Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

21. Có khi gương vỡ Lại lành hơn xưa

23 Tháng Mười 201200:00(Xem: 5872)
21. Có khi gương vỡ Lại lành hơn xưa

THANH GƯƠM BA-LA-MẬT
Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh


Có khi gương vỡ

Lại lành hơn xưa

Upaka là một nhà tu khổ hạnh trẻ tuổi, đẹp trai; vì ở lâu trong rừng núi nên người ta gọi chàng là “Ẩn-sĩ-thanh-tịnh”. Lại nữa, chàng có đôi mắt đen rất đẹp nên người ta cũng gọi chàng là “Đạo-sĩ-mắt-đen.”

Thuở nhỏ, chàng tự ý lìa bỏ gia đình, xin xuất gia trong giáo phái Ni Kiền Tử. Chàng ở lâu trong sơn lâm, luyến ái sơn lâm nên đạo hạnh của chàng cũng được nhiều người nghe tiếng. Nhưng thực chất, chàng không biết gì, chưa có con đường chân chánh để đi, chưa có ánh sáng để tới. Chàng đi khất thực, trở lại ngôi rừng thân yêu của mình để thiền định; nhưng tâm cứ như vượn hoang, như khỉ núi, nay rong chơi chỗ này, mai leo chuyền chỗ khác. Thỉnh thoảng muốn thay đổi không khí, chàng tạm biệt chỗ ngụ cư, vân du lang thang đây đó vài ba ngày, rồi lại trở về để “thanh tịnh khất thực, thanh tịnh thiền định.” Dung mạo, cử chỉ, thái độ, hình dáng bên ngoài rõ là bậc đại ẩn sĩ nên người ta đồn đại với nhau rằng, đấy là một vị A-la-hán!

Ven khu rừng có một xóm làng bé nhỏ, sung túc, giàu có, mọi người tín mộ chàng. Và đặc biệt, có gia đình trùm thợ săn kia thường trực để bát cho chàng, bất cứ khi nào “Đạo - sĩ - mắt - đen” ấy đi qua.

Hôm nọ, sau cuộc vân du trở về, trên đường ngược chiều, Upaka thấy một Sa-môn trẻ tuổi. Chàng đứng sững lại. Sa-môn kia không to lớn lắm, chẳng phải gầy, chẳng phải mập, mà đầy đặn. Y áo chẳng phải cũ, chằng phải mới nhưng thanh sáng và hài hòa. Tất cả nơi ông Sa-môn đều toát ra cái vừa phải, chừng mực, nhưng đẹp, uy nghi và gợi cảm một cách lạ lùng!

Upaka bước tới rồi bước lui, nhìn ngắm ngạc nhiên, mê mải. Có một thứ ánh sáng sáu màu, khi đậm khi nhạt, khi loang rộng như hòa lẫn giữa hư không, lúc thì thu nhỏ lại, rực rỡ, tỏa hắt ra, lung linh, chập chờn rồi yên lặng, phẳng lặng như mặt nước hồ thu không gợn sóng. Đến gần hơn tí nữa thì Upaka hoàn toàn bị nhiếp phục bởi sự trầm tĩnh, ổn định, an lạc toát ra từ đôi mắt, từ bước đi. Có một sự khôn ngoan vượt ngoài thế giới, sự minh triết sáng ngời, một trí tuệ siêu đẳng ở ẩn đâu đó, không chỉ nơi vừng trán bát ngát thông minh, mà còn có thể ở cả nơi từng sợi tóc, lông mi, từng ngón tay, lóng tay và cả ngón chân nữa... “Người này, vị Sa-môn trẻ tuổi đẹp trai này chắc chắn không phải là người, là ... Phạm Thiên chăng?”

Nghĩ vậy nên Upaka cất tiếng chào:

- Chào bạn thân ái! Bạn đẹp quá, đẹp lạ lùng! Chàng mỉm cười sung sướng tán thưởng rồi nói tiếp - Lục căn của bạn an ổnthanh tịnh làm sao? Ồ, không phải! Nói vậy cũng chưa đúng! Nó làm cho sự an ổnthanh tịnh cũng bị nhiếp phục! Hào quang sáu màu từ nơi bạn làm cho một vị Đại Phạm Thiên cũng phải ganh tỵ. Nước da của bạn chói ngời như mẹ vàng ròng. Chắc sức khỏe của bạn dồi dào lắm? Chẳng hay bạn tên chi? Bạn ở đâu? Xuất gia với ai? Đấng Đạo Sư của bạn là vị nào? Bạn tin tưởng vào giáo pháp nào?

Upaka hỏi huyên thuyên, không kịp thở.

Vị Sa-môn trẻ tuổi ấy chính là Đức Phật, sau khi thành đạo dưới cội Bồ-đề, đang trên đường về Vườn Nai để chuyển Pháp Luân. Gặp Upaka, một tu sĩ ngoại đạo, ngài biết là có duyên sau này, nên đợi cho y nói xong, Đức Đạo Sư mới bảo:

- Này Upaka! Đức Phật gọi đích danh chàng- Như Lai là kẻ đã vô nhiễm giữa trần cảnh, đã đoạn tận ác pháp, đã tịch tịnh, vô dục, đã bước ra khỏi mọi chấp trướcbản thânthế gian điên đảo kiến. Như Lai đã chiến thắng Tam giới, chứng đạo quả Vô Thượng Bồ-đề thì còn ai là Thầy của Như Lai? Giữa chúng Chư thiên, Phạm thiên, Như Lai đứng một mình, là Thầy của họ. Nay Như Lai về vườn Lộc Giả ở Ba-la-nại để quay bánh xe Pháp, gióng tiếng trống Bất Tử cho chúng sanh tỉnh giấc mộng trường.

Upaka nghĩ rằng: “Vị đạo sĩ này ăn nói dễ nghe, dễ thương đến vậy? Chà, cái óc và cái lỗ tai của ta nó được hỷ lạc làm sao!”

Bèn nói:

- Mong rằng sự việc sẽ như bạn nói. Bạn thật xứng đáng được gọi là bậc Chiến Thắng Bất Diệt!

- Này Upaka! Kẻ giải thoát ra khỏi mọi trói buộc trần gian xứng đáng được gọi như vậy. Kẻ mà ma quân, phiền não không còn tìm thấy dấu vết, xứng đáng được gọi như vậy. Các Đấng Như Lai thường được danh xưng là Tối Thượng Tôn, Vô Năng Thắng, là Bậc Chiến Thắng Bất Tử, Chiến Thắng Vô Tận, Vô Hạn Định!

Upaka gật đầu lia lịa:

- Thật đúng như vậy! Thật đúng như vậy! Thôi, này bạn của ta, chào bạn sức khỏe!

Sau khi đối thoại với Đức Đạo Sư, gật đầu lia lịa, tán thán Đức Đạo Sư, rồi: “Thôi này bạn của ta, chào bạn sức khỏe”, Upaka không dừng lại nơi giáo pháp này, chàng bỏ đi. Bằng đường tắt, chàng trở lại lều cỏ, nơi khu rừng Vakahara thân yêu của mình. Lại khất thực, lại thiền định, lại như tâm viên ý mãn, lại đi về thanh tịnh, trang nghiêm, lại được người ta kính mộ, coi như là một bậc A-la-hán.

Gia đình người trùm thợ săn có cô gái đào tơ, sen ngó. Nàng là pho tượng, là tác phẩm tuyệt mỹ của thợ trời, thợ nghiệp. Nàng có đôi mắt đen ướt và trong xanh lóng lánh. Nàng là sự đa tình của chúa uyên ương, của chúa bồ câu. Nàng có dáng đi đài các và uyển chuyển của chúa thiên nga. Cái chân, cái tay, cái cổ, đôi má như trứng gà nõn và mũm mĩm như cây lựu nẩy mầm. Có nụ cười ướt sương và trinh bạch như nụ hoa hàm tiếu trên đầu núi. Nàng đẹp cho đến nỗi ông trùm thợ săn ít dám cho nàng đi đâu, sợ thanh niên trai tráng rớt tròng mắt ra ngoài hoặc mọc đứng, mọc ngồi thành “cây si, bụi si” hết thì cũng tội. Nàng tên là Cāpā.

Hôm kia, vì cả gia đình đi vắng nên Cāpā phải ra để bát cho ông “Đạo-sĩ-mắt-đen”, chàng A-la-hán trẻ tuổi, đẹp trai. Điều linh nghiệm, chân lý của ông thợ săn đã xảy ra. “Đạo-sĩ-mắt-đen” sững sờ, chết lặng, trái tim tự động bước ra ngoài lồng ngực mà không thèm hỏi chàng một tiếng. Đôi mắt đen của chàng đạo sĩ thu bắt tức khắc, chuyên chú tinh cần vào “đề mục thiền định hấp dẫn” này! Ôi! Cái đề mục sao mà dễ gom tâm đến thế! Mỗi khi chàng niệm hơi thở, nhìn chót mũi, quán bộ xương khô, bát đất hay khoảng chân không thì nó như con cá quăng trên cạn, như con khỉ bị trói hai tay, sao mà kỳ!

Căn nhà khép cửa đã lâu mà chàng còn “nhập đại định” ở đấy. Nhưng rốt lại cũng phải “xả thiền” chứ! Thế là chàng như người mất hồn, lững thững lê bước nặng nề về chốn “cô đơn thầm lặng” của mình. Ôm bình bát vật thực trên tay - bao giờ cũng nhiều món ăn thượng vị - chàng ngồi xuống trên nệm cỏ; tâm thần còn choáng váng như uống tách rượu say, cái thần hồn như còn gởi ở cõi “mỹ sắc đại thiền tưởng”!

Upaka không ăn uống gì. Chàng ngồi trọn bảy ngày như thế, bình bát chưa hề mở ra, kiên quyết khởi tâm nhất hướng, tối thượng tinh tấn vào đề mục “một là lấy cô con gái người thợ săn làm vợ, hai là chết khô!”

Sau bảy ngày công việc trở về, người thự săn hỏi cô con gái rượu:

- Này con thân! Bậc A-la-hán của chúng ta vẫn đều đặn đến khất thực đấy chứ?

- Thưa cha, một lần thôi.

- Sao kỳ vậy hả? Ngài có đi hóa độ phương nào?

- Các bậc A-la-hán thường nhập đại định bảy ngày, chắc “Đạo-sĩ-mắt-đen” của chúng ta cũng vậy.

Người thợ săn đi nhanh vào rừng, đến cửa lều của Upaka, nhìn qua nệm cỏ, thấy một cái xác vô hồn đang ôm bình bát trong lòng, đôi mắt lờ đờ, mê dại.

- Ôi! Người thợ săn hớt hải la to - Ngài bị bệnh gì? Hay là ma nhập? Ối! ma nhập rồi làng xóm ơi!

Upaka tỉnh lại, nhận ra người thợ săn, mệt mỏi xiêu ngã đứng dậy, bình bát rơi đổ tung tóe những món ăn thượng vị mốc meo. Rồi bất ngờ nhất, chàng ôm chầm người thợ săn khóc nức nở. Người thợ săn hoảng vía, gỡ ra không được, hỏi dồn dập:

- Sao vậy? Sao lạ vậy ngài? Bệnh gì đấy? Ma quỷ gì đây?

- Ông ơi! Tôi chết mất thôi! Upaka mở tiếng được tiếng mất rồi gắng gượng nói một hơi - Con gái ông đã lấy hồn tôi, đã làm cho tôi bị bệnh. Cái bệnh này còn vạn lần đau khổ hơn cái bệnh thân xác. Ông hãy cứu tôi! Tôi không phải là bậc A-la-hán đâu. Tôi chỉ là kẻ tầm thường. Tôi đi tu là vì thấy yêu thích hình bóng của các ông đạo sĩ. Nay thì tôi yêu thương con gái ông hơn. Con gái ông đã chiến thắng tôi, là “bậc chiến thắng bất diệt”! Ông ơi! Ông hãy giải thoát cho tôi khỏi mối tương tư. Một là tôi chết khô, hai là ông cho tôi người con gái. Nàng là một thiên thần, là nữ đại phạm thiên! Nàng là người trên đầu trên cổ tôi, là thượng đế của tôi, là “đề mục thiền định” cho tôi gom tâm tu hành. Ông ơi! Ông hãy cứu tôi!

Nói như vậy thiệt là hết kinh, hết sách, hết chữ nghĩa, hết tín ngưỡng, hết thiêng liêng, thần thánh!

Người thợ săn bối rối, ngỡ ngàng trước sự việc như thế. Hồi lâu, nghĩ cũng cám cảnh thương tình, ông ân cần, dịu dàng nói:

- Thôi được rồi, để tôi giải thoát mối đau khổ cho ngài. Thời tuổi trẻ tôi cũng đã từng biết thương yêu, nên tôi hiểu.

Nhìn bậc tu hành từ dung sắc chói sáng, thù thắng, tuyệt mỹ như phạm thiênphút chốc trở nên tiều tụy, đôi mắt xanh đen biêng biếc biến thành đôi mắt xám bạc thẫn thờ. Người thợ săn thông cảm xiết bảo. Nhưng nghĩ cũng có điều thực tế nan giải, ông bèn hỏi:

- Mà này ngài ạ! Khi cưới nhau rồi chẳng thể “một mái nhà tranh hai quả tim vàng” mà được đâu. Xưa nói khác mà người ngày nay nói khác. Bây giờ, người ta bảo rằng “hạnh phúc thường ăn cơm với thịt với cá, bạn mà cho nó ăn rau, uống nước lã, thì nó sẽ mang guốc, đội nón ra đi thôi”!

Ngài xuất gia từ nhỏ, ít quen được nắng mưa lam lũ, nghề chân, nghề tay trệ vai, đổ mồ hôi, sôi nước mắt. Con gái tôi vì là con một nên tôi “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Nó quen mặc áo lụa Kāsi, quen đeo vòng hoa Pātalim; tóc mây, thân thể mượt mà quen ướp hương Haricandana tối thượng; da thịt tay chân óng ánh ngọc ngà như nụ Paduma mới nở. Vậy ngài định làm gì mà nuôi nó?

Upaka vừa thòng hai chân xuống cuộc đời, chưa đi được bước nào đã vấp phải cục đá, ruột đau, im sững

Người thợ săn gục gặc đầu rồi cất giọng ồ ồ:

- Làng trên xóm dưới, hay ở đâu đó, có hát phỏng ví von rằng:

“Thấy đóa hoa nở thì thương

Mang vô bình cắm sợ hương nhụy tàn

Áo cơm không đủ cho nàng

Muối dưa đĩa ngọc, bẽ bàng lòng nhau!”

Đấy, đấy, ngài tính đi! Bụng làm dạ chịu. Tôi cũng thương ngài lắm mà, nhưng thực tế nó vậy, biết làm sao?

Sau một hồi suy nghĩ, Upaka nói:

- Ông đã thương thì thương cho trót. Tôi xin thú thiệt, tôi chẳng biết một nghề gì. Nhưng những khi ông bắn rơi một con chim, bẫy được một con thú... tôi có thể “làm nghề” lượm chúng, mang xuống chợ bán để đổi gạo, đổi thức ăn cho cả... gia đình ta?

Cầm lòng không đậu, người thợ săn tốt bụnghay nói chữ, gật đầu, dẫn về nhà, cho y phục rồi đem đến trình diện cô con gái rượu:

- Này con gái thân! Bắt đầu từ nay, cha nuôi bậc ẩn sĩ trong nhà, con chịu chứ?

Nàng Cāpā đã đoán ra mọi sự, nhưng giả vờ ngớ ngẩn hỏi:

- Bậc ẩn sĩ sao lại “ẩn” trong nhà có con gái?

- Không! Đây là bậc ẩn sĩ đã hết “ẩn sĩ” rồi!

- Sao kỳ vậy?

Người thợ săn cười ha hả:

- Nghĩa là bậc ẩn sĩ bây giờ gọi là “ẩn tại gia”, và ẩn tại gia có nghĩa là muốn nhận cha làm “nhạc gia”!

Nàng Cāpā kêu ré lên, bỏ chạy. Người thợ săn vui vẻ cất tiếng cười hào sảng. Chàng Upaka đỏ bừng mặt, cúi gằm xuống mà lòng thấy hạnh phúc vô cùng...

Cũng là duyên, cũng là nợ. Cũng là nợ, cùng là duyên. Cái quả của sự gặp gỡ thương yêu nhau cho họ một đứa con xinh xắn, bụ bẫm. Khi có một đứa con thì sắc đẹp, tính nết nàng không còn như xưa nữa. Không lâu lắm, Upaka đã sớm nhận chân rằng, hóa ra cái hạnh phúc vợ chồng mà chàng ước ao, bên người con gái đẹp như tiên nga ấy, cũng tầm thường thôi. Nó khác với trí tưởng tượng của chàng. Hơn thế nữa, thực tế áo cơm nó nghiệt ngã quá, chàng đã phải nay thì núi này, mai thì núi khác; mặt thì đã cứng queo, khô quắp; da thì đã chai sạm màu đồng hun. Làm nghề “lượm thịt săn” không đủ sống, chàng phải phụ thêm nghề đốn củi, đốt than cũng như những nghề chân tay khác đến đổ mồ hôi, sôi nước mắt!

Vất vả và gian lao quá, đôi khi chàng mơ màng nghĩ đến đời sống nhàn cư, thanh tịnh cũ. Thỉnh thoảng, chàng nhớ tưởng đến hình bóng của “người bạn gặp trên đường, bậc chiến thắng bất diệt!”

Nàng Cāpā rất thương chồng, thấy vì mình mà chàng cơ khổ, lam lũ cũng cám cảnh than dài. Nhưng, như chim đã liền cánh, bóng đã dính hình, âu nhân duyên phải đành thế!

Một hôm con khóc, nàng vô tình hát rằng:

“Ầu ơ ... ru con, con ngủ cho ngoan

Cha con ẩn sĩ ... lượm thịt săn giữa rừng

Ầu ơ ... ẩn sĩ rớt bát nửa chừng

Vì con, vì vợ còng lưng tháng ngày.”

Nghe được, Upaka tức giận nói:

- Này nàng Cāpā! Nàng nói ta là “ẩn sĩ lượm thịt săn”, “ẩn sĩ rớt bát”! Nàng chế nhạo ta vừa vừa thôi chứ! Cục đá mà có tai, nó cũng chảy mước mắt vì câu nói của nàng đấy! Ta không có còng lưng, cúi đầu mãi ở trong cái nhà này đâu! Ta biết ta là kẻ ăn đậu, ở nhờ, vô gia cư, vô nghề nghiệp. Ta biết thân phận của ta lắm. Nói cho nàng biết, chẳng phải ta là kẻ tứ cố vô thân, không nơi nương tựa đâu! Ta có một người bạn. Bạn ta là bậc chiến thắng bất diệt. Ta sẽ đến ở với bạn của ta!

Thấy Upaka vì tự áinổi giận, nàng Cāpā đấu dịu, phân trần:

- Em không có ý nghĩ vậy đâu, Chàng Mắt Đen của em! Sự thực, em thấy chàng suốt ngày cúi đầu và còng lưng lượm thịt săn một cách vất vả, một cách khốn khổ. Vì yêu chàng mà em nói thế thôi.

Upaka gằn giọng:

- Nàng có cách nói hai nghĩa, nghĩa đằng đầu và nghĩa đằng đuôi. “Cúi đầu và còng lưng”! Chà, ta biết quá mà! “Ẩn sĩ lượm thịt săn”! Chà, lời mỉa mai hay nhỉ! Ta nói cho nàng biết, ta đã sa xuống đầm lầy khốn cùng và tủi nhục. Ta thức ngộ rồi. Ta sẽ xuất gia trở lại. Ta sẽ đi theo bạn của ta, nương tựa nơi bạn của ta, bậc chiến thắng bất diệt.

- Chớ có tức giận em, Chàng Mắt Đen của em! Có thể em đã dại dột, lỡ lời, xin chàng tha tội!

Upaka lồng lên:

- Ta không có tha tội, chí ta đã quyết. Ta sẽ rời khỏi Vankahara và ngôi làng này, nơi ta đã bị trói buộc và bị quyến rũ bởi sắc đẹp ma quái của nàng. Ích gì cái kỉ niệm đau xót này!

Nàng Cāpā năn nỉ:

- Ôi, Chàng Mắt Đen của em! Hãy ở lại, chớ có đi! Em không dại dột thế nữa đâu. Em sẽ hầu hạ chàng, phục tùng chàng, là nô lệ của chàng!

Upaka cười lạt:

- Không thể nữa đâu, nàng Cāpā! Một phần mười sáu lời nói của nàng có thể làm cho trăm vạn nam nhân phải bủn rủn, mê mệt. Nhưng ta thì không thế nữa đâu.

Nàng Cāpā xuống nước, mềm mỏng, gợi tình:

- Chàng Mắt Đen của em! Em đã đến nỗi nào! Em vẫn còn như cây Takkàrim nở hoa trên đầu núi. Những vòng hoa Patilim vẫn rực rỡ hương sắc hiến tặng chàng. Những chiếc áo lụa Kāsi tối thượng vẫn làm dịu mắt chàng. Tóc em, da thịt em vẫn ướp hương chiên đàn thơm lừng lựng!

Upaka chợt cất giọng ráo hoảnh, chậm rãi:

- Này nàng Cāpā! Bây giờ nàng lại định dùng mồi sắc đẹp để bủa giăng cánh chim trời đấy phỏng? Dẫu nàng là dòng dõi thợ săn thiện xảo đến bảy đời, cánh chim kia chỉ một lần sa lưới mà thôi!

Nàng Cāpā tức giận:

- Chàng nói thế mà nghe được sao? Em bủa giăng hay tự chàng bước vào lưới?

Upaka nín lặng. Nàng Cāpā hỏi ướm:

- Này, còn đứa con thì tính sao đây?

Upaka thản nhiên nói:

- Bậc trí bỏ vợ con, tài sảnquyến thuộc ra đi không ngoảnh lại.

- Thế thì giả dụ tôi đánh nó, tôi giết nó, ông cũng không thèm cứu ư?

- Nó là con của nàng, từ núm ruột của nàng mà rứt ra. Vậy nàng có giết nó hoặc quẳng cho chó sói ăn, ấy là quyền của nàng.

Nàng Cāpā thở dài. Thế là hết rồi. Con hổ đã muốn trở lại rừng xưa. Chàng đã trở lại tâm đích thực của một ẩn sĩ. Sắc đẹp ta, nụ cười ta, vòng tay ta và cả con cái nữa, đã bất lực trước chàng.

Nàng Cāpā buồn bã cất giọng dịu dàng:

- Chàng Mắt Đen của em! Chàng bỏ đi đành đoạn như vậy ư? Chàng không thương xót em và con sao?

Con tim của Upaka thoáng lay động, dầu cố gắng trấn tĩnh nhưng giọng đã mềm đi:

- Ta cũng biết thế. Nhưng nàng hãy thông cảm cho ta, ta phải tự cứu mình!

Nghe giọng nói kia, Cāpā đã hiểu. Chẳng phải Upaka đã hóa thành gỗ đá. Chàng cũng còn thương vợ, xót con; nhưng chàng đã quá đau khổ vì không còn chịu nổi hoàn cảnh ràng buộc với những tế toái của đời sống. Vậy nếu thương chàng, yêu chàng thật sự thì hãy để chàng ra đi cho tròn với ước nguyện. Nghĩ vậy, nàng Cāpā gạt nước mắt, nói:

- Thôi, vì thương chàng nên em để cho chàng ra đi. Ở nhà, mọi việc em lo liệu được. Nhưng chàng đi đâu?

Upaka nắm tay nàng Cāpā:

- Cảm ơn em. Cảm ơn em đã hiểu ta. Việc ta đi đâu thì em không phải lo lắng. Ta sẽ đến với bạn của ta, bậc chiến thắng bất diệt.

- Vị ấy ở đâu?

- Bạn của ta đang đi gióng tiếng trống bất tửVườn Nai, và cũng từ đó bạn ta chuyển Bánh Xe Pháp.

Im lặng khá lâu giữa hai người.

Nàng Cāpā chợt nói:

- Vậy khi chàng đến gặp vị ấy, hãy thay mặt em, nhiễu quanh ba vòng về phía hữu, chàng đảnh lễ vị ấy dùm em. Em tỏ lòng cung kính đối với vị ấy, bậc chiến thắng bất tử, đã quyến dụ được chồng em, hơn em!

Upaka mỉm cười sung sướng:

- Phải thế. Nói vậy là đúng đắn. Vì lợi ích cho cả hai ta, ta sẽ tỏ lòng cung kínhtri ân bậc vô thượng ấy.

Đức Đạo Sư, hôm ấy, ở Xá Vệ, Kỳ Viên tịnh xá, trước khi vào hương phòng, nói với người thị giả:

- Này, tỷ-kheo! Khi nào có ai đến nói ta câu này: “Bậc chiến thắng bất diệt, bạn của ta, giờ ở đâu”, thì hãy đưa người ấy vào gặp Như Lai.

Vẫn còn trong y phục của người thợ săn, Upaka sau rất nhiều do tuần đường đất theo dấu chân Đức Đạo Sư từ phương này sang phương khác, hôm kia lần đến Xá Vệ, tìm ra cửa tịnh xá, cất giọng oang oang:

- Này, các ông Sa-môn! Bậc chiến thắng bất diệt, bạn của ta, giờ ở đâu?

Đức Đạo Sư chờ đợi người ấy, chờ đợi đã lâu, không phải chỉ sáng nay, nhờ thiên nhãn, mà chờ đợi từ ngày giác ngộ dưới cội Bồ-đề. Đức Đạo Sư khi quán nhân duyên, biết rằng trên đường về Vườn Nai sẽ gặp người ấy, một đạo sĩ ngoại đạo. Gặp rồi, ngài không nói gì nhiều, chỉ gieo một hạt giống. Hạt giống ấy hôm nay đã nẩy mầm, lớn rất nhanh và chờ lúc trổ quả.

Gặp Đức Thế Tôn, sau vài lời giáo giới, Upaka được Ngài cho xuất gia. Sau đó, Upaka dễ dàng chứng đạo quả Bất Lai, không một gắng sức nào. Cuối đời, mệnh chung, sinh vào cõi Aviha thanh tịnh rồi đắc quả A-la-hán luôn tại đấy.

Còn nàng Cāpā, không bao lâu sau, gởi con trai cho ông ngoại, theo chân Upaka, xuất gia với trưởng lão ni Gotamì, đắc quả A-la-hán.

Thật là lạ lùng! Chàng và nàng gặp gỡ nhau, yêu nhau, sinh con, giận nhau, cãi nhau, chia tay nhau... rồi gặp lại nhau nơi cõi A-la-hán vô sanh bất diệt! Hy hữu thay!

Cho nên có thơ rằng:

“Tích xưa chuyện cũ rành rành

Có khi gương vỡ lại lành hơn xưa”!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10191)
Sự sinh ra cao quý, tự dothuận lợi này thật khó có được. Cầu mong con không lãng phísử dụng nó một cách có ý nghĩa.
(Xem: 11247)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
(Xem: 13587)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sángtinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
(Xem: 13733)
Một cách khái quát, Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh vút cao của một hành giả đã chứng ngộ. Với nghĩa này, Thiền cũng là Đạo, là Phật, là Tâm...
(Xem: 22204)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 21862)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
(Xem: 27374)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17773)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 11733)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
(Xem: 12327)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Namtrách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
(Xem: 25246)
Chúng ta tu Thiền là cốt cho tâm được thanh tịnh trong lặng. Từ tâm thanh tịnh trong lặng đó hiện ra trí vô sư. Trí vô sư hiện ra rồi thì chúng ta thấy biết những gì trước kia ta chưa hề thấy biết...
(Xem: 23272)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 28574)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 22766)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 25695)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 22292)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 13988)
Trên đời này, hạnh phúc và khổ đau; chiến tranh và hòa bình; giàu và nghèo… nếu chúng ta chịu khó tu tập một chút và giữ tâm thật bình thản, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều hay vô cùng.
(Xem: 13432)
Bước đường hành đạo của đức Phật thật sinh động trong khung cảnh Ấn Ðộ cổ đại được minh họa bằng các trích đoạn kinh kệ từ Tam Tạng Pàli nguyên thủy đầy thiền vị hòa lẫn thi vị...
(Xem: 22470)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 26369)
Kinh Nghĩa Túc đã bắt đầu dạy về không, vô tướng, vô nguyệnbất khả đắc. Kinh Nghĩa Túc có những hình ảnh rất đẹp về một vị mâu ni thành đạt.
(Xem: 18471)
Bản thể hiện tiền là Sự Sống Duy Nhất vĩnh hằng, luôn hiện tiền, vượt quá hằng hà sa số dạng hình thức sinh linh vốn lệ thuộc vào sinh và diệt.
(Xem: 18961)
Khi bạn chú tâm đến sự yên lặng, ngay lập tức có một trạng thái cảnh giác nhưng rất im lắng ở nội tâm. Bạn đang hiện diện. Bạn vừa bước ra khỏi thói quen suy tưởng của tâm thức cộng đồng...
(Xem: 34505)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27376)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28420)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 21369)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 14893)
Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổvô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn.
(Xem: 19200)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi...
(Xem: 10617)
Giáo dục của chúng ta là sự vun đắp của ký ức, sự củng cố của ký ức. Những thực hành và những nghi lễ của tôn giáo, đọc sách và hiểu biết của bạn, tất cả là sự củng cố của ký ức.
(Xem: 18572)
Đức Phật đã nhìn thấy rất rõ rằng, những trạng thái khác nhau của tâm và những hành động khác nhau của thân sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác biệt.
(Xem: 15662)
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích...
(Xem: 13181)
Chư Bồ Tát, tùy theo hạnh nguyện thù thắng khác biệt mà mỗi vị mang một danh hiệu khác nhau, tựu trung hạnh nguyện của vị nào cũng vĩ đại rộng sâu không thể nghĩ bàn...
(Xem: 13422)
Tuy ra đời khá sớm trong dòng văn học Phật giáo, nhưng cho đến nay, điểm thú vị của độc giả khi đọc lại tập sách này là vẫn có thể nhận ra được những vấn đề quen thuộc với cuộc sống hiện nay của bản thân mình.
(Xem: 14024)
Chân lý chỉ có một, nhưng mỗi người đến với chân lý bằng một con đường khác nhau. Dù bằng con đường nào đi nữa thì đó cũng là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời...
(Xem: 11791)
Đây là kết quả của 17 năm trường mà Ngài Huyền Trang đã ở tại Ấn Độ. Đi đến đâu Ngài cũng ghi lại từ khí hậu, phong thổ cho đến tập quán và nhất là những câu chuyện liên quan đến cuộc đời đức Phật...
(Xem: 11632)
Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta.
(Xem: 11340)
Đức Phật thuyết Pháp, chư tăng gìn giữ pháp Phật để vĩnh viễn lưu truyền làm đạo lý tế độ quần sanh. Vì thế, Phật, Pháp và Tăng là ba món báu của chúng sanh...
(Xem: 11889)
Sân chùa yên ả không một tiếng lá rơi. Mặt trời áp má lên những vòm cây xum xuê, chỉ để rớt nhiều đốm nắng rất nhỏ xuống đất, không nóng bức, không khó chịu...
(Xem: 19943)
Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển...
(Xem: 12394)
Ở xứ Tây Tạng, tạo hóa và dân sự dường như bảo nhau mà giữ không cho kẻ lạ bước vào! Núi cao chập chùng lên tận mây xanh có tuyết phủ...
(Xem: 13941)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá...
(Xem: 13272)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sátnghiên cứu rất nhiều.
(Xem: 31964)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 13436)
Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi.
(Xem: 12758)
Đây là một cuốn nhật ký ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn Độ để học đạo. Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các Phật tích tại Ấn đã tháp tùng theo...
(Xem: 13331)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
(Xem: 11895)
Trời bên này đã thật sự vào thu rồi đó! Buổi chiều, con đường về nhà hai bên rừng có ngàn lá đổi sang màu trái chín, đẹp kỳ diệu.
(Xem: 21863)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 11093)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
(Xem: 12899)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant