TUỆ SỸ ĐẠO SƯ
Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1
Tác giả: Nguyên Siêu
Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang
In lần thứ nhất
California - Hoa Kỳ 2002
Tái bản lần thứ nhất
California - Hoa Kỳ 2006
KHÁNG
THƯ
Kính gửi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
Kính gởi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
Ðồng kính gởi Tòa án Nhân dân Tối cao
Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam
Tôi ký tên dưới đây là Phạm Văn Thương, tu sỹ Phật giao, pháp danh Thích Tuệ Sỹ địa chỉ tạm trú số 498/11 Lê quang định, quận Gò vấp, TP Sài Gòn.
Ngày Thứ Bảy, 2.6.2001, báo Saigon Giải phóng có đăng Quyết định số 3208/QỊ-UB ngày 31-5-2001 của UBND TP Sài Gòn chỉ định nơi quản chế đối với ông Ðặng Phúc Tuệ là tại Thanh Minh Thiền viện số 90 đường Trần Huy Liệu, phường 15 quận Phú nhuận với thời gian theo bản án đã tuyên là từ ngày 3-6-2001. Năm 1995, ông Ðặng Phúc Tuệ bị Toà án Nhân dân TP Sài Gòn tuyên phạt 5 năm tù giam đồng thời phạt quản chế tại địa phương thời hạn 5 năm kể từ ngày hết hạn ra tù. Ngày 28-8-1998, ông Tuệ được đặc xá về TP Sài Gòn nhưng thời gian qua ông Ðặng Phúc Tuệ vẫn tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật nên cần phải có biện pháp ngăn chặn. Viện Kiểm sát Nhân dân và Tòa án Nhân dân TP Sài Gòn có văn bản giải thích rõ việc thi hành quyết định đặc xá của Chủ tịch nước là tha tù trước thời hạn, đương sự vẫn phải chấp hành hình phạt quản chế như bản án đã tuyên.
Thưa Quý Viện và Quý Tòa,
Vì trong bản Quyết định mà báo Saigon Giải phóng đăng tải trên đây cho thấy tính vi luật và tính tuỳ tiện của các cơ quan thi hành pháp luật, điều ấy không chỉ ảnh hưởng xấu đến đời sống của một cá nhân nào mà điều cần lưu ý là chúng tạo cơ sở quyền lực cho các tệ nạn quan liêu, tham nhũng, hối mạn quyền thế, mà một nửa thế kỷ nay nhân dân ta phải chịu đựng. Vì vậy, với lương tâm của một con người, với nghĩa vụ của công dân trong một nước, tôi thấy cần chỉ rõ những điều tệ hại như đã nêu trên.
Trước hết, cần xác định rõ, Ông Ðặng Phúc Tuệ mà báo Saigon Giải phóng đăng tải trên là Hoà thượng Thích Quảng Ðộ, Viện trương Viện Hoá đạo, Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất. Việc thi hành quyết định đặc xá của Chủ tịch nươc được đề cập trên cũng áp dụng cho tôi. Vì vậy, tôi có đủ các dữ kiện thực tế để chỉ ra tính tùy tiện trong việc thi hành pháp luật đối với công dân, là đối tượng cần được bảo vệ bằng sự trong sáng của pháp luật.
Năm 1988 tôi được Toà án nhân dân TP Sài Gòn xử tử hình. Sau đó, theo đề nghị của Công tố viên, ở Toà Sơ thẩm xử đúng, nhưng thể theo nguyện vọng của Tăng Ni, Phật tử, và vận dụng chính sách khoan hồng của Ðảng và Nhà nứơc, đề nghị Toà Phúc thẩm rút lại bản án xuống 20 năm tù giam. Tôi không ngạc nhiên về sự kiện, trong mười lăm năm nay, các cơ quan phán quyết và giám sát pháp luật vẫn quanh co bao che các phiên toà vi phạm nghiêm trọng Luật Tố tụng Hình sự của chính Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. Tất cả những ai tham dự các phiên xử của Toa án Nhân dân TP Sài Gòn đều nghe và thấy Chủ tọa các phiên toà đã không trả lời được những câu hỏi của bị cáo được dẫn chứng từ chính Luật Tố tụng Hình sự của Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam.
Toà Phúc thẩm xử tôi 20 năm với nhưng án phạt phụ, trong có đó điều khoản 5 năm quản chế sau khi mãn hạn tù, nhưng không có điều khoản tịch thu các bản thảo của tôi viết. Căn cứ theo bản án, tôi đã nhờ nhà Chùa yêu cầu Công an chiếu theo biên bản tịch thu khi khám xét phải trả laị Nhưng Công an Nhân dân TP Hồ Sài Gòn trả lời rất đơn giản: Mất rồi.
Tôi nhắc lại điều này, mà thực tế không ích lợi gì, chỉ với mục đích nhắc cho Quý Toà và Quý Viện biết rằng Quý vị đã không bao giờ thực hiện đúng chức năng của mà, mình nhân loại từ khi có Chinh quyền đến nay rất trân trọng vì đó là guồng máy duy nhất bảo vệ sự sống và phẩm giá con người của người dân. Tất nhiên toàn dân đều biết Quý Toà và Quý Viện được lập ra để bảo vê môt tập đoàn thống trị mà những sai lầm của nó không bao giơ được trừng trị mặc dù những sai lầm ấy đã đẩy hàng vạn đồng ruột thịt bỏ xác ngoài khơi Thái bình dương; hàng mấy chục triệu đồng bào đang sông vất vưởng chung quanh các đô thị xa hoa tập trung tất cả mọi thối nát thời đại của giai cấp thống tri Trong điều kiện ấy, tôi biết những gì tôi nói trong kháng thư này chỉ như là câu chuyện ếch ngồi đáy giếng mà kêu trời.
Nay tôi sẽ chỉ rõ tính vi luật và tính tùy tiện trong Quyết định dẫn thượng.
Ngày 31 tháng 9, 1988, tôi cũng nhận được quyết định của Chủ tịch nước phóng thích trước thời hạn tụ Tôi cũng được biết các giải thích của các Toà án và Viện Kiểm sát Nhân dân liên quan đén viêc thi hành quyết định đặc xá của Chủ tịch Nước, được loan báo tren các đài và báo chí trong nước. Ai cũng biết những giải thích ấy chỉ có tính cách tham khảo; chúng không mang tính pháp luật theo các quy định thi hành pháp luật của Luật pháp Nhà Nước. Trường hợp Hoà thượng Quảng Ðộ, Thượng tọa Thích Trí Siêu, tức Giáo sư Lê Mạnh Thát, cũng như tôi không khác.
Sự kiện dẫn thượng cho thấy tính vi luật và tùy tiện trong quyết đinh số 3208/QỊ-UB ngày 31-5-2001. Trong thời gian kể từ ngày phóng thích, cho đến nay, gồm 2 năm 3 tháng, chưa hề có bất cứ cơ quan thi hành pháp luật nào chính thức thông báo các hình thức thi hành các bản án phụ được tuyên đọc bởi Toà Phúc thẩm. Trái lại, tất cả các cơ quan thi hành pháp luật đã từng làm viêc với tôi kể từ ngày tôi được phóng thích đều xác nhận tất cả các quyền công dân của tôi. Tôi cũng đã được phát phiếu bầu cử Quốc hôi, nhưng tôi không đi bầu, vì tôi biết rõ quyền lựa chọn đại biểu nhân dân không nằm trong lá phiếu của nhân dân mà nằm nơi ý muốn của đảng Cộng sản Việt nam. Hình như tôi nhớ không lầm thì, Luật Hình sự Nhà Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Viêt nam ghi rõ: Cán bộ, viên chức Nhà nước chỉ được phép làm những gì mà pháp luật ra lệnh. Công dân có quyền làm bất cứ điều gì mà luật pháp không cấm. Vì luật pháp không cấm, nên chúng tôi đã sử dụng quyền công dân của mình.
Chúng tôi tin chắc rằng, quý Luật sư lãnh đạo Quý Toà và Quý Viện hiểu rất rõ ý nghĩa quy định này, chứ không phải đơn giản chỉ đọc đâu đó trong các bộ Luật tiến bộ, thấy hay bèn chép vào Luật Hình sự để trang điểm, ngoài ra không biết giải thích phải thi hành như thê nào cho cán bộ, viên chức Nhà nước hiểu để họ thi hành đúng chức năng; tránh những hành vi sách nhiễu nhân dân mà Quý Toà và Quý Viện có nhiệm vụ bảo vệ.
Trong thời gian đó, xét theo bề mặt của khía cạnh pháp luật, chúng tôi được tự do đi lại, tự do cư trú và hưởng mọi quyền lợi như các công dân khác. Nhưng thực tế không phải vây. Ðiện thoại thường xuyên bị cắt; truy cập thông tin trên Mạng điện toán toàn cầu bị chận. Tất cả việc làm ấy được giải thích là vì lý do kỹ thuật của các đại lý cung cấp dịch vụ. Chúng tôi không tưởng tượng rằng do không hiểu hết giới hạn pháp luật trong các quyết định của các cơ quan phán quyết và giám sát pháp luật, nên các cơ quan thi hành mệnh lệnh pháp luật phải viện ra những lý do trẻ con ấỵ Tôi biết rằng với quyền lực tuyệt đối của đảng Công sản Việt nam hiện tại trên đất nước này, thì chẳng có bất cứ cán bộ Nhà nước nào sợ chúng tôi mà không dám tuyên bố thẳng những gì chúng tôi được và không được phép, lại đi làm chuyện lén lút cắt dây điên thoại công dân, phá hỏng các phương tiên truy cập thông tin quốc tế. Chúng tôi biết, ngay như đặc phái viên của Liên hiệp quốc mà Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam trịnh trọng mời sang Việt nam, nhưng sau đó vì sợ hãi một điều vu vơ nào đó mà nhân viên công lực Nhà nước không ngần ngại xua đuổi, bất chấp cả phép lịch sử tối thiểu đối với khách được mời. Thế thì, sự an nguy, sinh mạng của chúng tôi, phẩm giá con người của chúng tôi, có là gì để cho Nhà nước sợ mà phải thi hành những biện pháp chế tài một cách lén lút? Thế thì, còn có một giải thích hợp lý khác. Ðó là, Nhà nước giăng bẩy để hù dọa dân. Hiệu quả, và hậu quả, của sách lược hù dọa này đã mở rộng biên tế vô hạn cho quyền lực của đảng Cộng sản Việt nam, đồng thời nó cũng tạo hành lang pháp pháp lý an toàn cho cán bộ mặc tình thao túng để tham nhũng.
Nhân đây, tôi cũng dẫn thêm một sự kiện thi hành pháp luật tùy tiện liên quan đến tôi mà chắc chắn Quý Toà và Quý Viện phải biết, và đã biết, nhưng cố tình bao che. Gần cuối năm 1999 (tôi không nhớ chính xác thời gian), khi ổ đĩa cứng trong máy vi tính của tôi hỏng, tôi gọi điện thoại nhờ chuyên viên đến sửa. Chuyên viên này nói vì còn thời hạn bảo hành nên sẽ đưa đến công ty bảo hành giùm tôi. Tôi không dám nói nhân viên an ninh Nhà nước đã nghe lén điện thoại, nhưng điều kỳ diệu là họ chận đúng ngay chuyên viên vi tính ấy để tịch thu ổ đĩa cứng nói rằng cần kiểm tra văn hoá. Nhân dân chúng tôi đã quen kiểu kiểm tra bất thường ấy, nên hiểu rất rõ ý nghĩa của nó. Rồi sau đó nhân viên an ninh quận Gò vấp triệu tôi lên đồn Công an quận Gò vấp. Tại đó, cán bộ điều tra của Sở Công an TP Sài Gòn thẩm vấn tôi về các tài liệu lưu trữ trong ổ đĩa cứng mà nhân viên an ninh "tình cờ bắt gặp. Sau đó, tôi ký biên bản xác nhận đó là tài sản của tôi, và xác nhận những nội dung gì được lưu trữ trong đó, cái gì thuộc về tôi, và cái gì không phảị Biên bản xác nhận, cơ quan an ninh tạm giữ để nghiên cứu thêm. Tôi nói là nghiên cứu, vì không có bất cứ tài liệu gì được xác nhận là vi phạm pháp luật, theo giải thích của nhân viên an ninh lúc đó, mà chỉ là tình nghi có vi phạm. Tất nhiên mọi người hiểu rõ, những tài liệu được đọc từ vi tính, có chỗ nào vi phạm là phát hiện ngay, và lập biên bản vi phạm để đợi phán quyết của Toà án. Thế thì đằng sau điều nói là để nghiên cứu ấy có nhiều ý nghĩa mà bất cứ ai cũng có thể hiểu, nếu người đó đã từng là công dân nước Công hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam. Cho đến nay, tôi chưa được thông báo kết quả nghiên cứu, để biết những gì tôi viết có vi phạm pháp luật hay không. Tất nhiên, tôi vẫn viết như những gì đã từng viết.
Sở Công an tạm giữ tài sản của tôi để nghiên cứu đã gần hai năm, và không có dấu hiệu gì trả lại sở hữu hợp pháp của tôị Tôi không thấy chỗ nào trong Luật hình sự cho phép nhân viên công lực chiếm giữ tài sản công dân lâu đến như thế. Tôi không nói nhân viên Nhà nứơc cố tình quên, và sử dụng uy quyền pháp luật, để chiếm dụng tài sản của tôị
Tôi nghĩ không cần phải nêu thêm ở đây nhiều sự kiện tương tự. Tôi không muốn từ những cung cách thi hành pháp luật tuỳ tiện ấy mà suy diễn lên đến tính tùy tiện trong trách nhiệm pháp luật của Quý Tòa và Quý Viện. Tính tùy tiện ấy có thể không liên hệ gì đến trình độ và năng lực yếu kém. Nhưng điều thực tế mà bất cứ người có trí nào cũng thấy, đó là, sự tuỳ tiện giải thích pháp luật, và tùy tiện thi hành pháp luật, được coi là công cụ bảo vệ chế độ rất hữu hiệụ Công cụ đó là sự hù dọa nhân dân. Kinh nghiệm bản thân của tôi chứng minh điều đó. Hơn hai năm rồi kể từ ngày Ban Tôn giáo Trung ưong, đại diện Chính phủ đọc bản cáo trạng, luận tội trước Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phât giáo Việt nam thành viên của Tổ quốc. Mặt trận Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Viêt nam, và căn cứ theo bản luận tội ấy, với những chỉ thị của Nhà Nước cho Hội đồng Trị sự những việc cần làm, mọi người đều cảm thấy tôi có thể bị bắt bất cứ lúc nàọ Cho đến nay, đấy cũng chỉ là những lời buộc tội, và cũng chưa có phán quyết pháp luật nào đối với tôi cả. Thế nhưng, những lời buộc tội vu vơ của Ban Tôn giáo Trung ưong của Nhà Nước tất nhiên không làm tôi khiếp sợ, mà gây khiếp sợ cho nhiều người khác. Có rất nhiều vị chức sắc cao cấp trong Giáo hội Trung ương Phật giáo Việt nam của Mặt trận Tổ quốc không dám gặp mặt tôi vì sợ liên can về tội phạm phản quốc như buộc tội của Nhà Nước.
Thưa Quý Toà và Quý Viện,
Như Quý vị đã thấy, tính tùy tiện thi hành chức năng pháp luật không phải là hiện tượng cá biệt. Nó là thủ đoạn ức hiếp dân, được thi hành từ cấp Trung ương của nhà nước trở xuống. Cho đến khi cần, Viện Kiểm sát và Toà án Nhân dân mới đưa ra những quyết định mang tính pháp lý, để biến những lời hăm doạ thành phán quyết pháp luật, như trưòng hợp Hoà thượng Quảng Ðộ mới đâỵ Sau hơn hai năm, Thành phố mới ra quyết định thi hành án phạt của Toà. Trong thời gian đó, không có bất cứ văn bản có tính pháp lý nào cho biết tạm hoãn thi hành hành án phạt của Tòa vì lý do chinh đáng gì đó. Trong trường hợp Hoà thượng Quảng Ðộ, mà cũng là trường hợp của tôi, vì không hề nhận được bất cứ quyết định thi hành án phạt phụ, cho nên không có hạn chế nào có tính pháp luật đối với các quyền công dân. Vậy chúng tôi có thể thăm viếng bất cứ ai, đưa đón và chăm sóc bất cứ aị Rõ ràng, Nhà cầm quyền TP Sài Gòn cũng thấy rất rõ điều này, thấy rõ tính hợp pháp của việc làm nàỵ Cho nên, khi biết chúng tôi đang chuẩn bị đi Quảng Ngãi đón Hoà thượng Huyền Quang vào TP Sài Gòn để có điều kiện chăm sóc khỏe Ngài tốt hơn, cho đến lúc này, Nhà cầm quyền mới viện dẫn án phạt để thi hành biện pháp quản chế. Mà mục đích là cản trở quyền thăm viếng và chăm sóc lẫn nhau của mọi con người hiểu biết thế nào là giá trị làm ngườị Những ai có lương tri đều thấy rõ Nhà cầm quyền đã vận dụng pháp luật một cách lắt léo, chứ không phải linh động, để trấn áp nhân dân.
Thưa Quý Toà và Quý Viện,
Cho đến khi nào nhận được quyết định thi hành án phạt phụ, 5 năm quản chế như Toà Phúc thẩm đã tuyên đọc, tôi vẫn còn đày đủ quyền công dân như những công dân khác. Vì vậy với tư cách công dân, nhận thấy việc làm sai trái của nhà cầm quyền, tôi được quyền công khai lên tiếng chỉ trích và phản đốị Nếu Quý Toà và Quý Viên cũng sử dụng quyền tùy tiện giải thích pháp luật của mình, thì tôi vẫn phải nghe theo mệnh lệnh từ lương tâm con người mà công bố cho nhân dân và loài người tiến bộ biết viêc làm của Nhà nước, của tất cả bộ máy thống trị. Sai hay đúng, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm nhưng gì tôi nói và làm.
Trân trọng kính chào quý Toà và Quý Viện.
Làm tại TP Sài Gòn,
Ngày 03-6-2001.
Công dân,
Tu sỹ Thích Tuệ Sỹ