Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Khôn Ngoan Bất Chợt

08 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 10932)
Khôn Ngoan Bất Chợt

JETSUN MILAREPA
GỬI LẠI TRẦN GIAN
Bản dịch: ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG

KHÔN NGOAN BẤT CHỢT

18

Ban đầu vợ là nữ thần hoa cười nụ đẹp

và chồng là kẻ chiêm ngưỡng mặt nàng không bao giờ chán.

Chẳng bao lâu nàng trở thành ác quỷ với đôi mắt giống tử thi,

nếu chàng mắng nàng một, nàng mắng lại hai

nếu chàng giật tóc nàng, nàng sẽ kéo chân chàng;

nếu chàng đánh nàng bằng gậy, nàng sẽ đánh chàng bằng vá.

Cuối cùng nàng trở thành ác bà không răng

và lòng nàng hả hê với cái nhìn phẫn nộ.

Ta đã chối từ một thiếu phụ gắt gỏng quỉ ma như thế

và ta không cần tân nương trinh nữ làm chi.

19

Ban đầu con đẹp như vị thần nhỏ trong gia đình,

mà lòng yêu thương cha mẹ khôn ngăn.

Chẳng bao lâu con trở thành mối nợ bất nhân,

cha mẹ đã cho tất cả mà hắn không bao giờ thỏa mãn.

Hắn mang về nhà một cô gái con của một người xa lạ

và đuổi xua cha mẹ của hắn đi.

Mặc cha gọi hắn không màng thưa gửi,

mặc mẹ kêu hắn vẫn nín thinh luôn.

Cuối cùng hắn trở thành kẻ ở trọ tính tình nóng nảy

xua đuổi cha mẹ bằng những lời phiền hà giả dối.

Bây giờ kẻ thù vùng vẫy này

phá phách không ngừng tâm trí của mẹ cha.

Ta đã khước từ một cuộc thanh toán thế gian như thế

và không cần có con cái nối dòng.

20

Ôi, tam bảo thiêng liêng, xin hãy là nơi con nương náu.

Ôi, đấng đại sư, xin ban cho ân huệ con hằng cầu nguyện.

 

Hỡi những kẻ an ủi tinh thần của thế gian

không chuyển hóa tâm các người bên trong

làm sao các người có thể chuyển hóa tâm kẻ mê bên ngoài?

 

Những vòm cây râm mát với những con công trắng xòe đuôi

giống như ánh sáng ngời lên trong khoảnh khắc.

Này, các ngươi không phải là kẻ an ủi loại này sao?

 

Trà trong tu viện trên làng

giống như tính tự dối mình gọi mời tai họa đến.

Này, các ngươi không phải là kẻ an ủi loại này sao?

 

Tính hối hả của thường nhân

giống như kẻ thù nóng giận tấn công sau lưng.

Này, các ngươi không phải là kẻ an ủi loại này sao?

 

Ngựa, giàu sang và cừu, ba thứ phụ giúp cuộc sống này

giống như bão gió thổi rạp ngọn cỏ xanh.

Này, các ngươi không phải là kẻ an ủi loại này sao?

 

Tấm thân hư giả chứa đầy tội lỗi này

giống như xác chết được mạ vàng.

Này, các ngươi không phải là kẻ an ủi loại này sao?

 

Sự chủ tọa cuộc hội họp các ni cô đáng kính này

giống như cuộc hội họp của dân quê thiếu người quyền quí.

Này, các ngươi không phải là kẻ an ủi loại này sao?

 

Sự khát khao thực phẩm của đại chúng này

giống như sự tịch thâu của đồn bót nhà đoan.

Này, các ngươi không phải là kẻ an ủi loại này sao?

 

Bói toán, phù thủy và chiêm tinh, ba thứ giả hình này

giống như sự cãi bướng của những người dối láo.

Này, các ngươi không phải là kẻ an ủi loại này sao?

 

Khúc hát lừa gạt người nghe này của các ngươi

giống như tiếng rên ư ử vì sung sướng của con mèo độc ác.

Này, các ngươi không phải là kẻ an ủi loại này sao?

 

Đám môn đồ tụ hội hăng say này

giống như đoàn tùy tùng của nhà quí phái.

Này, các ngươi không phải là kẻ an ủi loại này sao?

 

Giáo lý của tín ngưỡng vô nghĩa này

giống như sự dối láo của người lừa đảo.

Này, các ngươi không phải là kẻ an ủi loại này sao?

 

Kẻ nào sống bằng nghề nông mà không tìm tư lợi

nhưng tư lợi kẻ láng giềng là người đức hạnh rất nhiều.

21

Ba bài thơ kế tiếp hợp thành một bài duy nhất.

Một hôm Milarepa đang thiền định tại một trong những am ông ở, một con nai bị săn đuổi chạy đến tìm nơi trốn lánh. Sau đó là con chó săn hối hả đuổi tới ngay. Cuối cùng, người thợ săn tay cầm cung tên chạy đến, nhưng anh ta ngạc nhiên khi thấy con nai đang nằm bình yên một bên Milarepa và con chó săn nằm một bên, trong lúc Milarepa hát khúc hát đầu tiên xoa dịu lòng con chó. Người thợ săn quá xúc độngbài hát, anh ta đã được chuyển hóa và trong khúc hát thứ hai, anh ta dâng cho Milarepa sự sống của con nai và tất cả những vật anh ta có và cầu xin sự hướng dẫn tinh thần. Milarepa đã hướng dẫn anh ta trong khúc hát thứ ba. Bỗng nhiên anh ta từ bỏ thế giantrở thành một trong những môn đệ của Milarepa.

 

Con xin cúi đầu dưới chân chúa Marpa xứ Lhobrak.

Cầu nguyện người ban ân huệ cho tính sân hận

của tất cả chúng sinh được an tịnh.

Mi, con vật mang thân chó và sắc mặt của soái hoang,

này, vật mang thân chó và sắc mặt soái hoang, hãy lắng nghe ca khúc của Mila.

Bởi vì bất cứ vật gì mi thấy mi cũng cho là kẻ thù

và tâm mi bị bệnh sốt vì ý nghĩ sân hận xấu xa.

Mi đã sinh ra mang thân xác của một con chó ác

và mi ở trong cảnh khốn cùng, đói khát;

không có sự an tịnh những thống khổ đau đớn cho mi.

Nếu mi không ghì ôm sắc thể của bản tâm bên trong

lợi ích chỉ khiến mi ôm giữ sắc thân kẻ khác bên ngoài.

Đã đến lúc mi phải ôm giữ bổn tâm của chính mi.

Hãy từ bỏ tâm sân và ở lại nơi này.

Theo ý mi hiện tại,

bị nuốt chửng bởi hiểm nguy và đau khổ bất kham,

mi sợ rằng con nai sẽ chạy trốn sang triền núi bên kia

hy vọng sẽ bắt nó trên triền núi gần này.

Bị cấu xé bởi hy vọngsợ hãi mi lang thang khắp thế gian này.

Ta sẽ dạy mi sáu giáo lý của Sư tổ Naropa,(8)

và chỉ mi thiền định về biểu tượng Chân Không vĩ đại.

22

Con nai đen bên tay phải con được trang điểm bằng bộ sừng trắng màu vỏ ốc,

nếu giết đi, con sẽ được ăn ngon bảy ngày.

Điều này con: kẻ không cần, ôi thầy, con xin kính dâng lên.

Cầu mong thầy dẫn dắt con nai đen này vào đường cực lạc;

con chó Hồng Quang này vào đường giác ngộ

và Gonpodorje vào đường giải thoát.

 

Con chó Hồng Quang bên tay trái con,

nếu thả ra, nó sẽ bắt cả những những chim trời.

