Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Về Tác Giả

11 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 15014)
Về Tác Giả


CON ĐƯỜNG CĂN BẢN ĐẾN GIÁC NGỘ

Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của phái Kadam
Nguyên tác: Training the Mind and Cultivating Loving-Kindness by Chošgyam Trungpa 
Nhà xuất bản Shambhala, 1993
Việt dịch: Trùng Hưng - Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001
blank
blank

 VỀ TÁC GIẢ

Đại đức Chošgyam Trungpa sinh ở tỉnh Kham miền đông Tây Tạng, năm 1940. Khi vừa mười ba tháng tuổi, Chošgyam Trungpa được công nhận là một tušlku trưởng, hay một vị thầy hiện thân. Theo truyền thống Tây Tạng, một vị thầy giác ngộ có thể tái sanh trong hình thức con người qua nhiều thế hệ tiếp nối dựa vào thệ nguyện của lòng bi của ngài. Trước khi chết, một vị thầy như vậy để lại một lá thơ hay những manh mối khác về nơi chốn của sự tái sanh tới. Về sau, những đệ tử và những vị thầy chứng ngộ khác thấy qua những manh mối ấy, căn cứ trên sự khảo sát cẩn thận các giấc mơ và linh kiến, chỉ huy những cuộc tìm kiếm để khám phácông nhận vị tiếp nối. Như thế những dòng riêng biệt của sự chỉ dạy được tạo thành, trong vài trường hợp kéo dài qua nhiều thế kỷ. Chošgyam Trungpa là vị thứ mười một trong dòng chỉ dạy được biết như là những Tušlku Trungpa.

Sau khi được công nhận, các vị phải trải qua một giai đoạn tu hành ráo riết về lý thuyếtthực hành những giáo lý Phật giáo. Trungpa Rinpoche (Rinpoche là danh hiệu danh dự có nghĩa là “bậc tôn quý”), sau khi lên ngôitrụ trì tối cao của những tu viện Surmang và người cai trị Quận Surmang, bắt đầu một thời kỳ tu học kéo dài mười tám năm, cho đến khi ngài rời Tây Tạng năm 1959. Là một tušlku phái Kagyuš, sự tu hành của ngài đặt nền trên sự thực hành thiền địnhhệ thống và trên sự hiểu biết lý thuyết tinh tế triết học Phật giáo. Một trong bốn phái lớn của Tây Tạng, phái Kagyuš được biết như “dòng thực hành”.

Năm lên tám, Trungpa Rinpoche nhận thọ giới làm một vị tăng tập sự. Sau khi thọ giới, ngài dấn thân vào sự nghiên cứuthực hành gắt gao những kỷ luật tu viện truyền thống cũng như những nghệ thuật viết chữ, vẽ tranh thanka và múa của tu viện. Những vị thầy ban đầu của ngài là Jamgošn Kongtrušl của Sechen và Khenpo Kangshar – những vị thầy lãnh đạo của phái Nyingma và Kagyuš. Năm 1958, vào tuổi mười tám, Trungpa Rinpoche hoàn tất việc học, nhận học vị kyorpošn (tiến sĩ thần học) và khenpo (giáo sư học giả). Ngài cũng nhận đại giới tỳ kheo.

Những năm năm mươi là thời gian của biến động lớn ở Tây Tạng. Khi trở nên rõ ràng Tây Tạng sắp bị chiếm đóng bằng vũ lực, nhiều người cả tăng sĩ lẫn cư sĩ đã bỏ xứ sở. Trungpa Rinpoche trải qua nhiều tháng gian khổ băng qua dãy Himalaya (được tả lại trong cuốn sách của ngài Sinh ở Tây Tạng), cuối cùng ngài đến Ấn Độ, Trungpa Rinpoche được bổ nhiệm làm việc như cố vấn tâm linh cho Trường Những Lama Trẻ ở Dalhousie. Ngài làm công việc này từ 1959 đến 1963.

Cơ hội đầu tiên của Trungpa Rinpoche để tiếp xúc với Tây phương là khi ngài nhận một học bổng Spaulding để theo học Đại học Oxford, ngài nghiên cứu tôn giáo tỷ giảo, triết học và nghệ thuật. Ngài cũng nghiên cứu nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản, có bằng tốt nghiệp của Trường Sogetsu. Khi ở Anh, Trungpa Rinpoche bắt đầu dạy pháp cho các học trò Tây phương, và năm 1968 ngài lập ra Trung Tâm Thiền Định Samye Ling ở Dumfriesshire, Scotland. Trong thời gian này ngài cũng xuất bản hai cuốn sách đầu tiên bằng tiếng Anh : Sanh ở Tây Tạng, và Thiền Định trong Hành Động.

Năm 1969, Trungpa Rinpoche du hành đến Bhutan, ở đó ngài đi vào một cuộc ẩn tu thiền định một mình. Cuộc nhập thất này đánh dấu một sự thay đổi then chốt trong lối dạy của ngài. Ngay khi trở về, ngài trở thành một người thế thường, bỏ qua một bên y áo tu viện và mặc theo lối bình thường của Tây phương. Ngài cũng cưới một thiếu nữ người Anh và họ cùng rời bỏ Scotland dời đến Bắc Mỹ. Nhiều đệ tử trước kia của ngài thấy những thay đổi này quá chấn độngđảo lộn. Tuy nhiên ngài bày tỏ sự xác tín rằng để cắm rễ ở Tây phương, pháp cần phải được dạy không lệ thuộc vào những dấu hiệu bề ngoài của văn hóa và sự hấp dẫn của tôn giáo.

Trong những năm bảy mươi, Hoa Kỳ ở trong thời kỳ sôi sục về chính trị và văn hóa. Đó là thời kỳ say mê Đông phương. Trungpa Rinpoche phê phán lối tiếp cận với tâm linh một cách duy vậtthương mại hóa ngài đã gặp, diễn tả nó như là một “siêu thị tâm linh”. Trong những bài thuyết pháp và trong những cuốn sách của ngài Cắt Đứt Loại Duy Vật Tâm Linh và Huyền Thoại của Tự Do, ngài chỉ ra sự đơn giản và trực tiếp của thực hành ngồi thiền như là cách thức cắt đứt những vặn xoắn méo mó của hành trình tâm linh.

Trong thập niên bảy mươi dạy đạo ở Bắc Mỹ, Trungpa Rinpoche có tiếng là một vị thầy năng động và gây nhiều tranh luận. Thông thạo Anh ngữ, ngài là một trong những Lama đầu tiên có thể nói trực tiếp với những đệ tử người Tây phương, không nhờ qua một dịch giả. Đi đây đó khắp Bắc Mỹ và Châu Âu, Trungpa Rinpoche đã có hàng trăm cuộc nói chuyệnthảo luận. Ngài lập những trung tâm chính ở Vermont, Colorado và Nova Scotia, cũng như nhiều trung tâm thiền địnhnghiên cứu nhỏ ở những thành phố khắp Bắc Mỹ và Châu Âu. Vajra-dhatu (Kim Cương Giới) được thành lập năm 1973 như là bộ phận trung tâm điều khiển mạng lưới này.

Năm 1974, Trungpa Rinpoche thành lập Viện Naropa, nó đã trở thành đại họccảm hứng Phật giáo được chính thức công nhận duy nhất ở Bắc Mỹ. Ngài thuyết trình rất nhiều ở Viện và cuốn sách của ngài Cuộc Du Hành Không Mục Đích đã được đặt nền trên một khóa ngài dạy ở đó. Năm 1976, ngài thiết lập chương trình Tu hành Shambhala, một loạt những chương trình và khảo luận cuối tuần cung cấp giáo huấn thực hành thiền định trong môi trường thế tục. Cuốn sách của ngài, Shambala : Con Đường Thiêng Liêng của người Chiến Sĩ cho một tổng quan về những giáo lý Shambhala.

Năm 1976, Trungpa Rinpoche chỉ định OŠsel Tendzin (Thomas F. Rich) là nhiếp chính Kim Cương Thừa của Ngài, hay là người nối pháp của Ngài. OŠsel Tendzin làm việc mật thiết với Trungpa trong việc quản lý Vajradhatu và Tu hành Shambhala. Ông dạy nhiều từ năm 1976 đến khi chết vào năm 1990 và là tác giả cuốn Phật trong Lòng Tay Bạn.

Trungpa Rinpoche cũng hoạt động nhiều trong lãnh vực dịch thuật. Làm việc với Francesca Fremantle, ngài cho ra một bản dịch mới của Tử Thư Tây Tạng, ấn hành năm 1975. Về sau ngài thành lập Ban Dịch Thuật Nalanda, để chuyển dịch những bản văn và nghi thức cho các đệ tử của mình cũng như phát hành rộng rãi một số bản văn quan trọng.

Năm 1978 Trungpa Rinpoche thực hiện một lễ trao quyền cho người con OŠsel Rangdrošl Mukpo của mình làm người kế tục của ngài trong dòng Shambhala. Lúc đó ngài ban cho anh pháp hiệu Sawang, hay “chúa của đất”.

Trungpa Rinpoche cũng được biết đến bởi sự quan tâm của ngài về những nghệ thuật và đặc biệt bởi cái nhìn sâu xa của ngài vào mối tương quan giữa kỷ luật thiền và tiến trình nghệ thuật. Công việc nghệ thuật riêng của ngài gồm thư pháp, hội họa, cắm hoa, thi ca, viết kịch và xếp đặt trang trí môi trường. Ở viện Naropa ngài tạo ra một không khí giáo dục hấp dẫn nhiều nghệ sĩ và nhà thơ hàng đầu. Sự khám phá tiến trình sáng tạo trong ánh sáng của tu hành thiền tiếp tục ở đó như một đối thoại khơi mở. Trungpa Rinpoche cũng xuất bản hai cuốn sách về thi ca : Ấn (Mudra) và Tư Tưởng Đầu Tiên Tư Tưởng Tốt Nhất.

Những sách xuất bản của Trungpa Rinpoche chỉ tiêu biểu cho một phần di sản giàu có những giáo lý của ngài. Trong mười bảy năm dạy đạo ở Bắc Mỹ, ngài đã làm ra những cơ cấu cần thiết để cung cấp cho những đệ tử sự tu hành thấu triệt, hệ thống Phật pháp. Từ những buổi nói chuyện và khóa học giới thiệu sơ khởi đến những thực hành ẩn tu nhóm cao cấp, những chương trình này nhấn mạnh một sự cân bằng của nghiên cứuthực hành, của lý trítrực giác. Những đệ tử trong mọi cấp bậc có thể theo đuổi sự quan tâm thích thú của họ trong thiền địnhcon đường Phật giáo qua nhiều hình thức tu hành này. Những đệ tử lâu năm của Trungpa Rinpoche tiếp tục cả hai công việc dạy và giáo huấn thiền định trong những chương trình như vậy. Thêm vào những lời dạy rộng rãi về truyền thống Phật giáo, Trungpa Rinpoche còn nhấn mạnh nhiều về những lời dạy Shambhala, nó nhấn mạnh sự quan trọng của tu tâm, khác với sự thực hành tôn giáo ; sự tham gia cộng đồng và sự sáng tạo một xã hội giác ngộ ; và sự am hiểuthưởng thức đời sống từng ngày của mỗi người.

Trungpa Rinpoche ra đi năm 1987, ở tuổi bốn mươi bảy. Ngài còn lại người vợ, Diana và năm con trai. Người con trưởng, Sawang OŠsel Rangdrošl Mukpo, kế vị ngài làm chủ tịch và lãnh đạo tâm linh của Vajradhatu. Trước khi chết, Trungpa Rinpoche nổi danh như một gương mặt then chốt trong việc truyền bá pháp vào thế giới Tây phương. Sự kết hợp giữa mối cảm kích vĩ đại đối với văn hóa Tây phương và sự thấu hiểu sâu xa của ngài về truyền thống đã dẫn đến một lối tiếp cận cách mạng trong việc dạy pháp, trong đó những giáo lý sâu xa và xưa cổ nhất được trình bày theo một cách thức hiện đại trọn vẹn. Trungpa Rinpoche nổi danh vì sự tuyên thuyết giáo pháp một cách vô úyvô ngại : thoát khỏi ngần ngại, chân thật với sự tinh khiết của truyền thống, và hoàn toàn tươi trẻ. Nguyện những lời dạy này đâm rễ và nở hoa cho lợi lạc của tất cả chúng sanh.

 












Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14307)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14572)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11847)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14372)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13284)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14652)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12649)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25271)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27906)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26383)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17246)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16531)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15923)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22156)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17141)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24944)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 22001)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19085)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16177)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21732)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16796)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14675)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16717)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25035)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18791)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21200)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14782)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14379)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16624)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18018)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12936)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14952)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12730)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13896)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14619)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28052)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27225)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14355)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20992)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14675)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24205)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28710)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14744)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13304)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16466)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27263)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12022)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16081)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21517)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12385)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant