Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Quay quắt tình quê

15 Tháng Hai 201100:00(Xem: 6517)
Quay quắt tình quê

BÓNG TRÚC BÊN THỀM
Tâm Chơn

Quay quắt tình quê

Cứ vài tuần là tôi gặp T. Có khi qua điện thoại, có khi T đến chơi. Mười lần như một, T đều thủ thỉ là rất nhớ Việt Nam. Trong mớ bòng bong nỗi nhớ, hình ảnh về những năm tháng học trò nghèo khóêm đềm, cực khổ mà yên vui nơi xóm nhỏ là được T nhắc đi nhắc lại thường nhất.

Thỉnh thoảng, T còn hớn hở kể lại những giấc chiêm bao không đầu không đuôi, mơ thấy về quê rong chơi cùng tụi bạn… Đôi lúc ngập ngừng, T tiếc hùi hụi, thiệt tình, lần nào cũng vậy, chưa dứt câu vọng cổ là chuông báo thức kêu rùm, chưa kịp sút trái phạt đền thì điện thoại reo inh ỏi… Mở mắt nhìn quanh, căn phòng lạnh ngắt, bốn bề lạ lẫm, chỉ nỗi ngậm ngùi, mênh mông xa vắng là cũ rích, buồn thiu!

Cũng đôi ba lần T thố lộ ước ao, mộng mị, phải chi Việt Namgần đây thì T sẽ lái xe chở tôi đi qua đi lại mỗi cuối tuần cho đỡ nhớ nhung! Chao ôi! Nghe T tình thiệt mà tôi ấm cả lòng. Bởi ít ra tôi thấy mình không lạc lõng giữa nơi đất khách!

Dẫu lắm lúc buồn bã vô cùng khi biết có không ít bạn chừng bằng tuổi T, ly hương chưa được bao lâu mà đã vội hững hờ, miệt khinh nơi chôn nhau cắt rốn. Ừ, thì có thể hồi còn ở quê nhà, vì cuộc sống áo cơm lầm lũi mà các bạn không có được tuổi thơ? Bây giờ, lang bạt xứ người cũng vì cuộc mưu sinh nên quên bẵng thời tuổi nhỏ. Mà cũng có thể trên bước đường giong ruỗi, bạn bị thói đời nhuộm bạc trái tim, tình thế thái cuốn phăng đi hình bóng quê nhà?

Chứ như tôi biết trong số những người cam bụng lưu vongthời cuộc, đã có những người lặng lẽ sống, lặng lẽ nhìn sâu vào thời thế để chiêm nghiệm, để hóa giải niềm đau cho hồn quê không phai nhạt. Cũng có những người tuy chưa có cơ hội làm vơi niềm oán hận nhưng đã âm thầm lắng nỗi ly tan. Nhưng cũng có những người suốt mấy mươi năm cứ săm soi vùng nứt nẻ làm cho vết thương lòng ngày thêm nhầy nhụa. Xót xa nhất là đã để cho con virus cố chấp, hận thù lây lan sang thế hệ cháu con.

Để rồi, vô hình trung những gương mặt non nớt, trẻ măng, mới rời khỏi đất mẹ một cái rột thôi mà đã đành đoạn bứt quê hương ra khỏi con người một cách nhẹ hều! Thiên hạ thấu tình chia sẻ nỗi đau không ngằn mé của lớp người đi trước, cảm thông cho sự trẻ người non dạ của hàng hậu sinh, nhưng quyết không đồng tình với kiểu bươi móc lung tung làm ngổn ngang trăm mối tơ vò nơi xứ lạ. Còn nếu như ai đó thản nhiên vong bản ngay khi đang sống trên quê hương của chính mình thì miễn bàn. Vì tất cả những đảo điên, động đậy, ngã nghiêng đó đều bắt nguồn từ lòng vọng ngoại mà ra!

May mắn thay tôi có biết ít nhiều, trong từng hơi thở, cũng như bao tấm lòng xa xứ hướng về cội nguồn dân tộc, T vẫn còn vẹn nguyên vùng kỷ niệm ngọt ngào của cái tuổi thơ nghèo nơi quê nghèo, như để giữ gìn thương yêu và thơm thảo với đồng bào; để ôm ấp, nâng niu giấc mơ cho ngày trở về góp đôi tay bé nhỏ cùng xứ sở. Dù ngày trở về của T, của biết bao cánh chim phiêu bạt tha phương này có gần xịt bên hay xa lắc xa lơ cũng chẳng hề gì. Chỉ cần mỗi tấc dạ yêu thương, thiết tha hướng về quê cha đất tổ thôi cũng đủ làm tươi mát chính lòng mình và ấm lòng người ở lại.

Và trong nỗi trông mong ngày trở về miền đất phương Nam quê hương nước Việt ấy đã đẩy đưa cho tôi gặp nhiều người như T. Cơ duyên là vậy! Có khác gì đâu. Dường như tất cả đều phảng phất nét ủ ê, ngao ngán với những câu chào hỏi dồn dập, ào ào mà lạt nhách tình người. Lòng cũng chợt đắng khi bất ngờ nhìn ngó những kẻ thân thuộc lâu lắm mới gặp lại nhau mà nói cười lạt lẽo, hỏi han õm ờ. Rồi tội nghiệp, nhủ thầm, chẳng biết trong những lúc đêm về gác tay lên trán, có ai nghe buồn chua chát hay nhói ran lòng không nữa?

Thôi thì mỗi người một hoàn cảnh. Như cái chuyện da diết nhớ, da diết thương những chiều chơi giỡn trên bãi vắng, nghe sóng biển rì rào mà chẳng cần biết biển muốn nhắn gởi điều gì của tụi mình cũng là lẽ thường tình, có chi lớn lao mà rộn rã? Chỉ mong sao trong mọi ngõ ngách đường đời chúng ta không lạc lòng bỏ quên tuổi tên gốc rễ mà có tội với tổ tiên nòi giống!

Mà thật ra, đâu phải thiên hạ không biết, niềm đau tan tác nhất giữa dòng đời lộn lạo là chẳng có lấy một nơi để nhớ, để thở than, để tự hào, để nương tựa. Nhưng có lẽ cuộc sống quá bộn bề nên người ta mặc kệ tâm hồn đang trống rỗng tình quê!

Còn tôi, nói thiệt, chẳng dám múa may gì. Nếu như không có những buổi “trà dư” bất chợt, ngồi nhâm nhi chai nước lọc tinh khiết tình cờ để bộc bạch hàn huyên thì dẫu tấc lòng có ướt át hay mềm nhũn tới đâu, tôi cũng không đủ gan đem nỗi nhớ hắt hiu phơi bày cho thêm hệ lụy người lữ thứ! Bởi tôi luôn cố hiểu rằng dẫu con tim có “sắt đá” thế nào đi nữa thì trên bước lãng du, dặm dài viễn xứ, kẻ tha phương nào cũng mang tâm trạng lạc lõng phía trời xa. Cho nên, dù ít dù nhiều, dù sớm dù muộn, kiếp phong trần cũng canh cánh bên lòng niềm hoài vọng cố hương!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17148)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38740)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21978)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 22044)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69893)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6935)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38802)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 44100)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 44166)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42968)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44502)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 23118)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39290)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21786)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42474)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35670)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46589)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 30203)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30872)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26223)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20402)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25609)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18530)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17151)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40834)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21758)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 26008)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41484)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24937)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23821)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 15078)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19995)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37885)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19120)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17731)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23554)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36392)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40416)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19548)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21761)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46263)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 36003)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28686)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28924)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32241)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26355)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33489)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24111)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24863)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54596)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant