Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kháng Thư

30 Tháng Năm 201200:00(Xem: 10650)
Kháng Thư


TUỆ SỸ ĐẠO SƯ

Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1


Tác giả: Nguyên Siêu
Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang
In lần thứ nhất
California - Hoa Kỳ 2002
Tái bản lần thứ nhất
California - Hoa Kỳ 2006

flowerba


KHÁNG THƯ


Kính gửi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao

Kính gởi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao

Ðồng kính gởi Tòa án Nhân dân Tối cao

Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam

Tôi ký tên dưới đây là Phạm Văn Thương, tu sỹ Phật giao, pháp danh Thích Tuệ Sỹ địa chỉ tạm trú số 498/11 Lê quang định, quận Gò vấp, TP Sài Gòn.

Ngày Thứ Bảy, 2.6.2001, báo Saigon Giải phóng có đăng Quyết định số 3208/QỊ-UB ngày 31-5-2001 của UBND TP Sài Gòn chỉ định nơi quản chế đối với ông Ðặng Phúc Tuệ là tại Thanh Minh Thiền viện số 90 đường Trần Huy Liệu, phường 15 quận Phú nhuận với thời gian theo bản án đã tuyên là từ ngày 3-6-2001. Năm 1995, ông Ðặng Phúc Tuệ bị Toà án Nhân dân TP Sài Gòn tuyên phạt 5 năm tù giam đồng thời phạt quản chế tại địa phương thời hạn 5 năm kể từ ngày hết hạn ra tù. Ngày 28-8-1998, ông Tuệ được đặc xá về TP Sài Gòn nhưng thời gian qua ông Ðặng Phúc Tuệ vẫn tiếp tụchành vi vi phạm pháp luật nên cần phảibiện pháp ngăn chặn. Viện Kiểm sát Nhân dân và Tòa án Nhân dân TP Sài Gòn có văn bản giải thích rõ việc thi hành quyết định đặc xá của Chủ tịch nước là tha tù trước thời hạn, đương sự vẫn phải chấp hành hình phạt quản chế như bản án đã tuyên.

Thưa Quý Viện và Quý Tòa,

Vì trong bản Quyết định mà báo Saigon Giải phóng đăng tải trên đây cho thấy tính vi luật và tính tuỳ tiện của các cơ quan thi hành pháp luật, điều ấy không chỉ ảnh hưởng xấu đến đời sống của một cá nhân nào mà điều cần lưu ý là chúng tạo cơ sở quyền lực cho các tệ nạn quan liêu, tham nhũng, hối mạn quyền thế, mà một nửa thế kỷ nay nhân dân ta phải chịu đựng. Vì vậy, với lương tâm của một con người, với nghĩa vụ của công dân trong một nước, tôi thấy cần chỉ rõ những điều tệ hại như đã nêu trên.

Trước hết, cần xác định rõ, Ông Ðặng Phúc Tuệ mà báo Saigon Giải phóng đăng tải trên là Hoà thượng Thích Quảng Ðộ, Viện trương Viện Hoá đạo, Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất. Việc thi hành quyết định đặc xá của Chủ tịch nươc được đề cập trên cũng áp dụng cho tôi. Vì vậy, tôi có đủ các dữ kiện thực tế để chỉ ra tính tùy tiện trong việc thi hành pháp luật đối với công dân, là đối tượng cần được bảo vệ bằng sự trong sáng của pháp luật.

Năm 1988 tôi được Toà án nhân dân TP Sài Gòn xử tử hình. Sau đó, theo đề nghị của Công tố viên, ở Toà Sơ thẩm xử đúng, nhưng thể theo nguyện vọng của Tăng Ni, Phật tử, và vận dụng chính sách khoan hồng của Ðảng và Nhà nứơc, đề nghị Toà Phúc thẩm rút lại bản án xuống 20 năm tù giam. Tôi không ngạc nhiên về sự kiện, trong mười lăm năm nay, các cơ quan phán quyết và giám sát pháp luật vẫn quanh co bao che các phiên toà vi phạm nghiêm trọng Luật Tố tụng Hình sự của chính Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. Tất cả những ai tham dự các phiên xử của Toa án Nhân dân TP Sài Gòn đều nghe và thấy Chủ tọa các phiên toà đã không trả lời được những câu hỏi của bị cáo được dẫn chứng từ chính Luật Tố tụng Hình sự của Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam.

Toà Phúc thẩm xử tôi 20 năm với nhưng án phạt phụ, trong có đó điều khoản 5 năm quản chế sau khi mãn hạn tù, nhưng không có điều khoản tịch thu các bản thảo của tôi viết. Căn cứ theo bản án, tôi đã nhờ nhà Chùa yêu cầu Công an chiếu theo biên bản tịch thu khi khám xét phải trả laị Nhưng Công an Nhân dân TP Hồ Sài Gòn trả lời rất đơn giản: Mất rồi.

Tôi nhắc lại điều này, mà thực tế không ích lợi gì, chỉ với mục đích nhắc cho Quý Toà và Quý Viện biết rằng Quý vị đã không bao giờ thực hiện đúng chức năng của mà, mình nhân loại từ khi có Chinh quyền đến nay rất trân trọng vì đó là guồng máy duy nhất bảo vệ sự sống và phẩm giá con người của người dân. Tất nhiên toàn dân đều biết Quý Toà và Quý Viện được lập ra để bảo vê môt tập đoàn thống trị mà những sai lầm của nó không bao giơ được trừng trị mặc dù những sai lầm ấy đã đẩy hàng vạn đồng ruột thịt bỏ xác ngoài khơi Thái bình dương; hàng mấy chục triệu đồng bào đang sông vất vưởng chung quanh các đô thị xa hoa tập trung tất cả mọi thối nát thời đại của giai cấp thống tri Trong điều kiện ấy, tôi biết những gì tôi nói trong kháng thư này chỉ như là câu chuyện ếch ngồi đáy giếng mà kêu trời.

Nay tôi sẽ chỉ rõ tính vi luật và tính tùy tiện trong Quyết định dẫn thượng.

Ngày 31 tháng 9, 1988, tôi cũng nhận được quyết định của Chủ tịch nước phóng thích trước thời hạn tụ Tôi cũng được biết các giải thích của các Toà án và Viện Kiểm sát Nhân dân liên quan đén viêc thi hành quyết định đặc xá của Chủ tịch Nước, được loan báo tren các đài và báo chí trong nước. Ai cũng biết những giải thích ấy chỉ có tính cách tham khảo; chúng không mang tính pháp luật theo các quy định thi hành pháp luật của Luật pháp Nhà Nước. Trường hợp Hoà thượng Quảng Ðộ, Thượng tọa Thích Trí Siêu, tức Giáo sư Lê Mạnh Thát, cũng như tôi không khác.

Sự kiện dẫn thượng cho thấy tính vi luật và tùy tiện trong quyết đinh số 3208/QỊ-UB ngày 31-5-2001. Trong thời gian kể từ ngày phóng thích, cho đến nay, gồm 2 năm 3 tháng, chưa hề có bất cứ cơ quan thi hành pháp luật nào chính thức thông báo các hình thức thi hành các bản án phụ được tuyên đọc bởi Toà Phúc thẩm. Trái lại, tất cả các cơ quan thi hành pháp luật đã từng làm viêc với tôi kể từ ngày tôi được phóng thích đều xác nhận tất cả các quyền công dân của tôi. Tôi cũng đã được phát phiếu bầu cử Quốc hôi, nhưng tôi không đi bầu, vì tôi biết rõ quyền lựa chọn đại biểu nhân dân không nằm trong lá phiếu của nhân dân mà nằm nơi ý muốn của đảng Cộng sản Việt nam. Hình như tôi nhớ không lầm thì, Luật Hình sự Nhà Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Viêt nam ghi rõ: Cán bộ, viên chức Nhà nước chỉ được phép làm những gì mà pháp luật ra lệnh. Công dân có quyền làm bất cứ điều gì mà luật pháp không cấm. Vì luật pháp không cấm, nên chúng tôi đã sử dụng quyền công dân của mình.

Chúng tôi tin chắc rằng, quý Luật sư lãnh đạo Quý Toà và Quý Viện hiểu rất rõ ý nghĩa quy định này, chứ không phải đơn giản chỉ đọc đâu đó trong các bộ Luật tiến bộ, thấy hay bèn chép vào Luật Hình sự để trang điểm, ngoài ra không biết giải thích phải thi hành như thê nào cho cán bộ, viên chức Nhà nước hiểu để họ thi hành đúng chức năng; tránh những hành vi sách nhiễu nhân dân mà Quý Toà và Quý Viện có nhiệm vụ bảo vệ.

Trong thời gian đó, xét theo bề mặt của khía cạnh pháp luật, chúng tôi được tự do đi lại, tự do cư trú và hưởng mọi quyền lợi như các công dân khác. Nhưng thực tế không phải vây. Ðiện thoại thường xuyên bị cắt; truy cập thông tin trên Mạng điện toán toàn cầu bị chận. Tất cả việc làm ấy được giải thích là vì lý do kỹ thuật của các đại lý cung cấp dịch vụ. Chúng tôi không tưởng tượng rằng do không hiểu hết giới hạn pháp luật trong các quyết định của các cơ quan phán quyết và giám sát pháp luật, nên các cơ quan thi hành mệnh lệnh pháp luật phải viện ra những lý do trẻ con ấỵ Tôi biết rằng với quyền lực tuyệt đối của đảng Công sản Việt nam hiện tại trên đất nước này, thì chẳng có bất cứ cán bộ Nhà nước nào sợ chúng tôi mà không dám tuyên bố thẳng những gì chúng tôi được và không được phép, lại đi làm chuyện lén lút cắt dây điên thoại công dân, phá hỏng các phương tiên truy cập thông tin quốc tế. Chúng tôi biết, ngay như đặc phái viên của Liên hiệp quốc mà Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam trịnh trọng mời sang Việt nam, nhưng sau đó vì sợ hãi một điều vu vơ nào đó mà nhân viên công lực Nhà nước không ngần ngại xua đuổi, bất chấp cả phép lịch sử tối thiểu đối với khách được mời. Thế thì, sự an nguy, sinh mạng của chúng tôi, phẩm giá con người của chúng tôi, có là gì để cho Nhà nước sợ mà phải thi hành những biện pháp chế tài một cách lén lút? Thế thì, còn có một giải thích hợp lý khác. Ðó là, Nhà nước giăng bẩy để hù dọa dân. Hiệu quả, và hậu quả, của sách lược hù dọa này đã mở rộng biên tế vô hạn cho quyền lực của đảng Cộng sản Việt nam, đồng thời nó cũng tạo hành lang pháp pháp lý an toàn cho cán bộ mặc tình thao túng để tham nhũng.

Nhân đây, tôi cũng dẫn thêm một sự kiện thi hành pháp luật tùy tiện liên quan đến tôi mà chắc chắn Quý Toà và Quý Viện phải biết, và đã biết, nhưng cố tình bao che. Gần cuối năm 1999 (tôi không nhớ chính xác thời gian), khi ổ đĩa cứng trong máy vi tính của tôi hỏng, tôi gọi điện thoại nhờ chuyên viên đến sửa. Chuyên viên này nói vì còn thời hạn bảo hành nên sẽ đưa đến công ty bảo hành giùm tôi. Tôi không dám nói nhân viên an ninh Nhà nước đã nghe lén điện thoại, nhưng điều kỳ diệu là họ chận đúng ngay chuyên viên vi tính ấy để tịch thu ổ đĩa cứng nói rằng cần kiểm tra văn hoá. Nhân dân chúng tôi đã quen kiểu kiểm tra bất thường ấy, nên hiểu rất rõ ý nghĩa của nó. Rồi sau đó nhân viên an ninh quận Gò vấp triệu tôi lên đồn Công an quận Gò vấp. Tại đó, cán bộ điều tra của Sở Công an TP Sài Gòn thẩm vấn tôi về các tài liệu lưu trữ trong ổ đĩa cứng mà nhân viên an ninh "tình cờ bắt gặp. Sau đó, tôi ký biên bản xác nhận đó là tài sản của tôi, và xác nhận những nội dung gì được lưu trữ trong đó, cái gì thuộc về tôi, và cái gì không phảị Biên bản xác nhận, cơ quan an ninh tạm giữ để nghiên cứu thêm. Tôi nói là nghiên cứu, vì không có bất cứ tài liệu gì được xác nhậnvi phạm pháp luật, theo giải thích của nhân viên an ninh lúc đó, mà chỉ là tình nghivi phạm. Tất nhiên mọi người hiểu rõ, những tài liệu được đọc từ vi tính, có chỗ nào vi phạm là phát hiện ngay, và lập biên bản vi phạm để đợi phán quyết của Toà án. Thế thì đằng sau điều nói là để nghiên cứu ấy có nhiều ý nghĩa mà bất cứ ai cũng có thể hiểu, nếu người đó đã từng là công dân nước Công hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam. Cho đến nay, tôi chưa được thông báo kết quả nghiên cứu, để biết những gì tôi viết có vi phạm pháp luật hay không. Tất nhiên, tôi vẫn viết như những gì đã từng viết.

Sở Công an tạm giữ tài sản của tôi để nghiên cứu đã gần hai năm, và không có dấu hiệu gì trả lại sở hữu hợp pháp của tôị Tôi không thấy chỗ nào trong Luật hình sự cho phép nhân viên công lực chiếm giữ tài sản công dân lâu đến như thế. Tôi không nói nhân viên Nhà nứơc cố tình quên, và sử dụng uy quyền pháp luật, để chiếm dụng tài sản của tôị

Tôi nghĩ không cần phải nêu thêm ở đây nhiều sự kiện tương tự. Tôi không muốn từ những cung cách thi hành pháp luật tuỳ tiện ấy mà suy diễn lên đến tính tùy tiện trong trách nhiệm pháp luật của Quý Tòa và Quý Viện. Tính tùy tiện ấy có thể không liên hệ gì đến trình độnăng lực yếu kém. Nhưng điều thực tế mà bất cứ người có trí nào cũng thấy, đó là, sự tuỳ tiện giải thích pháp luật, và tùy tiện thi hành pháp luật, được coi là công cụ bảo vệ chế độ rất hữu hiệụ Công cụ đó là sự hù dọa nhân dân. Kinh nghiệm bản thân của tôi chứng minh điều đó. Hơn hai năm rồi kể từ ngày Ban Tôn giáo Trung ưong, đại diện Chính phủ đọc bản cáo trạng, luận tội trước Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phât giáo Việt nam thành viên của Tổ quốc. Mặt trận Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Viêt nam, và căn cứ theo bản luận tội ấy, với những chỉ thị của Nhà Nước cho Hội đồng Trị sự những việc cần làm, mọi người đều cảm thấy tôi có thể bị bắt bất cứ lúc nàọ Cho đến nay, đấy cũng chỉ là những lời buộc tội, và cũng chưa có phán quyết pháp luật nào đối với tôi cả. Thế nhưng, những lời buộc tội vu vơ của Ban Tôn giáo Trung ưong của Nhà Nước tất nhiên không làm tôi khiếp sợ, mà gây khiếp sợ cho nhiều người khác. Có rất nhiều vị chức sắc cao cấp trong Giáo hội Trung ương Phật giáo Việt nam của Mặt trận Tổ quốc không dám gặp mặt tôi vì sợ liên can về tội phạm phản quốc như buộc tội của Nhà Nước.

Thưa Quý Toà và Quý Viện,

Như Quý vị đã thấy, tính tùy tiện thi hành chức năng pháp luật không phải là hiện tượng cá biệt. Nó là thủ đoạn ức hiếp dân, được thi hành từ cấp Trung ương của nhà nước trở xuống. Cho đến khi cần, Viện Kiểm sát và Toà án Nhân dân mới đưa ra những quyết định mang tính pháp lý, để biến những lời hăm doạ thành phán quyết pháp luật, như trưòng hợp Hoà thượng Quảng Ðộ mới đâỵ Sau hơn hai năm, Thành phố mới ra quyết định thi hành án phạt của Toà. Trong thời gian đó, không có bất cứ văn bản có tính pháp lý nào cho biết tạm hoãn thi hành hành án phạt của Tòa vì lý do chinh đáng gì đó. Trong trường hợp Hoà thượng Quảng Ðộ, mà cũng là trường hợp của tôi, vì không hề nhận được bất cứ quyết định thi hành án phạt phụ, cho nên không có hạn chế nào có tính pháp luật đối với các quyền công dân. Vậy chúng tôi có thể thăm viếng bất cứ ai, đưa đón và chăm sóc bất cứ aị Rõ ràng, Nhà cầm quyền TP Sài Gòn cũng thấy rất rõ điều này, thấy rõ tính hợp pháp của việc làm nàỵ Cho nên, khi biết chúng tôi đang chuẩn bị đi Quảng Ngãi đón Hoà thượng Huyền Quang vào TP Sài Gòn để có điều kiện chăm sóc khỏe Ngài tốt hơn, cho đến lúc này, Nhà cầm quyền mới viện dẫn án phạt để thi hành biện pháp quản chế. Mà mục đíchcản trở quyền thăm viếng và chăm sóc lẫn nhau của mọi con người hiểu biết thế nào là giá trị làm ngườị Những ai có lương tri đều thấy rõ Nhà cầm quyền đã vận dụng pháp luật một cách lắt léo, chứ không phải linh động, để trấn áp nhân dân.

Thưa Quý Toà và Quý Viện,

Cho đến khi nào nhận được quyết định thi hành án phạt phụ, 5 năm quản chế như Toà Phúc thẩm đã tuyên đọc, tôi vẫn còn đày đủ quyền công dân như những công dân khác. Vì vậy với tư cách công dân, nhận thấy việc làm sai trái của nhà cầm quyền, tôi được quyền công khai lên tiếng chỉ trích và phản đốị Nếu Quý Toà và Quý Viên cũng sử dụng quyền tùy tiện giải thích pháp luật của mình, thì tôi vẫn phải nghe theo mệnh lệnh từ lương tâm con ngườicông bố cho nhân dânloài người tiến bộ biết viêc làm của Nhà nước, của tất cả bộ máy thống trị. Sai hay đúng, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm nhưng gì tôi nói và làm.

Trân trọng kính chào quý Toà và Quý Viện.

Làm tại TP Sài Gòn,

Ngày 03-6-2001.

Công dân,

Tu sỹ Thích Tuệ Sỹ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17101)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38661)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21923)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 22004)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69808)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6879)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38729)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 44012)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 44097)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42914)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44418)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 23075)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39208)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21732)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42393)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35608)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46508)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 30135)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30814)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26192)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20356)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25561)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18481)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17118)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40764)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21719)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25913)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41423)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24905)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23782)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 15060)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19968)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37827)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19084)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17691)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23529)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36319)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40363)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19502)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21706)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46172)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35935)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28617)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28883)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32186)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26290)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33414)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24075)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24817)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54517)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant