Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

07. Hoàng tử Nan-đà

23 Tháng Mười 201200:00(Xem: 6460)
07. Hoàng tử Nan-đà

THANH GƯƠM BA-LA-MẬT
Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh


Hoàng tử Nan-đà

Nghe tin Đức Phật trở về Ca-tỳ-la-vệ, trái tim của hoàng tử Nan-đà đập lên rộn rã. Đã lâu lắm rồi, người anh tôn quý của chàng, bỏ vương vị ra đi, lang thang lê gót khổ hạnh; nghe đâu bây giờ đã tìm ra con đường vô thượng.

Hoàng tử Nan-đà không bao giờ có thể quên được người anh trai cao cả, uy nghiêm đó. Chàng đã học được nơi con người ấy từ cách đi, dáng đứng, nụ cười. Nhất là sự hiểu biết thâm sâu bao giờ cũng dường như toả ra nơi vầng trán thẳng và mịn. Rồi thể hiện tròn đầy nơi tình thương vô bờ bến lẫn cả đức độ bao la nữa.

Đức Phật đã trở về, và vài ba hôm sau sẽ có lễ thành hôn của chàng cùng công nương Kiều-dạ-lý (Kalyàni)! Ôi ! Thế là niềm vui ở nơi chàng trong sáng và phất phới như mảnh lụa trắng, như nụ cười của thiên thần, như cánh đào mùa xuân phô màu hồng thắm.

Mảnh vương bào chợt tung bay trong ánh nắng ban mai tinh anh hồng ngọc, hoàng tử Nan-đà hối hả thúc con thần mã để báo tin mừng đến vị hôn thê.

- Hỡi con hoàng anh kiều diễm của ta! Chàng đắm đuối nhìn Kiều-dạ-lý rồi nói – Người anh cao cả của chúng ta đã về đến lâu đài của vương phụ. Hãy cùng ta đến thăm người.

- Này chàng! Kiều-dạ-lý nắm tay hoàng tử Nan-đà say sưa nói – Này hỡi con voi chúa với đôi ngà vàng kiêu hùng và mỹ lệ của em! Không nên đến thăm vị sa môn tầm thường ấy. Chẳng có gì tốt đẹpvinh hạnh cho đôi ta đâu.

Nói xong, Kiều-dạ-lý chớp chớp đôi mắt xanh màu hồ thuỷ, gợn tia lửa nồng nàn như nắng ấm của cung trời. Hoàng tử Nan-đà chợt thấy lòng mình mềm yếu và ẻo lả như tơ. Chàng chết đuối giữa biển tình của thiên nữ Dạ-ma mất rồi.

Ngày cử hành hôn lễ đã đến. Trong lúc mọi người rộn rịp mang lễ vật đến chúc mừng cho đôi tân giai nhân, thì Đức Phật hiện ra rực rỡđẹp đẽ như chúa phượng hoàng, chói ngời hào quang ngũ sắc.

Cả dòng họ Thích Ca vốn kiêu căng, ngã mạn nhưng bây giờ cũng tự động quỳ cả xuống.

Uy nghi như chúa sơn lâm, Đức Phật cất tiếng nói:

- Như Lai cũng đến dự lễ. Như Lai cầu nguyện hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Hoàng tử Nan-đà sững sờ nhìn anh. Nhìn không chớp mắt, tự nghĩ:

- Đây là vị Phật? Ôi cao cả xiết bao! Ở trước ngài, vua núi là đỉnh Hy Mã Lạp Sơn kia cũng phải cúi đầu xuống thấp.

Sau khi thọ thực xong, Đức Phật trao bát cho hoàng tử Nan-đà, nói lời phúc chúc rồi đứng dậy ra về.

Hoàng tử Nan-đà kính cẩn ôm bát lặng lẽ đi theo sau, tự nghĩ:

- Đến cửa, Đức Cao Cả sẽ thâu bát lại.

Nhưng không, Đức Thế Tôn vẫn đi thẳng. Vì kính trọng anh, hoàng tử Nan-đà không dám thưa. Cho đến khi rời khỏi cung điện khá xa, Đức Thế Tôn vẫn không hề quay lại. Hoàng tử Nan-đà tự nghĩ:

- Rồi đây, khi nhớ lại, ngài sẽ thâu bát. Ta hãy đưa ngài đến chỗ tạm cư trong vườn Ngự Uyển.

Khi hoàng tử Nan-đà vừa rời khỏi cửa, nàng Kiều-dạ-lý sợ hãi trông theo, linh tính như báo trước cho nàng hay một điềm chẳng lành nào đó về chuyện hạnh phúc lứa đôi. Với hàng lệ ngọc lóng lánh tuôn rơi, với xiêm y tóc tai rối bời, Kiều-dạ-lý phủ phục bên đường, cất tiếng gọi não nùng:

- Hỡi hoàng tử ngọc ngà châu báu của em! Hãy trở lại!

Hoàng tử Nan-đà nghe từng âm thanh quấn quýt, thiết tha, vương vấn đọng lại giữa không gian. Tâm chàng dường như bị bao phủ trọn vẹn trong chiếc lưới của vị thần tình ái; những mũi tên xé gió buốt đau đến tận tâm can.

- Hỡi con voi chúa có đôi ngà vàng của em! Đã đến giờ xây dựng ngôi rừng diễm lệ của đôi ta!

Hoàng tử Nan-đà một chân bước tới, một chân bước lui. Nhưng vị Đại Sa-môn kia, Đức Thế Tôn, người anh cao cả, bậc trưởng thượng đáng kính ấy vẫn như chúa sơn lâm, từng bước, từng bước uy nghi, an nhiên tự tại. Hoàng tử Nan-đà bịt chặt tai lại, cắn răng, hối hả bước theo. Tự nghĩ:

- Cũng không muộn gì. Hãy đưa Đấng Tự Tại đến nơi đến chốn, dâng bát cho ngài, trở về còn kịp giờ cử hành hôn lễ.

Và cứ thế, hoàng tử Nan-đà lủi thủi theo chân Đức Phật đến ngự viên.

Sau khi Đức Thế Tôn rửa chân, ngồi kiết già trên toà sư tử, quay lại nói với hoàng tử Nan-đà – khi ấy vẫn đang lặng lẽ ôm bát đứng hầu một bên.

- Này Nan-đà! Ngươi có muốn sống đời xuất gia với Như Lai không?

Hình ảnh Kiều-dạ-lý kiều diễm lại đến với chàng. Ôi! Vóc ngọc, dáng ngà! Ôi! Đôi mắt biếc, vòng tay mềm và nụ cười như chén rượu say của thần hoan lạc. Nàng đấy! Nàng hiện rõ trong chàng, lả lơi, mời mọc đến ngất lịm cả tâm hồn. Hoàng tử Nan-đà chợt thấy mình thở hổn hển, trán toát mồ hôi, mệt lả.

Khi trái tim đã hết hồi hộp, hoàng tử Nan-đà trấn tĩnh lại, trước mặt, Đức Phật vẫn an nhiên, trầm lặng, trên môi ngài dường như mãi nở nụ cười bất diệt. Như con beo con đứng trước chúa sơn lâm, hoàng tử Nan-đà chợt quỳ sụp xuống:

- Con... con... ưng thuận đời sống xuất gia!Tỷ-kheo Nan-đà không tìm thấy chút lạc thú nào trong đời sống khước từ. Tinh thần chàng mỗi lúc mỗi mỏi mòn, suy nhược. Hình bóng vị tân nương kiều diễm đã chiếm trọn tâm hồn chàng. Suốt ngày, suốt đêm, vị tân tỷ-kheo kia sống trong cơn mộng trùng trùng của mơ tưởng; bỏ cả ngủ, quên cả ăn, bần thần dã dượi.

Hôm kia dường như không còn chịu đựng nổi nữa, Nan-đà tâm sự với đạo bạn:

- Này chư pháp hữu! Ích gì đời sống xuất gia phạm hạnh này? Tôi bất mãn với nó. Tôi sẽ từ chối phẩm hạnh thanh cao để cam chịu đời sống thấp hèn, làm người cư sĩ.

Đức Phật cho gọi Nan-đà đến hỏi sự thật. Nan-đà thừa nhận sự suy nhược thái quá của mình và tỏ ra lo ngại đến đời sống cô quạnh của Kiều-dạ-lý công nương.

Biết tâm của vị thánh tương lai đang bị lửa ái dục đốt cháy mê loạn, Đức Phật bèn nói:

- Nan-đà! Hãy cùng với Như Lai đi chơi một chút cho khuây khỏa. Ta sẽ đến thăm một cõi trời.

Đức Phật liền dùng oai lực thần thông đưa tỷ-kheo Nan-đà đến cung trời Đẩu Xuất (Tusita).

Trên đường, khi đi qua một khu rừng, Nan-đà để ý thấy một con khỉ cái đã bị mất tai, mũi và đuôi, đang cố bám lấy thân cây cháy trơ trụi giữa đám đất vừa bị thiêu rụi.

Đến cung điện huy hoàng rực rỡ của đệ tứ Thiên Đường, nhạc trời trỗi lên lồng lộng giữa hư không, những cánh hoa mạn đà trải đầy trên lối đi bạch ngọc, óng ánh trân châumã não. Một muôn chư thiên lấp lánh ánh sáng, phục sức diễm lệ, kiêu kỳ, phơi phới hiện ra chào đón đấng Thiên Nhơn Sư. Và kìa! Mười muôn thiên nữ sắc đẹp lộng lẫy làm lu mờ nhật nguyệt, đang e thẹn núp sau những đám mây hồng...

Khi đến tòa lâu đài với năm trăm bảo tháp kim cương, hội tụ giữa hư không lóng lánh muôn màu, Nan-đà thấy một chiếc ngai rực rỡ bảy báu, không có chư thiên ngự, năm trăm thiên nữ thân ngọc yêu kiều đứng hầu một bên, bèn rụt rè hỏi:

- Chiếc ngai vô vàn trân trọng kia sao chưa có vị chư thiên diễm phúc nào an ngự, mà lại để trống không như vậy?

Một thiên nữ tủm tỉm cười đáp:

- Chúng thiếp chờ đợi cung nghinh một vị tỷ-kheo đang tu hành trong giáo pháp của Đức Thế Tôn.

Nan-đà thót mình hỏi:

- Vị nào vậy?

- Vị nào tinh tấn tu hànhThiên nữ cất giọng lảnh lót đáp – nghe nói là tỷ-kheo Nan-đà!

Rời khỏi tòa lâu đài, quả tim Nan-đà như còn nhảy loạn trong lồng ngực.

Trên đường trở về hạ giới, Đức Thế Tôn hỏi:

- Này Nan-đà! Những thiên nữ tại Thiên đàng thứ tư, nhất là thiên nữ nơi năm trăm ngôi bảo tháp; so với công nương trân quý Kiều-dạ-lý, ai đẹp, mỹ miều hơn?

Nan-đà đỏ mặt ra đến mang tai, cúi đầu đáp:

- Bạch Đức Thế Tôn! So với các vì thiên nữ, dẫu là thiên nữ mạt hạng, thì Kiều-dạ-lý công nương tựa như con khỉ cái bị cháy, đang cố bám lấy thân cây nơi khu rừng nọ!

Đức Thế Tôn nở nụ cười trong tâm nói:

- Vậy này Nan-đà! Hãy tinh tấn, hãy cố gắng! Như Lai bảo đảm rằng nếu Nan-đà kiên trì thực hành giáo lý, thì một ngày kia, Nan-đà cũng đạt được những công nương mỹ lệ như vậy.

Nan-đà như một đứa trẻ được khuyến khích, hớn hở đáp:

- Nếu vậy, đệ tử sẽ lấy làm thỏa thích mà sống đời phạm hạnh cao thượng!

Từ đó, khi ở tịnh đường, khi thì nơi gốc cây, khi thì tại khu rừng vắng, Nan-đà thiền định rất mực tinh tấn. Các vị tỷ-kheo khác biết chuyện, bàn tán với nhau rằng:

- Tỷ-kheo Nan-đà “người làm thuê”. Tỷ-kheo Nan-đà với mục đích phạm hạnh là đạt cho được năm trăm vì thiên nữ và chiếc ngai vàng thất bảo!

Chuyện đến tai, Nan-đà nhận thấy có một cái gì thấp kém, hạ liệt trong mục đích của mình, nên cảm thấy xấu hổ vô cùng.

Đức Thế Tôn biết tâm của vị tân tỷ-kheo, bèn cho gọi đến, rồi nói:

- Này Nan-đà! Hôm nay, hãy cùng với Như Lai đi chơi một miền xa, đến một cảnh giới đau khổ!

Đức Phật dùng oai lực thần thông đưa Nan-đà vào tầng địa ngục. Dịp này vị tân tỷ-kheo được cơ hội chứng kiến tận mắt những hình ảnh hãi hùng. Đây là một cột trụ đồng đỏ lửa hừng hực, các tội nhân trần truồng phải ôm siết để leo lên, bên dưới những con quỷ mặt trâu đầu ngựa cầm những chiếc đinh ba nhọn hoắt đâm suốt qua lưng, da thịt cháy xèo xèo. Nọ là những chiếc cưa, cưa tội nhân ra làm mấy đoạn, gan ruột đổ lòng thòng. Và thôi, nào là bàn chông lửa cháy ngùn ngụt, tội nhân máu me, giãy đành đạch, la hét kêu gào; nào là những cái cối đồng to lớn, đưa lên đưa xuống nhịp nhàng những chiếc chày to, bên trong là những tội nhân xương thịt bầy nhầy... Nan-đà đi đến một lò nấu người. Những chiếc vạc to lửa cháy ngụt trời, bên trong dầu sôi sùng sục. Những con quỷ mặt xanh, mũi đỏ, thò tay quăng tội nhân vào từng chảo một. Nơi chảo khác, dầu cũng đã sôi như sóng cuộn, lại không có tội nhân. Tỷ-kheo Nan-đà hỏi lý do, quỷ đáp:

- Để dành cho một vị tỷ-kheo đang thối thất trong giáo pháp của Đức Thế Tôn.

Nan-đà thót mình lên, hỏi:

- Ai vậy?

- Cho vị nào đắm say sắc dục, tưởng tư ái lạc – Quỷ đáp – Nghe nói là tỷ-kheo Nan-đà.

Từng chân tơ kẻ tóc đều dựng đứng cả lên, da thịt nổi gai ốc, một luồng khí lạnh chạy dọc sống lưng. Nan-đà quày quả theo Đức Thế Tôn trở lại trần gian mà cả tâm thần còn bủn rủn.

Nan-đà phủ phục bên chân đấng Giác ngộ:

- Bạch Đức Thế Tôn! Xin ngài hãy hủy bỏ lời đảm bảo với đệ tử về chuyện các vị thiên nữ diễm kiều.

Biết tâm vị tân tỷ-kheo này đã đầy đủ hai pháp tàm và quý (hổ thẹnghê sợ). Đức Thế Tôn dạy rằng:

- Này Nan-đà! Cho đến chừng nào ngươi không còn bám víu vào những sự vật thế gian! Chừng nào ngươi đã vĩnh viễn viễn ly dục lạc, nội tâm hoàn toàn thanh tịnh như viên ngọc trong suốt không tỳ vết ô nhiễm... thì lúc ấy Như Lai hủy bỏ lời hứa cũng không muộn gì!

Nói thế xong Đức Phật đọc lên bài kệ:

"Đau khổ và khoái lạc

Bùn nhơ đáy mặt hồ

Hương hoa sen tỏa ngát

Cho người diệt si mê

Khoái lạc và đau khổ

Xúc động tâm phàm phu

Người vĩnh ly nhiễm ái

Hoa sen thắm mặt hồ!"

Từ đó tỷ-kheo Nan-đà gạt bỏ mọi tư tưởng xấu xa, kiên trì tu tập, không bao lâu đắc quả A-la-hán.

Sau khi thọ hưởng hạnh phúc giải thoát, ngài tri ân sâu xa đến phương pháp giáo huấn thù thắng của Đức Thế Tôn, cảm thán thốt lên bài kệ:

"Giữa ao tù vô tận,

Tâm tôi được vớt lên

Đức Thế Tôn vô thượng

Giúp tôi thoát não phiền."

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10191)
Sự sinh ra cao quý, tự dothuận lợi này thật khó có được. Cầu mong con không lãng phísử dụng nó một cách có ý nghĩa.
(Xem: 11247)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
(Xem: 13587)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sángtinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
(Xem: 13733)
Một cách khái quát, Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh vút cao của một hành giả đã chứng ngộ. Với nghĩa này, Thiền cũng là Đạo, là Phật, là Tâm...
(Xem: 22204)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 21862)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
(Xem: 27374)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17773)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 11733)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
(Xem: 12327)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Namtrách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
(Xem: 25246)
Chúng ta tu Thiền là cốt cho tâm được thanh tịnh trong lặng. Từ tâm thanh tịnh trong lặng đó hiện ra trí vô sư. Trí vô sư hiện ra rồi thì chúng ta thấy biết những gì trước kia ta chưa hề thấy biết...
(Xem: 23272)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 28574)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 22766)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 25695)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 22292)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 13988)
Trên đời này, hạnh phúc và khổ đau; chiến tranh và hòa bình; giàu và nghèo… nếu chúng ta chịu khó tu tập một chút và giữ tâm thật bình thản, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều hay vô cùng.
(Xem: 13432)
Bước đường hành đạo của đức Phật thật sinh động trong khung cảnh Ấn Ðộ cổ đại được minh họa bằng các trích đoạn kinh kệ từ Tam Tạng Pàli nguyên thủy đầy thiền vị hòa lẫn thi vị...
(Xem: 22470)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 26369)
Kinh Nghĩa Túc đã bắt đầu dạy về không, vô tướng, vô nguyệnbất khả đắc. Kinh Nghĩa Túc có những hình ảnh rất đẹp về một vị mâu ni thành đạt.
(Xem: 18471)
Bản thể hiện tiền là Sự Sống Duy Nhất vĩnh hằng, luôn hiện tiền, vượt quá hằng hà sa số dạng hình thức sinh linh vốn lệ thuộc vào sinh và diệt.
(Xem: 18961)
Khi bạn chú tâm đến sự yên lặng, ngay lập tức có một trạng thái cảnh giác nhưng rất im lắng ở nội tâm. Bạn đang hiện diện. Bạn vừa bước ra khỏi thói quen suy tưởng của tâm thức cộng đồng...
(Xem: 34505)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27376)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28421)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 21369)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 14893)
Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổvô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn.
(Xem: 19208)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi...
(Xem: 10617)
Giáo dục của chúng ta là sự vun đắp của ký ức, sự củng cố của ký ức. Những thực hành và những nghi lễ của tôn giáo, đọc sách và hiểu biết của bạn, tất cả là sự củng cố của ký ức.
(Xem: 18572)
Đức Phật đã nhìn thấy rất rõ rằng, những trạng thái khác nhau của tâm và những hành động khác nhau của thân sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác biệt.
(Xem: 15662)
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích...
(Xem: 13181)
Chư Bồ Tát, tùy theo hạnh nguyện thù thắng khác biệt mà mỗi vị mang một danh hiệu khác nhau, tựu trung hạnh nguyện của vị nào cũng vĩ đại rộng sâu không thể nghĩ bàn...
(Xem: 13422)
Tuy ra đời khá sớm trong dòng văn học Phật giáo, nhưng cho đến nay, điểm thú vị của độc giả khi đọc lại tập sách này là vẫn có thể nhận ra được những vấn đề quen thuộc với cuộc sống hiện nay của bản thân mình.
(Xem: 14024)
Chân lý chỉ có một, nhưng mỗi người đến với chân lý bằng một con đường khác nhau. Dù bằng con đường nào đi nữa thì đó cũng là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời...
(Xem: 11791)
Đây là kết quả của 17 năm trường mà Ngài Huyền Trang đã ở tại Ấn Độ. Đi đến đâu Ngài cũng ghi lại từ khí hậu, phong thổ cho đến tập quán và nhất là những câu chuyện liên quan đến cuộc đời đức Phật...
(Xem: 11632)
Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta.
(Xem: 11340)
Đức Phật thuyết Pháp, chư tăng gìn giữ pháp Phật để vĩnh viễn lưu truyền làm đạo lý tế độ quần sanh. Vì thế, Phật, Pháp và Tăng là ba món báu của chúng sanh...
(Xem: 11889)
Sân chùa yên ả không một tiếng lá rơi. Mặt trời áp má lên những vòm cây xum xuê, chỉ để rớt nhiều đốm nắng rất nhỏ xuống đất, không nóng bức, không khó chịu...
(Xem: 19944)
Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển...
(Xem: 12394)
Ở xứ Tây Tạng, tạo hóa và dân sự dường như bảo nhau mà giữ không cho kẻ lạ bước vào! Núi cao chập chùng lên tận mây xanh có tuyết phủ...
(Xem: 13941)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá...
(Xem: 13272)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sátnghiên cứu rất nhiều.
(Xem: 31965)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 13436)
Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi.
(Xem: 12758)
Đây là một cuốn nhật ký ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn Độ để học đạo. Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các Phật tích tại Ấn đã tháp tùng theo...
(Xem: 13331)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
(Xem: 11895)
Trời bên này đã thật sự vào thu rồi đó! Buổi chiều, con đường về nhà hai bên rừng có ngàn lá đổi sang màu trái chín, đẹp kỳ diệu.
(Xem: 21863)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 11093)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
(Xem: 12899)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant