ĐÔI VAI CỦA CHA
Như Nguyện dịch
Đã hơn hai năm rồi tôi không gặp cha, nhưng tôi không thể quên được hình ảnh đôi vai của cha.
Mùa đông năm đó, bà từ trần và cha cũng bị mất công việc làm. Hoạ không chỉ một mà hai! Lo tang lễ bà xong, ba phải lên Nam Kinh để tìm việc, còn tôi thì lên Bắc Kinh để học, chúng tôi cùng đồng hành.
Lúc đến Nam Kinh, có mấy người bạn đến cùng đi dạo vài dòng, tôi ở lại đó một ngày. Sáng hôm sau tôi qua sông ra cửa khẩu, để trưa lên xe đến Bắc Kinh. Cha vì bận công việc nên không đưa tôi được mà nhờ một người quen đưa tôi đi.
Cha
dặn dò người này rất kỹ nhưng cuối cùng thì cha cũng không
an tâm, người mà ba nhờ thì cứ ngần ngại không dám nói
ra điều này cho tôi biết. Lúc đó tôi đã 20 tuổi rồi, Bắc
Kinh cũng đã đi lại vài ba lần, nên cũng không có gì lo ngại.
Cha ngập ngừng một hồi rồi cuối cùng đã quyết định
đích thân đưa tôi. Tôi thưa cha mấy lần là không cần phải
thế nhưng cha nói: “đừng ngại, để họ đi không tốt!”.
Chúng
tôi qua sông, tiến vào bến xe, tôi vào mua vé, cha đứng giữ
hành lý. Hành lý quá nhiều, họ bảo phải mua vé gửi hành
lý, cha lại phải cực khổ một phen xin họ giảm giá. Lúc đó
tôi thật là thông minh, e rằng cha nói không nhã nhặn lắm
sẽ không được họ giúp đỡ, nhưng không ngờ họ đã đồng
ý và đưa tôi lên xe. Cha dẫn tôi vào chỗ ghế sát thành xe
để dựa và trải một chiếc áo len để tôi ngồi cho êm. Cha
dặn tôi “trên đường đi phải cẩn thận, ban đêm nên cảnh
giác, xem chừng chớ để gió lạnh. Cha lại dặn dò người
tài xế chăm sóc tôi. Tôi cảm thấy buồn cười, vì họ chỉ
biết có tiền, nhờ họ cũng uổng công. Hơn nữa tôi cũng
đã lớn rồi lẽ nào không biết tự chăm sóc mình? Bây giờ
ngồi nghỉ lại, lúc đó tôi thật thông minh.
Tôi nói: “Cha, cha về đi!” cha nhìn tôi một hồi rồi nói: “Để cha đi mua cho con ít quýt, con ngồi yên đó, đừng đi đâu”. Tôi nhìn cái hàng rào bên kia đường ray có mấy người bán hàng rong đứng chờ khách. Đi được qua bên kia hàng rào phải xuyên qua con đường sắt, tức là phải nhảy xuống và trèo lên. Thân hình cha hơi lớn nên qua được bên đó quả thật là không dễ. Tôi cũng muốn đi cùng cha, nhưng ông không cho, nói để mình cha đi được rồi. Tôi ngồi nhìn cha đội cái mũ vải đen, đôi tất đen và đôi giày xanh cũ hình dáng khập khễnh như bị tật chạy qua con đường sắt, từ từ cúi xuống. Để qua được con đường sắt rồi trèo lên đường ray để qua hàng rào bên kia không dễ chút nào. Hai tay cha nắm chặt hàng rào, hai chân đạp lên vách thành mà trèo lên. Nhìn bộ dạng mập mạp trèo lên một cách cực nhọc của cha, lúc đó tôi nhìn sau lưng cha mà nước mắt cứ từng giọt chảy dài xuống. Tôi lau khô nước mắt, để cha khỏi nhìn thấy, cũng sợ người khác nhìn thấy. Tôi nhìn ra ngoài thấy cha cầm một bao quýt đỏ chạy về phía xe tôi đang ngồi. Lúc chùn qua con đường sắt, cha vất bao quýt lên trước sau đó từ từ trèo lên rồi cầm bao quýt chạy đến đường ranh. Tôi nhảy xuống kéo cha lên, tôi và cha lên xe. Cha đem toàn bộ số quýt để vào giỏ tôi, rồi phủi phủi những bụi rác trên quần áo, và biểu hiện ra bên ngoài niềm vui như đứa trẻ gặp mẹ ,một lát sau cha nói: “Cha phải về, qua đó nhớ viết thư về”. Tôi nhìn hình dáng của cha, đi vài bước cha lại quay đầu nhìn tôi nói: “đừng ló đầu ra ngoài, nguy hiểm”. Đợi đôi vai của cha khuất dần trong đám người qua lại, không nhìn thấy rồi, tôi mới ngồi xuống ghế, nước mắt chảy dài từ khi nào không biết thấm vào môi mằn mặn, làm tôi càng thương cha nhiều.
Mấy năm gần đây, cuộc sống của tôi và cha đều không ổn định, hoàn cảnh gia đình mỗi ngày mỗi khác. Sau khi tôi đến Bắc Kinh, cha viết cho tôi một phong thư, trong thư cha nói: “cha không khoẻ lắm, hai vai đau nhức khủng khiếp, nên liền viết thư cho con, chắc cũng sắp chết rồi, thời gian kgông còn bao lâu nữa”. Tôi đọc đến đây, trong những giọt lệ lóng lánh, tôi lại nhìn thấy hình ảnh đôi vai cha. Chao ôi! Không biết khi nào tôi mới gặp lại cha.
Như Nguyện dịchSource: thuvienhoasen