Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Cầu Siêu Truyền Thống Bắc Truyền

31 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 11347)
Kinh Cầu Siêu Truyền Thống Bắc Truyền

CẨM NANG CƯ SĨ
Tâm Diệu
Nhà Xuất Bản Phương Đông 2008

PHỤ LỤC
NGHI THỨC CẦU - SIÊU
THEO TRUYỀN THỐNG BẮC TRUYỀN
(Tụng Kinh A Di Ðà)

CÚNG HƯƠNG 
(Thắp ba cây hương, quỳ ngay thẳng, cầm hương ngang trán niệm lớn bài cúng hương) 

Nguyện đem lòng thành kính, 
Gởi theo đám mây hương, 
Phưởng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo, 
Theo tự tánh làm lành. 
Cùng Pháp giới chúng sanh 
Cầu Phật từ gia hộ: 
Tâm Bồ-đề kiên cố
Xa bể khổ nguồn mê, 
Chóng quay về bờ giác. O 

Nay đệ tử chúng con dâng hết lòng thành hướng về Ngôi Tam Bảo, trì tụng kinh chú, xưng tán hồng danh, tu hành công đức, ngưỡng nguyện mười phương Tam Bảo từ bi phóng quang tiếp độ Hương linh: (tên họ, pháp danh, ngày tháng năm mất, tuổi thọ) được nương nhờ công đức này về trước Phật đài, nghe Kinh thính pháp, tỏ ngộ tự tâm, sạch hết mê lầm, vãng sinh Tịnh Ðộ. 

Nam-mô Hương Cúng Dường Bồ-tát. (3 lần)O 
(Chủ lễ xá 3 xá rồi cắm hương vào Lư hương

TÁN PHẬT 

Ðấng Pháp Vương vô thượng
Ba cõi chẳng ai bằng, 
Thầy dạy khắp trời người, 
Cha lành chung bốn loài
Quy y tròn một niệm, 
Dứt sạch nghiệp ba kỳ 
Xưng dương cùng tán thán 
Ức kiếp không cùng tận .(xá 1 xá) O 

QUÁN TƯỞNG

Phật, chúng sanh: tánh thường rỗng lặng. 
Ðạo cảm thông không thể nghĩ bàn. 
Lưới đế châuđạo tràng
Mười phương Phật bảo, hào quang sáng ngời
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y. (xá 1 xá) O 

ÐẢNH LỄ 

Chí tâm đảnh lễ Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trú Tam Bảo. (1 lạy) O 

Chí tâm đảnh lễ Nam mô Ta-bà Giáo chủ Ðiều ngự Bổn Sư Thích-Ca-Mâu-Ni Phật, Ðương lai hạ sanh Di-Lặc Tôn Phật, Ðại Trí Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-tát, Ðại Hạnh Phổ Hiền Bồ-tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ-tát, Linh Sơn hội thượng Phật Bồ-tát. (1 lạy) O 

Chí tâm đảnh lễ Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Ðại Từ Ðại Bi A-Di-Ðà Phật, Ðại Bi Quán Thế AÂm Bồ-tát, Ðại Thế Chí Bồ-tát, Ðại nguyện Ðịa Tạng Vương Bồ-tát, Thanh Tịnh Ðại Hải chúng Bồ-tát. (1 lạy) OO 

TRÌ TỤNG 
(Ðại chúng ngồi thẳng lưng theo tư thế hoa sen. Duy NaDuyệt Chúng khai chuông mõ . Từ đây chủ lễ xướng và đại chúng cùng tụng theo) 

TÁN LƯ HƯƠNG 

Kim lư vừa bén chiên đàn
Khắp xông pháp giới đạo tràng mười phương
Hiện thành mây báu kiết tường
Chư Phật rõ biết ngọn hương chí thiền, 
Pháp thân toàn thể hiện tiền
Chứng minh hương nguyện phước liền ban cho
Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát ( 3 lần) O 

CHÚ ÐẠI-BI 

Nam-mô Ðại-Bi Hội-Thượng Phật Bồ-Tát. (3 lần) 
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại-bi tâm đà-la-ni. 
Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. 
Nam-mô a rị da, bà lô yết đế, thước bát ra da, Bồ-đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án, tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tỏa. 
Nam-mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà
Nam-mô na ra cẩn trì hê rị ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu thâu bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ-đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na a ra sâm Phật ra xá-lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ-đề dạ bồ-đề dạ, bồ-đà dạ, bồ-đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha
Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. 
Nam-mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha
Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha. (3 lần) 

Nam-mô Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật. (3 lần) 
Phát Nguyện Trì Kinh 

Cuối lạy đấng Tam Giới Tôn 
Quy mạng cùng mười phương Phật 
Con nay phát nguyện rộng 
Thọ trì Kinh Di Ðà 
Trên đền bốn ơn nặng, 
Dưới cứu khổ ba đường. 
Nguyện cho người thấy nghe 
Ðều phát lòng bồ-đề, 
Nếu một báo thân này 
Sanh qua cõi Cực lạc 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần) 

KHAI KINH 

Phật Pháp cao siêu rất thậm sâu 
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu 
Con nay nghe thấy chuyên trì tụng 
Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu. 

Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát (3 lần) O 

Phật nói Kinh A Di Ðà

Ta nghe như vầy: Một thuở nọ Ðức Phật ở nơi vườn Kỳ Thọ, cấp Cô Ðộc nước Xá-Vệ, cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị đại Tỳ kheo câu hội: đều là bậc A La Hán mọi người đều quen biết, như là: 
Trưởng lão Xá-Lợi-Phất, Ðại Mục-Kiền-Liên, Ðại Ca-Diếp, Ma-Ha Ca-Chiên-Diên, Ma-Ha Câu-Hy-La, Ly-Bà-Ða, Châu-Lợi-Bàn-Ðà-Già, Nan-Ðà, A-Nan-Ðà, La-Hầu-La, Kiều-Phạm-Ba-Ðề, Tân Ðầu-Lư-Phả-La-Ðọa, Ca-Lưu-Ðà-Di, Ma-Ha Kiếp Tân Na, Bạc-Câu-La, A-Nâu-Lầu-Ðà, những vị đại đệ tử như thế. 
Và hàng Ðại Bồ Tát, Văn-Thù-Sư-Lợi: Pháp-Vương-Tử, A-Dật-Ða Bồ Tát, Càn-Ðà-Ha-Ðề Bồ Tát, Thường-Tinh-Tấn Bồ tát... cùng với các vị Ðại Bồ tát như thế và với vô lượng chư Thiên như ông Thích-Ðề-Hoàn-Nhơn..v..v.. đại chúng cùng đến dự hội. 

Bấy giờ đức Phật bảo ngài Trưởng lão Xá-Lợi-Phất rằng: "Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trong thế giới đó có đức Phật hiệu là A Di Ðà hiện nay đương nói pháp. 

Xá Lợi Phất! Cõi đó vì sao tên là Cực lạc? 

chúng sanh trong cõi đó không có bị những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên nước đó tên là Cực Lạc

Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới, bảy từng hàng cây, đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng, vì thế nên nước đó tên là Cực Lạc

Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có ao bằng bảy chất báu, trong ao đầy dẫy nước đủ tám công đức, đáy ao thuần dùng cát vàng trải làm đất. 
Vàng bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành những thềm, đường ở bốn bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não
Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe: hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh, sắc vàng thời ánh sáng vàng, sắc đỏ thời ánh sáng đỏ, sắc trắng thời ánh sánh trắng, mầu nhiệm thơm tho trong sạch

Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy. 
Xá Lợi Phất! Lại trong cõi nước của đức Phật đó, thường trổi nhạc trời, đất bằng vàng ròng, ngày đêm sáu thời rưới hoa trời mạn đà la
Chúng sanh trong cõi đó thường vào lúc sáng sớm, đều lấy đãy hoa đựng những hoa tốt đem cúng dường mười muôn ức đức Phật ở phương khác, đến giờ ăn liền trở về bổn quốc ăn cơm xong đi kinh hành

Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy. 
Lại nữa, Xá-Lợi-Phất! Cõi đó thường có những giống chim mầu sắc xinh đẹp lạ thường, nào chim Bạch hạt, Khổng-tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cọng-mạng; những giống chim đó ngày đêm sáu thời kêu tiếng hòa nhã
Tiếng chim đó diễn nói những pháp như ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần..v..v.. Chúng sanh trong cõi đó nghe tiếng chim xong thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng! 

Xá-Lợi-Phất! Ông chớ cho rằng những giống chim đó thiệt là do tội báo sanh ra. Vì sao? 
Vì cõi của đức Phật đó không có ba đường dữ. Xá-Lợi-Phất! Cõi của đức Phật đó tên đường dữ còn không có huống gì lại có sự thật. Những giống chim đó là do đức Phật A Di Ðà muốn làm cho tiếng pháp được tuyên lưubiến hóa làm ra đấy thôi. 

Xá-Lợi-Phất! Trong cõi nước của đức Phật đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, thí như trăm nghìn thứ nhạc đồng một lúc hòa chung. 
Người nào nghe tiếng đó tự nhiên đều sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng

Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy. 
Xá-Lợi-Phất! Nơi ý ông nghĩ sao? Ðức Phật đó vì sao hiệu là A Di Ðà? 
Xá-Lợi-Phất! Ðức Phật đó, hào quang sáng chói vô lượng, soi suốt các cõi nước trong mười phương không bị chướng ngại vì thế nên hiệu là A Di Ðà. 
Xá-Lợi-Phất! Ðức Phật đó và nhân dân của Ngài sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nên hiệu là A Di Ðà. 
Xá-Lợi-Phất! Ðức Phật A Di Ðà thành Phật nhẫn lại đến nay, đã được mười kiếp. 
Xá-Lợi-Phất! Lại đức Phật đó có vô lượng vô biên Thanh Văn đệ tử đều là bực A La Hán, chẳng phải tính đếm mà có thể biết được, hàng Bồ tát chúng cũng đông như thế. 
Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy. 
Xá-Lợi-Phất! Lại trong cõi cực lạc, những chúng sanh vãng sanh vào đó đều là bực bất thối chuyển
Trong đó có rất nhiều vị bực nhất sanh bổ xứ, số đó rất đông, chẳng phải tính đếm mà biết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên a-tăng-kỳ để nói thôi! 
Xá-Lợi-Phất! Chúng sanh nào nghe những điều trên đây, nên phải phát nguyện cầu sanh về nước đó. 
Vì sao? Vì đặng cùng với các bậc Thượng thiện nhơn như thế câu hội một chỗ. 
Xá-Lợi-Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó. 

Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Ðà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không tạp loạn. 
Thời người đó đến lúc lâm chung đức Phật A Di Ðà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó. 
Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Ðà. 
Xá-Lợi-Phất! Ta thấy có sự lợi ích ấy nên nói những lời như thế. 
Nếu có chúng sinh nào, nghe những lời trên đó, nên phải phát nguyện sanh về cõi nước Cực Lạc

Xá-Lợi-Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của đức Phật A Di Ðà, phương Ðông cũng có đức A-Súc-Bệ-Phật, Tu-Di-Tướng Phật, Ðại-Tu-Di Phật, Tu-Di-Quang Phật, Diệu-AÂm Phật; Hằng hà sa số những đức Phật như thế đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này". 

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Nam, có đức Nhật- Nguyệt-Ðăng Phật, Danh-Văn-Quang Phật, Ðại-Diệm-Kiên Phật, Tu Di-Ðăng Phật, Vô-Lượng-Tinh-Tấn Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này". 

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Tây, có đức Vô Lượng-Thọ Phật, Vô-Lượng-Tướng Phật, Vô-Lượng-Tràng Phật, Ðại Quang Phật, Ðại-Minh Phật, Bửu-Tướng Phật, Tịnh-Quang Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này". 

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Bắc, có đức Diệm-Kiên-Phật, Tối-Thắng-Âm Phật, Nan-Trở Phật, Nhựt-Sanh Phật, Võng-Minh Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này". 

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương dưới, có đức Sư-Tử Phật, Danh-Văn Phật, Danh-Quang Phật, Ðạt-Mạ Phật, Pháp-Tràng Phật, Trì-Pháp Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này". 

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương trên, có đức Phạm-AÂm Phật, Tú-Vương Phật, Hương-Thượng Phật, Hương-Quang Phật, Ðại-Diệm-Kiên Phật, Tạp-Sắc Bửu-Hoa-Nghiêm-Thân Phật, Ta La-Thọ-Vương Phật, Bửu-Hoa Ðức Phật, Kiến-Nhất-Thiết-Nghĩa Phật, Như-Tu-Di-Sơn Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này". 

Xá-Lợi-Phất! Nơi ý của ông nghĩ thế nào, vì sao tên là kinh: Nhứt-Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm? 

Xá-Lợi-Phất! Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này mà thọ trì đó, và nghe danh hiệu của đức Phật, thời những thiện nam tử cùng thiện nữ nhân ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác

Xá-Lợi-Phất! Cho nên các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói. 

Xá-Lợi-Phất! Nếu có người đã phát nguyện, hiện nay phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về cõi nước của đức Phật A Di Ðà, thời những người ấy đều đặng không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác; nơi cõi nước kia, hoặc đã sanh về rồi, hoặc hiện nay sanh về, hoặc sẽ sanh về. 

Xá-Lợi-Phất! Cho nên các thiện nam tử thiện nữ nhân nếu người nào có lòng tin thời phải nên phát nguyện sanh về cõi nước kia. 

Xá-Lợi-Phất! Như ta hôm nay ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của các đức Phật, các đức Phật đó cũng ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của Ta mà nói lời nầy: "Ðức Thích Ca Mâu Ni Phật hay làm được việc rất khó khăn hi hữu, có thể ở trong cõi Ta Bà đời ác năm món trược: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược trung, mà Ngài chứng được ngôi Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, Ngài vì các chúng sanh nói kinh pháp mà tất cả thế gian khó tin này". 

Xá-Lợi-Phất! Phải biết rằng Ta ở trong đời ác ngũ trược thật hành việc khó này: đặng thành bậc Vô Thượng Chánh Giác và vì tất cả thế gian nói kinh pháp khó tin này, đó là rất khó! 

Ðức Phật nói kinh này rồi, ngài Xá-Lợi-Phất cùng các vị Tỳ kheo, tất cả trong đời: Trời, Người, A-Tu-La, v..v.. nghe lời của đức Phật dạy, đều vui mừng tin nhận đảnh lễ mà lui ra. 

Phật nói kinh A Di Ðà. 
 . 
Sám HốiQuy Y Hương Linh 

(Phần này chỉ dành cho các hương linh chưa quy y Tam Bảo. Trong khi chủ lễđại chúng làm lễ sám-hối và quy y Tam Bảo cho hương linh, tang quyến nên quỳ gối chắp tay hướng về bàn Phật và liên tưởng đến hương linh đang làm lễ) 

Hương linh quy y Phật
Hương linh quy y Pháp
Hương linh quy y Tăng. O 

Hương linh quy y Phật, Đấng phước trí vẹn toàn. 
Hương linh quy y Pháp, Đạo thoát ly tham dục
Hương linh quy y Tăng, Bậc tu hành cao tột. O 

Hương linh quy y Phật, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y thiên, thần, quỷ, vật. 
Hương linh quy y Pháp nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y ngoại đạo, tà giáo
Hương linh quy y Tăng nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y tổn hữu, ác đảng. O 

Hương linh đã quy y Phật
Hương linh đã quy y Pháp
Hương linh đã quy y Tăng
Hương linh vốn tạo các vọng nghiệp 
Đều do vô thỉ tham, sân, si 
Từ thân, miệng, ý phát sinh ra 
Hương linh thảy đều xin sám hối

Đảnh Lễ Sám Hối

Nam mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát 
Nguyện tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trú Tam Bảo thuỳ từ tiếp độ hương linh vãng sanh Cực lạc quốc. (1 lạy) O 

Nguyện Ta-bà Giáo chủ Ðiều ngự Bổn Sư Thích-Ca-Mâu-Ni Phật, Ðương lai hạ sanh Di-Lặc Tôn Phật, Ðại Trí Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-tát, Ðại Hạnh Phổ Hiền Bồ-tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ-tát, Linh Sơn hội thượng Phật Bồ-tát thuỳ từ tiếp độ hương linh vãng sanh Cực lạc quốc. (1 lạy) O 

Nguyện Tây Phương giáo chủ Ðại Từ Ðại Bi A-Di-Ðà Phật, Ðại Bi Quán Thế AÂm Bồ-tát, Ðại Thế Chí Bồ-tát, Ðại nguyện Ðịa Tạng Vương Bồ-tát, Thanh Tịnh Ðại Hải chúng Bồ-tát thuỳ từ tiếp độ hương linh vãng sanh Cực lạc quốc. (1 lạy) OO 

Tội từ tâm khởi đem tâm sám 
Tâm được tịnh thời tội liền tiêu 
Tội tiêu, tâm tịnh thảy đều không 
Ấy mới thật là chơn sám hối
Nguyện hương linh vô lượng kiếp kiếp lai tội tiêu diệt
Qui Mạng lễ A Di Đà Phật 
Ở phương Tây thế giới an lành 
Con nay xin phát nguyện vãng sanh 
Cúi xin đức từ bi tiếp độ. 
Nam mô Tây phương Cực lạc Thế giới Đại từ Đại bi Tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần hay nhiều hơn) 
Nam mô Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần) 
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát (3 lần) 
Nam mô Địa tạng Vương Bồ tát (3 lần) 
Nam mô Thanh tịnh Đại hải chúng Bồ Tát (3 lần) 

MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA MẬT-ÐA TÂM-KINH 

Quán-tự-tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách
Xá-Lợi-Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị
Xá-Lợi-Tử ! Thị chư Pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh diệc, vô vô-minh tận, nãi chílão tử, diệc vô lão-tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc. 
vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố, tâm vô quái-ngại; vô quái-ngại cố, vô hữu khủng-bố, viễn ly điên-đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. 
Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề
Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại-thần chú, thị đại minh chú, thị vô-thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư. 
Cố thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: 
Yết-đế yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát bà ha. (3 lần)

VÃNG-SANH QUYẾT-ÐỊNH CHƠN-NGÔN: 

Nam-mô a di đa bà dạ, Ða tha dà đa dạ, Ða địa dạ tha. 
A di rị đô bà tỳ, 
A di rị đa tất đam bà tỳ, 
A di rị đa tì ca lan đế, 
A di rị đa, tì ca lan đa, 
Dà di nị dà dà na, 
Chỉ đa ca lệ ta bà ha

TÁN PHẬT 

A Di Ðà Phật thân sắc vàng 
Tướng tốt quang minh tự trang nghiêm 
Năm Tu Di uyển chuyển bạch hào 
Bốn biển lớn trong ngần mắt biếc 
Trong hào quang hóa vô số Phật 
Vô số Bồ tát hiện ở trong 
Bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh 
Chín phẩm sen vàng lên giải thoát 
Quy mạng lễ A Di Ðà Phật 
Ở phương Tây thế giới an lành 
Con nay xin phát nguyện vãng sanh 
Cúi xin Ðức Từ Bi tiếp độ. 
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Ðại Từ, Ðại Bi A Di Ðà Phật. 
Nam mô A Di Ðà Phật ( 108 lần) O 
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát ( 3 lần) O 
Nam mô Ðại Thế Chí Bồ Tát ( 3 lần) O 
Nam mô Ðại Nguyện Ðịa Tạng Vương Bồ Tát ( 3 lần) O 
Nam mô Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát ( 3 lần) O 

THẦN CHÚ THẤT PHẬT DIỆT TỘI 

Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nễ đế, ma ha dà đế, chơn lăng càn đế, ta bà ha (3 lần) O 

HỒI HƯỚNG 

Phúng kinh công-đức thù thắng hạnh, 
Vô biên thắng phước giai hồi-hướng, 
Phổ nguyện pháp-giới chư chúng-sanh, 
Tốc vãng vô-lượng-quang Phật sát
Nguyện tiêu tam-chướng trừ phiền-não, 
Nguyện đắc trí-huệ chơn minh liễu
Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ
Thế thế thường hành Bồ-tát đạo. 
Nguyện sanh Tây-phương Tịnh-độ trung, 
Cửu phẩm Liên-hoa vi phụ mẫu
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh
Bất thối Bồ-tát vi bạn lữ. 
Nguyện dĩ thử công-đức, 
Phổ cập ư nhứt thiết, 
Ngã đẳng dữ chúng-sanh, 
Giai cộng thành Phật-đạo. 

PHỤC NGUYỆN 

Nam Mô Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Phật tác đại chứng minh Phục nguyện: nguyện cho đệ tử chúng con, tâm đạo vững bền, đường dài không nản, bốn thể khinh an , thân tâm dõng mảnh, dứt hết các bệnh hôn ám , sớm tiêu nghiệp chướng, không nạn, không tai, không ma, không chướng. Chẳng hướng đường tà, thẳng vào chánh đạo, phiền não tiêu diệt, trí tuệ lớn dần, mau ngộ đại sự, nối huệ mạng Phật, độ khắp chúng sanh, báo ân Phật Tổ

Nguyện đem công đức thọ trì kinh chú, xưng tán hồng danh, hồi hướng siêu độ vong linh:..... vãng sinh ngày... tháng... năm.... tuổi, được vãng sinh Tịnh Ðộ. 
Khắp nguyện: người mất siêu thăng, kẻ còn phước lạc. Chúng sanh được thấm nhuần mưa Pháp. Tất cả mọi người đều trọn thành Phật Ðạo 

Nam Mô A Di Ðà Phật 

TAM TỰ QUY 

Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng. O 
Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh, thấu rõ Kinh Tạng, trí tuệ như biển. O 
Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. O 





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14307)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14571)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11847)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14371)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13284)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14652)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12649)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25268)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27903)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26376)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17239)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16531)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15922)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22155)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17141)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24942)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21996)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19084)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16177)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21731)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16793)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14674)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16716)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25032)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18791)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21199)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14781)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14379)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16623)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18017)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12936)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14952)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12728)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13895)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14619)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28052)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27224)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14354)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20991)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14675)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24205)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28708)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14744)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13304)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16466)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27263)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12022)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16081)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21511)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12383)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant