Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tản mạn về Cần Thơ

29 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 6407)
Tản mạn về Cần Thơ

CẢM NIỆM VỀ MẸ

(Kính dâng mẹ cụ bà Nguyễn thị Sáu)
Hư Thân Huỳnh Trung Chánh


cam_niem_ve_me

Tản mạn về Cần Thơ


Sanh trưởng tại vùng đồng bằng sông ngòi chằn chịt, chưa bập bẹ “i tờ” đã lặn ngụp tắm sông, mối tình sông nước đã man man đeo đẳng tôi ra tận xứ người. Lái xe qua cây cầu nào, tôi cũng rộn ràng ngắm nhìn thật kỹ giòng sông, để rồi chỉ ngậm ngùi khám phá rằng sông nước ở đây nó chẳng dính líu gì đến niềm thương nỗi nhớ của mình. Tôi lại định cư tại vùng sa mạc khô cằn thuộc tiểu bang Arizona, nơi cũng có nhiều cây cầu khang trang và dài như cầu Tân An hay Bến Lức, bờ sông cẩn đá, lòng sông nông cạn nhưng khá rộng được khéo léo trải từng lớp sỏi to cỡ trái xoài tượng, gọn gàng, sạch sẽ, và dĩ nhiên chẳng hề có chút sình non hay rác rến. Chuyện nghịch đời là con sông đó suốt năm khô khan chỉ mấy ngày mới có lạch nước nhỏ ri rỉ chảy, sông rạch thiếu nước, dù tô điểm cách nào nó cũng vô duyên trơ trẻn mà thôi. Muốn tìm ra một giòng sông đúng nghĩa tôi phải đi sang tiểu bang khác. Tôi có dịp viếng vài giòng sông nổi tiếng như American River, Sacramento River tại Bắc Cali, Mississipi River tại các tiểu bang miền Trung, nhưng chưa có nơi nào so sánh nổi với giòng Cửu Long mông mênh tình tứ cả. Nhân một chuyến nghỉ hè tại phố biển Corpus Christi, Texas, vô tình chúng tôi khám phá bến phà Aransas Pass đưa sang đảo Padre, bèn đi cho biết. Chiếc phà hùng vĩ nuốt chửng gần hai mươi chiếc xe, chạy phất phới, nên tuy khoảng đường biển dài gấp đôi Bắc Vàm Cống, thời gian di chuyển chỉ độ chừng 30 phút mà thôi. Tôi đậu xe, ra đứng tại đầu phà, ngắm trời mây bao la, đón làn gió mát, nhìn chiếc phà rẽ sóng tung toé... bất chợt tôi có cảm giác như mình đang bồng bềnh trên giòng Cửu Long ngày nào : thương nhớ vô vàng. Anh Huy, bạn tôi bỗng cất giọng thảm sầu : “Trời ơi! cảnh nầy sao quen thuộc quá! nó khiến tôi nhớ Bắc Cần Thơ điên cuồng, anh ạ!” Tôi nghe ba chữ “Bắc Cần Thơ” bỗng xúc động lặng người, gắng gượng lắm tôi mới đáp nho nhỏ qua tiếng thở dài : “Ừa thì tôi cũng nhớ Cần Thơ tha thiết, chẳng thua anh bao nhiêu đâu?” Anh bạn chẳng tin tí nào. Tôi đâu phải là dân Cần Thơ, thì làm sao có thể thương Cần Thơ bằng anh cho được.

Thân hữu không mấy người biết, thuở ấu thơ tôi đã có thời sống tại Cần Thơ hai năm, và cũng không ai ngờ rằng đã qua bao năm tháng dài, mà tình cảm của tôi đối với Cần Thơ vẫn thắm thiết đậm đà. Gia đình tôi đã trôi giạt đến Cần Thơ vào năm 1948, tương tợ như một về lục bình trôi lang thang theo giòng nước rồi bị xô đẩy tắp vô một bờ bến lạ vào một đêm tối tăm mù mịt. Chới với, ngỡ ngàng…

Duyên cớ nào đã đưa đẩy chúng tôi lạc lõng đến Cần Thơ vào thời điểm nầy là một chuyện dài, khởi đầu với cảnh đất nước loạn ly tan tóc… Thật vậy, nếu khói lửa chiến chinh vào mùa thu năm 1945 không lan dần đến quê hương tôi, một hòn cù lao nhỏ giữa giòng sông Cổ Chiên, thuộc xã Long Hòa, tỉnh Trà Vinh, thì có lẽ gia đình tôi vẫn an phận với nếp sống trầm lặng tại miền thôn dã. Thế nhưng, chiến cuộc đã cướp mất tôi người cha, và mẹ tôi đành quyết định bỏ nhà cửa ruộng vườn, gạt lệ dẫn con ra đi. Bà đưa con tạm lánh về Mỏ Cày, Kiến Hòa, gởi anh tôi cho chị chồng. Sau đó, cùng với chị bếp trung thành lãnh phần bơi mũi, bà thuê chiếc xuồng và một người bạn chèo - người chèo thuê, nhưng mẹ tôi gọi là bạn chèo, đúng không tôi chẳng rõ - đi ngược giòng sông Tiền, đưa hai đứa con nhỏ về quê ngoại tại Cao Lãnh nương náo. Lộ trình đi thập phần nguy hiểm. Tiếng súng ngày đêm vẫn vang rền, sông Cửu Long mênh mông sóng gió chập chùng, nhưng mẹ tôi vẫn nhất quyết đưa chiếc thuyền con lầm lì len lỏi giữa làn súng đạn của hai phe, như là chuyện thường trực liều lĩnh thách thức với tử thần. Ngày nào, trên giòng sông cũng có vài mươi xác chết sình chương, mà người ta gọi là “thằng chổng” trôi dập dìu. Nạn nhân có thể là kẻ bị Tây nghi ngờ là Việt Minh, nên xử bắn rồi đạp xác xuống sông, hoặc cũng có thể là kẻ bị kháng chiến tình nghithành phần “Việt gian”, trói bỏ vào bao bố kèm với viên đá nặng thả xuống sông cho “mò tôm”. Nguy hiểm hơn nữa, là những nút “kiểm soát” được đặt đầy dẫy khắp nơi, mà ranh giới không rõ rệt, nếu bị chận hỏi mà trả lời lợn cợn thì mất mạng như chơi. Có một lần một dân quân Việt Minh chận xét thấy trong mớ chỉ thêu của mẹ tôi có rất nhiều màu, trong đó có ba màu xanh trắng đỏ, mà ba màu nầy hợp lại thành màu cờ nước Pháp. Thế rồi, anh ta lên án mẹ tôi là Việt gian, tịch thu chỉ thêu và bắt mẹ tôi dẫn đi trình với cấp trên. Anh bạn chèo buột miệng : “Điệu nầy bả dám bị cho đi mò tôm lắm à!”. Em tôi khóc ngất, tôi mới sáu tuổi song cũng phải đóng vai anh dỗ em, nên không thể khóc. Khi mẹ tôi được tha, em tôi mừng quá ôm chầm, càng khóc sướt mướt hơn nữa. Anh bạn chèo, thấy tôi có vẻ vô tâm, sanh lòng bất mãn phán cho một câu : “Thằng anh coi bộ ngu quá! Má nó bị bắt nó không lo, má nó được tha nó chẳng mừng tí nào!”. Cuối cùng rồi thì chúng tôi cũng về tới xã Hòa An, Cao Lãnh, sống an lành trong vòng tay chở che của ngoại. 

Tuy nhiên, nỗi ưu tư lớn lao của mẹ tôi là tương lai của con, bà không chấp nhận cảnh dốt nát thất học ở miền quê, nên ở nhà ngoại chưa giáp năm, mẹ tôi lại dẫn con ra đi, mong tìm chốn thị tứ có trường ốc cho con cái học hành. Thế nhưng, với khả năng hạn hẹp của một thiếu phụ vốn chỉ lúc thúc trong khuê phòng, thì sống chốn nào cũng khó khăn chật vật, nên gia đình chúng tôi cứ phải thay đổi chỗ ở liên miên, và do đó chuyện học hành của lũ con cũng gián đoạn mãi… Một hôm, mẹ tôi nghe một người em họ tên Nghiệp tán tụng Cần Thơ dễ sống, lại có trường Trung Học Phan thanh Giản nổi tiếng. (Vào thời điểm nầy, trọn miền Nam chỉ có Saigon và Cần Thơ là có trung học công lập mà thôi.) Mặc dầu con cái mới bập bẹ “i tờ”, mẹ tôi vốn thầm ao ước sẽ có ngày con mình đặt chân vào ngưỡng cửa trung học, nên chẳng chút đắn đo, bà hăm hở gom góp mớ vốn liếng cỏn con gồm vài món nữ trang còn sót lại, một bàn máy may Singer, khuôn bánh kẹp, khuôn bánh gai… rồi dẫn con đi lập nghiệp. Cậu Nghiệp hướng dẫn mẹ tôi thuê một căn phố lợp lá, nền đất tại một hẻm lầy lội thuộc vùng Cái Khế, cậu ở chơi một tuần, rồi máu lang bạt kỳ hồ nổi dậy, cậu lại ra đi, bỏ mặc chúng tôi ở lại với nỗi bỡ ngỡ, cô đơn, lạc lõng ở xứ người. Trong nghề may, mẹ tôi là “tay ngang” chỉ dám may quần áo cho con cái, nay bà đành bặm gan đi khắp xóm lãnh may thuê với giá rẻ mạt. Bà cũng có mối lai rai, khách hàng toàn là dân nghèo, chuộng giá rẻ hơn phẩm chất nên phần đông dễ dãi, tuy vậy, thỉnh thoảng cũng có người sừng sộ chê áo quần hư hỏng, và mẹ tôi phải năn nỉ xin hoàn lại tiền công để khỏi bị bồi thường. Bà cũng trổ tài làm bánh kẹp, bánh gai, khuấy kẹo để bán. Tôi “xung phong” xin mang thùng kẹo rao bán, kiếm ăn được, ra quân lần đầu gặp một khách tặng cho một cắc, vui quá đổi là vui. Mẹ tôi thì chẳng vui tí nào, bà nhìn con quảy thùng kẹo với nỗi buồn hiu hắt, rồi sau một đêm trằn trọc, bà nhất quyết chẳng cho tôi tiếp tục theo đuổi “sự nghiệp” nầy nữa. Bà điều đình với các quán xép trong xóm, và tại các trường học để bán sỉ cho họ, kiếm lợi được bao nhiêu cũng hài lòng. Nghề làm bánh kẹo coi bộ không khá, kẹo dừa giá rẻ mạt lại dễ bị “lợi đường” lỗ vốn, các loại bánh mắc tiền thì xóm nghèo không mấy ai hưởng ứng, thành thử buôn bán ế ẩm và ngày qua ngày vốn liếng của bà cứ mòn mỏi lần… 

Căn phố nhỏ bé nhưng đối với gia đình tôi thì rộng chán, thừa chỗ cho một cái giường để mẹ con chui rúc với nhau, cái bếp đặt dưới đất phải ngồi xổm nấu nướng, ngồi xổm để ăn. Tôi nhớ dường như cửa sau không thông thương nên dì Tám gánh nước và mấy con gà mẹ tôi nuôi sau nhà… cũng ra vào bằng cửa trước như chúng tôi. Có mấy con gà quanh quẩn cũng vui, nhà đất, tôi suốt ngày đi chân không mà gà thì cũng vậy, có gì khác nhau đâu? Tôi hoàn toàn không nhớ nổi nhu cầu vệ sinh đã giải quyết như thế nào, có lẽ, thời đó chuyện nầy đối với đầu óc trẻ thơ thì nó đơn giản, chớ đâu đòi hỏi phải sạch sẽ, tiện nghi mà phải quan tâm

Xóm giềng mà tôi còn nhớ được là gia đình bác thợ mộc, bà Hai bánh canh, dì Tám gánh nước mướn…, ai cũng tốt bụngdễ thương, nhưng đặc biệt tình nghĩa là gia đình chú Chín Chỉnh, hành nghề đạp xe lôi ở căn nhà đối diện. Chú thím Chín cảm thông hoàn cảnh đơn chiếc của mẹ tôi nên thường giúp đỡ chúng tôi từ chuyện khiêng vác nặng nhọc cho đến chuyện thiếu muỗng nước mắm, tép hành, tép tỏi. Chiều chiều chú thường chở đám con trên xe lôi đi hóng mát, đôi lần chú ngoắc tôi lại cho lên ngồi chung, tạo cho tôi nguồn vui vô tận. Niềm vui đó, sau nầy dẫu tôi ngồi trên chiếc xe hơi láng bóng nào cũng không sánh được. Chú Chín có 4 con: anh Chung, chị Ba, chị Tư, và con bé Sáu chừng 5 tuổi. Anh Chung lớn hơn tôi ba tuổi nhưng mới học lớp hai, còn tôi đang học lớp ba trường Nam tiểu học, nhưng tôi phục anh lắm. Tôi được anh dẫn đi bụi đời, la cà ở các hàng quán, lượm bao thuốc hút, lượm nút chai… về làm “tiền”, đôi khi, tôi len lén ngó trước ngó sau rồi “ực” nhanh một ngụm nước ngọt thừa thãi của một thực khách hào hoa nào đó, tuy có chút hổ thẹn trong lòng, nhưng thật tình thì cũng ngon lành lắm. Thích lêu lỏng mà không có anh, không dám la cà hàng quán, tôi lang thang vào sân quần vợt mê mang nhìn những đứa bé trạc tuổi tôi hành nghề lượm banh. Tôi thèm thuồng cái nghề lượm banh vui nhộn mà lại có tiền quá chừng hà!

Những căn nhà sâu trong hẻm tôi không còn nhớ được ai, ngoại trừ một cô gái mà tôi quên tuốt luốt vóc dáng và quần áo của chị, nhưng bước chân rón rén tránh sình lầy thì lại nhớ rất rõ, vì tôi thường chê đi như vậy chẳng vui, phải lội sình, đá nước tung tóe như tôi mới thú vị. Chị chưng diện như thế nào mà các bà đa sự trong xóm thường háy nguýt phê phán là thứ gái lẳng lơ trắc nết, đôi khi họ còn gọi chị là “con đĩ”, họ cấm con cái chào hỏi chuyện trò. Tôi được “cố vấn tối cao” là anh Chung giải nghĩa nên hiểu rõ ngành nghề nầy, nhưng tôi cũng nghe có người kể rằng chị chu cấp phụng dưỡng mẹ chí hiếu, nên tôi rất quí trọng chị. Niềm kính trọng đó vẫn tồn tại mãi trong tôi, nên sau nầy, trong công việc hàng ngày khi có dịp gần gũi với giới gái mãi dâm, tôi luôn đối xử với họ như người em, người chị. Khi viết những truyện ngắn có những nhân vật hành nghề nầy như truyện “Sen Trắng”, truyện “Người đẹp thoảng hương sen”, tôi viết về họ với tất cả niềm tôn kính trong lòng. 

Ngoại tôi quá lo lắng cho nếp sống bấp bênh của gia đình tôi, nên khi tình hình an ninh tại vùng quê Cao Lãnh vừa vãn hồi, ngoại liền ép buộc mẹ tôi về Hòa An chung sống chăm sóc ông bà lúc tuổi già, phần con cái thì sẽ gởi tạm cho thân nhân tại chợ Mỹ Trà để đi học. Lúc đó là mùa bãi trường, tôi đã chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng theo mẹ lên đường, nhưng mẹ tôi vẫn bám víu ước mơ có ngày thằng con sẽ trúng tuyển vào trường trung học Cần Thơ, nên đôn đáo tìm phương cách cho tôi ở lại. Cuối cùngtìm ra được một người bà con nhơn đức, chịu cho tôi ăn ở miễn phí một năm. Mẹ mang gởi tôi cho Ông bà Tư, - Ông Tư là Cao văn Trương, cán sự Ty Địa Chánh, bà Tư là bà con xa, trẻ tuổi hơn mẹ tôi, nhưng là vai dì – rồi dẫn em tôi rời Cần Thơ lúc nào tôi chẳng biết. Chừng sáu tháng sau, mẹ trở lại Cần Thơ thăm tôi, bà chỉ ở chơi một ngày rồi ra đi. Sáng hôm đó, chú Chín Chỉnh đến đón mẹ tôi đưa ra Bắc Cần Thơ, thấy tôi đứng xớ rớ bên cạnh, chú ngoắc tôi cho đi theo. Đến nơi, chú ngừng xe, mẹ tôi liếc nhìn tôi rồi quay mặt ngay để che dấu giọt nước mắt vừa lăn tròn nơi khóe. Tôi thấy kịp nhưng gắng nén lòng, lặng lẽ quan sát bà. Bà luống cuống xuống xe, rồi hấp tấp bước nhanh xuống phà tránh không ngoảnh mặt lại. 

Ở nhà Ông bà Tư tôi không còn thú vui bụi đời nữa, nhưng lại có lắm bạn. Ở trường thì có “trò” Ngôn, ở nhà thì có anh Đức, cháu Ông Tư, quê Bến Tre được Ông Tư đem về nuôi cho ăn học. Rồi đến ngày tựu trường trung học, có các anh Nguyễn lương Tri, Nguyễn lương Năng, Nguyễn nam Thanh được cha mẹ gởi đến xin ở trọ. Anh Lương Năng kể lể nỗi nghèo khó của bạn làTô Cang cho Ông bà Tư nghe, thế là Ông bà lại mở rộng lòng cho anh Cang về ăn ở miễn phí. Nhà đông rần rần, các bậc đàn anh bàn cãi suốt ngày toàn chuyện quốc gia đại sự, nhen nhúm lòng yêu nước trong tôi. Năm đó xảy ra vụ trò Ơn ở Saigon, học sinh Trung Học Cần Thơ biểu tình rồi bãi khóa. Anh Lương Năng và Tô Cang vô bưng, anh Lương Tri về Mỹ Tho với gia đình, anh Nam Thanh bị tống đi du học trời Tây. Căn nhà lại vắng lặng như cũ. 

Niên học trôi qua thật nhanh, lần nầy mẹ con tôi đành dẹp bỏ ước mơ trung học, bà đem tôi về Cao Lãnh sinh sống. Tôi rời Cần Thơ trong niềm tiếc nuối, ước mong có ngày sẽ trở về thăm chốn cũ. Mãi đến chín năm sau, năm 1959, tôi mới có cơ hội nầy. 

Tôi và 5 đồng nghiệp được Nha Điền Thổ biệt phái về Ty Bảo Thủ Điền Thổ Cần Thơ một tuần lễ để yểm trợ chương trình Cải Cách Điền Địa. Trong thời gian nầy, chỉ có một lần tôi tránh né anh em, xé lẻ đi lang thang tìm về xóm cũ nhưng vô vọng. Lúc bấy giờ Ông bà Tư đã rời Cần Thơ, thân thiết tôi chỉ còn gia đình chú Chín. Tôi đón bừa những chiếc xe lôi ngược xuôi hỏi thăm tên chú, cuối cùng có người chở tôi tới nhà chú tại một xóm hoàn toàn mới lạ. Tôi vào nhà thì gặp chị Tư, đang ỳ ạch mang bầu đứa con thứ nhì, hỏi ra thì anh Hai đang nhập ngũ phương xa, chị Ba lập gia đình ở riêng, bé Sáu đi học, chú thím Chín về quê vài ngày,… nên tôi hơi thất vọng

Tôi tốt nghiệp đại học rồi về làm việc tại các tỉnh miền Tây, kề cận Cần Thơ. Nhờ vậy, tôi đã có rất nhiều dịp tìm về Cần Thơ họp bạn, tiệc tùng. Chuẩn bị chuyến đi Cần Thơ lần nào tôi cũng háo hức trông chờ. Cần Thơ thanh lịch mỹ miều, Cần Thơ nhộn nhịp đủ món ăn chơi hào phóng, nên tôi cũng quay cuồng nhập cuộc rộn ràng. Có điều là lần nào cũng vậy, sau khi ra về, tôi lại mang máng buồn, mường tượng như có gì bất ổn, một mất mát nào đó, mà suy nghĩ hoài vẫn không hiểu tại sao?... Một hôm vào khoảng năm 1969, tôi đang đa đoan bận bịu công việc, bất ngờ nhận được thơ của một người bạn học từ năm lớp 9 đang nằm trong vòng lao lý tại Cần Thơ, nhờ tôi giúp đỡ. Anh không thuộc nhóm bạn bè thân, 12 năm qua chưa hề liên lạc nhau, có lẽ vì vậy nên anh đã ngần ngại, lâm nạn khá lâu mới nghĩ đến tôi. Qua câu chuyện anh kể, tôi nhận thấy mình chẳng giúp đỡ gì anh được, nên quyết định không đáp ứng yêu cầu của anh. Tuy vậy chuyện tù tội của anh cứ ám ảnh tôi, khiến tôi ái nái không yên, nên sau cùng thì tôi đổi ý. Tôi nghĩ dẫ̃u không giúp gì nhiều, nhưng chuyến viếng thăm sẽ an ủi được anh phần nào. Thế rồi, tôi lái xe thật sớm sang Cần Thơ, vào Phòng Dự Thẩm Tòa Án thăm hỏi hồ sơ của anh để nghiên cứu. Rất tiếc, hồ sơ đã hoàn tất và gởi lên Phòng Luận Tội chờ đưa ra Tòa Đại Hình, nên không tham khảo được. Tôi bèn tìm anh Biện Lý V.M.H., một người đàn anh thâm tình, vắn tắt kể chuyện người bạn học, và xin anh cho phép tôi đưa nghi phạm đi chơi một vòng chừng vài giờ. Anh H. đồng ý dễ dàng, anh điện thoại xuống Trung Tâm Cải Huấn dặn dò kỹ, nên khi tôi đến nơi trình giấy phép, thì anh bạn đã sẵn sàng, điểm lạ là trong cảnh nầy mà anh vẫn hồng hào, sung túc, và ăn mặc rất chải chuốt. Tôi lái xe chạy lòng vòng, vắn tắt cho anh biết tình trạng hồ sơ và giải thích anh nghe vài điểm pháp lý cần thiết, sau đó, tôi mời anh ăn cơm ở bất cứ chỗ nào mà anh thích. Anh ấp úng hồi lâu rồi cho biết anh đã được tiếp tế đầy đủ nên không khao khát ăn uống, anh chỉ thiếu thốn đàn bà mà thôi. Kết luận, anh mong được đi hoang một chuyến. Tôi trầm ngâm hồi lâu, vì lo ngại tai tiếng, nhưng thật ra, tôi rất cảm thông nhu cầu của anh. Cuối cùng tôi cũng đồng ý, nhưng tôi xác định rằng tôi chỉ mời ăn thôi, còn vụ nầy anh phải tự lo liệu. Anh nhờ tôi đưa đến một khách sạn sang trọng, tôi ngồi chờ ở ngoài xe, chừng một giờ sau thì thấy anh tươi tỉnh trở ra, khoái trá mô tả lại cuộc mua vui, chuyện nham nhở bình thường nhưng thái độ khinh khi gái mãi dâm của anh khiến tôi ngầm bất mãn. Trên đường đến tiệm ăn, anh lại ấp úng lần nữa. Tôi hơi ngạc nhiên và hơi khó chịu – cái khó chịu về thái độ khinh người của anh vẫn còn đọng lại -, nên sau một thoáng ngần ngừ mới đồng ý. Anh viện cớ đã cạn tiền nên xin đưa đến một địa điểm bình dân trong ngõ hẻm Cái Khế, rồi anh đi vào căn nhà lầu khang trang đầu hẻm. Chờ đợi sốt ruột, tôi lang thang đi sâu vào con hẻm. Hẻm hẹp dần, nước mưa ứ đọng vài nơi và nhà cửa cũng xây bừa bãi tồi tệ hơn. Thấy một ngách nhỏ, tôi len vào, nhà cửa ở đây chỉ là thứ lều ọp ẹp kết hợp bằng những miếng tôn tạp nhạp vá víu. Tôi dán mắt quan sát ba thằng bé con cỡi trần, đen đúa, tong teo… đang rạng rỡ ngồi giọc nước sình hôi hám, rồi bỗng nhiên nỗi xúc động vui buồn lẫn lộn xâm nhập tâm tôi, khiến tôi rỡn ốc cả châu thân. Tôi đã khám phá được Cần Thơ của tôi rồi. Thì ra, cái Cần Thơ mà tôi tương tư thương nhớ, không phải là cái thành phố nguy nga tráng lệ nổi tiếng là Tây đô, mà chính là những hình ảnh tiều tụy bùn lầy nước đọng như thế nầy, nơi đã từng chứa chan cả một bầu trời thân thương vào tuổi bé thơ của tôi. 

Tôi hấp tấp đưa trả anh bạn học về Trung Tâm Cải Huấn, rồi lái xe ra đi với niềm cảm xúc vẫn còn miên man trong lòng. Khi tôi dừng xe tại bến Bắc, tôi chợt bàng hoàng thấy một chiếc xe lôi chở một thiếu phụ trẻ và một thằng bé con trờ tới. Tôi nhìn theo hai mẹ con, rồi liên tưởng đến buổi chia tay với mẹ khoảng hai mươi năm về trước cũng tại chỗ nầy. Tôi mong thằng bé được mẹ dẫn theo, chớ không bị bỏ lại như tôi ngày trước : bơ vơ và buồn tủi lắm! Thế rồi, nước mắt tôi bỗng ràn rụa… nước mắt mà 20 năm trước tôi đã đè nén, giờ đây bỗng tuôn tràn một cách bất ngờ và cũng rất là vô lý…

Phoenix, AZ tháng 6.2003

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19894)
Lửa trong Cái Trí là một quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti, Ông Không dịch
(Xem: 20957)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
(Xem: 19326)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
(Xem: 40577)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 21301)
Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần để minh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
(Xem: 41119)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24146)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 23084)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 17876)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 27010)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 20773)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 33666)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 21064)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
(Xem: 28983)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 12715)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua.
(Xem: 25366)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 19166)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
(Xem: 17537)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian...
(Xem: 25836)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 19037)
Krishnamurti đã quan sát rằng chính động thái của thiền định, trong chính nó, sẽ sáng tạo trật tự cho sự hoạt động của suy nghĩ mà không có sự can thiệp của ý muốn...
(Xem: 19015)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng tatrình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
(Xem: 29067)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 18935)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
(Xem: 33376)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38442)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31286)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 18261)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 24541)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 19466)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
(Xem: 17931)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 23111)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 18044)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
(Xem: 32256)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 17404)
Ðối tượng của tuệ giác Phật họcthuyết minh tận cùng chân lý của vạn pháp. Khoa học đang khởi đầu bước lên trên con đường tận cùng chân lý của Phật học.
(Xem: 17443)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
(Xem: 16102)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
(Xem: 18582)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
(Xem: 20795)
Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời.
(Xem: 18100)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
(Xem: 20138)
Mái Kim Các Tự làm bằng gỗ mịn thoai thoải dốc xuống. Đường nét kiến trúc vừa nhẹ nhàng vừa đẹp đẽ. Đó là một kiệt tác phẩm của lối kiến trúc đình viên...
(Xem: 14921)
Tác phẩm Đôi bạn hành hương (Công Chúa Tinh Khôi và Hoàng tử Ếch) là một điển hình trong cõi văn đầy màu sắc Phật giáo của Chiêu Hoàng.
(Xem: 20953)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
(Xem: 15079)
Đức Phậttiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
(Xem: 15792)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
(Xem: 12953)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
(Xem: 14526)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
(Xem: 14939)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
(Xem: 29451)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 12780)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
(Xem: 14546)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant