HOA
CỦA MỖI NGƯỜI
Tác giả: Diệu Kim
Ngày ấy, thời bao cấp chưa hết dư âm, cuộc sống chung của người dân còn rất khó khăn. Nhưng khó khăn nhất vẫn là giới thầy cô giáo, đến nỗi mỗi mùa thi đại học lại nghe nhắc câu: "Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm." Cho nên, không ngạc nhiên nếu có những thầy cô giáo ra đường lại giấu cái thân phận của mình, ai hỏi thì nói đại là làm kế toán, hợp tác xã gì đó, nghe còn oai hơn. Đằng này, tôi chưa kịp giới thiệu mà chị đi cùng xe lại "chẩn đoán" nghề nghiệp của tôi sai bét như thế. "Tức" hơn nữa, là hai chữ "phóng viên" nghe còn oai gấp mấy lần kế toán, ai thèm đổi thành cô giáo!
Mới hơn 20 tuổi, tôi nhíu mày đính chính với chị bạn đồng hành. Và sau này, đáng ngạc nhiên là tôi còn phải đính chính nhiều lần nữa với những người khác vì lời "chẩn đoán" tương tự. Tôi nhìn lại mình, đi đứng mạnh dạn, lanh lẹ chứ không dịu dàng, thướt tha như cô giáo, ăn mặc lại khá mô-đen chứ không trang nghiêm như cô giáo... Thế thì có nét gì hiện ra ở hình tướng để người ta nói mình là cô giáo? Chỉ biết hơi bực mình, hơi tiếc, và mong người ta biết "tui là cô phóng viên đây nè, không có dính líu gì tới sư phạm hết á" !
Gần 20 năm sau... Bốn mươi tuổi, tôi về thăm làng quê nghèo của mình, nơi tôi đã từ giã để lên thành phố lập nghiệp, và chợt có ý định đi dạy học từ thiện cho các em trong xóm cũ. Nửa tháng về một lần, ôn bài sơ sơ, rồi dạy nữ công, ca hát, trò chơi, đố vui... xem như một câu lạc bộ văn hóa thiếu nhi thư giãn với nhau. Các em ùn ùn tới lớp, vui như ngày hội, và gọi tôi là "cô giáo" ngon lành. Các em bớt đánh bài, chửi thề, thỉnh thoảng có thêm kẹo bánh, tập vở, quần áo tôi mang về làm quà, hạnh phúc rộn ràng... Còn tôi bớt buồn số phận long đong, có thêm những ngày thở cùng cây cỏ trong lành, ngắm ruộng đồng xanh mướt...
Tôi đi chợ mua túi xách. Cô bán hàng khẽ hỏi: "Chị là cô giáo hả?" Tôi ngẩn người. Đón xe ôm, anh lái xe vui miệng làm quen: "Chị dạy học ở đâu?" Lại ngẩn người: "Sao anh biết tui dạy học?" "Thì nhìn tướng chị giống cô giáo!" Rất nhiều lần như thế. Tôi nhìn lại mình. Vẫn đi đứng lanh lẹ, vẫn ăn mặc mô-đen... Và lương bây giờ thì nói thiệt, vẫn cao hơn lương sư phạm, còn hai chữ "nhà báo" của một thành phố lớn vẫn là... oai hơn!
Nhưng tôi lại mỉm cười, không hề đính chính, nghe niềm vui len nhẹ vào lòng. Có lẽ cái tâm thức đã có hạt giống yêu thương trẻ con, nên hiện ra từ những ngày mình còn trẻ mà mình không hay biết. Đến khi trổ ra tròn đầy thì "nghiệp" đeo mang. Mà tự mình đeo chứ không ai bắt buộc, nên chắc phải gọi là "nguyện" mới đúng, bởi mình đeo mang trong niềm vui và sự thanh thản.
Cuối năm ấy, hổng thèm xài kính áp tròng mà dũng cảm đeo thêm cặp kính cận lên mắt cho... giống cô giáo. Và ai hỏi lương bi nhiêu thì tủm tỉm trả lời: "Ít xịt hà!"
Tác giả: Diệu Kim
PHẦN II: HƯƠNG ĐẠO TÌNH ĐỜI
CÔ GIÁO
Cách đây 22 năm, khi mới bước chân vào tòa soạn một tờ báo tỉnh, tôi được phân công đi thực tế xuống huyện để viết bài. Ngồi xe đò, một chị bên cạnh nhìn tôi rồi hỏi: "Em là cô giáo phải không?" Tôi tròn mắt...Ngày ấy, thời bao cấp chưa hết dư âm, cuộc sống chung của người dân còn rất khó khăn. Nhưng khó khăn nhất vẫn là giới thầy cô giáo, đến nỗi mỗi mùa thi đại học lại nghe nhắc câu: "Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm." Cho nên, không ngạc nhiên nếu có những thầy cô giáo ra đường lại giấu cái thân phận của mình, ai hỏi thì nói đại là làm kế toán, hợp tác xã gì đó, nghe còn oai hơn. Đằng này, tôi chưa kịp giới thiệu mà chị đi cùng xe lại "chẩn đoán" nghề nghiệp của tôi sai bét như thế. "Tức" hơn nữa, là hai chữ "phóng viên" nghe còn oai gấp mấy lần kế toán, ai thèm đổi thành cô giáo!
Mới hơn 20 tuổi, tôi nhíu mày đính chính với chị bạn đồng hành. Và sau này, đáng ngạc nhiên là tôi còn phải đính chính nhiều lần nữa với những người khác vì lời "chẩn đoán" tương tự. Tôi nhìn lại mình, đi đứng mạnh dạn, lanh lẹ chứ không dịu dàng, thướt tha như cô giáo, ăn mặc lại khá mô-đen chứ không trang nghiêm như cô giáo... Thế thì có nét gì hiện ra ở hình tướng để người ta nói mình là cô giáo? Chỉ biết hơi bực mình, hơi tiếc, và mong người ta biết "tui là cô phóng viên đây nè, không có dính líu gì tới sư phạm hết á" !
Gần 20 năm sau... Bốn mươi tuổi, tôi về thăm làng quê nghèo của mình, nơi tôi đã từ giã để lên thành phố lập nghiệp, và chợt có ý định đi dạy học từ thiện cho các em trong xóm cũ. Nửa tháng về một lần, ôn bài sơ sơ, rồi dạy nữ công, ca hát, trò chơi, đố vui... xem như một câu lạc bộ văn hóa thiếu nhi thư giãn với nhau. Các em ùn ùn tới lớp, vui như ngày hội, và gọi tôi là "cô giáo" ngon lành. Các em bớt đánh bài, chửi thề, thỉnh thoảng có thêm kẹo bánh, tập vở, quần áo tôi mang về làm quà, hạnh phúc rộn ràng... Còn tôi bớt buồn số phận long đong, có thêm những ngày thở cùng cây cỏ trong lành, ngắm ruộng đồng xanh mướt...
Tôi đi chợ mua túi xách. Cô bán hàng khẽ hỏi: "Chị là cô giáo hả?" Tôi ngẩn người. Đón xe ôm, anh lái xe vui miệng làm quen: "Chị dạy học ở đâu?" Lại ngẩn người: "Sao anh biết tui dạy học?" "Thì nhìn tướng chị giống cô giáo!" Rất nhiều lần như thế. Tôi nhìn lại mình. Vẫn đi đứng lanh lẹ, vẫn ăn mặc mô-đen... Và lương bây giờ thì nói thiệt, vẫn cao hơn lương sư phạm, còn hai chữ "nhà báo" của một thành phố lớn vẫn là... oai hơn!
Nhưng tôi lại mỉm cười, không hề đính chính, nghe niềm vui len nhẹ vào lòng. Có lẽ cái tâm thức đã có hạt giống yêu thương trẻ con, nên hiện ra từ những ngày mình còn trẻ mà mình không hay biết. Đến khi trổ ra tròn đầy thì "nghiệp" đeo mang. Mà tự mình đeo chứ không ai bắt buộc, nên chắc phải gọi là "nguyện" mới đúng, bởi mình đeo mang trong niềm vui và sự thanh thản.
Cuối năm ấy, hổng thèm xài kính áp tròng mà dũng cảm đeo thêm cặp kính cận lên mắt cho... giống cô giáo. Và ai hỏi lương bi nhiêu thì tủm tỉm trả lời: "Ít xịt hà!"
Send comment