THƯ GỞI TRƯỜNG HỌC
Nguyên tác: Letters to schools
Lời dịch: Ông Không
THƯ GỞI TRƯỜNG
HỌC
Quyển
I
– 1980 –
Ngày 01 tháng giêng
Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 01-01-1980
Chúng ta nên hiểu rõ ngay từ khi bắt đầu của năm mới rằng theo căn bản chúng ta chỉ quan tâm đến khía cạnh tâm lý của cuộc sống mặc dù cũng không lơ là khía cạnh sinh học, vật chất. Điều gì người ta là bên trong, cuối cùng sẽ mang lại một xã hội tốt lành hay gây suy thoái dần dần sự liên hệ giữa con người. Chúng ta quan tâm đến cả hai khía cạnh của cuộc sống, không phải một khía cạnh ưu thế hơn khía cạnh còn lại, mặc dù theo tâm lý – chính cái gì chúng ta là bên trong – sẽ sai khiến cách cư xử của chúng ta, sự liên hệ của chúng ta với những người khác. Chúng ta dường như đã trao quá nhiều quan trọng vào những khía cạnh vật chất của cuộc sống, vào những hoạt động hàng ngày, dù rằng nó thích hợp hay không thích hợp, và lại hoàn toàn lơ là những thực tại rộng rãi và sâu sắc hơn. Vì thế phải luôn luôn nhớ rằng trong những lá thư này chúng ta đang tiếp cận sự hiện hữu của chúng ta từ bên trong ra bên ngoài, không phải từ bên ngoài vào bên trong. Mặc dù hầu hết mọi người đều quan tâm đến bên ngoài, sự giáo dục của chúng ta phải quan tâm đến việc tạo ra một sự hòa hợp giữa bên ngoài và bên trong và điều này không thể xảy ra nếu đôi mắt của chúng ta chỉ dán chặt vào bên ngoài. Qua từ ngữ bên trong chúng ta có ý nói tất cả chuyển động của tư tưởng, những cảm thấy của chúng ta – hợp lý và không hợp lý, những tưởng tượng của chúng ta, những niềm tin và những quyến luyến của chúng ta – vui vẻ và buồn bã – những ham muốn giấu giếm của chúng ta cùng những mâu thuẫn của chúng, những trải nghiệm, những ngờ vực, bạo lực của chúng ta và vân vân. Những tham vọng che giấu, những ảo tưởng, cái trí bám vào những mê tín của tôn giáo và xung đột dường như bất tận trong chính bản thân chúng ta cũng là một phần thuộc cấu trúc tâm lý của chúng ta. Nếu chúng ta mù quáng với những sự việc này hay chấp nhận chúng như một bộ phận không thể nào tránh khỏi của bản chất con người, chúng ta sẽ cho phép một xã hội trong đó chính chúng ta trở thành những tù nhân. Vì vậy hiểu rõ điều này thực sự quan trọng. Người ta chắc chắn rằng mọi em học sinh khắp thế giới này thấy được hậu quả của sự hỗn loạn quanh chúng ta và hy vọng tẩu thoát vào một loại trật tự nào đó bên ngoài, mặc dù trong chính em lại có lẽ ở trong trạng thái hỗn loạn hoàn toàn. Em muốn thay đổi bên ngoài mà không chịu thay đổi chính em nhưng em lại là sự khởi nguồn và tiếp tục của vô trật tự. Đây là một sự thật và không là một kết luận cá thể.
Vì vậy trong sự giáo dục của chúng ta, chúng ta quan tâm đến việc thay đổi sự khởi nguồn và tiếp tục. Chính là những con người mà tạo ra xã hội, không phải những thần thánh nào đó ở thiên đàng nào đó. Vì vậy chúng ta bắt đầu cùng em học sinh. Chính từ ngữ học sinh ngụ ý học hỏi, tìm hiểu và hành động. Học hỏi không những từ những quyển sách và những giáo viên nhưng còn học hỏi và tìm hiểu về chính bản thân mình – đây là sự giáo dục căn bản. Nếu bạn không hiểu rõ về chính mình nhưng nhét đầy cái trí của bạn bằng nhiều sự kiện của vũ trụ, bạn chỉ đang chấp nhận và đang tiếp tục sự vô trật tự. Có thể là một em học sinh, bạn không quan tâm đến việc này. Bạn muốn hưởng thụ, theo đuổi những thích thú riêng của bạn, bị ép buộc học hành chỉ dưới áp lực, chấp nhận những so sánh và những kết quả không tránh khỏi bằng đôi mắt dán chặt vào một loại nghề nghiệp nào đó. Đây là sự quan tâm căn bản của bạn mà dường như là tự nhiên, bởi vì cha mẹ của bạn và ông bà của bạn đã đi theo cùng con đường như thế – việc làm, hôn nhân, con cái, trách nhiệm. Chừng nào bạn còn an toàn bạn ít khi nào lưu ý chuyện gì đang xảy ra quanh bạn. Đây là sự liên hệ thực sự của bạn đến thế giới, thế giới mà những con người đã tạo ra. Cái nhất thời, bộ phận thì thực sự nhiều hơn, quan trọng nhiều hơn và đòi hỏi nhiều hơn cái tổng thể. Sự quan tâm của bạn và sự quan tâm của người giáo dục là và phải là hiểu rõ tổng thể sự hiện hữu của con người; không phải một bộ phận nhưng là tổng thể. Bộ phận chỉ là hiểu biết thuộc những khám phá vật chất của con người.
Vì vậy ở đây trong những lá thư này chúng ta bắt đầu cùng bạn, em học sinh, là chính và người giáo dục mà đang giúp bạn hiểu rõ về chính bạn. Đây là chức năng của tất cả nền giáo dục. Chúng ta cần tạo ra một xã hội tốt lành trong đó tất cả những con người có thể sống hạnh phúc trong hòa bình, trong an toàn, không bạo lực. Bạn như một học sinh có trách nhiệm cho việc này. Một xã hội tốt lành không thể nào hiện hữu qua một lý tưởng nào đó, một người anh hùng hay một người lãnh đạo, hay một hệ thống đã được lên kế hoạch cẩn thận. Bạn phải tốt lành bởi vì bạn là tương lai. Bạn sẽ tạo ra một thế giới, hoặc nó như thế này, được bổ sung, hoặc như một thế giới trong đó bạn và những người khác có thể sống không còn những chiến tranh, không còn những bạo tàn, đầy lòng quảng đại và thương yêu.
Vì
vậy bạn sẽ làm gì đây? Bạn đã hiểu rõ vấn đề, mà
không khó khăn lắm; vì vậy bạn sẽ làm gì đây? Theo bản
năng hầu hết các bạn rất tử tế, tốt lành và muốn giúp
đỡ, dĩ nhiên nếu bạn đã không bị chà đạp và oằn xéo
quá nhiều, mà người ta hy vọng bạn không phải trải qua.
Vì vậy bạn sẽ làm gì đây? Nếu người giáo dục xứng
đáng với nghề nghiệp của anh ấy, anh ấy sẽ muốn giúp
đỡ bạn và rồi câu hỏi là, các bạn sẽ làm gì cùng nhau
giúp để đỡ bạn học hỏi chính bản thân bạn, để tìm
hiểu về chính bản thân bạn và hành động? Chúng ta sẽ
ngừng ở đây với lá thư này và tiếp tục trong lá thư kế
tiếp của chúng ta.
Ngày 15 tháng giêng
Thư
gởi trường học – Quyển I – Ngày 15-01-1980
Tiếp tục điều gì chúng ta đã viết trong lá thư vừa qua, vạch rõ trách nhiệm học hỏi, tìm hiểu và hành động. Vì người ta còn nhỏ và có lẽ ngây thơ, hồn nhiên, có những điều hào hứng và những trò chơi, từ ngữ trách nhiệm dường như khá kinh hãi và một gánh nặng mệt mỏi. Nhưng chúng ta đang sử dụng từ ngữ đó để ám chỉ sự chăm sóc và quan tâm cho thế giới của chúng ta. Khi chúng ta sử dụng từ ngữ này những em học sinh không phải cảm thấy bất kỳ ý thức tội lỗi nào nếu các em đã không thể hiện được sự chăm sóc và chú ý này. Rốt cuộc ra, cha mẹ của bạn mà cảm thấy có trách nhiệm với bạn, rằng bạn nên học hành và trang bị cho bạn đủ vốn liếng để cho cuộc sống tương lai của bạn, không cảm thấy tội lỗi, mặc dù họ có lẽ cảm thấy thất vọng hoặc là không vui vẻ, nếu bạn không đáp ứng được những mong đợi của họ. Chúng ta phải hiểu rằng khi chúng ta sử dụng từ ngữ trách nhiệm, phải không có một ý thức của tội lỗi. Chúng ta đang cẩn thận đặc biệt trong việc sử dụng từ ngữ này, phải được tự do khỏi sự nặng trĩu của một từ ngữ giống như từ ngữ bổn phận. Khi điều này được hiểu rõ, vậy thì chúng ta có thể sử dụng từ ngữ trách nhiệm mà không có gánh nặng truyền thống của nó. Vì vậy ở trường học, bạn đem cùng trách nhiệm này để tìm hiểu, học hỏi, hành động. Đây là mục đích của giáo dục.
Trong lá thư cuối, chúng ta đã đưa ra câu hỏi “Bạn sẽ làm gì cho chính mình và sự liên hệ của bạn với thế giới là gì?” Như chúng ta đã nói, người giáo dục, người giáo viên, cũng có trách nhiệm giúp đỡ bạn hiểu rõ chính bạn và vì vậy hiểu rõ thế giới. Chúng ta đặt câu hỏi này cho bạn để tìm ra cho chính mình điều gì là đáp lại của bạn. Nó là một thách thức mà bạn phải trả lời. Bạn phải bắt đầu với chính mình, hiểu rõ chính mình, và liên quan đến việc đó, bước đầu tiên là gì? Nó không là thương yêu hay sao? Có thể khi còn nhỏ bạn có chất lượng này nhưng rất mau lẹ dường như chúng ta đã mất nó. Tại sao vậy? Có phải bởi vì áp lực của công việc học hành, áp lực của ganh đua, áp lực của cố gắng để được một thứ hạng nào đó trong công việc học hành của bạn, so sánh bạn với người khác và có lẽ bị bắt nạt bởi những học sinh khác? Tất cả những áp lực này không ép buộc bạn sẽ quan tâm đến chính mình hay sao? Và khi quá lo lắng cho chính mình hiển nhiên bạn sẽ mất đi chất lượng thương yêu đó. Hiểu rõ làm thế nào những hoàn cảnh, điều kiện sinh hoạt chung quanh, áp lực của cha mẹ bạn, hay sự thôi thúc riêng của bạn để tuân theo, từ từ làm chật hẹp vẻ đẹp bao la của cuộc sống thành vòng tròn nhỏ xíu của chính bạn là điều rất quan trọng. Và nếu bạn mất đi thương yêu này trong khi bạn còn nhỏ, bạn sẽ đang làm khô cằn tâm hồn và cái trí của bạn. Giữ gìn được thương yêu này suốt cuộc đời, mà không bị thoái hóa là một việc rất hiếm hoi. Vì vậy đây là chất lượng đầu tiên mà bạn phải có. Thương yêu ám chỉ sự lưu tâm, sự chăm sóc chuyên cần vào bất kỳ điều gì bạn đang làm; chăm sóc lời nói của bạn, quần áo của bạn, cách bạn ăn uống, cách bạn giữ gìn thân thể của bạn; chăm sóc cách cư xử của bạn mà không còn những phân biệt của người trên hay kẻ dưới; cách bạn suy nghĩ đánh giá mọi người.
Lễ
phép là sự ý tứ với những người khác và ý tứ này là
chăm sóc, dù rằng nó dành cho người em của bạn hay người
chị cả của bạn. Khi bạn chăm sóc, bạo lực trong mọi hình
thức biến mất khỏi bạn – tức giận của bạn, thù địch
của bạn và kiêu ngạo của bạn. Chăm sóc này ám chỉ chú
ý. Chú ý là nhìn ngắm, quan sát, lắng nghe, học hỏi. Có
nhiều sự việc bạn có thể học hỏi từ những quyển sách
nhưng có một học hỏi mà rõ ràng, sắc bén, mau lẹ vô cùng
và không có bất kỳ lơ đãng và ngu dốt nào. Chú ý ám chỉ
nhạy cảm và điều này cho chiều sâu đến trực nhận mà
không hiểu biết, cùng lơ đãng và ngu dốt của nó có thể
tạo nên được. Việc này bạn phải học hỏi, không phải
trong một quyển sách, nhưng, với sự giúp đỡ của người
giáo dục, học hỏi quan sát những sự việc quanh bạn –
điều gì đang xảy ra trong thế giới, điều gì đang xảy
ra với một bạn học sinh của bạn, điều gì đang xảy ra
trong ngôi làng nghèo khổ hay khu nhà ổ chuột đó và điều
gì đang xảy ra cho người đàn ông đang khổ cực trên
con đường bẩn thỉu đó.
Quan
sát không là một thói quen. Nó không là một sự việc mà
bạn rèn luyện chính bản thân mình để thực hiện một cách
máy móc. Nó là đôi mắt trong sáng của thích thú, của ân
cần, của nhạy cảm. Bạn không thể rèn luyện chính mình
để được nhạy cảm. Lại nữa, khi bạn còn bé bạn nhạy
cảm, sắc bén, mau lẹ trong những trực nhận của bạn, nhưng
điều này biến mất dần dần khi bạn lớn lên. Vì vậy bạn
phải tự mình học hỏi và có lẽ giáo viên của bạn sẽ
giúp đỡ. Nếu ông ấy không giúp đỡ thì cũng chẳng thành
vấn đề gì cả bởi vì đó là trách nhiệm của bạn để
học hỏi về chính mình và vì vậy học hỏi bạn là gì.
Và khi có thương yêu này những hành động của bạn sẽ được
sinh ra từ sự thuần khiết của nó. Tất cả điều này nghe
ra có vẻ khó khăn nhưng không phải vậy đâu. Chúng ta đã
bỏ quên tất cả khía cạnh này của cuộc sống. Chúng ta
quá lo lắng cho những nghề nghiệp của chúng ta, cho những
vui thú riêng của chúng ta, cho quan trọng riêng của chúng ta,
đến độ chúng ta xao lãng không còn lưu ý đến vẻ đẹp
tuyệt vời của thương yêu.
Có
hai từ ngữ mà người ta phải luôn luôn thuộc lòng – chuyên
cần và biếng nhác. Chúng ta chuyên cần vận dụng cái trí
của chúng ta vào sự thâu lượm hiểu biết từ những quyển
sách, từ những giáo viên, lãng phí hai chục năm hay nhiều
năm hơn nữa của cuộc đời chúng ta vào việc đó và lại
biếng nhác học hỏi ý nghĩa sâu sắc hơn về cuộc sống
riêng của chúng ta. Chúng ta có cả bên ngoài lẫn bên trong.
Bên trong yêu cầu chuyên cần nhiều hơn bên ngoài. Đó là
một yêu cầu khẩn cấp và chuyên cần này là sự học hỏi
thương yêu về điều gì người ta là.
Ngày 01 tháng hai
Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 01-02-1980
Tàn
nhẫn là một căn bệnh truyền nhiễm mà người ta phải nghiêm
ngặt canh chừng bản thân mình để tránh nó. Vài học sinh
dường như có căn bệnh lây nhiễm đặc biệt này và bằng
cách nào đó đã dần dần hà hiếp những em học sinh khác.
Có thể các em cảm thấy điều này rất là con người, vì
những người lớn của các em thường tàn nhẫn trong ngôn
ngữ của họ, trong thái độ của họ, trong cử chỉ của
họ, trong kiêu ngạo của họ. Tàn nhẫn này tồn tại trong
thế giới. Trách nhiệm của em học sinh và làm ơn ghi nhớ
mức độ quan trọng mà chúng ta đang sử dụng từ ngữ đó
– là tránh đi bất kỳ hình thức tàn nhẫn nào. Có một
lần cách đây nhiều năm tôi được mời đến nói chuyện
tại một trường học ở California và khi tôi đi vào trường
một em bé khoảng mười tuổi hay như thế đang đi ngang qua
tôi tay cầm một con chim lớn, bị bắt trong một cái bẫy,
chân của nó bị gẫy. Tôi ngừng lại và nhìn cậu bé mà
không nói một lời nào cả. Khuôn mặt của cậu bé biểu
lộ sợ hãi và khi tôi chấm dứt buổi nói chuyện và đi ra
ngoài, cậu bé – một người lạ – xuất hiện trước tôi
với đôi mắt dàn dụa nước mắt và nói rằng, “Thưa ông,
điều đó sẽ không bao giờ xảy ra lại nữa”. Cậu bé sợ
rằng tôi sẽ mách với ông hiệu trưởng và bị khiển trách
về chuyện đó và khi tôi không nói một lời nào cả với
cậu bé lẫn ông hiệu trưởng về hành động tàn nhẫn; ý
thức được hành động tàn nhẫn đã khiến cậu bé nhận
ra điều sai trái khủng khiếp của hành động đó. Rất quan
trọng phải ý thức được những hoạt động riêng của chúng
ta và nếu có thương yêu, vậy thì tàn nhẫn không còn nơi
chỗ trong cuộc sống của chúng ta vào bất kỳ thời điểm
nào nữa. Trong những quốc gia phương Tây bạn trông thấy
những con chim được nuôi dưỡng cẩn thận và sau đó trong
một mùa nào đó lại bị bắn chết vì thể thao và rồi thì
ăn nhậu. Sự tàn nhẫn của săn bắn, giết những động vật
nhỏ bé đã trở thành bộ phận của nền văn minh chúng ta,
giống như chiến tranh, giống như hành hạ và những hành động
của quân khủng bố lẫn kẻ bắt cóc. Trong những liên hệ
cá thể thân mật của chúng ta cũng có nhiều tàn nhẫn, giận
dữ, gây tổn thương lẫn nhau. Thế giới đã trở thành một
nơi nguy hiểm để sống và trong những ngôi trường của chúng
ta bất kỳ hình thức nào của ép buộc, đe dọa, giận dữ
phải tuyệt đối được xóa sạch bởi vì tất cả những
việc này làm khô cằn tâm hồn và cái trí, và thương yêu
không thể nào cùng tồn tại với tàn nhẫn.
Bạn
hiểu rõ rồi, như một học sinh, nó quan trọng biết bao khi
thấy rằng bất kỳ hình thức nào của tàn nhẫn không chỉ
làm khô cằn tâm hồn của bạn mà còn gây xuyên tạc suy nghĩ
của bạn, biến dạng những hành động của bạn. Cái trí,
giống như quả tim, là một dụng cụ mong manh, nhạy cảm và
rất có năng lực, và khi tàn nhẫn và áp bức tiếp xúc nó
vậy thì có một sự chai lì của cái tôi. Trìu mến, tình
yêu không có trung tâm như là cái tôi.
Bây
giờ khi đã đọc xong những hàng này và đã hiểu rõ điều
gì được trình bày nãy giờ, bạn sẽ làm gì với nó đây?
Bạn đã tìm hiểu điều gì đã được nói, bạn đang học
hỏi nội dung của những từ ngữ này; vậy thì hành động
của bạn là gì? Đáp lại của bạn không chỉ là học hỏi
và tìm hiểu nhưng cũng phải hành động nữa. Hầu hết chúng
ta đều biết và ý thức được tất cả những hàm ý của
tàn nhẫn và hiểu rõ nó thực sự tác động như thế nào
cả bên ngoài lẫn bên trong, và để nó lại ở điểm đó
mà không làm bất kỳ điều gì về nó – suy nghĩ một sự
việc và chỉ làm một sự việc ngược lại. Đây không chỉ
nuôi dưỡng nhiều xung đột mà còn cả đạo đức giả nữa.
Hầu hết những em học sinh không thích là những người đạo
đức giả; các em thích nhìn những sự thật nhưng luôn luôn
các em lại không hành động. Vì vậy trách nhiệm của em học
sinh là phải thấy những sự việc tàn nhẫn mà không có bất
kỳ sự thuyết phục hay dụ dỗ nào, hiểu rõ điều gì được
ám chỉ và làm một điều gì đó về nó. Đang làm có lẽ
là một trách nhiệm lớn hơn. Người ta thông thường sống
cùng những ý tưởng và những niềm tin hoàn toàn không liên
quan gì đến cuộc sống hàng ngày của họ và vì vậy điều
này tự nhiên trở thành đạo đức giả. Vậy là hãy đừng
là một người đạo đức giả – không có nghĩa rằng bạn
phải thô lỗ, hung hăng hay soi mói thái quá. Khi có thương
yêu, chắc chắn có lễ phép mà không còn đạo đức giả.
Trách
nhiệm của người giáo viên mà đã học hỏi, đã tìm hiểu
là gì, và hành động với những em học sinh ra sao? Tàn nhẫn
có nhiều hình thức. Một cái nhìn, một điệu bộ, một lời
phê bình gay gắt, và trên tất cả là so sánh. Toàn bộ hệ
thống giáo dục của chúng ta đều đặt nền tảng trên sự
so sánh. A giỏi hơn B và vì thế B phải tuân phục hay bắt
chước A. Trong bản thể đây là tàn nhẫn và cuối cùng sự
thể hiện của nó là những kỳ thi; vì vậy trách nhiệm của
người giáo viên khi hiểu rõ sự thật của việc này là gì?
Làm thế nào người giáo viên sẽ dạy mọi môn học mà không
có những phần thưởng và hình phạt, biết rằng phải có
một loại báo cáo nào đó để chỉ rõ khả năng của em học
sinh. Người giáo viên có thể làm được điều này hay không?
Nó có phù hợp với thương yêu hay không? Nếu tính chân thật
của thương yêu có ở đó, so sánh có còn nơi chỗ hay không?
Người giáo viên có thể loại bỏ trong chính anh ấy sự đau
khổ của so sánh hay không? Toàn nền văn minh của chúng ta
đều dựa vào sự so sánh theo giai cấp cả bên ngoài lẫn
bên trong mà khước từ ý thức của trìu mến sâu xa. Vậy
chúng ta có thể loại bỏ khỏi những cái trí của chúng ta,
những điều tốt hơn, những cái nhiều hơn, người ngu xuẩn,
người thông minh, toàn suy nghĩ so sánh này hay không? Nếu người
giáo viên đã hiểu rõ sự đau khổ của so sánh, trách nhiệm
của anh ấy trong công việc dạy dỗ và trong hành động là
gì? Một người thực sự hiểu rõ ý nghĩa của sự đau khổ
của so sánh đang hành động từ thông minh.
Ngày 15 tháng hai
Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 15-02-1980
Trong tất cả những lá thư này chúng ta liên tục vạch rõ rằng sự cộng tác giữa người giáo dục và em học sinh là trách nhiệm của cả hai. Từ ngữ cộng tác ám chỉ làm việc cùng nhau nhưng chúng ta không thể làm việc cùng nhau nếu chúng ta không đang quan sát cùng một phương hướng bằng cùng đôi mắt và cùng cái trí. Từ ngữ “cùng nhau” như chúng ta đang sử dụng nó, không bao giờ ngụ ý đồng lòng, đồng ý, hay chấp nhận, vâng lời, bắt chước. Trong cộng tác cùng nhau, làm việc cùng nhau, em học sinh và người giáo viên phải có một sự liên hệ mà căn bản được dựa vào tình yêu. Hầu hết mọi người cộng tác nếu họ đang xây dựng, nếu họ đang chơi những trò chơi, hay họ liên quan trong nghiên cứu khoa học, hay nếu họ đang làm việc chung vì một lý tưởng, một niềm tin, hay một quan niệm nào đó được thực hiện vì lợi ích của tập thể hay cá thể; hay họ cộng tác quanh một uy quyền, tôn giáo hay chính trị.
Khi học hỏi, tìm hiểu và hành động, sự cộng tác giữa người giáo viên và em học sinh rất cần thiết. Cả hai đều liên quan đến công việc này. Người giáo dục có lẽ biết nhiều chủ đề và nhiều dữ kiện. Khi truyền đạt chúng cho em học sinh, nếu không có chất lượng của tình yêu, nó trở thành một đấu tranh giữa hai con người. Chúng ta không chỉ quan tâm đến sự hiểu biết thế giới nhưng còn quan tâm đến sự tìm hiểu về chính mình mà trong đó có học hỏi và hành động. Cả người giáo dục lẫn em học sinh đều liên quan đến việc này và ở đây uy quyền chấm dứt. Khi học hỏi về chính mình người giáo dục không chỉ quan tâm đến chính anh ấy nhưng còn đến em học sinh. Trong hành động trao đổi này nhờ vào những phản ứng của nó mà người ta bắt đầu thấy được bản chất của chính mình – những tư tưởng, những ham muốn, những quyến luyến, những nhận dạng và vân vân. Mỗi người đang hành động như một cái gương cho người còn lại; mỗi người đang quan sát trong cái gương chính xác anh ấy là gì bởi vì, như chúng ta đã vạch rõ từ đầu, hiểu rõ tâm lý về chính mình còn quan trọng nhiều hơn thâu lượm những dữ kiện và lưu giữ chúng như hiểu biết để có kỹ năng khéo léo trong hành động. Bên trong luôn luôn thắng thế bên ngoài. Điều này phải được hiểu rõ bởi cả người giáo dục lẫn em học sinh. Bên ngoài đã không thay đổi được con người; những hoạt động bên ngoài, cách mạng vật chất, kiểm soát vật chất của môi trường sống đã không thay đổi sâu sắc con người, những thành kiến và những mê tín của con người; sâu thẳm bên trong con người vẫn còn như họ đã là trong hàng triệu năm.
Giáo dục đúng đắn là thay đổi sự qui định cơ bản này. Khi điều này được hiểu rõ thực sự bởi người giáo dục, mặc dù anh ấy có lẽ có những môn học để dạy, quan tâm chính của anh ấy phải là sự cách mạng triệt để trong tinh thần, trong cái bạn và cái tôi. Và ở đây xuất hiện sự quan trọng của cộng tác giữa hai người mà đang học hỏi, đang tìm hiểu và đang hành động cùng nhau. Nó không là tinh thần của một nhóm, hay tinh thần của một gia đình, hay sự gắn kết vào một tổ chức hay quốc gia. Nó là sự tìm hiểu tự do vào chính chúng ta mà không có rào chắn giữa cái người mà biết và cái người mà không biết. Đây là rào chắn hủy hoại nhất, đặc biệt trong những vấn đề của hiểu rõ về chính mình. Không có người lãnh đạo và không có người bị dẫn dắt trong vấn đề này. Khi điều này được hiểu rõ trọn vẹn và tình yêu – lúc đó giao tiếp giữa em học sinh và người giáo viên trở nên dễ dàng, rõ ràng và không chỉ ở mức độ lời nói. Tình yêu không mang một áp lực nào, nó không bao giờ gian manh. Nó ngay thẳng và đơn giản.
Vì đã nói tất cả điều này, và nếu cả người giáo viên lẫn em học sinh đã tìm hiểu điều gì vừa được nói ra, chất lượng của cái trí và quả tim của bạn là gì? Liệu có một thay đổi không bị thôi thúc bởi ảnh hưởng hay bởi kích động mà có lẽ tạo ra một thay đổi ảo tưởng hay không? Kích động giống như một viên thuốc; nó tan biến đi và bạn quay trở lại nơi bạn đã là. Bất kỳ hình thức nào của áp lực hay ảnh hưởng cũng tác động trong cùng cách như vậy. Nếu bạn hành động dưới những hoàn cảnh này bạn thực sự không đang tìm hiểu và học hỏi về chính mình. Hành động được dựa vào phần thưởng hay hình phạt, tác động hay áp lực, rõ ràng mang lại xung đột. Điều này là như vậy. Nhưng chỉ có ít người nhìn thấy được sự thật của điều này và vì vậy họ buông trôi hay nói rằng nó không thể làm được trong một thế giới thực dụng hay rằng nó thuộc lý tưởng – một khái niệm không tưởng nào đó. Nhưng không phải vậy đâu. Nó rõ ràng là thực tế và có thể vận dụng được. Vì vậy đừng có bị trì hoãn bởi những người truyền thống, những người bảo thủ, hay những người bám vào ảo tưởng rằng thay đổi chỉ có thể đến từ không gì cả.
Khi
bạn tìm hiểu và học hỏi về chính mình, lúc đó xuất hiện
một sức mạnh phi thường, được dựa vào sự rõ ràng, mà
có thể kháng cự lại tất cả sự vô lý của những gì đã
được thiết lập, củng cố. Sức mạnh này không là hình
thức của kháng cự hay sự ngoan cố ích kỷ, hay sự quyết
tâm, nhưng nó là một sự quan sát chuyên cần vào cả bên
ngoài lẫn bên trong. Đó là sức mạnh của tình yêu và thông
minh.
Ngày 01 tháng ba
Thư gởi trường học – Quyển I – Ngày 01-03-1980
Bạn đến những ngôi trường này bằng nền tảng quá khứ riêng của bạn – dù nó là truyền thống hay tự do – có kỷ luật hay không kỷ luật, vâng lời hay miễn cưỡng và không vâng lời, phản kháng hay tuân phục. Cha mẹ của bạn hoặc lười biếng hoặc rất siêng năng chăm sóc bạn; một số có lẽ cảm thấy rất có trách nhiệm, những người khác có lẽ lại không. Bạn đến đây bằng tất cả sự rắc rối này, với những gia đình bị tan vỡ, không ổn định hay đã ổn định, muốn sống theo cách của bạn, hay miễn cưỡng chấp nhận nhưng bên trong lại phản kháng.
Trong những ngôi trường này bạn được tự do, và tất cả những điều gây phiền nhiễu cho cuộc sống trẻ thơ của bạn đều được phơi bày. Bạn muốn theo cách sống riêng của bạn nhưng không ai trong thế giới có thể có được cách sống riêng của người ấy. Bạn phải hiểu rõ điều này rất nghiêm túc – bạn không thể nào có cách sống riêng của mình được. Hoặc bạn học hỏi để điều chỉnh bằng hiểu rõ, bằng lý luận, hoặc bạn bị suy sụp bởi môi trường mới mà bạn vừa gia nhập. Hiểu rõ điều này rất quan trọng. Trong những ngôi trường này những người giáo dục giải thích cặn kẽ và bạn có thể thảo luận với họ, có một cuộc nói chuyện, và xem thử tại sao những sự việc nào đó phải được thực hiện. Khi người ta sống trong một cộng đồng nhỏ của những giáo viên và những em học sinh rất cần thiết phải thấy rằng họ có một sự liên hệ tốt với nhau, thân hữu, trìu mến, và có một chất lượng nào đó của hiểu rõ luôn chú ý. Không một ai, đặc biệt ngày nay, sống trong một xã hội tự do lại thích những luật lệ, và những luật lệ trở thành hoàn toàn không cần thiết khi bạn và người giáo dục đã chín chắn hiểu rõ, không chỉ bằng từ ngữ và trí năng nhưng còn bằng tâm hồn của bạn, rằng những kỷ luật nào đó là cần thiết. Từ ngữ kỷ luật đã bị hủy hoại bởi những người có quyền lực. Mỗi một nghề thủ công đều có kỷ luật riêng của nó, kỹ năng riêng của nó. Từ ngữ kỷ luật (discipline) có từ từ ngữ disciple – học hỏi; không phải tuân phục, không phải phản kháng nhưng học hỏi về những phản ứng riêng của bạn, nền tảng quá khứ riêng của bạn, giới hạn của chúng, và vượt khỏi chúng. Bản thể của học hỏi là chuyển động liên tục mà không có một điểm cố định. Nếu tâm điểm của học hỏi trở thành thành kiến của bạn, những quan điểm và những kết luận của bạn và bạn khởi hành từ sự cản trở này, vậy thì bạn ngừng học hỏi. Học hỏi là vô hạn. Cái trí đang liên tục học hỏi vượt khỏi mọi hiểu biết. Vì vậy bạn ở đây để học hỏi cũng như để chuyển tải. Chuyển tải không chỉ là sự trao đổi của những từ ngữ, dù rằng những từ ngữ đó có trôi chảy và rõ ràng như thế nào chăng nữa; chuyển tải còn sâu sắc hơn nhiều. Chuyển tải là học hỏi lẫn nhau, hiểu rõ lẫn nhau và điều này chấm dứt khi bạn có một định kiến về một điều nhỏ nhặt tầm thường nào đó hay một hành động không được suy nghĩ cẩn thận nào đó.
Khi người ta còn nhỏ, có một thôi thúc để tuân phục, không phải để cảm thấy từ nó; học hỏi bản chất và hàm ý của tuân phục mang lại kỷ luật riêng của nó. Làm ơn luôn luôn nhớ khi chúng ta sử dụng từ ngữ đó rằng cả em học sinh và người giáo dục ở trong một liên hệ của học hỏi, không phải khẳng định và chấp nhận. Khi điều này được hiểu rõ, những luật lệ trở nên không cần thiết. Khi điều này không được hiểu rõ, vậy thì những luật lệ phải được thực hiện. Bạn có lẽ phản kháng lại những luật lệ, phản kháng lại những bắt buộc làm cái gì hay không làm cái gì, nhưng khi bạn hiểu rõ nhanh chóng bản chất của học hỏi, những luật lệ hoàn toàn biến mất. Chỉ có những người cố chấp, những người tự khẳng định mới tạo ra những luật lệ; bạn phải như thế này và bạn không được như thế kia.
Học hỏi không được sinh ra từ tò mò. Bạn có thể tò mò vì dục tình: tò mò đó dựa vào vui thú, vào một loại hưng phấn nào đó, vào những thái độ của những người khác. Cùng những vấn đề như vậy được áp dụng vào nhậu nhẹt, ma túy, hút thuốc. Học hỏi còn sâu sắc và bao quát hơn nhiều. Bạn học hỏi về vũ trụ không phải vì vui thú hay tò mò nhưng vì sự liên hệ của bạn cùng thế giới. Chúng ta đã phân chia học hỏi thành những bảng phân loại riêng tùy theo những đòi hỏi của xã hội hay khuynh hướng cá thể riêng của bạn.
Chúng ta không đang nói học hỏi về vấn đề nào đó, nhưng nói về chất lượng của cái trí mà sẵn lòng học hỏi. Bạn có thể học hỏi làm thế nào để trở thành một người thợ mộc hay một người làm vườn hay một kỹ sư giỏi, và khi bạn đã có được kỹ năng trong công việc này bạn đã làm chật hẹp cái trí của bạn thành một công cụ để có thể vận hành khéo léo trong một khuôn mẫu nào đó. Đây là điều gì được gọi là học hỏi. Điều này cho một sự an toàn nào đó về tài chính và có lẽ đó là tất cả mà người ta muốn và vì vậy chúng ta tạo ra một xã hội chỉ cung cấp cái gì chúng ta yêu cầu về nó. Nhưng khi có chất lượng tột đỉnh của học hỏi không phải về một vấn đề nào đó, vậy thì bạn có một cái trí và, dĩ nhiên, một tâm hồn sinh động mãi mãi.
Kỷ luật không là kiểm soát hay tuân phục. Học hỏi ám chỉ chú ý, đó là chuyên cần. Chỉ có cái trí lười biếng mới không bao giờ học hỏi. Nó đang bắt buộc chính nó để chấp nhận khi nó nông cạn, cẩu thả, dửng dưng. Một cái trí chuyên cần luôn luôn đang năng động quan sát, đang nhìn ngắm, không bao giờ chìm đắm vào những giá trị và những niềm tin gián tiếp. Một cái trí đang học hỏi là một cái trí tự do và sự tự do đòi hỏi trách nhiệm của học hỏi. Cái trí bị vướng mắc trong quan điểm riêng, bị củng cố trong hiểu biết nào đó, có lẽ đòi hỏi tự do, nhưng điều gì nó có ý nói qua từ ngữ tự do là sự diễn tả của những thái độ cá thể và những kết luận riêng của nó, và khi những điều này bị ngăn cản, nó kêu gào đòi hỏi thỏa mãn. Tự do không liên hệ đến thỏa mãn: nó là tự do.
Vì vậy khi bạn vào những ngôi trường này, hay vào bất kỳ ngôi trường nào khác; thực sự phải có chất lượng hòa nhã này của học hỏi và cùng nó sẽ có một ý thức bao la của tình yêu. Khi bạn thực sự thương yêu sâu đậm, bạn đang học hỏi.