NHỮNG
YOGA
TÂY TẠNG VỀ GIẤC MỘNG VÀ GIẤC NGỦ Nguyên
tác:
The Tibetan Yogas of Dream and Sleep Nhà
Xuất
Bản Snow Lion Ithaca, New York, 1998 Việt
dịch:
Đương Đạo - Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 2000
PHẦN
SÁU: NHỮNG BỔ SUNG
2.
Tâm thức và Rigpa
Giải
thoát
khỏi vô minh và khổ đau xảy ra khi chúng tanhận biết
và an trụ trong bản tánhchân thật của chúng ta. Cái nhận
biết không phải là tâm thứcý niệm ; nó là tâm thức nền
tảng, bản tánh của tâm thức, rigpa. Công việc cần thiết
của chúng ta là phân biệt trong thực hành giữa tâm thứcý niệm và cái tỉnh giácthuần khiết của bản tánhtâm
thức.
TÂM
THỨCÝ NIỆM
Tâm
thứcý niệm hay tâm thức động là cái tâm thứcquen thuộc
của kinh nghiệm hàng ngày, thường trực bận rộn với những
tư tưởng, kỷ niệm, hình ảnh, đối thoại nội tâm, phán
xét, nghĩa lý, xúc cảm và tưởng tượng hão huyền. Nó là
cái tâm thức vẫn thường đồng hóa như là “tôi” và kinh
nghiệm của “tôi”. Sự năng nổ căn bản của nó là sự
ràng buộc với một cái nhìn thấy mang tính nhị nguyên về
hiện hữu. Nó tự xem nó là một chủ thể trong một thế
giới của đối vật. Nó bám víu vào một ít kinh nghiệm và
đẩy xa những kinh nghiệm khác. Nó là phản ứng, đôi khi
hoang dã, nhưng dù ngay khi nó cực kỳ bình an và vi tế –
chẳng hạn trong thiền định hay tập trung mãnh liệt – nó
vẫn duy trì “tư thế” bên trong là một thực thểquan sát
môi trường chung quanh và tiếp tụctham dự vào nhị nguyên.
Tâm
thứcý niệmkhông giới hạn vào ngôn ngữ và những ý tưởng.
Ngôn ngữ – với những danh từ và động từ, những chủ
thể và đối tượng của nó – thì nhất thiếtphụ thuộc
vào nhị nguyên, nhưng tâm thứcý niệm thì đã sống động
trong chúng ta trước sự sở đắc ngôn ngữ. Theo nghĩa này,
những thú vật cũng như trẻ em và những người sinh ra không
có khả năng ngôn ngữ đều có một tâm thứcý niệm. Nó
là kết quả của những khuynh hướng thói quen thuộc nghiệp
đã hiện diện trước khi chúng ta phát triển một cảm thức
về cái ngã, thậm chí trước khi chúng ta sinh ra. Đặc tínhchính yếu của nó là phân chia theo một cách bản năngkinh
nghiệm thành ra nhị nguyên, bắt đầu với chủ thể và đối
tượng, với tôi và không phải tôi.
Tantra
Mẹ nói đến tâm thức này như là “tâm thức biểu lộ hoạt
động”. Nó là tâm thức khởi lên tùy thuộc vào sự chuyển
động của khí có nghiệp nhiễm ô, và biểu lộ trong hình
thức những tư tưởng, ý niệm và những hoạt độngý thức
khác. Nếu tâm thứcý niệm trở nên hoàn toàn yên tĩnh, nó
tan biến vào bản tánh của tâm thức và sẽ không khởi lên
trở lạicho đến khi hoạt động tái tạo nó.
Những
hành động của tâm động là đức hạnh, không đức hạnh
và trung tính. Những hành động đức hạnhchiêu đãikinh
nghiệm về bản tánh của tâm thức. Những hành động trung
tínhquấy rối sự nối kết với bản tánh của tâm thức.
Những hành động không đức hạnh tạo ra thêm sự quấy rối
và đưa đến thêm sự mất nối kết. Những giáo lýđi vàochi tiết về những phân biệt giữa những hành động đức
hạnh và không đức hạnh, như rộng lượngbố thí và keo
kiệt... tuy nhiên điều này là sự phân biệtrõ ràng nhất
: một số hành động dẫn đến sự nối kết hơn với rigpa
và một số dẫn đến sự mất nối kết.
Cái
ngã trói buộc với nhị nguyên chủ thể và đối tượng khởi
lên từ tâm thức động. Từ tâm thức này mọi khổ đau sanh
khởi ; tâm thứcý niệm làm việc rất cực nhọc và đó
là điều nó thành tựu. Chúng ta sống trong những kỷ niệm
của quá khứ và những mộng tưởng của tương lai, tách lìa
với kinh nghiệm trực tiếp về sự rạng rỡ và vẻ đẹp
của đời sống.
TÁNH
GIÁC BẤT NHỊ : RIGPA
Thực
tại nền tảng của tâm thức là tánh giác thanh tịnh và bất
nhị : rigpa. Tinh túy của nó là một với tinh túy của tất
cả những gì hiện hữu. Trong thực hành, nó phải không bị
lẫn lộn với ngay cả những trạng tháivi tế nhất, tĩnh
lặng nhất và bao la nhất của cái tâm thức động. Không
được nhận biết, bản tánh của tâm thứcbiểu lộ như
là tâm thức động, nhưng khi thấu biết trực tiếp, nó vừa
là con đường đến giải thoát vừa là chính sự giải thoát.
Những
giáo lýĐại Toàn Thiện thường dùnghình ảnh một cái gương
để tượng trưng cho rigpa. Một cái gương phản chiếu mọi
sự mà không chọn lựa, ưa thích hay phán xét. Nó phản chiếu
cái đẹp và cái xấu, lớn và nhỏ, thiện và bất thiện.
Không có những giới hạn, hạn cuộc nào trong những gì nó
có thể phản chiếu, tuy nhiên cái gương thì không nhiễm ô,
không dấu vết, không bị ảnh hưởng bởi bất cứ thứ gì
phản chiếu trong nó. Nó cũng không bao giờ ngừng phản chiếu.
Tương
tự, tất cả hình tướng của kinh nghiệm khởi trong rigpa: những tư tưởng, hình ảnh, tình cảm, sự bám chấp và
cái được bám chấp, mọi chủ thể và đối tượng giả
tạo bề ngoài, mọi kinh nghiệm. Chính tâm thức ý niệm khởi
lên và ở trong rigpa. Sống và chết xảy ra trong bản tánh
của tâm thức, nhưng nó không sanh cũng không chết, như những
phản chiếu đến và đi mà không tạo ra hay hủy hoại tấm
gương. Đồng hóa với tâm thứcý niệm, chúng ta sống như
một cái gì đó của những phản chiếu trong tấm gương, phản
ứng lại những phản chiếu khác, chịu mê lầm và khổ đau,
không ngừng sống và chết. Chúng ta cho những phản chiếu
là thực tại và tiêu phí những cuộc đời mình để đuổi
bắt những ảo ảnh.
Khi
tâm thứcý niệmthoát khỏi bám lấy và ghét bỏ, nó tự
nhiên thư giãn, buông xả vào rigpa không-do-tạo-tác. Bấy giờ
không có nữa một sự đồng hóa với những phản chiếu trong
tấm gương và chúng tatùy duyênthích hợp một cách không
cố gắng với mọi thứ khởi lên trong kinh nghiệm, hân thưởng
mỗi một khoảnh khắc. Nếu giận ghét khởi lên, tấm gương
tràn ngập giận ghét. Khi tình thương khởi lên, tấm gương
tràn ngập tình thương. Đối với bản thân cái gương, ghét
hay thương đều vô nghĩa : cả hai đều là một biểu lộ
của khả năng phản chiếu bẩm sinh. Điều này được biết
như là trí huệ giống như tấm gương (đại viên cảnh trí)
; khi chúng tanhận biếtbản tánh của tâm thức và phát triển
khả năng an trụ trong nó, không có trạng thái tình cảm nào
làm phóng dậtchúng ta được. Thay vì thế, mọi trạng thái
và mọi hiện tượng, thậm chí giận dữ, ghen ghét... đều
được giải thoát vào sự thanh tịnh và trong sáng vốn là
bản tánh của chúng. An trụ trong rigpa, chúng ta cắt tiệt
nghiệp ngay tận gốc rễ của nó và được giải thoát khỏi
sự trói buộc của sanh tử.
Vững
chắc trong rigpa cũng làm cho dễ dàng hơn việc thực hiện
mọi nguyện vọng tâm linh khác. Thực hànhđức hạnh được
dễ dàng hơn khi thoát khỏi bám chấp và cảm giácthiếu thốn,
dễ dàng hơn để thực hành lòng bi khi không bị ám ảnh bởi
chính bản thân mình, dễ dàng hơn để thực hànhchuyển hóa
khi không dính mắc vào những cá tính giả tạo và hạn hẹp.
Tantra
Mẹ nói đến bản tánh của tâm thức như là “tâm bổn nguyên”.
Nó giống như đại dương, trong khi tâm thứcbình thường
thì giống như những sông, hồ, suối... chúng chia xẻ chung
bản tánh của đại dương và trở về với đại dương, nhưng
tạm thời hiện hữu như những chi thể của nước bề ngoài
có vẻ tách biệt. Tâm thức động cũng được ví như bọt
sóng trong đại dương của tâm bổn nguyên, chúng thường trực
hình thành và tan biến, tùy thuộc vào sức mạnh của những
gió nghiệp. Nhưng bản tánh của đại dương không thể không
đổi.
Rigpa
tự hữu từ nền tảng. Hoạt động của nó là biểu lộ
không ngừng ; tất cả mọi hiện tượng khởi lên trong nó
mà không quấy nhiễu nó. Kết quả của sự an trụ toàn bộ
trong bản tánh của tâm thức là ba thân của Phật ; pháp thân,
nó là tinh túy không có tư tưởng, vô niệm ; báo thân, nó
là sự biểu lộ không ngừng; và hóa thân, nó là hoạt động
bi mẫn không mê vọng.
Rigpa
Nền Tảng và Rigpa Con Đường
Trong
bối cảnh thực hành, có hai loại Rigpa được định nghĩa.
Dù chỉ là một sự phân chiaý niệm, nó ích lợi trong sự
hướng dẫn. Cái thứ nhất, rigpa nền tảng là tánh tỉnh
giác nền tảng toàn khắp của nền tảng (khyab-rig). Mỗi chúng
sanh có một tâm thức đều có cái tỉnh giác này – chư Phật
cũng như những chúng sanh trong sanh tử – vì chính từ cái
tỉnh giác này mà mọi tâm thứcsanh khởi.
Cái
thứ hai là tánh tỉnh giác bẩm sinh khởi lên của con đường
(sam-rig), nó là kinh nghiệmcá nhân về tánh tỉnh giác toàn
khắp. Nó được gọi là rigpa con đường bởi vì nó ám chỉ
đến kinh nghiệm trực tiếp về rigpa mà những thiền giả
có được khi họ đi vào sự thực hànhĐại Toàn Thiện và
nhận lãnh sự giới thiệu vào, nhập môn và trao truyền. Nghĩa
là nó không được chứng ngộ trong kinh nghiệmcho đến khi
hành giả được giới thiệu vào nó.
Rigpa
con đường có khả năng biểu lộ vì sự kiện rằng những
tâm thức của chúng ta khởi từ tánh tỉnh giác bổn nguyên
của nền tảng. Khi tánh giác được biết một cách trực
tiếp, chúng ta gọi nó là tánh giác bẩm sinh và đây là rigpa
con đường mà thiền giả biết. Trong bối cảnh này, chúng
taám chỉ tánh giác thuần khiết bổn nguyên như là rigpa và
rigpa khởi trên con đường như là rang-rig. Cái thứ nhất giống
như kem sữa và cái thứ hai như bơ theo nghĩa chúng cùng một
chất nhưng có cái gì phải làm để tạo ra bơ. Đây là rigpa
con đường hay rigpa khởi lên vì chúng ta vào trong nó rồi
lại bỏ nó và rơi trở lại trong tâm thức động. Nó không
liên tục, lúc có lúc không trong kinh nghiệm của chúng ta.
Nhưng rigpa thì luôn luôn hiện diện – rigpa nền tảng bổn
nguyên là sự hiện diện, không khởi lên cũng không diệt
mất – dù chúng ta có nhận biết nó hay không.
4
Chuẩn Bị cho Ban Đêm
Người
trung
bình không biết những nguyên lý của thiền định, mang
những căng thẳng, phiền não, tư tưởng và những rối rắm
mê mờ của ban ngày vào ban đêm. Đối với một người như
vậy, không có thực hành hay thời gianđặc biệt nào được
đặt riêng ra để xử lý ban ngày hay làm bình lặng trước
khi vào giấc ngủ. Với họ giấc ngủ đến giữa sự phóng
dật, và những tiêu cực được được giữ trong tâm thức
suốt đêm. Khi cơn mộng khởi sanh từ những tiêu cực này,
không có sự vững vàng ổn định trong hiện diệntỉnh thức
và cá nhân bị cuốn theo những hình ảnh và mê lầm của
thế giới mộng. Thân thểcăng thẳng bởi lo âu hay nặng
nề bởi buồn rầu, và khí trong thân thì thô và không trơn
tru khi tâm thức phóng đi đây đó. Giấc ngủ bị nhiễu loạn,
những giấc mơ đầy căng thẳng hay chỉ là một sự trốn
thoátthích thú, và người ngủ khi thức dậy thì mệt mỏi
và không được ngơi nghỉ vào buổi sáng hôm sau, thường
tiếp tục ban ngày trong một trạng tháitiêu cực.
Ngay
cả với người không thực hành những yoga giấc mộng hay
giấc ngủ, vẫn cólợi lạc khi chuẩn bị cho giấc ngủ,
xem nó là nghiêm túc. Tịnh hóa tâm thức đến mức tốt nhất
trước khi ngủ, cũng như trước lúc thiền định, làm phát
sanh nhiều sự hiện diện hơn và những phẩm tính tích cực.
Hơn là để cho những xúc tình tiêu cựcmang đi lúc ban đêm,
hãy dùng bất cứ phương tiện thiện xảo nào bạn có để
giải thoát bạn khỏi những xúc tình đó. Nếu bạn biết
làm thế nào để cho xúc tình tựgiải thoát, tan biến vào
tánh không, thì hãy làm thế. Nếu bạn biết làm thế nào
để chuyển hóa nó hay tạo nên cái đối trị với nó, hãy
dùng hiểu biết đó. Hãy cố gắng nối kết với vị lama,
yidam, và dakini ; hãy cầu nguyện đến chư Phật và những
thần bổn tôn ; hãy phát khởi lòng bi. Hãy làm điều gì bạn
có thể làm để gỡ thoát cho bạn căng thẳng trong thân thể
và những thái độtiêu cực trong tâm thức. Thoát khỏi sự
quấy nhiễu, với một tâm thức nhẹ tênh và thoải mái, bạn
sẽ kinh nghiệm một giấc ngủ yên nghỉ hơn và phục hồi
sức khỏe hơn. Dù cho không thể làm phần sau của những thực
hành, sự thực hành này là một cái gì tích cực mà ai cũng
có thể hòa trộn vào cuộc sống hàng ngày.
Ở
trên là vài chuẩn bị tổng quát cho ban đêm, nhưng chớ tự
giới hạn trong những cái ấy. Điểm quan trọng là tỉnh thức
với cái mà bạn đang làm với tâm thức bạn và nó ảnh hưởng
bạn thế nào, và dùng sự hiểu biết của bạn để làm bình
an chính bạn, trở nên hiện diện, và mở ra những khả tính
của ban đêm.
CHÍN
HƠI THỞ TỊNH HÓA
Có
lẽ bạn đã ghi nhận sự căng thẳng nhiều biết bao được
mang vào trong thân thể và sự căng thẳngảnh hưởng đến
hơi thở như thế nào. Khi có ai mà chúng ta đang có nhiều
rắc rối với họ đi vào phòng, thân thể co siết và hơi
thở trở nên ngắn hơn và gắt hơn. Khi chúng ta sợ, hơi thở
thành nhanh và cạn. Khi buồn, hơi thở thường sâu và điểm
thêm những tiếng thở dài. Và nếu người nào chúng ta thích
và chăm lo đi vào phòng, thân thể thư giãn và hơi thở rỗng
rang và thoải mái.
Hơn
là chờ đợi kinh nghiệm để thay đổi hơi thở, chúng ta
có thể chủ động thay đổi hơi thở để thay đổi kinh nghiệm
của chúng ta. Chín hơi thở của sự tịnh hóa là một thực
hành ngắn để làm sạch và tịnh hóa những kinh mạch và
để thư giãn tâm thức và thân thể. Hình vẽ những kinh mạch
có thể tìm ở trang 69.
Ngồi
xếp chân trong thế thiền định. Đặt hai tay dưới bụng,
tay trái trên tay phải. Hơi cúi đầu một chút cho cổ thẳng.
Hãy
quán tưởng ba kinh mạch năng lực trong thân bạn. Kinh mạch
trung ương màu xanh và đứng thẳng qua trung tâm của thân ;
nó cỡ bằng một cây mía, và hơi rộng ra từ tim đến chỗ
mở ra của nó nơi đỉnh đầu. Hai kinh mạch hai bên đường
kính bằng cây bút chì và nối với kinh mạch trung ương ở
chót đáy của nó, khoảng bốn inch dưới rốn. Chúng đi thẳng
qua thân ở hai bên kinh mạch trung ương, cong lại dưới xương
sọ, đi qua sau mắt và mở ra nơi lỗ mũi. Nơi người đàn
bà kinh mạch phải màu đỏ và kinh mạch trái màu trắng. Nơi
người đàn ông kinh mạch phải màu trắng và kinh mạch trái
màu đỏ.
Ba
hơi thở đầu
Đàn
ông : Đưa bàn tay phải lên với ngón tay cái đè gốc ngón
tay đeo nhẫn. Bịt lỗ mũi phải với ngón tay đeo nhẫn, hít
vào ánh sáng màu lục qua lỗ mũi trái. Rồi bịt lỗ mũi trái
với ngón tay đeo nhẫn tay phải, thở ra hết qua lỗ mũi phải.
Lập lại như vậy ba lần hơi thở vào và ra.
Đàn
bà : Đưa bàn trái lên với ngón cái đè gốc ngón tay đeo
nhẫn. Bịt lỗ mũi trái với ngón tay đeo nhẫn, hít vào ánh
sáng màu lục qua lỗ mũi phải. Rồi bịt lỗ mũi phải với
ngón tay đeo nhẫn, thở ra hết qua lỗ mũi trái. Lập lại
như vậy ba lần hơi thở vào và ra.
Với
mỗi hơi thở ra, hãy tưởng tượng mọi chướng ngạiliên
hệ với năng lực nam bị trục khỏi kinh mạch màu trắng
trong hình dạng không khí màu xanh nhạt. Những cái này gồm
những đau yếu thuộc khí cũng như những chướng ngại và
che chướng liên hệ với quá khứ.
Ba
hơi thở thứ hai
Đàn
ông và đàn bà : Đổi tay và lỗ mũi và lập lại ba lần
hơi thở vào và ra. Với mỗi hơi thở ra, hãy tưởng tượng
mọi chướng ngạiliên hệ với năng lực nữ bị trục khỏi
kinh mạch màu đỏ trong hình dạng không khí màu hồng nhạt.
Những cái này gồm những đau yếu thuộc mật cũng như những
chướng ngại và che chướng liên hệ với tương lai.
Ba
hơi thở thứ ba
Đàn
ông và đàn bà : Đặt bàn tay trái trên bàn tay phải dưới
bụng, bàn tay ngửa lên. Hít vào ánh sáng màu lục có tính
cách chữa lành qua cả hai lỗ mũi. Hãy quán tưởng nó đi
xuống theo hai kinh mạch hai bên đến chỗ nối kết với kinh
mạch chính, khoảng bề rộng bốn ngón tay dưới rốn. Với
hơi thở ra, hãy quán tưởngnăng lựcđi lên theo kinh mạch
trung ương và ra đỉnh đầu. Hoàn thành ba hơi thở vào và
ra. Với mỗi hơi thở ra, hãy tưởng tượng tất cả mọi
thế lực làm cho đau yếu liên hệ với những ma quỷ đối
nghịch bị trục khỏi đỉnh đầu trong hình dạng khói màu
đen. Những cái ấy gồm những đau yếu thuộc chất niêm dịch.
Cũng như những chướng ngại và che chướng liên hệ với
hiện tại.
GURU
YOGA
Guru
yoga là một thực hànhchính yếu trong mọi trường phái Phật
giáo Tây Tạng và đạo Bošn. Điều này chứng tỏ trong kinh
tantra, và Đại Toàn Thiện. Nó phát triển sự nối kết trong
lòng với vị thầy. Bằng cách liên tục làm mạnh lòng sùng
mộ, chúng ta đến chỗ sùng mộ thuần túy, không lay chuyển,
căn cứ thần lực của sự thực hành. Tinh túy của guru yoga
là hòa lẫn tâm của hành giả với tâm của đạo sư.
Đạo
sưchân thật là gì ? Đó là bản tánh nền tảng, vô tướng
của tâm, tánh giác bổn nguyên nền tảng của mọi sự, nhưng
vì chúng ta sống trong nhị nguyên, sẽ ích lợi cho chúng taquán tưởng cái ấy trong một hình tướng. Làm như vậy là
sử dụng một cách thiện xảo những nhị nguyên của tâm
thứcý niệm để làm mạnh thêm lòng sùng mộ và giúp chúng
ta nhắm đến thực hành và sự phát sanh những phẩm tính
tích cực.
Trong
truyền thống Bošn, chúng tôithường dùng hoặc Tapihritsa như
là đạo sư, hoặc Phật Shenla Odker*, ngài đại diện sự hợp
nhất của tất cả chư đạo sư. Nếu bạn đã là một hành
giả, bạn có thể có một bổn tôn khác để quán tưởng,
như Guru Rinpoche hay một yidam hay dakini. Trong khi điều quan trọng
là làm việc với một dòng phái mà bạn có một mối liên
kết, bạn cần hiểu rằng đạo sư bạn đang quán tưởng
là hiện thân của tất cả các đạo sư bạn đã liên kết,
tất cả các vị thầy đã theo học, tất cả các bổn tôn
bạn đã có những cam kết. Đạo sư trong guru yoga không chỉ
là một cá nhân, mà là tinh túy của giác ngộ, tánh giác bổn
nguyên nó là bản tánhchân thật của bạn.
Đạo
sư cũng là vị thầy mà bạn nhận những giáo lý từ ngài.
Trong truyền thốngTây Tạng, chúng ta nói rằng đạo sư
Tapihritsa
còn
quan
trọng hơn đức Phật. Vì sao ? Bởi vì đạo sư là sứ
giả trực tiếp của những giáo lý, người đem trí huệ của
Phật đến cho đệ tử. Không có đạo sưchúng ta không tìm
racon đường của chúng ta đến với Phật. Thế nên chúng
ta cần cảm thấy sùng mộ với đạo sư như đối với Phật
nếu thình lình Phật xuất hiệntrước mặtchúng ta.
Guru
yoga không chỉ là phát sinh một cảm giác nào đó đối với
một hình ảnh được quán tưởng. Nó được làm để tìm
thấy tâm nền tảng trong chính bạn, tâm đó là nhất như
với tâm nền tảng của tất cả các vị thầy của bạn,
và của tất cả chư Phật và những bậc chứng ngộ đã từng
sống ở đời. Khi bạn hòa nhập với vị guru, bạn hòa nhập
với thật tánh nguyên sơ của bạn, nó là người hướng dẫn
và đạo sư đích thực. Nhưng điều này không nên là một
thực hànhtrừu tượng. Khi bạn làm guru yoga, hãy cố gắngcảm thấy lòng sùng mộ mãnh liệt đến độ tóc gáy dựng
đứng, nước mắt bắt đầu rơi trên mặt bạn, và lòng bạn
mở ra và tràn đầy tình thương mến lớn lao. Hãy để bạn
hòa lẫn hợp nhất với tâm của guru, chính là Phật tánhgiác ngộ của bạn. Đây là cách thực hành guru yoga.
Thực
hành
Sau
chín hơi thở, vẫn ngồi trong tư thế thiền định, hãy quán
tưởngđạo sư ở trên và trước mặt bạn. Đó không phải
là một bức tranh bằng phẳng, hai chiều – hãy để cho một
hiện thể thực sự hiện hữu ở đó, với ba chiều, làm
bằng ánh sáng, trong sạch, và với một sự hiện diện mạnh
mẽ tác độngcảm giác trong thân thể, năng lực, và tâm
thức của bạn. Hãy phát sanh sùng mộ mạnh mẽ và suy nghĩ
về sự trao tặng vĩ đại những giáo lý và cơ hội tốt
đẹp lớn lao bạn đang hưởng khi liên kết với chúng. Dâng
lên một lời cầu nguyệnchân thành, cầu xin những tiêu cực
và che ám của bạn được dẹp bỏ, những phẩm tính tích
cực của bạn được phát triển, và bạn hoàn thành được
yoga giấc mộng.
Bấy
giờ hãy tưởng tượng nhận những ban phước từ đạo sư
trong hình thức những ánh sáng ba màu tuôn chảy từ ba cửa
trí huệ của ngài – cửa thân, cửa ngữ, cửa tâm – vào
ba cửa của bạn. Những ánh sáng được chuyển vào theo trình
tự sau : Ánh sáng trắng tuôn chảy từ luân xa đỉnh đầu
của đạo sư vào luân xa đỉnh đầu của bạn, tịnh hóa
và làm thư giãn toàn thân thể bạn và phương diện thể xác
của bạn. Rồi ánh sáng đỏ từ luân xa cổ họng của đạo
sư chảy vào luân xa cổ họng của bạn, tịnh hóa và làm
thư giãn phương diệnnăng lực của bạn. Cuối cùng, ánh
sáng xanh từ luân xa tim của đạo sư chảy vào luân xa tim
của bạn, tịnh hóa và làm thư giãn tâm thức bạn.
Khi
những ánh sáng vào thân thể bạn, hãy cảm thấy chúng. Hãy
để thân thể, năng lực và tâm thức của bạn thư giãn,
tràn ngập trong ánh sáng trí huệ. Hãy dùng tưởng tượng
của bạn để làm cho sự ban phước thành ra có thực trong
kinh nghiệmtrọn vẹn của bạn, trong thân thể và năng lực
của bạn cũng như trong những hình ảnh trong tâm thức bạn.
Sau
khi nhận sự ban phướcgia bị, hãy tưởng tượng đạo sư
tan vào trong ánh sáng, ánh sáng này đi vào tim bạn và ở lại
đó như tinh túy sâu xa nhất của bạn. Hãy tưởng tượng
rằng bạn tan biến trong ánh sáng ấy, và an trụ trong tánh
tỉnh giácthanh tịnh, rigpa.
Còn
có những giáo huấn tỉ mỉ về guru yoga gồm trong những lễ
lạy, dâng cúng, ấn, thần chú và những quán tưởngphức
tạp nữa, nhưng tinh túy của sự thực hành là hòa trộn tâm
thức bạn với tâm thức của đạo sư, nó chính là tánh giác
thanh tịnh, bất nhị. Guru yoga có thể được làm bất kỳ
lúc nào trong ngày ; càng nhiều càng tốt. Nhiều đạo sư nói
rằng trong tất cả mọi thực hành, guru yoga là cái quan trọng
nhất. Nó ban cho sự ban phước của dòng truyền và có thể
mở ra và làm mềm dịu tấm lòng và làm bình lặng tâm thứchoang dã. Hoàn thànhtrọn vẹn guru yoga là hoàn thànhcon đường.
CHE
CHỞ
Đi
ngủ hơi giống với chết, một hành trìnhmột mình vào cái
không biết. Thông thường chúng ta không lo lắng về giấc
ngủ bởi vì chúng ta quen với nó, nhưng hãy nghĩ về điều
mà giấc ngủ kéo theo. Chúng ta tự mất mình trong một sự
trống không trong một khoảng thời gian, cho đến khi chúng
ta khởi lên lại trong một giấc mộng. Khi chúng tanằm mộng,
chúng ta có thể có một bản sắc khác và một thân thể khác.
Chúng ta có thể ở trong một nơi chốn xa lạ, với những
người chúng ta không biết, dấn thân vào những hoạt động
rối rắm có vẻ rất nguy hiểm.
Chỉ
ngủ trong một nơi chốn không quen thuộc có thể tạo ra lo
âu. Nơi chốn có thể hoàn toànan ninh và tiện nghi, nhưng
chúng ta không ngủ như ở nhà trong môi trường quen thuộc.
Có thể năng lực chỗ ấy xấu. Hay có thể chỉ sự không
an ninhcủa riêngchúng ta làm rộn chúng ta, và ngay cả trong
những chỗ quen thuộcchúng ta cũng cảm thấylo âu khi chờ
giấc ngủ đến, hay lo sợ bởi cái chúng tanằm mộng. Khi
vào giấc ngủ với sự lo âu, những giấc mộng của chúng
ta trộn lẫn với sợ hãi và căng thẳng, giấc ngủ kém yên
và, và sự thực hành khó làm hơn. Thế nên là một ý tốt
khi tạo ra một cảm thức được che chở trước khi chúng
ta ngủ và chuyển hóa nơi chốn ngủ của chúng ta thành một
không gianthiêng liêng.
Điều
này được làm bằng cách tưởng tượng những dakini bảo
vệ khắp chung quanh chỗ ngủ. Hãy tưởng tượng những dakini
như những nữ thầnđẹp đẽ, những người nữ giác ngộ,
màu lục và đày đủ năng lựcche chở. Họ ở gần khi bạn
ngủ và suốt cả đêm, như những người mẹ trông chừng
cho con họ, hay những người bảo vệ bao quanh một ông vua
hay hay bà hoàng hậu. Hãy tưởng tượng họ ở khắp nơi,
giữ gìn những cửa lớn và cửa sổ, ngồi cạnh bạn trên
giường, đi dạo trong vườn hay sân... cho đến khi bạn hoàn
toàncảm thấy được che chở.
Lại
nữa, sự thực hành này thì hơn việc chỉ cố gắngquán
tưởng điều gì : hãy thấy những dakini với tâm thức bạn
nhưng cũng dùng sự tưởng tượng của bạn để cảm thấy
sự hiện diện của họ. Tạo ra một môi trường thiêng liêng,
che chở theo cách này là làm bình yên, thư giãn và xúc tiến
giấc ngủ yên nghỉ. Một nhà thần bí sống như vầy : thấy
điều thần bí, thay đổi môi trường với tâm thức, và cho
phép những hành động, thậm chí những hành động tưởng
tượng, có ý nghĩa.
Bạn
có thể nâng thêm cảm thức an bình trong môi trường bằng
cách để những vật có tính chấtthiêng liêng trong phòng
ngủ : những hình ảnhan bình, đáng yêu, những biểu tượngtôn giáo và thiêng liêng, và những vật khác hướng tâm thức
bạn đến con đường.
Tantra
Mẹ nói cho chúng ta rằng khi chúng ta chuẩn bị cho giấc ngủ
chúng ta cần duy trì sự tỉnh giác về những nguyên nhân của
giấc mộng, đối tượng để tập trung vào, những vị bảo
vệ và về chính chúng ta. Giữ những cái ấy trong sự tỉnh
giác, không phải như nhiều cái, mà như một môi trường đơn
nhất, và điều này sẽ có một hiệu lực lớn lao trong giấc
mộng và giấc ngủ.
Mỗi khi có dịp gặp và ngồi nói chuyện về tỉnh Khánh Hòa, Quách Tấn đều nhắc cho tôi biết là, Khánh Hòa có 2 người tiếng tăm đã vượt biên giới là Hòa thượng Thích Quảng Đức và Bác sĩ Yersin.
“Nói Thiền tôngViệt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
Bài viết này xin mạn phép trao đổi cùng những hành giảsơ phát tâmtu trìpháp môn niệm Phật. Và vấn đề “Động” hay “Tịnh” cũng là một trở ngại lớn của người dụng cônghành trìpháp môn niệm Phật.
Giới đàn là một nghi lễ để truyền trao giới pháp cho các giới tử là những người xuất gia theo đạo Phật. Để thành tựu được một giới đàn, phải có đủ 3 yếu tố: Tam sư, thất chứng và giới tử.
Quá trình hóa giải sự hoang mang bối rốidựa trênviệc làm cho tâm chúng ta ổn định và thêm sức mạnh cho tâm. Chúng tathực hiện việc này bằng cách thực hành thiền.
Vesak là tiếng Sinhalese của người dân đảo quốc Sri Lanka (Tích Lan), tiếng Pali là Vesakha, tiếng Phạn (Sanskrit) là Vaisakha, Vesak là tên gọi của một tháng theo lịch xưa của nước Ấn Độ trong thời Đức Phật
Đạo Phậtxuất hiện ở thế gian, khởi đầu từ vườn Lâm-tỳ-ni, xứ Nepal, Ấn Độ cổ (nay là Brumindai vùng Terai), và bừng sáng tại Bồ đề Đạo tràng, nước Magadhi (Ma-kiệtđà),
Thực tậpthiền định và chánh niệm không những giúp ích cho sức khoẻ chung trong cuộc sống cá nhân mà còn giúp cho cả bác sĩ và bệnh nhân trong việc chữa trị bệnh được hiệu quả hơn.
Trong quá trình nghiên cứukinh Đại thừa nói chung và pháp mônTịnh độ nói riêng, với những gì biết được, tôi cũng “suy luận” ra là có cõi Tây phương Cực lạc của Đức PhậtA Di Đà.
Có rất nhiều bạn trên thế giới hiện nay hoặc vì một lý do nào đó, có thể chủ quan hoặc khách quan, đã mang tâm oán hậncha mẹ, người đã rứt ruột sinh ra mình.
Đọc trong mùa Vu Lan, cũng là đọc trong tất cả mọi thời. Bởi vì Vu Lan, dựa vào tích Ngài Mục Kiền Liên vào cõi ngạ quỷ tìm cứu mẹ, là nơi lửa cháy không ngừng, nơi đói khát không ngừng
Mặc dù Đức Phật đã xuất hiện trên hành tinh trái đất màchúng ta đang có mặt cách nay 2.642 năm về trước, và hiện nay đang bước sang thập niên thứ 2 ...
Có nhiều câu hỏi về tái sanh thường được nêu ra đối với các Phật tử. Có tái sanh không? Nếu có, có thể nhớ chuyện kiếp trước không? Cái gì tái sanh? Có thân trung ấm hay không?
Nhân ngày lễ vía Xuất gia của Đức Phật, nhằm vào ngày mồng Tám tháng Hai mỗi năm, tôi xin tóm lược lại một vài sự kiện mà trong Kinh Phật Bản Hạnh đã ghi lại để làm quà cho tất cả quý Phật Tửxa gần.
Nếu Trái Đất mỗi ngày không múa điệu nghê thường lả lướt quanh Vầng Thái Dươngrực rỡ thì có lẽ con người cũng chẳng chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kỳ diệu của xuân hạ thu đông.
Thiền nhân và thi nhân đều có thể sáng tạo thơ hay. Thơ của các thiền sư thường là sự phóng thích chút bản ngãcuối cùng, nên nó không sanh từ vọng tưởng.
Cũng như Phật Đản, để phù hợp với cuộc sống, sinh hoạt tại hải ngoại, Vu Lan cũng không còn là ngày mà là mùa. Từ giữa tháng 7 kéo dài cho đến cuối tháng 9 khắp năm châu đâu đâu cũng tưng bừng lễ hội Vu Lan
Luyện tập thiền định có thể làm giảm tình trạngcăng thẳngtâm thần, các xúc cảm tiêu cực và cải thiện giấc ngủ, các hiệu ứng này có thể tạo ra các tác độngtích cực đối với quá trình lão hóa của não bộ.
Hàng năm, từ trung tuần tháng 12 dương lịch, các tự viện khắp nơi đều hoan hỷ chuẩn bị tổ chức các khóa tu để cúng dường lễ vía Đức PhậtA Di Đà, vị Phật đã phát 48 đại nguyệncứu độchúng sanh
Sống trong thời đạivăn minh, con ngườicần phảihọc hỏi để theo kịp trào lưu tiến bộ trong nhiều lãnh vực như Y học, Não học, Tâm lý học, Địa chấn học, Thiên văn học, Vũ trụ học v.v
Mỗi người con của Phật xin hãy tinh tấntu học để báo đáp thâm ân Tam Bảo; báo đáp ơn sinh thànhdưỡng dục; nổ lực góp phần vào xây dựngcộng đồng nhơn loại...
Chỉ vài phút tập tỉnh thức trong các việc nhỏ đời thường, sau này sẽ trở thành những hành trang Phật giáo cực kỳ quý giá cho các em vào đối mặt cuộc đời.
Tinh thầntu chứng, cũng như phụng sựtha nhânxây dựng quê hương đất nước, Phật Giáo Việt Nam đã khẳng định sự hiện hữu của mình hơn 2000 năm trên suốt dòng lịch sử của dân tộc Việt...
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn chung nhau một hiện tại.
Mỗi cuối năm khi hoa mai, hoa đào bắt đầu nở, khi ngoài trời vài cơn gió hiu hiu lạnh nhẹ nhàng lướt qua trên cành cây ngọn trúc, thì chúng ta biết là mùa Xuân đang về.
hật giáo truyền nhập Tây tạng được xem nhưchính thức từ vua Srong-btsan sGam-po (569–649?/605–649 Tl?); nhưng phải đợi hơn một thế kỷ sau, dưới triều vua...
Pháp môn Tịnh-độ là một trong 84 vạn pháp môn mà Đức Phật Thích-Ca "phương tiện" chỉ bày cho thập phươngchúng sanh kể cã cõi ta-bà nầy hành trì để giải thoát "sanh tử-luân hồi"
Đại LễPhật Đản Phật Lịch 2560 do Giáo Hội PGVNTN Hoa Kỳ và các chùa tại địa phương tổ chức vào ngày 01.05.2016 tại Mile Square Park, 16801 Euclid Street, Fountain Valley 92708
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.