Điều này con: kẻ không cần, ôi thầy, con xin kính dâng lên.

Cầu mong thầy dẫn dắt con nai đen này đến cõi cực lạc;

con chó Hồng Quang này vào đường giác ngộ;

và Gonpodorje vào đường giải thoát.

 

Sợi dây thòng lọng màu đen này được tô điểm bằng chiếc vòng ở đầu mút,

nếu đem dùng, con sẽ bắt được cả bò từ phương bắc.

Điều này con: kẻ không cần, ôi thầy, con xin kính dâng lên.

Cầu mong thầy dẫn dắt con nai đen này vào đường cực lạc;

con chó Hồng Quang này vào đường giác ngộ;

và Gonpodorje vào đường giải thoát.

 

Chiếc áo da sơn dương này của người thợ săn được tô điểm bằng da dê nhuộm,

nếu mặc vào con sẽ thấy ấm ngay cả khi trên núi cao tuyết trắng.

Điều này con: kẻ không cần, ôi thầy, con xin kính dâng lên.

Cầu mong thầy dẫn dắt con nai đen này vào đường cực lạc;

con chó Hồng Quang này vào nơi giác ngộ;

và Gonpodorje vào nơi giải thoát.

 

Cây tên mảnh con cầm nơi tay phải này,

được tô điểm bằng bốn chiếc lông chim và mũi nhọn sơn son,

nếu bắn ra, nó sẽ đâm thủng bất cứ vật gì gặp phải.

Điều này con: kẻ không cần, ôi thầy, con xin kính dâng lên.

Cầu mong thầy dẫn dắt con nai đen này vào cõi cực lạc;

con chó Hồng Quang này vào nơi giác ngộ;

và Gonpodorje vào nơi giải thoát.

 

Cây cung trắng tuyệt hảo con cầm nơi tay trái này,

được tô điểm bằng vỏ cây phong và sợi dây trương Trung Hoa,

nếu buông ra, dây trương sẽ dậy sấm như rồng thiên vẫy khúc.

Điều này con: kẻ không cần, ôi thầy, con xin kính dâng lên.

Cầu mong thầy dẫn dắt con nai đen này vào nơi cực lạc;

con chó Hồng Quang này vào nơi giác ngộ;

và Gonpodorje vào nơi giải thoát.

23

Hỡi kẻ đi săn, bây giờ hãy lắng nghe ta hát.

Dù to như sấm động nhưng chỉ là âm thanh trống rỗng,

dù đẹp như mầu sắc móng trời nhưng sẽ tan biến đi;

thế gian làm vui tâm hồn nhưng đó chỉ là giấc mộng.

Dù những đối tượng của dục vọng đem lại lạc thú

nhưng chúng chỉ là nguyên nhân của những đảo điên.

Cái đó có hôm qua, hôm nay không còn nữa;

người đã sống năm qua, năm nay đã chết.

Người bạn trung thành trở thành thù địch;

thức ăn ngon trở thành thuốc độc;

kẻ lễ phép tạ ân trở thành xấc láo;

kẻ làm ác, tự hại chính mình.

Giữa trăm đầu người, đầu ngươi là đầu thân yêu nhất đối với ngươi:

bất cứ ngón tay nào của ngươi bị cắt ngươi cũng thấy đau;

trong nhà đông người, ngươi yêu chính ngươi.

Đã đến lúc để ngươi ngẩng đầu lên trong độc lập;

cuộc sống phù du này sẽ biến mất rất nhanh;

đừng bỏ thực hành tín ngưỡng.

Thân nhân yêu mến ném ngươi vào vòng thế tục;

bây giờ đã đến lúc phải tin cậy đạo sư.

Hạnh phúc ở đời này mang lại hoan lạc trong đời sau;

đã đến lúc để thực hành thánh đạo

24

Rechung, môn đệ đắc ý của Milarepa, cuối cùng được thầy cho phép ra đi với sứ mệnh đến Ü, một tỉnh trung tâm Tây Tạng, nơi tọa lạc của kinh thành Lhasa. Trong bài thơ này, Milarepa khuyên dạy môn đệ những lời cuối cùngchúc phúc cho Rechung. Trong bài kế Milarepa bi cảm cuộc ra đi của người môn đệ.

 

Ôi, thầy,[1] con ơi, con sẽ đến Ü châu hay không?

Hỡi thầy, nếu con đi đến Ü châu

đôi khi con sẽ có những ảo tưởng về thức ăn.

Khi con có những ảo tưởng về thức ăn này,

hãy ăn thức ăn chánh định bất tận

hãy biết rằng tất cả những vật ngọt ngào đều hư ngụy

và hãy xem tất cả hiện tướng như chân thân.

Đôi khi con sẽ có những ảo tưởng về áo y.

Khi con có những ảo tưởng về áo y này,

hãy mặc áo y lửa bên trong

hãy biết rằng tất cả những vật dịu mềm đều hư ngụy

và hãy xem tất cả hiện tướng như chân thân.

 

Đôi khi con sẽ có những ảo tưởng về quê hương.

Khi con có những ảo tưởng về quê hương này,

hãy biến quê hương con thành quê hương chân lý

hãy biết rằng tất cả quê cha đều hư ngụy

và hãy xem tất cả hiện tướng như chân thân.

 

Đôi khi con sẽ có những ảo tưởng về giàu sang.

Khi con có những ảo tưởng về giàu sang này,

hãy biến sự giàu sang của con thành bảy sự giàu sang cao cả, (9)

hãy biết rằng tất cả sự giàu sang của thế gian đều hư ngụy

và hãy xem tất cả hiện tướng như chân thân.

 

Đôi khi con sẽ có những ảo tưởng về bạn bè.

Khi con có những ảo tưởng về bạn bè này,

hãy biến bạn bè con thành nguồn trí huệ tự tuôn trào,

hãy biết rằng tất cả bạn bè thế gian đều hư ngụy

và hãy xem tất cả hiện tướng như chân thân.

 

Đôi khi con sẽ có những ảo tưởng về đạo sư.

Khi con có những ảo tưởng về đạo sư này,

hãy nguyện cầu đạo sư ngự mãi trên đầu con,

và hãy nhớ trầm tư về lửa ấm bên trong.

Đạo sư cũng chỉ là một giấc mơ hư ngụy.

Hãy biết rằng tất cả đều là ảo tưởng, nghe con.

 

Núi Gampoden phương đông

giống như vua ngự ngai vàng;

lưng núi giống như màn lụa trắng;

mặt núi giống như đống vật quý giá;

đỉnh núi giống như vương miện ngọc ngà;

bảy đỉnh đồi giống như bảy đại thần áo mão cúi chầu;

toàn thể giống như biểu tượng thiêng liêng bằng gỗ thếp vàng.

Trên đôi vai núi này là những nơi con phải chuyển hóa.

Từ đó con hãy đi làm lợi ích cho loài người.

Con ơi, con phải tiến hành phận sự con đi.

25

Đứa con yêu dấu đã được cha mẹ yêu thương ấp ủ,

có thể phụng sự họ trăm lần trong lúc tuổi già,

người đệ tử không lập trọng thệ ẩn tu,

có thể phụng sự cho thầy trăm lần lúc tuổi già.

Nhưng người cha này giống như con chó già bị bỏ lại chốn hoang vu,

và đứa con giống như con bạch sư đã đi đến Ü châu.

Người cha giống như con cáo già bị bỏ lại chốn hoang vu và đứa con giống như cọp gấm trẻ đã đi đến Ü châu.

Người cha giống như gà trống trong sân trại bị bỏ lại chốn hoang vu

và đứa con giống như chim linh thứu oai hùng đã đi đến Ü châu.

Người cha giống như bò già bị thiến với chiếc cổ co ro bị bỏ lại chốn hoang vu

và đứa con giống như bò mộng sừng cong đã đi đến Ü châu.

Hình dáng nó đẹp hơn thiên thần đã đi đến Ü châu;

ngôn ngữdịu dàng hơn lụa đã đi đến Ü châu;

tư tưởng nó nhiều màu sắc hơn gấm thêu đã đi đến Ü châu;

hương thơm nó ngào ngạt hơn chiên đàn đã đi đến Ü châu.

26

Trong bài thơ này Milarepa đã quở trách những con quỷ đã quấy phá cuộc thiền định của ông và ông cầu cứu đến uy lực của thầy ông, Marpa, để chống lại chúng. Ông giục chúng đến Marpa để Marpa chuyển hóa cho và ông dạy chúng giáo lý Đại Thừa cao cả hơn giáo lý Tiểu Thừagiáo lý Đại Thừa có thể đáp ứng với tư tưởng của Bồ Tát, người đã đạt được giác ngộ, tự hiến mình trong công việc phụng sự nhân loại.

 

Hãy biết nơi dịch giả Marpa đã tinh luyện ngôn từ,

vị chúa từ ái vô song,

đang ngồi phô bày báo thân thanh tịnh

trên tòa sen ba cánh

như chòm tóc ngọc trên đầu người.

Ngài phóng hào quang ân huệ

trong sáng hơn mặt trăng trên bầu trời quang đãng

làm nở đóa hoa xinh đẹp

của sen lòng nồng nhiệt độ nhân,

và khiến cho nhụy hoa mính tính hãi hùng.

Các ngươi có nhìn thấy ngài không, hỡi những ma thần

bị trần gian buộc ràng bằng những con mắt liếc?

Nếu các ngươi không nhìn thấy ngài bởi vì

sự vô minh vĩ đại trong các ngươi

và những tội lỗi ưu phiền của các ngươi

từ những ngày trước của vòng tròn vô thủy che khuất.

Trừ phi các ngươi sám hối tội lỗi

các ngươi không phải là những chiếc bình

chứa nổi sự sâu xa của giáo pháp.

Xưa kia các ngươi bị thù hận thiêu đốt

nhưng từ đây các ngươi phải tu sửa

những con đường xấu xa, lừa dối của các ngươi,

nếu các ngươi tự buộc mình vào tín ngưỡng với lời trọng thệ.

Biết rằng giáo lý này không có kết quả nào khác hơn

trừ phi các ngươi suy tư kỹ về nguyên nhânhậu quả

của mọi hành vi thiện ác,

các ngươi sẽ chịu những khốn khổ vô cùng nơi địa ngục.

Ta cầu mong các ngươi nhớ phải thận trọng trong những việc nhỏ,

vì dù nhỏ chúng vẫn có thể có ảnh hưởng nhiều.

Trừ phi các ngươi nhìn thấy những đối tượng khoái lạc của giác quan

đầy tội lỗi, và tiêu diệt được dục vọng từ bên ngoài

các ngươi sẽ thoát khỏi tù ngục thế gian này.

Ta cầu nguyện cho các ngươi biết trong tâm

tất cả đều hư huyễn

và hãy tin cậy vào sự trợ giúp của lời dạy này

khi bất cứ việc gì xảy đến.

Trừ phi các ngươi bày tỏ lòng biết ơn bằng hành động

với những chúng sinh từ ái của sáu đường (1)

đã sinh ra các ngươi trong những đời trước,

các ngươi hãy chia xẻ sự lầm lạc của Tiểu Thừa.

Vì thế ta cầu nguyện tình thương vĩ đại dạy cho các ngươi giác ngộ.

Nếu các ngươi lắng nghe và thực hành những lời khuyên dạy quí báu này

các ngươi sẽ trở thành hiền nhân của Đại Thừa Phật Giáo; chúng ta sẽ là anh em trong quán tưởng, tu hành

đạo chúng ta trong đời này sẽ là một và giống nhau;

và trong các cõi thanh tịnh siêu việt

nơi đức năng viên mãn

chúng ta sẽ gặp nhau: nghi ngờ đã hết.

27

Tám phi thiên thần nữ đến cầu Milarepa chỉ dạy, ông đã giáo huấn họ trong bài hát này. Các nữ thần này tương tự như các thiên nữ của Phật Giáo, và họ cũng xem thường các định luật luân hồi thông thường. Họ có thể hiền lành hay hung dữ và thay đổi tuỳ theo mỗi hoá thân; khi hung dữ họ phải được khuyên răn để trở thành hữu ích. Để đạt được điều này, Milarepa tán khuyên họ đồng nhất hoá chính họ với thiện năng, như được tiêu biểu bằng vị thần giám hộ của ông, ông sẽ dẫn dắt họ vào chính đạo bằng uy lực bí mật. Rồi nếu họ chịu thiền định về tri thức đã truyền dạy cho họ như là chân không, họ sẽ bất ngờ đạt được giác ngộ.

 

Cúi đầu đảnh lễ Marpa xứ Lhobrak.

Ta cầu mong những tặng phẩm tinh thần

từ ân huệ cha và thầy ta ban xuống.

Hỡi tám nàng con gái đẹp của thần linh,

ta đã vui hưởng trầm tư sau khi các nàng dâng cơm trắng vì thế cuộc tịnh dưỡng này đã làm cho ta thêm sùng tín.

Để tạ ân, ta sẽ dạy giáo lý cho các nàng,

hãy lắng nghe và áp dụng nơi lòng.

Vương quốc của chư thần thanh tịnh nhất

mặc dù nó dường như hư không

và sự tinh nghịch dịu dàng của chư thần nữ trẻ

mặc dù đó là cảnh vui vẻ nhưng chóng tàn;

ảo ảnh hư ngụy lường gạt nhãn quan

mặc dù đem lại niềm vui lớn, nó đưa dẫn đến diệt vong;

Và sự đau khổ của sáu loại chúng sanh nơi trần thế

khi xét đến, tim ta sẽ bị kích động nhiều.

Vì thế các nàng muốn thực hành thánh giáo

hãy cầu xin nơi Tam bảo chí tôn,

nơi trú ngụ (10) của lòng tin kính tín,

và hãy suy tư về sáu loại chúng sinh vì trước kia

đã sinh ra các nàng trong vòng luân hồi sinh tử.

Hãy cúng dường cho chúa cho thầy

hãy bố thí cho kẻ nghèo thiếu thốn

và hãy dành đức tâm để lợi ích loài người.

Hãy luôn luôn trầm tư về sự bất định của giờ chết.

Hãy tin rằng bản thân các nàng là vị thần hộ mệnh

và hãy hành động theo lời của uy lực mật ngôn;

hãy trầm tư tri thức như chân không vượt qua toàn hiểu biết

và hãy ý thức luôn luôn về chân lý.



[1] “Thầy” ở đây là danh từ chỉ tước hiệu trong đạo chứ không chỉ người dạy mình, có lẽ tiếng Tây Tạng gọi là Lama (Lạt ma).



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14318)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14578)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11853)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14375)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13284)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14653)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12649)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25282)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27919)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26389)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17248)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16537)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15933)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22165)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17147)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24950)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 22006)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19089)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16180)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21733)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16800)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14679)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16724)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25042)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18794)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21203)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14783)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14380)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16628)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18021)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12938)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14955)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12732)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13899)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14620)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28058)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27234)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14360)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20999)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14676)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24214)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28728)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14747)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13307)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16470)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27272)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12024)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16081)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21522)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12385)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant