Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

14. Vì động lòng trần

23 Tháng Mười 201200:00(Xem: 5869)
14. Vì động lòng trần

THANH GƯƠM BA-LA-MẬT
Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh


động lòng trần

Xứ Ăng-ca lúc này có nạn trộm cướp nổi lên. Chúng bắt trâu, bò, heo, gà, vịt, chó, ... lên núi ăn thịt, lấy máu tế thần rồi nhảy múa ca hát xung quanh đám lửa rừng.

Hết gia súc, chúng lại cướp của, giết người, làm cho xứ Ăng-ca náo loạn cả lên. Triều đình họp lại bàn phương kế đối phó.

- Bọn chúng là nhóm cuồng tín Bái Hỏa Giáo, một loại tà đạo từ xứ Ba Tư truyền sang - một người tâu - Chúng có học chú thuật, xuất hiện như quỷ, biến đi như ma! Nhiều hiệp sĩ võ nghệ trùm đời mà chẳng làm gì chúng được!

- Không thể nhìn ra chân tướng chúng - người khác lại tâu - chúng lẫn lộn khắp nơi. Biết đâu tại nơi này cũng có thuộc hạ tay chân của chúng?

Đức Vua xứ Ăng-ca run lẩy bẩy, ngồi không yên trên ngai rồng. Quần thần lấm lét đưa mắt nhìn nhau.

- Cả bá quan đại thần như thế này mà thảy đều bất lực rồi sao? Đức Vua trấn tĩnh nói - Ai có biện pháp đối phó hữu hiệu, trẫm sẽ chia cho nửa giang san!

Chợt một đạo sĩ xuất hiện đột ngột trước cung đường, cất giọng nói như chuông ngân:

- Có! Tâu Đại Vương! Tại hồ Gay Cấn, núi Kinh Hoàng, cách quốc độ Thiết Xoa mười lăm do tuần về hướng tây, có nhà tiên tri vô danh sống ở đấy. Dùng lễ trọng hậu thỉnh ngài về là chắc chắn cứu nguy cho nạn nước.

Đạo sĩ nói xong lùi ra cửa rồi biến mất.

Đức Vua xứ Ăng-ca sau giây khắc kinh dị, bèn vui mừng cấp 500 ngựa xe chở đầy đồ lễ, 500 tùy tùng và quân hộ vệ, sai quan Thượng Thư đi suốt ngày đêm.

Đến nơi, quan Thượng Thư thấy giữa chiếc hồ trong xanh như mắt mèo, có một đạo sĩ gầy khô như que củi đang ngồi nhập định trên một lá sen! Một tiểu đồng đang nấu nước pha trà trên một lá sen khác.

Chẳng dám kinh động đạo sĩ, quan Thượng Thư lân la trình bày câu chuyện với chú tiểu đồng.

Lặng lẽ nghe xong, chú tiểu đồng tròn mắt:

- 500 xe lễ? Để làm gì? Chúng tôi có sống với những thứ đó đâu? Ngài không thấy là nhà cửa, mùng mền, chiếu gối, vật dụng của chúng tôi đều đầy đủ ở trên một lá sen hay sao? Rồi, với củ sen, nước hồ và trái cây rừng, chúng tôi đã sống một cuộc đời hoan lạc.

- Cả một nửa giang san cho sau này - quan Thượng Thư năn nỉ - thì tha hồ sống một đời nhung lụa, đế vương.

Chú tiểu đồng cười ha hả, má lúm đồng tiền:

- Thôi đi, là cái nửa giang san của ngài! Cái nửa giang san gồm người không ra người, ngợm không ra ngợm! Cái nửa giang san mà ... nào là con cò dối trá, con beo lang độc, con ong đường mật, con heo tạp ăn, con mèo chưng diện, con sếu kiêu căng ... Ôi! Đấy là một nửa giang san của ngài, quý hóa gì đâu!

Vị đạo sĩ già chợt mở mắt ra:

- Đừng con! Người ta đã có lòng thành. Thầy đã tiên tri mọi việc. Phải cứu Đức Vua nhân hậubá tánh hiền lương ấy. Quốc lộ xứ Ăng-ca kia sẽ được thái bình một thời gian.

Quan Thượng Thư mát lòng mát dạ, cùng đám tùy tùng quỳ xuống trên bờ hồ phục lạy đấng thần nhân.

Vị đạo sĩ khẽ nói:

- Hồn Nhiên con - tên chú tiểu đồng - lên đem con hạc núi Kinh Hoàng xuống đây. Để thầy pha trà cho!

Khi vị đạo sĩ châm trà thì chú tiểu đồng đã nhảy lên rừng, lát sau mang xuống một lồng chim được kết bằng những sợi tơ mỏng. Trong lồng có một con Hạc đã già, trần trụi lông.

Đạo sĩ nhìn Hạc nói:

- Này con, lòng con đã xúc động trần tục từ bao giờ?

Chợt nhiên, Hạc nói tiếng người:

- Xin Chân Nhân tha tội!

Nói xong Hạc cúi đầu xuống.

Đạo sĩ giọng trầm ấm, hiền hòa:

- Một ngàn năm tu hành, thế là nước chảy về sông rồi, con ơi! Con đã xổ lồng, đã xuống kinh đô giả trang làm đạo sĩ để mưu cầu công danh, có phải thế không?

Hạc cũng chỉ nói một câu:

- Xin Chân thân tha tội.

Đạo sĩ thở dài:

- Con có tội đâu, chỉ do nghiệp con còn nặng, phải năm trăm kiếp nữa con mới trở lại thân người. Thầy thương con, nhưng thầy cũng không cưỡng được các định luật. Thôi, con hãy đi đi. Con hãy về kinh đô xứ Ăng-ca mà hưởng phú quý vài mươi năm.

Hạc bước ra khỏi lồng, hóa hiện thành một vị đạoquắc thước, đầu hói, phủ phục bên chân đạo sĩ già:

- Con sẽ trở lại!

Tin một cao đệ của nhà tiên tri vô danh hồ Gay Cấn, núi Kinh Hoàng về thành đô ra tay diệt cướp rì rào như gió qua cửa tai mọi người.

Ngày hôm nay, tất thảy bọn cướp đều đã nghe tin.

Ngày hôm sau nữa, bọn cướp lục tục kéo nhau trốn lên rừng.

Triều đình cho người đi dò la khắp chốn, quả là nơi nơi dân chúng đang mở hội ăn mừng. Nhà vua chuẩn hứa chia cho đạo sĩ nửa giang san để thỏa mộng trần. Đạo sĩ cưới vợ, sinh con, sống trong tòa lâu đài chói ngời trân quý, dưới sự sủng ái của Đức Vua, lòng tri ân của bá tánh.

Vài chục năm sau, đạo sĩ chợt nhớ thầy, bèn giao công việc cho con trai, hóa thân thành hạc, vỗ cánh bay về núi Kinh Hoàng. Bọn cướp hay tin kéo nhau về kinh đô cướp phá dữ dội.

Vua triệu con trai đạo sĩ đến phán:

- Khanh hãy mau trổ tài giúp trẫm, bọn cướp lại hoành hành khắp mọi nơi.

Con trai đạo sĩ mỉm cười:

- Xin bệ hạ an tâm. Ngay ít hôm thôi, bọn cướp sẽ không còn một mống.

Quả thật không phải “hữu danh vô thực”, con ông không những giống lông, giống cánh, mà còn “hậu sinh khả úy” nữa! Con trai đạo sĩ xuống Thủy Băng mượn chiếc Cung tuyết, lên núi Hỏa Diệm mượn con Ngựa lửa, đeo vào “con mắt thứ ba”, hét lên một tiếng lao đi vùn vụt giữa không gian quốc độ, hào quang sáng chói, chỉ trong vài đêm giết hết ba vạn tên cướp và phá tan sào huyệt của Bái Hỏa Giáo.

Đức Vua vuốt râu cười đẹp dạ. Mọi người nhảy nhót vui mừng mở hội liên hoan.

Đạo sĩ trở về nghe được mọi chuyện, dẫm chân than:

- Thôi hỏng, thằng con ngu si đã gieo họa xuống rồi!

Con trai đạo sĩ bị mắng như tát nước vào mặt mà không hiểu lý do.

Đạo sĩ nói:

- Còn chúng là ta còn! Mất chúng là ta mất! Này đứa con ngu si kia! Nếu quốc độ này hết giặc cướp thì nhà vua sủng ái ta làm gì nữa?

Rồi đạo sĩ khóc nức nở:

- Tu hành ngàn năm mà chỉ hưởng được bấy nhiêu công danh phú quý! Ôi hạnh phúc đời người sao quá mỏng manh! Ôi, duyên nghiệt! Lạy Chân Nhân tiên tri cao cả!

Thời gian sau, Đức Vua xứ Ăng-ca cảm thấy không cần dùng đạo sĩ nữa vì quốc độ đã hoàn toàn an ổn thanh bình. Khi ra lệnh truất phế đạo sĩ thì đạo sĩ đã không còn ở đó nữa. Ông ta đã vặn cổ con trai quẳng ra bể đông rồi vỗ cánh bay về hồ Gay Cấn tìm thầy.

Những đạo sĩ già đã tựa như mây ngàn gió núi. Và từ đó, hạc cũng lang thang sống kiếp gió núi mây ngàn!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10192)
Sự sinh ra cao quý, tự dothuận lợi này thật khó có được. Cầu mong con không lãng phísử dụng nó một cách có ý nghĩa.
(Xem: 11247)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
(Xem: 13591)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sángtinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
(Xem: 13742)
Một cách khái quát, Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh vút cao của một hành giả đã chứng ngộ. Với nghĩa này, Thiền cũng là Đạo, là Phật, là Tâm...
(Xem: 22217)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 21875)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
(Xem: 27387)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17778)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 11740)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
(Xem: 12330)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Namtrách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
(Xem: 25248)
Chúng ta tu Thiền là cốt cho tâm được thanh tịnh trong lặng. Từ tâm thanh tịnh trong lặng đó hiện ra trí vô sư. Trí vô sư hiện ra rồi thì chúng ta thấy biết những gì trước kia ta chưa hề thấy biết...
(Xem: 23284)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 28579)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 22772)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 25711)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 22302)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 13992)
Trên đời này, hạnh phúc và khổ đau; chiến tranh và hòa bình; giàu và nghèo… nếu chúng ta chịu khó tu tập một chút và giữ tâm thật bình thản, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều hay vô cùng.
(Xem: 13436)
Bước đường hành đạo của đức Phật thật sinh động trong khung cảnh Ấn Ðộ cổ đại được minh họa bằng các trích đoạn kinh kệ từ Tam Tạng Pàli nguyên thủy đầy thiền vị hòa lẫn thi vị...
(Xem: 22477)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 26386)
Kinh Nghĩa Túc đã bắt đầu dạy về không, vô tướng, vô nguyệnbất khả đắc. Kinh Nghĩa Túc có những hình ảnh rất đẹp về một vị mâu ni thành đạt.
(Xem: 18484)
Bản thể hiện tiền là Sự Sống Duy Nhất vĩnh hằng, luôn hiện tiền, vượt quá hằng hà sa số dạng hình thức sinh linh vốn lệ thuộc vào sinh và diệt.
(Xem: 18964)
Khi bạn chú tâm đến sự yên lặng, ngay lập tức có một trạng thái cảnh giác nhưng rất im lắng ở nội tâm. Bạn đang hiện diện. Bạn vừa bước ra khỏi thói quen suy tưởng của tâm thức cộng đồng...
(Xem: 34513)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27382)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28425)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 21384)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 14900)
Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổvô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn.
(Xem: 19217)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi...
(Xem: 10619)
Giáo dục của chúng ta là sự vun đắp của ký ức, sự củng cố của ký ức. Những thực hành và những nghi lễ của tôn giáo, đọc sách và hiểu biết của bạn, tất cả là sự củng cố của ký ức.
(Xem: 18575)
Đức Phật đã nhìn thấy rất rõ rằng, những trạng thái khác nhau của tâm và những hành động khác nhau của thân sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác biệt.
(Xem: 15665)
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích...
(Xem: 13186)
Chư Bồ Tát, tùy theo hạnh nguyện thù thắng khác biệt mà mỗi vị mang một danh hiệu khác nhau, tựu trung hạnh nguyện của vị nào cũng vĩ đại rộng sâu không thể nghĩ bàn...
(Xem: 13423)
Tuy ra đời khá sớm trong dòng văn học Phật giáo, nhưng cho đến nay, điểm thú vị của độc giả khi đọc lại tập sách này là vẫn có thể nhận ra được những vấn đề quen thuộc với cuộc sống hiện nay của bản thân mình.
(Xem: 14027)
Chân lý chỉ có một, nhưng mỗi người đến với chân lý bằng một con đường khác nhau. Dù bằng con đường nào đi nữa thì đó cũng là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời...
(Xem: 11793)
Đây là kết quả của 17 năm trường mà Ngài Huyền Trang đã ở tại Ấn Độ. Đi đến đâu Ngài cũng ghi lại từ khí hậu, phong thổ cho đến tập quán và nhất là những câu chuyện liên quan đến cuộc đời đức Phật...
(Xem: 11634)
Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta.
(Xem: 11342)
Đức Phật thuyết Pháp, chư tăng gìn giữ pháp Phật để vĩnh viễn lưu truyền làm đạo lý tế độ quần sanh. Vì thế, Phật, Pháp và Tăng là ba món báu của chúng sanh...
(Xem: 11895)
Sân chùa yên ả không một tiếng lá rơi. Mặt trời áp má lên những vòm cây xum xuê, chỉ để rớt nhiều đốm nắng rất nhỏ xuống đất, không nóng bức, không khó chịu...
(Xem: 19945)
Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển...
(Xem: 12398)
Ở xứ Tây Tạng, tạo hóa và dân sự dường như bảo nhau mà giữ không cho kẻ lạ bước vào! Núi cao chập chùng lên tận mây xanh có tuyết phủ...
(Xem: 13942)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá...
(Xem: 13273)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sátnghiên cứu rất nhiều.
(Xem: 31981)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 13437)
Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi.
(Xem: 12758)
Đây là một cuốn nhật ký ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn Độ để học đạo. Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các Phật tích tại Ấn đã tháp tùng theo...
(Xem: 13333)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
(Xem: 11905)
Trời bên này đã thật sự vào thu rồi đó! Buổi chiều, con đường về nhà hai bên rừng có ngàn lá đổi sang màu trái chín, đẹp kỳ diệu.
(Xem: 21870)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 11097)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
(Xem: 12901)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant