Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cư Trần Lạc Đạo (Phần Văn Xuôi)

13 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 4339)
Cư Trần Lạc Đạo (Phần Văn Xuôi)

TRÁI TIM CỦA TRÚC LÂM ĐẠI SĨ
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Phương Đông

Cư Trần Lạc Đạo (phần văn xuôi)

HỘI THỨ NHẤT

Thân hình tuy còn ngồi ở nơi thành thị, nhưng phong thái mình đã là phong thái của người sống ở núi rừng. Khi các nghiệp (thân, khẩu và ý) đã lắng xuống thì thể và tính mình đều được an tĩnh, chỉ cần nửa ngày thực tập thảnh thơi thì thân và tâm đều đã trở nên tự tại.

Khi nguồn suối tham ái dừng lại thì ta không còn nhớ tưởng tới chuyện châu yêu ngọc quý, lúc tiếng tranh cãi thị phi chấm dứt thì ta tha hồ nghe được tiếng hót ca của các loại chim yến chim oanh.

Có bao nhiêu người đắc ý khi có dịp đi du ngoạnẩn náu những nơi nước biếc non xanh, nhưng có bao nhiêu kẻ có khả năng thấy được tự tính của liễu lục hoa hồng ?

Hình ảnh trời xanh và trăng bạc soi chiếu xuống khắp mọi dòng sông thiền (đang lai láng), trong khi mặt trời trí tuệ chiếu xuống làm xanh tốt bao nhiêu cảnh liễu mềm hoa tươi.

Những người tu tiên vì muốn đổi cốt và phi thăng nên mới luyện thuốc thần đan để uống, vì muốn được trường sinh về thượng giới cho nên mới còn say mê đi tìm thuốc thỏ.

Trong khi ấy, người tu Bụt yêu chuyện đọc kinh xem luận, cho nếp sống thanh thản còn quý giá hơn cả hoàng kim.

HỘI THỨ HAI

Nên biết! Cái quan trọng nhất là làm cho tâm mình thảnh thơi, ngoài ra không có pháp môn tu học nào mầu nhiệm như thế.

Gìn giữ tính sáng thì mới mong đem tới cho ta an lạc. Ngăn ngừa vọng niệm thì vọng niệm không thể nào không dừng lại.

Vượt thoát được ý niệm ta và người thì thật tướng kim cương của tâm biểu hiện, chuyển hóa được hết tham sân thì mới thấy được diệu tâm viên giác.

Tịnh độ chính là tự tâm thanh tịnh của ta, không cần phải hỏi rằng có hay không có tịnh độTây phương. Di đàtự tính sáng soi của ta, không cần phải nhọc nhằn tìm về một cõi Cực lạcđâu đó nữa.

Quán sát thân và tâm, luyện rèn tính và thức, để có an lạc cho ta mà không phải để khoa trương sự thực tập cho người thấy. Nghiêm trì giới hạnh, đối đầu với quỷ Vô thường, đây đâu phải là chuyện lợi danh buôn bán !

Ăn thì chỉ cần ăn rau trái, miệng không ngại những món đắng cay. Mặc thì chỉ chọn vải bố vải sồi, thân chẳng quản màu nâu màu bạc,

Chỉ cần sống vui được với đạo đức, thì nửa gian lều ở cũng còn quý hơn cả cung trời. Khi đã mến chuộng nhân nghĩa, thì ba phiến ngói còn yêu hơn cả lầu các.

 HỘI THỨ BA

Một khi đạt được cái thấy biết, thì mọi lầm lỗi trong quá khứ sẽ biến thành hư không, và các phép luyện tập về ba học giới định tuệ sẽ được thông suốt.

Gìn giữ được tính sáng của chân tâm, thì không còn lạc vào con đường tà đạo, và do đó con đường tu học sẽ là con đường chính tông.

Bụt chỉ là tâm mình, ta hãy ướm hỏi theo cơ duyên thầy Mã Tổ. Đối diện với sắc tài, ta hãy học hỏi theo cách thức của cư sĩ Bàng Công.

Tự tính đã sáng trong, thì tài sảntư lợi không còn là đối tượng của ham muốn, không cần phải bỏ lên cư trú ở Cánh Diều trên Yên Tử mới làm được như thế. Đề cao cảnh giác về thanh và về sắc, tà niệm sẽ dừng lại mà không còn lay chuyển được ta, chẳng còn phải trèo tới ngồi xuống ở am Sạn trên non Đông.

Tuy còn sống trong cõi trần tục mà ta vẫn thành công được trong sự tu tập, niềm hạnh phúc ấy ta yêu chuộng hết lòng. Dù có ở chốn núi rừng mà chưa có được tuệ giác, thì tai họa vẫn còn, thật chẳng đáng cho ta uổng phí công phu.

Nếu hết lòng phát nguyện cầu được thân cận minh sư, thì cho quả vị Bồ đề có thể trong nội một đêm mà chín, Có phúc được gặp gỡ người thiện tri thức, thì đóa hoa Ưu Đàm chẳng cần mấy kiếp cũng có thể đơm bông.

 HỘI THỨ TƯ

Hãy tin! Một phen thấy được cái nhất tâm thì mọi phiền não lậu hoặc đều chấm dứt. Tam độc sẽ được chuyển hóa, và ta chứng được tam thân. Nếu muốn chấm dứt những sai lầm của lục căn thì phải biết nhận diện những hiểm nguy của lục tặc.

Kẻ tu Tiên khi tìm đường đổi cốt thì chỉ có biết con đường phục thuốc luyện đơn; còn người tu Bụt khi tham vấn về chân không, thì chẳng cần né tránh thanh và sắc.

Đã biết thật tính của chân như, đã tin vào tuệ giác Bát Nhã, thì không còn nhu yếu đi tìm Phật và Tổ dù ở phương Tây hay ở phương Đông. Đã chứng được thực tính, đã ngộ được vô vi, thì đâu còn phải nhọc công học hỏi kinh Thiền, dù truyền thống phương Nam hay phương Bắc ?

Khi học giáo lý tam tạng, tất là phải theo thanh quy của vườn Thiền, Lúc đốt trầm hương ngũ phận, chẳng cần tốn tiền mua sắm các loại chiên đàn.

Biết chất chứa nhân nghĩa, biết tu tập đạo đức, ai trong chúng ta mà lại không phải là Bụt Thích Ca? Biết nghiêm trì giới hạnh, biết chặt đứt ghen tham, những kẻ ấy không ai không là Bụt Di Lặc.

 HỘI THỨ NĂM

Vậy mới hay: Bụt ở trong nhà, chẳng phải tìm xa.

Vì quên gốc nên ta có nhu yếu đi tìm Bụt, đến khi ta biết được rồi, thì Bụt chính là ta.

Chỉ cần nói và nghe dăm ba câu thiền ngữ, thì ta đã thấy mình đang rong chơi ở quê hương Hà hữu đích thực của mình rồi. Chỉ cần mở kinh ra xem vài lượt, là ta thấy ta đang ngồi nghỉ ngơi tại vương quốc Tân-La.

Sống trong đạo nghĩa, thực tập công án thiền, là ta đã lọt vào được và sống trong môi trường của Kinh và của Tổ. Xa được thị phi, lánh được thanh sắc, là ta không còn lạc đến những chốn dặm liễu đường hoa.

Đức của Bụt là từ bi, nguyện cho mình được gần gũi ngài trong nhiều đời nhiều kiếp. Ơn của Vua Nghiêu là lớn rộng, mong cho người tu hành không phải đóng thuế nộp sưu.

Áo và chăn chỉ cần cho ta đủ hơi ấm qua khỏi mùa lạnh, dù là chằm vá hay đơn sơ; cơm cùng cháo là để cho qua buổi khỏi phải đói lòng, dù là được nấu bằng gạo lức hay gạo hẩm.

Hộ trì tám loại tâm thức (nhãn thức, nhĩ thức, v.v..), chống được với tám ngọn gió (lời, lỗ, nhục, vinh, khen, chê, khổ, sướng) không phải bằng cách đè nén chúng. Làm bật trong huyền môn, trình bày ra ba yếu chỉ, bằng cách mài dũa và cắt xén từ từ.

Dù cây đàn không có giây, ta vẫn chơi và gảy lên được khúc ca vô sinh, dù ống địch không có lỗ, ta vẫn thổi xướng được khúc hát thái bình.

Xới bật rễ cây để tìm cành cây, đó là điều đáng tiếc của Câu chi trưởng lão, Quay đầu lại để nhìn vào bóng mình ở trong kính, đó là chuyện đáng cười của chàng Diễn Nhã Đạt Đa.

Chui lọt qua vòng Kim Cương, chuyện này không đủ để kẻ anh hùng lo sợ. Nuốt trọn vào vỏ trái lật, việc ấy chẳng khiến cho tay hào kiệt ngại phải xướt da.

 HỘI THỨ SÁU

Đúng thế ! Chỉ cần thực tập vô tâmtự nhiên ta được đi vào con đường chính đạo. Biết làm thanh tịnh ba nghiệp thì mới có được bình yên ở thân và tâm, tới được chỗ nhất tâm thì mới có thể thông đạt lời dạy của chư Tổ.

Kẹt vào văn chương, vướng nơi chữ nghĩa, kẻ thiền khách trở nên lạc lõng bơ vơ. Biết chứng nghiệm sự thật và hiểu thấu căn cơ, người xuất gia cần vững vàng và khôn khéo.

Khảo sát hữu lậuvô lậu, phải bảo cho biết rằng cái rây thì lọt, mà cái vá (môi) thì không. Nghiên cứu tiểu thừađại thừa, phải nói cho hay rằng có khi cần cái lòi để xâu tiền, có lúc lại phải dùng sợi dây tơ để đan gàu múc nước.

Nhận cho được bản tâm sáng chói một cách rõ ràng thì không còn ngần ngại về thời tiết nhân duyên. Lau cho sạch đài gương chân tính thì không còn bị ảnh hưởng bởi những giác quan và đối tượng huyên náo của chúng.

Vàng mà chưa lọc hết quặng thì còn phải chín phen đúc, chín phen rèn. Lợi lộc mà chẳng còn đuổi theo thì vẫn sống, hạnh phúc với những gì đạm bạc.

Giữ cho tâm giới thanh tịnh, làm cho tướng giới sạch trong thì trong ngoài đều biểu hiện được tướng Bồ tát trang nghiêm. Ngay thẳng thờ vua, hiếu thảo thờ cha,thì khi đi hay lúc dừng đều chứng tỏ là mình bậc trượng phu trung hiếu.

Khi tham thiền cần thân cận bạn tu, ân tình phải biết đền đáp bằng thân bằng mạng. Lúc học đạo cần phải tìm cầu bậc thầy, đạo nghĩa phải nên báo đáp bằng xương bằng óc.

 HỘI THỨ BẢY

Thế mới biết: phép Bụt rất sâu, có thực tập mới bắt đầu biết rõ.

Vô minh càng tan biến thì bồ đề càng sáng tỏ, phiền não càng chuyển hóa bao nhiêu thì đạo đức càng ham chuộng bấy nhiêu

Nghiên cứuthực hành theo nội dung Kinh văn thì lời Bụt dạy mới có thể dễ dàng lĩnh hội. Học hỏi và bắt chước pháp môn của Tổ, thì ý chỉ Không của Thiền mới không còn là con đường bí hiểm khó hiểu khó nhận ra.

Đi cho tới chỗ tận cùng nơi căn bản, làm cho rã ra mọi mối khách trần phiền não, đừng để cho một mảy vụn nào còn có mặt. Xô cho ngã xuống ngọn cờ chiến thắng, làm cho vẹn toàn mọi tri kiến, đừng để cho một tai họa nào còn có thể ẩn núp trong hai cánh tay.

Phóng lửa giác ngộ, đốt cho cháy hết tất cả các rừng tà kiến chất chứa từ bao nhiêu ngày trước. Cầm kiếm trí tuệ, diệt cho tới cùng những nhận thức sai lạc vẫn còn sót lại hôm nay.

Nhớ ân nghĩa các bậc thánh tăng, yêu thương mẹ cha, theo chí thờ thầy mà học đạo. Yêu chuộng đức độ của Bụt Gotama, tránh con đường hưởng thụ, một lòng giữ giớiăn chay

Cảm được đức từ bi, kiếp kiếp nguyền xin cho thân cận. Nhớ mãi công cứu độ, dù có phải đời đời chịu đựng đắng cay.

Nghĩa xin nhớ, đạo không quên, hương hoa cúng dường chỉ là để tượng trưng lòng hiếu thảo. Nói rằng tin mà lòng chưa thật, dù có vàng có ngọc cũng chưa hẳn là dạ thẳng ngay.

HỘI THỨ TÁM

Vì thế: Chỉ nên tập rèn, đừng bỏ học hỏi.

Lay cho ý thức tỉnh dậy, đừng để nó khư khư nắm giữ Buông bỏ vọng niệm, chớ để chúng trạo cử lăng xăng.

Chìm đắm trong công danh đó những kẻ ngây thơ dại dột. Nuôi lớn lên phước tuệ, đây những ai trí tuệ thực tài.

Bắc cầu, đưa đò, dựng xây chùa tháp, đó là những gì ta có thể tu bổ và làm đẹp về phương diện hình tướng bên ngoài. Bồi đắp hỷ xả, nuôi dưỡng từ bi, đây là những gì đưa tới giải thoát nội tâm khi kinh Lòng thường được đọc tụng.

Luyện tâm thành Bụt, thì chỉ cần một yếu tố giồi mài. Đãi cát kén vàng, cố nhiên phải qua nhiều phen lựa lọc

Xem kinh, đọc lục, làm cho cả hai cái (thấy) và (biết) đều được ngang nhau. Kính Bụt, tu thân, đừng xem thường những điều nhỏ nhặt.

Đi cho tới chốn tận cùng của ngữ ngônvăn cú, đừng có một giây phút nào e ngại, Phát hiện cho được các thiền cơ, chớ để cho tám ý niệm ra vào.

 HỘI THỨ CHÍN

Ta nên biết: Các phép thiền cơ mà chư Tổ đem dạy, tuy có nhiều đường, nhưng cũng không khác nhau bao nhiêu gang tấc,

Hãy chỉ nói tới những công án từ thiền sư Mã Tổ về sau, cần nhớ chi những gì đã xảy ra từ thời Lương Võ Đế.

“Công đức gì đâu !” thói quen bị kẹt làm cho si mê càng lúc càng thêm dày đặc. “Chẳng có gì là thiêng liêng”, “Tôi không biết !” những lời thiền ngữ ấy lỗ tai của người phàm phu vẫn còn nghe dư âm.

Sinh ở Thiên Trúc, chết tại Thiếu Lâm, tổ Bồ đề Đạt ma được mai táng sơ sài dưới chân núi Hùng Nhĩ. “Thân là cội bồ đề, tâm là đài gương sáng”, bài kệ làm cho dơ mặt vách chốn hành lang.

Vương lão chém mèo, thiền sư đi thấu qua tâm ý còn đầy nghi vấn của cả hai ngài thủ tọa. Thầy Hồ khua chó, thiền sư cho thấy cái thấy con nít của giới môn đồ.

Giá gạo ở chợ Lư Lăng cao quá, mà không cho phép người mua mặc cả. Đường đá ở núi Thạch Đầu trơn lắm, sự nghiệp thiền sư Tây Thiên khó mà tiếp nhậnthừa đương.

Phá Táo cất bỏ cây cờ, dẹp bỏ miếu thiêng nơi có sát sinh cúng tế. Câu Chi đưa ngón tay trỏ lên, áp dụng theo phương pháp giáo hóa của cha ông.

Lưỡi gươm Lâm Tế, cây nạng Bí Ma, giới xuất gia ngày xưa được giáo dưỡng đàng hoàng cho nên đã đạt tới nhiều tự tại. Sư tử ông Đoan, trâu thầy Linh Hựu, người cư sĩ bây giờ được nhắc nhở đã không mắc vào lỗi hợm hĩnh nghênh ngang.

Đưa phiến tử, cất trúc bề, để giúp kẻ thiền sinh chứng ngộ. Xô hòn cầu, cầm vá gỗ, nhắc tăng chúng đừng có mưu kế khoe khoang.

Thiền Tử dù có rà chèo, dòng sông xanh vẫn chưa giúp mình tẩy tịnh. Đạo Ngô có ra múa hốt, trò hề vẫn không che dấu được tài năng.

Rồng Yển lão nuốt cả đất trời, làm người ta sợ hãi. Rắn Ông Tồn vắt ngang thế giới, khiến thiên hạ tránh sang bên

Cây bách chính là bản tâm - muốn thấy phải ra nhìn sao Thái Bạch. Bính Đinh cũng thuộc về lửa - nhờ tìm về sao Bắc Đẩu mới khỏi lạc đường.

Trà Triệu Châu, bánh Thiều Dương, tuy đầy đủ, nhưng thiền sinh vẫn còn đói khát. Ruộng Tào Khê, vườn Thiếu Thất, dầu mênh mông, mà tăng chúng cứ để bỏ hoang.

Liệng bó củi, thổi tắt đèn, nhờ đó mà đạt đạo. Nhìn hoa đào, nghe tiếng trúc, do vậy mà chứng nên.

HỘI THỨ MƯỜI

Xin lắng nghe: Chỉ cần tỏ ngộ về chân không, không cần phải căn cơ, pháp khí.

Vì lòng ta còn vướng chấp cho nên chưa thông đạt. Đó không phải là công án của chư Tổ không có hiệu lực

Cái biết của chúng Tiểu Thừa chưa được đến nơi đến chốn, nên Bụt không ngại tạo nên Bảo sởhóa thành. Cái chứng ngộ của đấng Thượng Sĩ sở dĩthành công, đó không phải do thực tập ở núi cao hay nơi thành thị

Núi hoang rừng vắng, ấy là nơi của các bậc dật sĩ tiêu dao, Chùa vắng am thanh, đó đích thực là nơi các bậc dị nhân ưa thích.

Dù ngựa cao lọng lớn, những kẻ nghênh ngang kia khi chết xuống cõi âm cũng phải đối diện với Diêm vương. Gác ngọc lầu vàng, những kẻ sang giàu ác độc khi hết đời cũng phải vào trong địa ngục.

Đam mê danh lợi, thổi phồng nhân ngã, đó đích thực là những kẻ phàm phu. Mến chuộng đạo đức, chuyển hóa thân tâm, đây quyết định đưa về thánh trí.

Mày ngang mũi dọc, tướng tuy khác nhưng vẫn như nhau, Mặt thánh lòng phàm, thật và giả cách nhau vạn dặm.

 KỆ

Cư trần lạc đạo hãy tùy duyên
Hể đói thì ăn, mệt ngủ liền
Châu báu đầy nhà, đừng kiếm nữa
Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi Thiền !

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10465)
Tập Kỷ Yếu này ghi nhận lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những hình ảnh sinh hoạt của Trường Hạ Minh Quang như một món quà tinh thần kỷ niệm cuối khóa cho mọi hành giả tham dự khóa tu... Giáo Hội ÚC Châu
(Xem: 9562)
Em muốn nói chuyện với tôi, bởi vì trong thâm tâm, em chưa mất hẳn niềm tin nơi tất cả chúng tôi. Và tôi muốn nói chuyện với em, bởi vì có lẽ tôi là một trong những người chưa chịu đầu hàng cuộc đời... Nhất Hạnh
(Xem: 9256)
Toàn bộ mục tiêu của tôn giáophổ cập từ ái và bi mẫn, nhẫn nhục, bao dung, khiêm tốn, tha thứ... Dalai Lama
(Xem: 31259)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 20710)
Những bài nói chuyện trong tập sách này được đề cập đến những vấn đề rất tổng quát của tâm, nhân dịp Lạt ma Yeshe đi thuyết giảng vòng quanh thế giới lần thứ hai cùng với Lạt ma Zopa...
(Xem: 23118)
Thơ Văn Lý Trần - Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội 1977, Nhiều Tác Giả
(Xem: 17726)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
(Xem: 11638)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
(Xem: 21397)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 8763)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật phápkiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
(Xem: 22180)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 13317)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38488)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 13410)
Nhà Sư Vướng Lụy hay truyện Con Hồng Nhạn Lưu Ly - Nguyên tác Tô Mạng Thù; Bùi Giáng dịch
(Xem: 24310)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14950)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24629)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 10174)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
(Xem: 17623)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22736)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 22668)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 7517)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng...
(Xem: 14074)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôncác loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
(Xem: 27064)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 26799)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 19866)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20827)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21377)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13214)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
(Xem: 13345)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
(Xem: 29841)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 13888)
Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định.
(Xem: 13933)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
(Xem: 32443)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 24050)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 29779)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31557)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 34181)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 18440)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
(Xem: 19492)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(Xem: 32823)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 18710)
Thuở xưa, tại khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng, có cây bồ-đề đại thọ, ngàn năm tuổi, vươn lên cao, xòe tán rộng, che phủ cả một vùng.
(Xem: 30830)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 16139)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
(Xem: 26764)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 32606)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39365)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40468)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 19294)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
(Xem: 19285)
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant