong tù, họ đã tự chọn cho mình con đường ấy. Và chúng ta cũng có thể nói rằng, họ đã không có một sự lựa chọn nào khác hơn. Họ không hề ý thức rằng họ có được một sự chọn lựa. Những sự kiện ấy trong đạo Phật gọi là thiếu chánh niệm, hay là vô minh. chính vì ta thiếu chánh niệm nên không ý thức được rằng, những ý nghĩ của mình, nhất là khi chúng bị nhuốm màu sắc tham lamsân hận, dù cho chánh đáng đến đâu, cũng có thể làm sai lệch tâm ta cũng như cuộc đời ta. Những trạng thái tâm thức ấy sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người, đôi khi to tát mạnh mẽ, nhưng thường khi rất tinh tế. Chúng ta có thể đang bị giam cầm bởi một tâm thức bị những mây mù của ý kiến và khái niệm che phủ, mà ta lại bám chặt vào chúng như là chân lý

Muốn thay đổi nghiệp quả của mình, ta cần phải thôi để làm cho những gì làm mờ mịt thân tâm, cũng như tô màu mọi hành động của mình, đừng xảy ra nữa. Việc ấy không có nghĩa là ta phải làm những việc tốt. Nó có nghĩa là ta biết được mình là ai và ta không phải là nghiệp quả của mình, dù đó có là gì chăng nữa trong giây phút này. Nó cũng có nghĩa là ta ý thức được những gì thật sự xảy ra. Có nghĩa là thấy rõ được thực tại

Chúng ta nên bắt đầu nơi nào? Sao bạn không chọn nơi tâm mình? Vì dù sao chính nơi đó là môi trường của mọi tư tưởng, cảm thọ, sự thúc đẩytri giác của ta được chuyển sang hành động trong cuộc đời. Mỗi khi bạn ngưng lại những hành động của mình và thực tập dừng lại, ngay trong giây phút này và ở đây, với một ý định ngồi xuống, là ta đã bẻ gẫy được dòng luân lưu của nghiệp quả cũ, và từ đó ta tạo nên một nghiệp quả mới lành mạnh hơn. Gốc rễ của sự chuyển hóa nằm ngay nơi đó, một khúc quanh quan trọng trong cuộc đời

Chính hành động dừng lại ấy, giây phút của sự vô hành, của một sự quan sát thuần túy, giúp cho bước chân ta đứng thật vững vàng đối với tương lai. Vì sao? Vì chỉ khi nào ta thật sự có mặt trọn vẹn trong hiện tai, thì tương lai của ta mới có thể được trong sáng, rõ ràngtừ ái, và nó cũng bớt bị chi phối bởi sự sợ hãi, đau đớn, cũng như có thêm nhân phẩm và sự chấp nhận. Chỉ có những gì xảy ra trong bây giờ mới sẽ xảy ra sau này. Nếu bây giờ ta không có chánh niệm, tĩnh lặng và từ ái, khi ta đang có cơ hội tốt để bồi dưỡng, thì làm sao ta lại có thể có được chúng, khi ta bị căng thẳng hoặc gặp những khó khăn? 

Ý nghĩ rằng linh hồn ta sẽ hòa nhập với niềm hạnh phúc lớn chỉ vì cơ thể ta tan rã là một ảo vọng. Những gì ta tìm thấy bây giờ, ta sẽ tìm thấy trong lúc ấy
Kabir 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 28238)
Phương Trời Cao Rộng - Truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1993, tái bản năm 1995
(Xem: 6712)
Tiếng nói của những người con Phật có tấm lòng từ bi và trí tuệ đi vào đời...
(Xem: 8817)
Báo Chánh Pháp - bộ mới Số 43, tháng 06 năm 2015
(Xem: 9348)
Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày
(Xem: 15425)
Nguời quân tử ra làm quan đi vào con đường hành chính, không những ngồi ung dung nơi miếu đường nói truyện văn nhã, để lấy tiếng là người có đức vọng...
(Xem: 8287)
Báo Chánh Pháp Số 41 Tháng 4/2015
(Xem: 8707)
Tuyển tập những bài viết về mùa Xuân trong nền văn hóa Phật giáo Việt Nam. Giai Phẩm Xuân Ất Mùi 2015...
(Xem: 16770)
Những ngữ cú của Sư được chép rải rác trong trứ tác của các nhà, nhưng chưa được gom tập. Cho nên vào niên hiệu Nguyên Văn, thiền sư Huyền Khế biên tập và đặt tên là Động Sơn Lục, tàng bản tại Bạch Hoa Lâm.
(Xem: 27037)
Thiền Lâm Bảo Huấn đây chính là phần Ngữ lục. Nội dung của sách Bảo Huấn được chia thành 4 quyển, gồm gần 300 thiên. Mỗi thiên đều là những lời vàng ngọc để răn dạy về cách tu tâm xử thế...
(Xem: 18751)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(Xem: 15694)
Là một sách tự lực của tác giả người Mỹ Dale Carnegie, được viết vào năm 1948. Bản Việt Ngữ do Nguyễn Hiến Lê dịch năm 1955 tại Sài Gòn và đưa vào tủ sách Học làm người.
(Xem: 22613)
Để góp nhặt hết tất cả những ý niệm tác thành tập sách nhỏ “Tâm Nguyên Vô Đề” này là một lời sách tấn, khuyến khích của Thiện hữu tri thức để lưu dấu một cái gì. Cái uyên nguyên của Tâm... Nguyên Siêu
(Xem: 19537)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia.
(Xem: 18408)
Gió không từ đâu tới; gió cũng đã chẳng đi về đâu. Gió hiện hữu, rồi gió tan biến, xa lìa. Tử sinh cũng như thế. Tuy có đó, tuy mất đó
(Xem: 16276)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ
(Xem: 25715)
Trăng bồng bềnh trên ngàn thông Và thềm đêm vắng lạnh, khi âm xưa trong veo từ các ngón tay anh đến. Giai điệu cổ luôn khiến người nghe rơi nước mắt, nhưng nhạc Thiền ở bên kia tình cảm.
(Xem: 12940)
Tay Bụt trong tay ta có nghĩa là ta được nắm tay Bụt mà đi. Cũng có nghĩa là trong tay ta đã có tay Bụt. Bụt và ta không còn là hai thực tại riêng biệt.
(Xem: 37923)
“Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” là bản dịch tiếng Anh nhiều bài thơ, bài kệ và bài pháp của chư tôn thiền đức Phật Giáo Việt Nam từ ngài Khương Tăng Hội ở thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch...
(Xem: 20153)
Chư Phật cùng tất cả chúng sanh chỉ là một tâm, không có pháp riêng. Tâm nầy từ vô thủy đến nay không từng sanh không từng diệt...
(Xem: 10757)
Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành.
(Xem: 10081)
Tâm là nguồn sống vô tận và ánh sáng của tâm là ánh sáng vô tận. Tâm lắng yên phiền nãotâm bình đẳng và thanh tịnh vô tận.
(Xem: 10574)
Nguyên tác: The Art of Happiness in a Troubled World; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 10425)
Cuốn sách này được viết ở Thái Lan, nơi tôi đã sống trong một vài năm. Khi tôi gặp người Thái, tôi đã rất ấn tượng trước sự rộng lượng của họ.
(Xem: 11066)
Sách này không ngại phổ biến cho nhiều người cùng đọc. Có thể nhờ đọc nó, người ta có cơ hội bước vào cửa ngõ Chánh pháp...
(Xem: 15312)
Bửu Tạng Luận tác giảTăng Triệu, bài luận này và bộ Triệu Luận đều có ghi trong tập 96 của Tục Tạng Kinh, nhưng bộ Triệu Luận đã lưu hành từ xưa nay...
(Xem: 10894)
Theo truyền thuyết Ấn giáo, thần Vishnu có lần hoá sinh làm một vị vương tử sống bên bờ sông Hằng. Tên ông là Ravana...
(Xem: 19765)
Quyển Hai quãng đời của Sơ tổ Trúc Lâm do chúng tôi giảng giải, để nói lên một con người siêu việt của dân tộc Việt Nam.
(Xem: 11745)
Sư sống vào thời Hậu Lê, người ta quen gọi là Tổ Cầu. Tổ tiên quê ở làng Áng Độ, huyện Chân Phúc. Ông Tổ năm đời của Sư làm quan Quản chu tượng coi thợ đóng thuyền cho triều đình.
(Xem: 10836)
Đây là một quyển sách ghi lại ba ngày thuyết giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma tại thành phố Luân Đôn vào mùa xuân năm 1984, tức cách nay (2014) đúng ba mươi năm.
(Xem: 11280)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay.
(Xem: 10143)
Đức Phật hướng dẫn cần chuyển hóa tâm thức làm cho nỗi đau, phiền não, nghiệp chướng không còn sức sống, lúc đó chúng ta mới đạt được hạnh phúc thật sự.
(Xem: 10607)
Đại sư quả quyết với chúng ta rằng những điều nói ra trong "Chứng Đạo Ca" là để dẫn chúng ta "Chứng thực tướng, không nhân pháp,"
(Xem: 11592)
Suốt hai mươi lăm thế kỷ hiện hữu trên thế gian này, đạo Phật chưa một lần gây tổn thương hoặc làm thiệt hại cho bất cứ một dân tộc, xã hội hay quốc gia nào.
(Xem: 10924)
Chủ yếu Đạo Phật là chỉ dạy chúng sanh giải thoát mọi khổ đau, song lâu đài giải thoát phải xây dựng trên một nền tảng giác ngộ...
(Xem: 11444)
Lăng Già ngời bóng nguyệt, Hoàng Anh đề trác tuyệt, Dị thục thức đã thuần, Ca bài ca bất diệt.
(Xem: 12196)
Bậc Thánh A La Hán, bậc đã thanh lọc tâm, là người không bao giờ còn phải tái sinh trở lại. Nếu tâm của ngài căn bảnthanh tịnh...
(Xem: 11106)
Tiếng đại hồng chung ngân vang như xé tan bầu không khí đang trầm lắng. Đó là báo hiệu cho mọi người chuẩn bị hành lễ của thời khóa Tịnh độ tối...
(Xem: 13065)
Chủ đề: 50 năm xuất giahành đạo của HT. Thích Như Điển
(Xem: 17842)
Sự Thực Hành Guru Yoga Theo Truyền Thống Longchen Nyingthig
(Xem: 15295)
Bản tiếng Anh của Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life; Do Đặng Hữu Phúc dịch sang tiếng Việt dựa theo bản Phạn-Anh.
(Xem: 15778)
Các Tổ sư Thiền có khi hỏi đã không đáp, mà dùng gậy đánh, roi quật, miệng hét như trường hợp Tổ Hoàng BáThiền sư Nghĩa Huyền...
(Xem: 11020)
Thân hình tuy còn ngồi ở nơi thành thị, nhưng phong thái mình đã là phong thái của người sống ở núi rừng. Khi các nghiệp (thân, khẩu và ý) đã lắng xuống thì thể và tính mình đều được an tĩnh...
(Xem: 12150)
Kinh Quán Niệm Hơi Thở là một hệ thống thiền tập rất căn bản của đạo Bụt, là một nghệ thuật vun trồngđiều phục thân tâm tuyệt vời.
(Xem: 11079)
Hồn Bướm Mơ Tiên là tác phẩm mang âm hưởng Phật giáo rất sâu sắc dưới cái nhìn của tác giả.
(Xem: 21927)
Phật Giáo còn được phân chia thành hai nhánh khác nhau là Tiểu Thừa (Hinayana) và Đại Thừa (Mahayana)... Nguyên tác: Ajahn Chan; Hoang Phong chuyển dịch
(Xem: 12144)
Giai Nhân Và Hòa Thượng gồm có 10 truyện ngắn Do Hội Giáo Dục Từ Thiện Sariputtra Xuất bản năm 2006... HT Thích Như Điển
(Xem: 9216)
Kỷ Yếu Kỷ Niệm Chu Niên 20 Năm Thành Lập Tu Viện Quảng Đức, chính thức ra mắt nhân dịp Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15 của Giáo Hội, được tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức từ ngày 1 đến 11 tháng 7 năm 2014...
(Xem: 20226)
Quyển sách nầy nhằm giải đáp một phần nào những thắc mắc trên qua kinh nghiệm bản thân của người viết... HT Thích Như Điển
(Xem: 17317)
Đi đến nước cùng non tận chỗ, Tự nhiên được báu chẳng về không... Thích Tâm Hạnh
(Xem: 10116)
Tôi chia sẻ các phương pháp điều trị ung thư không phải để khoe khoang kiến thức về bệnh tật, y khoa và thiền học... Chân Pháp Đăng
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant