Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

29. Tôn Giáo Trong Một Xã Hội Đa Tôn Giáo

03 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 6482)
29. Tôn Giáo Trong Một Xã Hội Đa Tôn Giáo

NHỮNG HẠT NGỌC TRÍ TUỆ PHẬT GIÁO

Nguyên tác: Gems of Buddhist Wisdom
Buddhist Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996
Thích Tâm Quang dịch

VI. TỔNG QUÁT



29. TÔN GIÁO TRONG MỘT XÃ HỘI ÐA TÔN GIÁO

 - Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda


Giáo lý và các thông điệp của các đại đạo sư, các nhà khai sáng ra tôn giáo trên thế giới, trước nhất nhằm vào giảm thiểu khổ đau và mang hòa bình và hạnh phúc cho nhân loại nhờ sự áp dụng luân lý, hạnh kiểm đạo đức và cuộc sống chính đáng. Tuy nhiên, ngày nay tôn giáo thế giới đã phát triển thành những cơ quan tổ chức lớn có tính cách khách quan với kết quả là những giáo lý nguyên thủy của nhũng vị khai sáng về tính giản dị, kiềm chế, chân thậtvị tha đã bị sói mòn hay sao lãng nên khó còn ảnh hưởng đến những tín đồ. Nội dung tinh thần của tôn giáo và các giá trị tinh thần vận động hòa bình của nó đã bị che mờ bởi những giá trị vật chất lôi cuốn hơn. Nhiều tín đồ của các tôn giáo trên thế giới đã không còn lưu ý và coi nhẹ những huấn thị của vị đạo sư để tìm quyền uy, danh tiếng, và lợi lạc vật chất cho sự bành trướng riêng tư. Sự lạm dụng này có xu hướng ô nhiễm tâm những nhà tôn giáo hiện đại và gây nên những sự cạnh tranh không lành mạnh và những bức tường ngăn cách giữa những nhóm tôn giáo khác cũng như trong phạm vi cùng một cộng đồng tôn giáo.

Sự Khoan Dung Trong Tôn Giáo

Khi ta nghiên cứu lịch sử của một số tôn giáo trên thế giớiảnh hưởng to lớn của tôn giáo đến con người sau một thời gian dài, ta có thể hiểu được điều lầm lẫn ghê gớm gì đã phạm phải do sự bất khoan dung trong tôn giáo. Những từ như 'hành hạ', 'dị giáo', 'ngoại đạo', 'tà giáo' và nhiều từ có nghĩa rộng tương tự khác, đã thâm nhập vào ngữ vựng của các sách tôn giáo để mô tả những tàn bạo, độc ác, thành kiến và kỳ thị dưới danh nghĩa tôn giáo do sự bất khoan dung trong tôn giáo. Những sự việc bất hạnh này để lại một vết nhơ trong tôn giáo, nhiều đến nỗi nhiều người biết suy nghĩý định quay mặt làm ngơ trước những tổ chức tôn giáo hay trước chính từ 'tôn giáo'. Giá trị thực sự của tôn giáo đã bị tan rã nhanh chóng và biến mất khỏi tâm trí con người, thậm chí cả đến giữa những người mệnh danh là người có đạo lý. Muốn chống lại trào lưu này, rất cần đến sự nghiên cứutìm hiểu thích hợp việc tu tập tôn giáo để tất cả những ai liên quan hành trì hầu mang lại sự hiểu biết thấu đáo hơn cùng sự nhận thức được giá trị tinh thần tôn giáo chân chính tránh được những lỗi lầm bất hạnh trong quá khứ.

Giáo Dục Trong Tôn Giáo

Muốn chung sống hòa bình và hòa hợp trong một xã hội đa tôn giáo, ta nên có một nền giáo dục tôn giáo mạnh mẽ nhấn mạnh vào giá trị luân lýđạo đức như là bước tiến tích cực thứ nhất đến việc hiểu biết tốt hơn và sự hợp tác hỗ tương giữa tất cả những nhà tôn giáo. Tất cả những nhà tôn giáo nên đoàn kết và hợp tác với nhau để thúc đẩythành lập một nền giáo dục tôn giáo thích hợp không những cho một tôn giáo đặc biệt nào đó mà cho phần cốt tủy của tất cả các giáo lý của các tôn giáo có thể soi sáng cũng như đưa tuệ giác vào bản chất của một cuộc sống tinh thần cao hơn, nhất là về giá trị luân lýđạo đức. Một bước như vậy sẽ là sự trợ giúp rõ ràng làm giảm thiểu nếu không phải là quét sạch hạt nhân cuồng tín tôn giáo và những thành kiến truyền thống đã là nguyên nhân suy sụp của sự xung đột giữa các tôn giáo. Biện pháp khác giúp tạo sự hiểu biết tốt hơn giữa các tôn giáotôn trọng lẫn nhau phải là sự thành lập những tổ chức liên tôn có những cuộc thuyết giảng thường xuyên, nhửng cuộc nói chuyện, bàn luận, hội thảo và diễn đàn về tôn giáo và những môn học cùng tính chất. Làm như vậy, sự vận động lúc nào cũng phải là sự tìm kiếm đường lối chung có thể vận động hòa bình và hòa hợp hơn là áp dụng một thái độ kẻ cả hay lấn át của tôn giáo này đối với tôn giáo kia.

Hoạt Ðộng Phúc Lợi

Tổ chức các hội nghị thân hữu, thể chế của các chương trình phục vụ cộng đồng, hoạt động xã hộiphúc lợi nhờ đó tất cả các nhà tôn giáo hoạt động chặt chẽ với nhausự nghiệp nhân đạo chung, nâng cao số phận các người bất hạnh hơn trong xã hội, là những phương tiện phục vụ cho tình hữu nghị chung vượt qua những dị biệt tôn giáo và tạo ra tinh thần tôn trọngđánh giá cao lẫn nhau dẫn đền hòa bình và hòa hợp giữa các tôn giáo.

Tổ Chức Thiếu Niên

Một lãnh vực quan trọng khác mà những nhà tôn giáo phải nghiện cứu là lãnh vực tổ chức thiếu niên và những hoạt động liên quan. Những thiếu niên ngày nay sẽ là những người trưởng thành ở ngày mai. Không được phép để chúng sa vào những cạm bẫy của thời đại hiện nay. Tất cả sức lựctài lực trẻ phải được khai thác và điều động thích nghi vào những mục tiêu xây dựng. Chúng cần phải biết đến tất cả những giáo lý căn bản trong việc xây dựng một xã hội hòa bình và hòa hợp và không bị tiêm nhiễm bởi nọc độc của nhạo báng tín ngưỡng của người này hay tín ngưỡng của người khác. Nếu được hướng dẫn đứng đắn do những nguyên tắc tôn giáo, như kiên nhẫn, khoan dunghiểu biết, giới thanh thiếu niên ngày nay là một tài sản vĩ đại trong việc phát triển sự hòa hợp tôn giáocộng tác lớn lao giữa những nhà tôn giáo trong những ngày tới.

Khoan DungKính Trọng

Khoan dungkính trọng là hai từ chủ yếu phải được ghi nhớ trong tâm trong một xã hội đa tôn giáo. Ta không nên chỉ thuyết giảng khoan dung, mà phải cố gắng vào tất cả các dịp có thể được, đem thực hành tinh thần nhân hậu về khoan dung sẽ tiến xa trong việc tạo bầu không khí hòa bình và hòa hợp. Chúng tathể không hiểu hay cảm nhận giá trị thực chất của một số nghi lễtu tập mới lạ thi hành bởi một số các nhà tôn giáo bạn. Tương tự như vậy, những người khác cũng có thể không ở trong hoàn cảnh hiểu được và cảm nhận nghi lễ và những sự tu tập của chúng ta. Nếu chúng ta không muốn người khác chế diễu các hành động của chúng ta, thì chúng ta cũng đừng chế diễu những người khác. Chúng ta nên cố gắng thăm dò hay tìm hiểu sự tu tập lạ đối với chúng ta vì như vậy sẽ giúp tạo được niềm thông cảm hơn, như vậy làm tăng thêm tinh thần khoan dung giữa những tín đồ của các giáo phái bạn.

Ðược biết rằng kính trọng sinh kính trọng. Nếu chúng ta mong mỏi những nhà tôn giáo bạn dành sự kính trọng về sự tu tập của chúng ta, thì đến lượt chúng ta cũng không ngần ngạibiểu lộ lòng kính trọng với người khác khi họ thực hành sự tu tập tôn giáo của họ. Một thái độ như vậy, nhất định đóng góp vào một sự tương quan thân hữu tốt đẹp trong một xã hội đa tôn giáo.

Không có sự áp dụng thực tiễn tinh thần khoan dungtôn kính với nhau, nọc độc xấu xa của kỳ thị, nhạo bánghận thù sẽ đổ xuống như vòi nước để phá hoại hòa bình, yên ổn của xã hội và xứ sở chúng ta. Thực tế là tại một số quốc gia tinh thần khoan dung tôn giáotôn trọng lẫn nhau không tồn tại, thay vào đó giết người, đốt nhà, phá hoại tài sảngiá trị lại xẩy ra. Hành động ngu dại như thế, gây thiệt hại không thể sửa chữa nổi cho nhiều sinh mạng quý giá và tài sản sẽ là điển hình để mở mắt cho tất cả những ai yêu quý hòa bình và hòa hợp. Tất cả những tôn giáo bạn nên nắm tay nhau trong tình bạn bè, quan hệ thân thiện, và một tinh thần thiện chí đối với nhau để đạt niềm hy vọng ấp ủ của tất cả những người yêu chuộng hòa bình trong việc xây dựng một xã hội hòa hợpyên ổn.

Những Khía Cạnh Tinh Thần Của Cuộc Sống

Ðời sống trên thế giới này ngắn chẳng tầy gang so với khoảng thời gian vô tận. Chúng ta tham đắm đạt vật chất nhưng chúng ta không nên chểnh mảng những mặt tinh thần của đời sống như các bậc đạo sư tiền bối của chúng ta đã dạy. Chúng ta nên làm phong phú đời sống bằng cách đem thực hành giáo lý cổ xưa cao thượng của các đạo sư để sống một cuộc đời khả kính, đứng đắn và hữu ích, làm điều lành bất cứ lúc nào có thể được, và lúc nào cũng tránh xa tội lỗi. Thông điệp chung do các đạo sư trên thế giới đề xuất là tất cả nhân loại sống một cuộc sống nhân đạo giữ vững những khía cạnh tinh thần của những giáo lý liên hệ hầu đóng góp vào hòa bình và hòa hợp.

Truyền Bá Tôn Giáo

Ðể truyền bá một tôn giáo đặc biệt nào đó, việc cần thiết là khía cạnh quan trọng nhất của tôn giáo ấy phải được đề xuất. Ðường lối đó rất được trông đợi bởi một bề ngoài hấp dẫncần thiết để thu hút sự chú ý. Ðể đi nhanh hết sức mình là một đề nghị rất tốt mà tất cả các nhà tôn giáo đều cố gắng làm như vậy trong khi bán món hàng tôn giáo của họ, việc làm như vậy không thay đổi. Tuy nhiên, trong một xã hội đa tôn giáo có sự cạnh tranh mãnh liệt để có người theo đạo hoặc đổi đạo, cho nên phải có một sự hiểu biết lẫn nhau giữa những nhà lãnh đạo tôn giáo để tránh sự coi thường, phê bình hay nói xấu niềm tintu tập của các tôn giáo khác. Rất có lý là tất cả những điều đẹp đẽ, hấp dẫnlợi lạc trong một tôn giáo nào đó nên được trình bày bởi người truyền bá, chứ không nên nói xấu sau lưng sau lưng một nhà tôn giáo khác nhằm rêu rao tôn giáo của mình là tôn giáo tốt nhất và tôn giáo mình mới thuần túy còn niềm tintu tập tôn giáo khác chỉ là giả mạo. Việc áp dụng một thái độ như vậy có khuynh hướng tạo các cảm nghĩ xấu và thậm chí thù oán giữa những nhà cùng làm tôn giáo đưa đến trả thù chửi rủa lẫn nhau, nhất định không phải là mục đích của bất cứ một tôn giáo đáng kính nào đáng được gọi là tôn giáo.

Sự thật là tất cả các tôn giáo hiện hữu đều phục vụ cho lợi ích nhân loại. Tất cả những đạo sư vĩ đại của tôn giáo trên thế giới thuyết giảng hòa bình và hòa hợp cho tất cả nhân loại. Những nhà lãnh đạo tôn giáo khả kính với trí tuệ mang tới tất cả cái thiện, nhân đức, và đạo đứcsự giải thoátgiải phóng nhân loại. Những đạo sư tôn giáo cao thượng không khiển trách hay làm bẽ mặt lẫn nhau để tạo hỗn lo?n, hiểu nhầm hay xích mích giữa quần chúng. Các ngài đều đạtù hạnh phúcphúc lợi của nhân loại trong tâm. Mục đích duy nhất của các ngài là tạo một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người sống trong tình hữu nghịhòa hợp.

Sự kiện các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới xuất hiện trên thế giới vào những thời điểm và tại những địa điểm khác nhau, có xu hướng tạo sự đa dạng rõ ràngvô số niềm tin đạo lýtu tập thịnh hành trong những môi trường khác nhau và tại những nơi khác nhau trên thế giới. Mỗi nhà lãnh đạo tôn giáo đều có quan niệm riêng của mình, cách thức và đường lối truyền đạt giáo lý căn cứ vào nền văn hóa của tín đồ ở múc rộng. Từ cái dường như dị biệt phát xuất nhiều dạng thức niềm tin đạo giáotu tập đa dạng.

Nạn Nhân Của Hoàn Cảnh

Nếu đứa trẻ sinh ra ở nơi một gia đình Ky tô giáo, không có sự chọn lựa nào cả ngoại trừ nuôi dưỡng nó theo tín nguỡng tôn giáotruyền thống của một gia đình Ky tô giáo. Tương tự như vậy một đứa trẻ sinh ra từ một gia đình Hồi Giáo, đứa trẻ được nuôi dưỡng theo tín ngưỡngtu tập của niềm tin Hồi Giáo, và một đứa trẻ sinh ra từ một gia đình Phật Giáo thì nhất định gia đình đó cũng theo lối sống của người Phật Giáo. Một đứa trẻ sinh ra từ một gia đình Ấn Ðộ Giáo, nó sẽ được nuôi dưỡng như môt người Ấn Giáo. Tất cả chúng ta đều bị ràng buộc bởi hoàn cảnh, môi sinh, tôn giáo, chủng tộc, và văn hóa đối với những điều ấy, chúng ta không kiểm soát được. Là đứa trẻ trong một gia đình tôn giáo đặc biệt, chúng ta được nuôi dưỡng theo mênh lệnh và quá trình tôn giáo của cha mẹ. Niềm tin đạo giáo của cha mẹ nhất định trở thành niềm tin của chúng ta và một quá trình văn hóa cho lối sống của chúng ta .

Mỗi nhà tôn giáo nên cố gắng tìm hiểu sự khác biệt môi trường sống, di sản văn hóa của mỗi chúng takính trọng mỗi cá nhân, và điều mà người ấy tin vào như một lối sống hơn là đem tọng niềm tin của mình vào cuống họng người ấy, bằng cách khoe khoang "Tôn giáo của tôi mới thật là tôn giáo - bạn phải theo tôn giáo của tôi - tôn giáo của bạn là một tôn giáo sai". Thịt đối với người này có thể là thuốc độc đối với người kia. Không ép buộc, không cưỡng bách, hay không áp bức phải được thực thi trong một xã hội đa tôn giáo nếu chúng ta muốn sống trong hòa bình và hòa hợp.

Người Ði Bán Dạo

Nhiều lần các chủ nhà phàn nàn sự an lạc và yên tĩnh của nhà họ bị quấy rầy bởi những người bán dạo cố ý đem bán hàng tôn giáo ế ẩm của họ, những món hàng hữu ích hay không hữu ích cho người chủ nhà chất phác. Rao bán với cường độ mạnh mẽ bởi những người bán rong thiếu kinh nghiệm nhưng quá tích cực, có thể là một phiền toái cho người chủ nhà. Những người bán rong không nghe thấy tiếng 'không' lễ phép, là câu trả lời của người chủ nhà mà cứ năn nỉ là ai mua hàng của họ sẽ bước lên bậc thang dẫn đến thiên đường. Họ không quan tâm gì đến loại tôn giáo mà người chủ nhà theo. Họ cũng không lo lắng liệu sự bán dạo của họ có thể là một sự sỉ nhục trí thông minh hay cảm xúc tôn giáo của chủ nhà. Quả là bất hạnh một số loại tôn giáo đã gửi nhừng người bán dạo quá tích cực đem bán rong món hàng tôn giáo. Hành động như vậy có khuynh hướng làm suy yếu hơn là làm nổi bật tôn giáo của họ. Không ai thích người khác bảo mình là phải theo một tôn giáo đặc biệt nào đó bằng cách đọc một sốù sách tôn giáo của họ bằng không sẽ bị đọa vĩnh viễn tại địa ngục. Mọi người đều có quyền được kính trọng như một người biết suy nghĩ chín chắn, có thể tự quyết định về giá trị của một tôn giáo đặc biệt nào đó và liệu tôn giáo đó dẫn người ấy đến thiên đường hay địa ngục. Ðó là quyền chọn lựa của một người- sự chọn lựa được ấn định bởi hiến pháp của quốc gia chúng ta về tự do tôn giáo.

Xét thấy trong một xã hội đa chủng tộc và đa tôn giáo, những người cùng làm tôn giáo không nên hạ xuống quá thấp để tự làm suy yếu chính mình bằng cách kết tội hay nói xấu những nhà tôn giáo khác, những người đã chấp nhận một tôn giáo hình thành bởi những nhà lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng từ nhiều thế kỷ qua. Cũng tốt cho một nhà tôn giáo hát ca tụng một tôn giáo đặc biệt nào đó trong một diễn đàn tôn giáo đặc biệt và tránh bôi bẩn những nỗ lực của những nhà tôn giáo khác, nên để cho người khác quyết định về tính chất và loại tôn giáo họ thích theo. Một người phải được hoàn toàn tự do trong việc chọn lựa tôn giáo nào mà người ấy thích, không nên có những nỗ lực quấy rầy của những người đi bán dạo đem bán rong "sản phẩm" tôn giáonăn nỉ người ta nên theo tôn giáo của họ. Muốn đạt hòa bình và hòa hợp khó khăn này trong một xã hội đa tôn giáo, mỗi người chúng ta phải được hoàn toàn tư do ca hát tán dương tôn giáo của mình nhưng, bằng bất cứ giá nào, phải tránh ném bùn vào tôn giáo khác. Bùn sẽ tràn ra và hậu quả sẽ thật tai hại.

Chính Trị và Tôn Giáo

Một khía cạnh khác phải được xét đến trong việc đi tìm hòa bình và an lạc trong một xã hội đa tôn giáo là những vấn đề chính trị và chủng tộc không nên đem những vấn đề chính trị và chủng tộc vào diễn đàn tôn giáo. Nhận thấy chính trị ngày nay, và cả trong quá khứ, những chính trị gia thường muốn gây ảnh hưởng tất cả những cơ cấu kể cả những cơ cấu tôn giáo vào mục đích chính trị của họ. Tất cả những phương tiện đều là những lá bài của chính trị gia, nhưng tôn giáo phải tránh né chính trị và các chính trị gia. Diễn đàn tinh thần dành cho nhu cầu tinh thần của người có tâm đạo lý, kể cả những chính trị gia, những người có tâm đạo lý, nhưng những diễn đàn này không nên mở rộng cho những chính trị gia, vì những người này có thể phá hoại an lạcthanh bình của tôn giáo ở nơi thờ phượng do liên kếtå chính trị. Tôn giáo lúc nào cũng dang tay - vậy nên không có bức tường ngăn cách chủng tộc nào .

Mỗi người trong chúng ta, trong khi kính trọnggìn giữ tôn giáo của chúng ta, không nên, trong bất cứ hoàn cảnh nào, làm mất giá trị hay coi thường tôn giáo bạn. Chúng ta nên cố gắng nghiên cứu và hiểu căn bản của tất cả các tôn giáo, tìm ra ưu điểm và điểm chung và loại bỏ những tính chất có thể gây tranh luận. Nói tóm lại, gìn giữ tôn giáo của mình, nhưng kính trọng niềm tin của người khác. Nhất định điều này sẽ giúp duy trì hòa bình và hòa hợp trong một xã hội đa tôn giáo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10183)
Sự sinh ra cao quý, tự dothuận lợi này thật khó có được. Cầu mong con không lãng phísử dụng nó một cách có ý nghĩa.
(Xem: 11233)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
(Xem: 13571)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sángtinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
(Xem: 13710)
Một cách khái quát, Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh vút cao của một hành giả đã chứng ngộ. Với nghĩa này, Thiền cũng là Đạo, là Phật, là Tâm...
(Xem: 22180)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 21840)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
(Xem: 27352)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17765)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 11722)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
(Xem: 12316)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Namtrách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
(Xem: 25237)
Chúng ta tu Thiền là cốt cho tâm được thanh tịnh trong lặng. Từ tâm thanh tịnh trong lặng đó hiện ra trí vô sư. Trí vô sư hiện ra rồi thì chúng ta thấy biết những gì trước kia ta chưa hề thấy biết...
(Xem: 23260)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 28561)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 22755)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 25671)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 22273)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 13982)
Trên đời này, hạnh phúc và khổ đau; chiến tranh và hòa bình; giàu và nghèo… nếu chúng ta chịu khó tu tập một chút và giữ tâm thật bình thản, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều hay vô cùng.
(Xem: 13421)
Bước đường hành đạo của đức Phật thật sinh động trong khung cảnh Ấn Ðộ cổ đại được minh họa bằng các trích đoạn kinh kệ từ Tam Tạng Pàli nguyên thủy đầy thiền vị hòa lẫn thi vị...
(Xem: 22444)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 26335)
Kinh Nghĩa Túc đã bắt đầu dạy về không, vô tướng, vô nguyệnbất khả đắc. Kinh Nghĩa Túc có những hình ảnh rất đẹp về một vị mâu ni thành đạt.
(Xem: 18453)
Bản thể hiện tiền là Sự Sống Duy Nhất vĩnh hằng, luôn hiện tiền, vượt quá hằng hà sa số dạng hình thức sinh linh vốn lệ thuộc vào sinh và diệt.
(Xem: 18949)
Khi bạn chú tâm đến sự yên lặng, ngay lập tức có một trạng thái cảnh giác nhưng rất im lắng ở nội tâm. Bạn đang hiện diện. Bạn vừa bước ra khỏi thói quen suy tưởng của tâm thức cộng đồng...
(Xem: 34481)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27348)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28374)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 21358)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 14879)
Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổvô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn.
(Xem: 19191)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi...
(Xem: 10613)
Giáo dục của chúng ta là sự vun đắp của ký ức, sự củng cố của ký ức. Những thực hành và những nghi lễ của tôn giáo, đọc sách và hiểu biết của bạn, tất cả là sự củng cố của ký ức.
(Xem: 18558)
Đức Phật đã nhìn thấy rất rõ rằng, những trạng thái khác nhau của tâm và những hành động khác nhau của thân sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác biệt.
(Xem: 15658)
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích...
(Xem: 13174)
Chư Bồ Tát, tùy theo hạnh nguyện thù thắng khác biệt mà mỗi vị mang một danh hiệu khác nhau, tựu trung hạnh nguyện của vị nào cũng vĩ đại rộng sâu không thể nghĩ bàn...
(Xem: 13415)
Tuy ra đời khá sớm trong dòng văn học Phật giáo, nhưng cho đến nay, điểm thú vị của độc giả khi đọc lại tập sách này là vẫn có thể nhận ra được những vấn đề quen thuộc với cuộc sống hiện nay của bản thân mình.
(Xem: 14016)
Chân lý chỉ có một, nhưng mỗi người đến với chân lý bằng một con đường khác nhau. Dù bằng con đường nào đi nữa thì đó cũng là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời...
(Xem: 11785)
Đây là kết quả của 17 năm trường mà Ngài Huyền Trang đã ở tại Ấn Độ. Đi đến đâu Ngài cũng ghi lại từ khí hậu, phong thổ cho đến tập quán và nhất là những câu chuyện liên quan đến cuộc đời đức Phật...
(Xem: 11623)
Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta.
(Xem: 11336)
Đức Phật thuyết Pháp, chư tăng gìn giữ pháp Phật để vĩnh viễn lưu truyền làm đạo lý tế độ quần sanh. Vì thế, Phật, Pháp và Tăng là ba món báu của chúng sanh...
(Xem: 11882)
Sân chùa yên ả không một tiếng lá rơi. Mặt trời áp má lên những vòm cây xum xuê, chỉ để rớt nhiều đốm nắng rất nhỏ xuống đất, không nóng bức, không khó chịu...
(Xem: 19935)
Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển...
(Xem: 12388)
Ở xứ Tây Tạng, tạo hóa và dân sự dường như bảo nhau mà giữ không cho kẻ lạ bước vào! Núi cao chập chùng lên tận mây xanh có tuyết phủ...
(Xem: 13936)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá...
(Xem: 13268)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sátnghiên cứu rất nhiều.
(Xem: 31935)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 13426)
Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi.
(Xem: 12747)
Đây là một cuốn nhật ký ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn Độ để học đạo. Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các Phật tích tại Ấn đã tháp tùng theo...
(Xem: 13322)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
(Xem: 11878)
Trời bên này đã thật sự vào thu rồi đó! Buổi chiều, con đường về nhà hai bên rừng có ngàn lá đổi sang màu trái chín, đẹp kỳ diệu.
(Xem: 21845)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 11085)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
(Xem: 12890)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant