Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

4. Ý Tình Thân

18 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 6780)
4. Ý Tình Thân

Ý TÌNH THÂN
Tỷ kheo Thích Trí Siêu

 4. Ý Tình Thân

Bình thường các triết gia hay đặt câu hỏi Ta là ai? Ở đây chúng ta đặt lại câu hỏi Ta là gì? Và đi xa hơn nữa, Ta làm gì? Theo đạo Phật cái Ta không có thật mà chỉ là một ảo tưởng, một giả danh được đặt trên năm uẩn (xem Vô ngã[6]). Trong năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), sắc thuộc về sắc thân, còn bốn uẩn kia thuộc về tâm. Tâm chỉ có tên mà không có hình tướng nên gọi là danh (nama). Trên giáo lý con người chỉ là danh-sắc (nama-rupa) không hơn không kém, nhưng ở đây tôi đứng trên phương diện tương đối của thế gian, tạm lấy những quan niệm của người đời mà nói chuyện, trong nhà Phật gọi đó là "thế giới tất đàn", một trong Tứ Tất Đàn[7] (catvari siddhanta), tức là bốn tiêu chuẩn để trình bày sự thật

Con người là một loài hữu tình, tiếng Phạn là sattva, tức là có tình cảm. Vì có tình cảm nên mới có phiền não. Sau đây là một thí dụ về tiến trình của tình cảm.

Trong một bữa tiệc ăn uống với bạn bè, tôi để ý thấy cô Tám là người hoạt bát, ăn nói vui vẻ có duyên. Về nhà, hình ảnh của cô Tám cứ lởn vởn hiện ra trong đầu óc tôi. Nếu tôi chỉ có Ý nhớ, nghĩ, tưởng về cô Tám thôi rồi chấm dứt ở đó thì không có chuyện gì đáng nói. Nhưng sau khi nhớ, nghĩ, tưởng về cô Tám thì trong tôi nảy sinh ra một thứ tình, đó là ưa mến. Khi Ý nhớ lại những điệu bộ, cử chỉ ăn nói duyên dáng của cô Tám thì (Tình) tôi lại càng ưa mến cô ấy! Khi Tình ưa mến thì nó khiến cho Ý phải suy nghĩ đủ mội cách để làm quen và gần gũi. Sau khi nặn đầu bóp trán với trăm mưu ngàn kế thì Ý nghĩ ra được một cách. Và muốn thực hiện cách đó thì Ý phải nhờ đến Thân và Khẩu. Thân phải tìm đến nhà cô Tám để Khẩu nói chuyện tỏ Tình. 

Trong nhà Phật thường nói đến bộ ba "Thân, Khẩu, Ý", gọi là tam nghiệp vì đó là ba cánh cửa tạo nghiệp. Nay có thêm Tình là một yếu tố quan trọng không kém trong vấn đề tạo nghiệp nên cần được thêm vào. Để đơn giản hóa vấn đề, tôi sẽ giữ con số ba, nghĩa là xếp Khẩu và Thân lại làm một vì khẩu là một phần của thân thể. Như vậy chúng ta sẽ có một bộ ba mới là Ý, Tình, Thân. 

Hằng ngày mỗi khi Ý suy nghĩ, nhớ tưởng thì ta cho là Ta suy nghĩ, nhớ tưởng. Khi Tình yêu ghét, vui buồn thì ta cho là Ta yêu ghét, vui buồn. Khi Thân đi đứng, cử động, nói năng, làm việc thì ta cho là Ta đi đứng, cử động, nói năng, làm việc. Nói cách khác, tất cả chúng ta đều vô tình công nhận Ý, Tình, Thân chính là Ta, là mình. Vì thế nên tôi tạm gọi ba anh này là Ba Mình, Ba Mình cần được hiểu là ba cái mà chúng ta tin và tưởng đó là ta, là mình. 

Theo thế gian, ta có thể nói con người là một tổng hợp của Ý, Tình, Thân. 

1/ Thế nào là ý tình thân?

a) Ý: là ý thức hay tâm ý, tức khả năng nhận thức, hiểu biết, phân biệt, suy tư, nghĩ tưởng, v.v...

b) Tình: là tất cả những tình cảm mà ta cảm nhận được như: vui, buồn, yêu, ghét, giận, hờn, đam mê, lo sợ, ghen tức, v.v...

c) Thân: là những gì thuộc về thân thể như cử chỉ, nói năng, hành động và thái độ.

Ba cái này luôn đi chung và liên quan rất mật thiết với nhau. Xưa nay vấn đề Tình hay tình cảm không được đề cập tới vì người ta xem nó thuộc về tâm hay tâm sở, nhưng nay tôi lọc nó ra thành một phần riêng vì nó có một tác dụng đặc biệt và quan trọng trong đời sống con người. Tâm là một danh từ bao quát. Trong ngũ uẩn thì sắc uẩn thuộc về thân còn bốn uẩn kia: thọ, tưởng, hành, thức thuộc về tâm. Ý thức, Mạt Na thứcA lại Da thức cũng thuộc về tâm. Đương nhiên ở đây Ý và Tình cũng thuộc về tâm, nhưng mỗi cái có công năng khác nhau.

Khi sự vật xảy ra theo Ý của tôi (vì tôi cho ý kiến của tôi đúng) thì Tình của tôi vui mừng, hân hoan sung sướng, và Thân của tôi thoải mái, nhẹ nhàng, dễ chịu ...

Nhưng khi sự vật xảy ra trái Ý tôi thì Tình của tôi buồn bực, giận hờn, lo âu và Thân của tôi sinh ra bệnh hoạn, hốc hác, mệt mỏi, ...

Khi cô Tám làm đúng như Ý tôi muốn thì tự nhiên tôi có cảm tình và sẽ có một thái độ dễ thương, cởi mở và thân thiện với cô ấy.

Khi anh Bảy làm trái Ý tôi thì tôi mất cảm tình với anh và từ đó tôi sẽ có những cử chỉ, thái độ lạnh lùng, xa lạ, thù ghét.

Khi những đứa con của tôi nghe lời và làm đúng ý tôi thì tôi thấy chúng nó rất dễ thương, nhưng khi chúng không nghe lời và làm trái ý tôi thì tôi buồn giận và thấy chúng khó thương.

Qua thí dụ về cô Tám ở trên, ta thấy vì tâm ý có những suy nghĩ, nhớ tưởng như vậy nên mới đưa đến tình cảm như vậy. Vì có tình cảm như vậy nên mới sinh ra cử chỉthái độ như vậy. 

Ý nghĩ → Tình cảm → Thái độ

Đây là đi theo chiều Ý, Tình, Thân.

 

Tôi nghĩ rằng vào chùa là mình phải lịch sự dễ thương. Vì (ý) nghĩ như thế nên mỗi khi gặp ai trong chùa là (thân) tôi đều mỉm cười chắp tay cúi đầu chào. Trong chùa có cô Sáu hay đến lễ Phật, mỗi khi thấy tôi làm như thế, cô ta cũng mỉm cười chắp tay đáp lại. Qua sự mỉm cười chắp tay chào qua chào lại như thế mà tôi và cô Sáu nảy sinh thiện cảm với nhau. Vì nghĩ như vậy nên tôi mới làm như vậy. Vì làm như vậy nên sinh ra tình cảm như vậy. 

Ý nghĩThái độ → Tình cảm

Đây là đi theo chiều Ý, Thân, Tình.

 

 Dù đi theo chiều nào đi nữa, một khi cái bánh xe Ba Mình (Ý,Tình, Thân) này bắt đầu chuyển (cái này sinh ra cái kia) thì nó sẽ tự động quay tiếp và gây ra hạnh phúc hay khổ đau.

2/ Vấn đề trục trặc

Bình thường nếu cái bánh xe Ba Mình này quay đều đặn thì không có gì khổ hết! Nhưng thực tế nó luôn luôn có vấn đề trục trặc, không quay suông sẻ được. Xin lấy vài thí dụ để hiểu.

Ý và Tình không tương ưng

Sau khi chào qua chào lại, tôi và cô Sáu thấy mến nhau. Tôi bắt đầu chú ý đến cô ta nhiều hơn. Nhờ thế tôi biết được cô ấy hay đi chùa vào ngày rằm và mồng một. Do đó tôi cố gắng đến chùa vào những ngày này để có dịp gặp và làm quen với cô Sáu. Ý tôi nghĩ như vậy nên Tình của tôi chớm nở hy vọng. Nhưng qua vài lần nói chuyện, tôi khám phá ra cô Sáu đã có người yêu và sắp làm đám cưới! Tim tôi bỗng se thắt lại và đầu tôi choáng váng. Về nhà ý thức tôi làm việc như chong chóng, tôi thấy mình không thể yêu được, vì ý tôi không cho phép tôi yêu cô nữa. Nhưng con tim (tình) của tôi nó cứ muốn yêu cô ta. Ngạn ngữ Pháp có câu: "Con tim có những lý do của nó mà lý trí không thể biết được" (le coeur a ses raisons que la raison ne connait point, Blaise Pascal). Đến đây Ý (lý trí) và Tình (cảm) bắt đầu xung đột dữ dội làm tôi mất ăn mất ngủ, Thân thể mệt mỏi, hốc hác, thật là khổ sở!

Theo quan niệm bình dân, ý (lý trí) nằm ở trong đầu, còn tình cảm nằm ở trong tim hay trong lòng. Bởi vậy khi thất tình, người ta hay biểu lộ nó qua hình vẽ "con tim rướm máu". Khi ý và tình (hay đầu và tim) đi đôi với nhau thì mọi sự an ổn. Khi ý và tình đi ngược thì sinh ra giằng co khổ sở. 

Thương yêu không đúng chỗ thì người đời chửi rủa, lên án và mình sẽ mang mặc cảm tội lỗi. Nhưng nếu hy sinh tình cảm để theo lý trí thì tim sẽ mang một vết thương lòng.

Trong ba anh, Ý được xem như anh cả, Tình là anh thứ hai, còn Thân là em út. Ý và Tình thường hay chống trái nhau, còn Thân thì dễ dãi nghe lời hai anh, sai đâu làm đó, nhưng nhiều khi nó cũng cứng đầu khó dạy.

Ý và Thân không tương ưng 

Hồi nhỏ khi mới được sinh ra tôi đâu có biết uống rượu hút thuốc là gì. Sau này lớn lên giao du với bạn bè, rủ nhau hút thuốc uống rượu. Ban đầu chỉ hút vài điếu, uống vài ly cho vui rồi từ từ sinh ra nghiện ngập. Đến khi nghiện rồi thì không thể bỏ được, ngày nào cũng phải ít nhất hai bao thuốc lá và một chai rượu. Gần đây nhờ bà con họ hàng nhắc nhở, (ý thức) tôi biết rõ hút thuốc làm hại phổi, uống rượu hại gan, có thể lao phổi hoặc viêm xơ gan. Nhưng đến giờ mà không có thuốc và rượu thì tay chân tôi bủn rủn, cổ khô miệng đắng, bao tử cào cấu, toàn thân yếu lả, không làm ăn gì được. Thân thể tôi không chịu nghe lời ý (lý trí) tôi nữa. Ý muốn cai rượu cai thuốc nhưng thân thể chống lại không theo. Người nào cai được thì xem như Ý thắng, còn không cai được thì Thân thắng thế.

Tình và Thân không tương ưng 

Trong lớp học có cô Linda người Mỹ rất đẹp làm tôi say mê để ý. Nhưng cô ta có tánh kỳ thị, không ưa người da vàng. Vì thân tôi là người da vàng nên tình của tôi không thành! Tình muốn nhưng tại Thân nên sự không thành.

Trên đây là vài thí dụ về sự chống trái giữa Ba Mình (Ý, Tình, Thân). Nhưng không cần phải chờ đến khi Ba Mình chống trái mới sinh chuyện. Nhiều khi chúng đồng ý hợp tác với nhau cũng đưa đến đau khổ như thường.

Khi Ý có những ý nghĩ đen tối, cho rằng ai cũng ghét mình, nói xấu mình thì làm sao Tình vui cho được. Lúc đó Tình sinh ra buồn bực, âu sầu, rồi từ từ Thân xa lánh không muốn tiếp xúc với mọi người. Khi thấy mình xa lánh, buồn bực, khó chịu thì đâu ai dám lại gần nói chuyện vui vẻ. Và như thế (tình) mình lại buồn thêm và Ý tin chắc là người đời xấu ác.

Ý đen tối nuôi dưỡng Tình sầu, làm Thân thể héo mòn. Thân thể héo mòn trở lại nuôi dưỡng Tình sầu và làm cho Ý càng thêm đen tối. Đây là cái vòng lẩn quẩn của cuộc đời. Từ cái khổ này đưa đến cái khổ khác (gọi là Khổ Khổ) khó mà thoát ra được.

* Tại sao bánh xe Ba Mình không ngừng quay cho ta đỡ khổ?

Ba Mình không thể ngưng làm việc được. Nếu muốn nó ngưng thì ta phải làm cho Ý ngừng trước rồi từ từ Tình và Thân sẽ ngưng sau.

Nếu muốn cho Ý ngừng thì có ba cách:

1) Ngồi thiền nhập định, không khởi một ý niệm, ý nghĩ, ý tưởng.

2) Ngủ không mơ. Nếu ngủ mà mơ thì trong giấc mơ Ý thức vẫn làm việc, trong Duy Thức Học gọi là "mộng trung ý thức". Thí dụ trong mơ thấy ma quỷ rượt bắt thì hoảng sợ, tim đập mạnh, người toát mồ hôi.

3) Bất tỉnh nhân sự hoặc rơi vào coma.

Ba cách trên không phải dễ thực hiện:

1- Đa số chúng ta không phải là hành giả Du Già (Yogi) hay thiền sư nên khó mà nhập định (samadhi) dứt bặt tâm ý được.

2- Ngủ không mơ có thể được, nhưng chẳng lẽ ta cứ nằm ngủ suốt ngày suốt đêm sao?

3- Bất tỉnh nhân sự hoặc coma thì chắc chúng ta không muốn, mà muốn cũng khó làm.

Động cơ khiến cho Ba Mình làm việc không ngừng chính là nghiệp lực. Mà nghiệp lực đâu phải mới có đây, nó đã có từ đời nào rồi, trước khi ta được sinh ra trong kiếp này. Bình tâm nhìn lại, Ba Mình không phải lúc nào cũng làm cho ta khổ đau. Khi Ba Mình (Ý, Tình, Thân) làm việc hòa thuận với nhau thì nó cũng cho ta hạnh phúc, dù hạnh phúc đó phù du tạm bợ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14891)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
(Xem: 17822)
Các phần lý thuyếtthực hành chứa đựng trong sách này có tác dụng dẫn dắt tâm chúng ta đến chỗ thấu hiểu sâu xa hơn về sự sống và chết, về vô thường và khổ đau.
(Xem: 18233)
Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn.
(Xem: 15012)
Khi chúng tôi mới gặp nhau, tôi là một thành viên tích cực của Câu lạc bộ Lotos, nhưng từ khi bắt tay vào việc soạn sách “Vén màn Isis” tôi đã chấm dứt hẳn mọi liên hệ với các hội hè đình đám...
(Xem: 13207)
Quyển hồi ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ.
(Xem: 21185)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
(Xem: 32613)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 15331)
Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính...
(Xem: 12362)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
(Xem: 12841)
Trải qua dòng lịch sử, nhân loại đã thực hiện được nhiều kỳ công vĩ đại, nhưng con người vẫn phải bóp trán suy nghĩ để tìm hiểu ý nghĩanguyên nhân của sự đau khổ...
(Xem: 27560)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 12153)
Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia.
(Xem: 34988)
Khi đức Phật còn trụ thế, ngài từng nói với tôn giả A-nan rằng: “Này A-nan! Sau khi ta tịch rồi, giới luật chính là thầy của các ngươi đó. Giới luật sẽ bảo vệnâng đỡ cho các ngươi.”
(Xem: 17766)
Tập truyện này kể lại nhiều câu chuyện mang tính giáo dục cao, có thể giúp dạy bảo, khuyên răn nhằm bồi dưỡng nhân cách, đưa con người hướng đến Chân, Thiện, Mỹ...
(Xem: 11842)
Mùa xuân đồng nghĩa với mùa hoa có từ khi thiên địa mới mở. Nó có thật mà như mơ, trong trẻo thanh cao, vô tư bên cạnh cõi Ta-bà phiền não đầy những giá trị giả.
(Xem: 12658)
Trước cuộc du hành đầu tiên của tôi, phương Đông đã xâm chiếm tâm hồn tôi với một sự hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ. Về sau, tôi quay sang việc khảo cứu các kinh điển của Á châu...
(Xem: 14575)
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chấttâm linh, của đất nước Tây Tạng...
(Xem: 32487)
"BÀI HỌC NGÀN VÀNG" là câu chuyện đã có từ xưa, một câu chuyện vô cùng thâm thúy và bổ ích cho thế đạo nhân tâm.
(Xem: 19469)
Tu Là Chuyển Nghiệp - Tuyển tập 7 bài viết về "nghiệp" trong Phật giáo - HT Thích Thanh Từ
(Xem: 12983)
Tập sách này là một sự tập hợp các bài biên khảo đã được đăng trong các tạp chí Phật giáo. Các bài: Triết lý quanh đèn, Triết lý chiếc nôi, Cái nhìn...
(Xem: 14103)
Nay nhìn lại, tôi nhận ra nếp sống nhà chùa là nếp sống tình thươngtrí tuệ. Người trong thơ đã mở nguồn cho tôi vào đạo và mở nguồn cảm xúc cho tôi bây giờ.
(Xem: 14277)
Chỉ khi nào làm mọi việc mà không thấy có mình làm, không thấy có chúng sinh được cứu độ, không thấy mình và chúng sinh có sự khác biệt đó mới là vô ngã.
(Xem: 15329)
Anh đã từng xót thương, như tự xót thương anh thuở nào thơ dại, khi bắt gặp trên đường những nét nhăn mà móng vuốt của cuộc đời đã cày trên trán ai như trán em bây giờ...
(Xem: 14155)
...ý nghĩa của đời sống phải được tìm thấy ngay trong những giây phút quý giá mà ta đang còn được sống. Đó là niềm hạnh phúc khi chúng ta được thương yêu...
(Xem: 14148)
Những gì sẽ được trình bày trong tập sách mỏng này thật ra không có gì mới lạ, mà chính là những gì đã từng được đức Phật Thích-ca Mâu-ni giảng dạy cách đây hơn 25 thế kỷ!
(Xem: 11959)
Yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc, thậm chí trong một chừng mực nào đó còn có thể nói rằng yêu thương chính là hạnh phúc, như hai mặt của một vấn đề không chia tách.
(Xem: 53224)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 11681)
Người viết cũng tin tưởng là tất cả chúng ta đều có thể thực hiện việc phóng sinh mỗi ngày trong cuộc sống. Và điều đó có thể mang lại những kết quả rất kỳ diệu...
(Xem: 13936)
Tập sách vừa là một trang đạo, vừa là một trang đời đẫm đầy mọi thử thách, chông gai mà Thầy đã từng trải, đã đi qua trong suốt cuộc hành trình của tháng năm tuổi trẻ.
(Xem: 13830)
Mỗi người chúng ta thường chỉ nhận biết được một số những khía cạnh nhất định nào đó mà chúng ta cho là khổ đau, và vẫn không ngừng đắm say trong vô số những niềm vui nhỏ nhặt...
(Xem: 20723)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
(Xem: 14322)
Quyển sách này là sáu nói chuyện Jiddu Krishnamurti trình bày tại những Trường đại học Ấn độ và những Học viện Công Nghệ Ấn độ giữa năm 1969 và năm 1984.
(Xem: 13438)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa cách, nhợt nhạt hơn.
(Xem: 13643)
Phật Giáo hiện hữu trên thế gian nầy từ vô lượng kiếp và Phật Giáo đã được hình thành bằng hình thức khế lý khế cơ qua hơn 2.500 năm lịch sử trên quả địa cầu này...
(Xem: 34229)
Chúng ta đang rất cần chú ý đến những mối quan hệ gia đình trong môi trường mới, nhằm có thể duy trì và phát triển được hạnh phúc ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất mà cuộc sống đòi hỏi.
(Xem: 16237)
"Phật Pháp Cho Sinh viên" là kết quả của hai buổi nói chuyện đạo của Ajahn Buddhadàsa vào tháng Giêng năm 1966 với các sinh viên viện Ðại học Thammasat ở Bangkok.
(Xem: 14076)
Quyển sách "Nguồn an lạc" này, được biên tập từ các bài giảng phổ thông của Hòa thượng Viện trưởng tại Thiền viện Trúc Lâm và các Thiền viện trực thuộc, cũng như đạo tràng các nơi.
(Xem: 14220)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
(Xem: 13574)
Yêu thương và được yêu thươnghai mặt không tách rời nhau của cùng một vấn đề. Khi bạn yêu thương, bạn cũng đồng thời nhận được sự thương yêu.
(Xem: 15940)
Phật pháp quảng đại vô biên, bình đẳng viên dung, có tác dụng thông trên suốt dưới. Phương thuốc ấy là: Người người phải bình tâm tỉnh trí, an lạc không ở bên ngoài...
(Xem: 13528)
Phật học và Y học là một trong những loạt bài nói chuyện cùng các giáo sư và bác sĩ của bác sĩ Quách Huệ Trân tại Học Viện Y Dược Trung Quốc, được cư sĩ Lý Nghi Linh ghi lại thành sách.
(Xem: 23012)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27760)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 13911)
Đối với Phật tử Việt Nam chúng ta nhất là những người theo truyền thống đại thừa, danh từ Phật hay “Bụt” đã trở thành một khái niệm vừa thiêng liêng vừa gần gũi.
(Xem: 25016)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 13960)
Đức Phật dạy chúng ta phải giải quyết những vấn đề trong cuộc sống qua sự hiểu biết rõ ràng về bốn sự thật trong đời sống: Khổ, nguyên nhân của khổ, làm thế nào diệt khổcách sống an vui hạnh phúc...
(Xem: 31360)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13875)
Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ...
(Xem: 15572)
Hỡi những ai thực tâm muốn giác ngộ để tu trì giải thoát, hãy vững niềm tin: Phật là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành. Tin như vậy sẽ đưa ta đến chỗ có tâm niệm chân chánh...
(Xem: 14990)
Tập sách bao gồm những bài thuyết pháp thật phong phúthiết thực của Giảng sư LOKANATHA gốc người Ý, nguyên là tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã, bỗng giác ngộ quay về quy ngưỡng Phật Ðạo...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant