Thời thơ ấu, chúng ta luôn háo hức mỗi khi được tiếp xúc với một sự vật mới. Thế giới quanh ta đầy dẫy những điều mà ta chưa từng
biết đến tên gọi, và sự tiếp xúc với mỗi một sự vật mới mẻ đều khiến ta
say mê, thích thú. Thế giớimở rộng quanh ta như một nguồn cảm hứng bất
tận, với vô số những điều chưa biết luôn chờ đợi ta khám phá và tìm hiểu... Ta có cảm tưởng như sẽ không bao giờ có thể hiểu hết về thế giới
quanh ta! Trong giai đoạn này của cuộc đời, hầu hết chúng ta thường liên tục đưa ra những câu hỏi làm điên đầu người lớn, không phải vì tính
chấtphức tạp hay khó khăn của những câu hỏi, mà chính là vì mức độ dồn
dập dường như chẳng bao giờ có thể thỏa mãn được hết.
Rồi thời giantrôi qua và trí óc non nớt của ta dần dần lấp đầy với những tên gọi và khái niệm. Danh sách liệt kê những gì “đã biết” dần dần
được kéo dài ra và tưởng chừng như vượt xa những điều “chưa biết”. Hơn thế nữa, song song với quá trình nhận biết và định danh sự vật, chúng ta
cũng đồng thờithực hiện sự phân loại, sắp xếp. Thông qua đó, sự vật được đưa vào nhận thức của ta theo những kiểu loại, hệ thốngnhất định... và ta có cảm giác như mình đã am hiểu rất nhiều về thế giới quanh ta, khiến cho nó như ngày càng trở nên nhỏ hẹp hơn đối với ta. Trong giai đoạn này của cuộc đời, phần lớn chúng ta thường trở nên tự mãn - hay tự tin quá độ - và ít khi chịu lắng nghe những lời giải thích hay chỉ dạy của người lớn tuổi. Ta luôn muốn tự mình đưa ra những giải thích về sự việc và có khuynh hướng tin chắc rằng những nhận thức của ta
là chính xác. Ta ít khi chịu lắng nghe người khác, trừ phi họ có thể chỉ ra một cách hết sứcrõ ràng và cụ thể những sai lầm của ta.
Nhưng rồi cuộc sống không dừng lại ở đó. Thời giantiếp tụctrôi qua và kinh nghiệm sống cũng như sự va chạm, tiếp xúc với đời sống của chúng ta
ngày càng nhiều hơn. Ta bắt đầu có cơ hội tiếp xúc với những sự việc mà
ta không thể giải thích hay nhận hiểu bằng phần tri thức đã có. Từ phạm
vithế giớivật chất, chúng ta dần mở rộngnhận thức sang thế giớitinh
thần, bao gồm cả những cảm xúc, tình cảm cũng như những hiện tượngtâm linh. Và chúng ta bắt đầu nhận ra rằng vẫn còn có rất nhiều điều mà ta chưa hiểu biết hết hay thậm chí là hoàn toàn không hiểu gì cả! Thế giới quanh ta dường như ngày càng trở nên bí ẩn và khó hiểu hơn, và những tri
thức đã có của ta có vẻ như ngày càng trở nên hạn hẹp, ít ỏi...
Trong giai đoạn này của cuộc đời, nhiều người trong chúng ta bắt đầu chọn cho mình một lý tưởng sống, một hướng đi tinh thần, tìm kiếm một ý nghĩa cho đời sống hay một chỗ nương tựa về mặt tâm linh. Khuynh hướng này thường giúp ta bớt đi sự hụt hẫng khi phải đối mặt với những hiện tượngtâm linhbí ẩn hay những cơn sóng gióbiến độngtrong đời sống mà rất ít người trong chúng tatránh khỏi.
Tất nhiên, mỗi chúng ta có thể trải qua một tiến trình tiếp xúc khác nhau với thế giới quanh ta, nhưng diễn tiến thay đổi cơ bản như trên dường như có thể xem là một mô thức chung chung nhất, phổ biến nhất ở hầu hết mọi người.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, một mặt thì bản thânthế giới quanh ta luôn chuyển biến, thay đổi, nhưng mặt khác thì nhận thức của ta về thế giới cũng thay đổi qua từng giai đoạn khác nhau. Mỗi một sự vật là mới mẻ hay khó hiểu đối với bản thân ta lại không có gì là mới mẻ hay khó hiểu đối với nhiều người khác, và có những sự việc quen thuộc đối với ta lại có thể là chưa hề được biết đến bởi một số người. Nói cách khác, sự thay đổi mà ta nhận thức được nơi thế giới quanh ta bao giờ cũng nằm trong mối tương quan chặt chẽ giữa bản thân ta - chủ thể nhận thức - và những sự vật quanh ta - đối tượng nhận thức. Chúng ta hầu như không thể hình dung được một thế giới nào khác hơn là cái thế giớixuất hiện trong mối tương quan như thế.
Và cũng chính từ mối tương quan giữa chủ thể và đối tượng nhận thức mà nhân loại đã nảy sinh ít nhất là hai phương cáchnhận thức khác nhau về thế giới, hình thành hai quan điểmhoàn toàn khác biệt nhau.
Một số người lấy chủ thể làm trọng tâm trong mối tương quan với thế giới
bên ngoài. Theo quan điểm này, thế giớivật chất bên ngoài chỉ là sự phóng chiếu của ý thức, được nhận biết bởi ý thứcchúng ta. Sở dĩthế giớivật chất có thể tồn tại được là vì có một chủ thể đang nhận thức về nó. Chúng ta không thể hình dung một dạng tồn tại nào đó của thế giớivật chất nếu như không có bất kỳ chủ thể nào nhận biết về nó. Lập luậnđơn giản ở đây là, nếu không có chủ thể nhận biết thì làm sao để biết được về sự tồn tại đó?
Quan điểm này được mở rộng hơn khi cho rằng sự thay đổi của tâm thức có thể tác động lên thế giớivật chất, hay nói khác đi là thế giớivật chất
có thể thay đổi theo một cách nào đó tùy thuộc vào tâm thức ta. Một ví dụ đơn giản của điều này là khi một người đang vui, môi trường chung quanh sẽ thấm đẫm niềm vui đó; ngược lại, tâm trạng thất vọng hoặc u sầu
sẽ làm cho mọi thứ quanh ta đều trở nên u ám.
Nhưng những người không chấp nhận quan điểm này có thể bác bỏ điều đó khi cho rằng những thay đổi theo cách như thế chẳng qua chỉ là sự thay đổi chủ quan trong tâm thức của chúng ta mà thôi, hoàn toàn không phải là sự thay đổi khách quan của thế giớivật chất bên ngoài.
Tuy nhiên, ở mức độ tiến xa hơn nữa, những người nhấn mạnh vào vai trò của chủ thể nhận thức thường dựa vàotrực quan, nghĩa là sự cảm nhận trực tiếp của họ, để cho rằng có những mối quan hệ nhất định mà qua đó tâm thức có thể chi phối các hiện tượng trong thế giớivật chất. Những mối quan hệ hay sự chi phối này không phải là những quy luậtthuần túyvật chất, nên chúng hoàn toàn không thể được nhận biết hay kiểm chứng thông qua các nguyên tắc vật lý thông thường. Nhưng cho dù không thể nhận biết hay kiểm chứng bằng cách thông thường thì con ngườivẫn có thể
trực nhận được sự hiện hữu của chúng trong tự nhiên thông qua những kinh nghiệm trực tiếp.
Trong một ý nghĩaphổ biến hơn, những người theo quan điểm này tin rằng ngoài thế giớivật chất được nhận biết bằng các giác quan, còn có một thế giới khác - hay một phần khác của thế giới - thuộc phạm trùsiêu nhiên, vô hình, không thể nhận biết bằng các giác quan thông thường. Tuy
nhiên, con người có thể nhận biết, giao tiếp được với phần thế giới vô hình này nhờ vào những năng lựcnhất định của tâm thức, được phát triển thông qua những phương thức tu tập, rèn luyện nào đó.
Những người không tán đồng với quan điểm trên thì đưa ra một quan điểm ngược lại, lấy đối tượng nhận thức làm trọng tâm trong mối tương quan với thế giới bên ngoài. Đối với họ, thế giới luôn tồn tại một cách khách
quan và vận hành theo những quy luậtcụ thể của nó, không hề chịu sự tác động bởi ý chícon người. Và vì thế, cách duy nhất để chúng ta có thể cải thiệnhoàn cảnh chung quanh là nghiên cứutìm ra những quy luậtvận hành khách quan của thế giớivật chất và dựa vào đó để tác động, làm
thay đổi môi trường quanh mình.
Quan điểm thứ hai này dường như có thể được chứng minhcụ thể qua những sự việc thường xuyên diễn ra trong đời sống. Chẳng hạn, khi một người nông dân trồng lúa và mong muốn được mùa, thì cách duy nhất để ông ta có
thể tác động và biến mơ ước của mình thành hiện thực là phải nắm rõ quy
luậtsinh trưởng của cây lúa, sau đó tác độngthích hợp vào chu kỳ sinh
trưởng của nó bằng những biện phápcụ thể như bón phân, dẫn nước tưới... Nếu sự hiểu biết của ông ta là đúng đắn và những biện pháptác động đã được thực hiện tốt, kết quả chắc chắn sẽ là một vụ mùa bội thu như mong muốn. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh dẫn đến mất mùa, thì điều đó vẫn có thể được giải thích bằng những quy luật khách quan, dù là vượt ngoài khả năng tác động của người nông dân ấy nhưng vẫn không đi ngược với các quy luậtvận hành của thế giớivật chất.
Lấy một ví dụ khác, khi một học sinh mong muốn vượt qua kỳ thi với điểm số cao, thì cách duy nhất để thực hiện mong muốn đó là phải học tập chuyên cần, đáp ứng được những yêu cầu mà kỳ thi đề ra. Mọi sự nỗ lực theo những hướng khác hơn đều bị xem là không đúng quy luật khách quan, và do đó sẽ không thể mang lại kết quả như mong muốn.
Khi đi sâu tìm hiểu thì thật ra mỗi quan điểm nêu trên đều có cả một hệ thống cơ sở lý luận chi ly và phức tạp để bảo vệ cho quan điểm của mình,
đồng thờibác bỏquan điểm của phía bên kia mà họ cho là bất hợp lý. Những người theo quan điểmnhấn mạnh vào chủ thể nhận thức như trên được
xem là duy tâm, và đối nghịch hoàn toàn trên cơ sở lý luận với những người theo quan điểmduy vật, tức là quan điểmnhấn mạnh vào đối tượng nhận thức, hay thế giớivật chất khách quan.
Đa số các tôn giáo - trừ Phật giáo - đều gắn liền vớiquan điểmduy tâm và phát triển trên nhận thức cho rằng trong phạm trù vô hình đã nói trên
có sự hiện hữu của một đấng siêu nhiêntoàn năng nào đó, có thể chi phối cả thế giớitâm linh lẫn thế giớivật chất.
Trong khi đó, những người theo quan điểmduy vật thì cho rằng tất cả mọi
hiện tượngđang tồn tại đều được hình thành từ các dạng vật chất. Và như vậy, cả chủ thể lẫn đối tượng nhận thức đều chỉ là kết quả của những
quá trình tương tác vật chất theo những quy luật khách quan nhất định. Chính vì vậy, ý chícon người không thể tác động vào sự thay đổi của thế
giớivật chất. Nếu muốn làm thay đổi thế giới thì cách duy nhất là con người phải hành động dựa vào những quy luậtvận hành khách quan của nó.
Dù là duy tâm hay duy vật, điểm chung mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở đây là cả hai phía đều xây dựnglập luậndựa trêncăn bản khởi đầu có một chủ thể nhận thức và một đối tượng được nhận thức. Và nếu xét
theo tiến trình tiếp xúcban đầu của mỗi cá nhân với thế giới chung quanh thì rõ ràng là chưa hề có sự phân chia về mặt quan điểm là duy tâm
hay duy vật. Khi một đứa trẻ lớn lên, sự tiếp xúc và tìm hiểu về thế giới chung quanh là một tiến trình phát triển và thu thập kinh nghiệmhoàn toàntự nhiên với sự phân biệt giữa chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức nhưng không hề, và cũng không cần thiết phải xác định đó là theo quan điểmduy tâm hay duy vật.
Sự chọn lựa giữa một trong hai quan điểmduy tâm hay duy vật dường như chỉ xuất hiện khi ý thứcchúng ta bắt đầu tiến trình nhận thức về chính nó, và đây là dấu hiệu của sự phát triển tư duy khi cá nhân không chỉ đơn thuầnhọc hỏinhận biết về thế giới quanh mình mà bắt đầu có sự phán
xét, suy nghiệm về những gì đã được nhận biết. Như vậy, điều rõ ràng ở đây là những quan điểmduy tâm hay duy vật chỉ được đưa ra như một nỗ lực trong tư duy của con người nhằm giải thích về những gì nhận biết được từ thế giới bên ngoài, trong khi sự phân biệt giữa chủ thể và đối tượng nhận thức là điều đã xuất hiện từ trước đó.
Vấn đềduy tâm hay duy vật đã từng là đề tài tranh cãi khá dai dẳng giữa
nhiều triết gia cũng như các nhà tư tưởng lớn trên thế giới. Và như đã nói, đa sốtôn giáo đều được xem là duy tâm. Tuy nhiên, trong thực tế thì đạo Phật có thể xem là tôn giáoduy nhất không hề lưu tâm đến vấn đềduy tâm hay duy vật, mà chỉ đặt trọng tâm chú ý vào sự phân tích thiết thựctính chấthiện hữu của cả chủ thể lẫn đối tượng nhận thức trong mối
quan hệ tiếp xúc giữa bản thân ta và thế giới quanh ta.
Khi phân tích về đối tượng nhận thức, nghĩa là toàn bộthế giới được nhận biết bởi các giác quan của chúng ta, đạo Phật không nhằm đi sâu mở rộng sự hiểu biết nhằm bao trùm tất cả. Thay vì vậy, đạo Phậtnhấn mạnh đến hai vấn đềcăn bản:
Tìm ranguyên nhân phổ quát đã hình thành tất cả các hiện tượng, sự vật.
Nhận thức rõ bản chất thực sự của mọi hiện tượng, sự vật.
Bằng sự phân tích và quán chiếu theo hướng như thế, đức Phật đã chỉ ra rằng toàn bộthế giớihiện tượng này đều được hình thành từ một nguyên lý chung. Dưới đây là bài kệ của ngài A-thuyết-thị (Aśvajit), một trong 5
vị đệ tử đầu tiên của đức Phật, nhắc lại lời dạy của đức Phật cho ngài Xá-lợi-phất nghe:
Nhược pháp nhân duyên sinh,
Pháp diệc nhân duyên diệt.
Thị sinh diệtnhân duyên,
Phật Đại Sa-môn thuyết.
(Các pháp nhân duyên sinh,
Cũng theo nhân duyên diệt.
Nhân duyênsinh diệt này,
Do Đức Phật thuyết dạy.)
Vào lúc được nghe bài kệ này, ngài Xá-lợi-phất (Śāriputra) vẫn còn là một luận sưngoại đạo. Nhưng khi vừa được nghe qua bài kệ, ngài đã nhận ra ngay người thuyết dạy bài kệ này chính là bậc đạo sưchân chính mà mình đang tìm kiếm. Vì thế, ngài quyết định đưa tất cả đệ tử của mình đến quy y Phật. Sau đó, ngài trở thành một trong số Thập đại đệ tử của đức Phật, được ngợi khen là người có trí tuệ đệ nhất.
Bài kệ trên nêu tóm tắt nguyên lý nhân duyên, cũng được gọi là nhân duyên sinh hay duyên sinh, là một phần giáo lý căn bản của đạo Phật, được đề cập rất nhiều lần trong hầu hết các kinh điển. Giáo lý này giải thích sự hình thành và tồn tại của toàn bộthế giớihiện tượng chỉ như là sự kết hợp của các nhân và duyên khác nhau.
Nhân ở đây chỉ đến những yếu tốtham gia vào sự hình thành sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn như những yếu tố bột, đường, nước, hương liệu... là các
nhân trực tiếp làm nên cái bánh.
Duyên chỉ đến các điều kiệntác độngcần thiết để hình thành sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn như khả năng của người làm bánh, sự ủng hộ hay cản
trở của những người chung quanh...
Trong trường hợp ví dụ nhỏ này, nếu thiếu các nhân cần thiết như bột, đường... thì không thể hình thành cái bánh. Nhưng nếu có đủ các yếu tố rồi mà không đủ các điều kiệntác động làm duyên thì cũng không hình thành cái bánh. Chẳng hạn như người làm bánh không biết cách làm, tuy bắt tay làm nhưng có thể làm hỏng, hoặc có những người khác không tán thành, ngăn cảnviệc làm bánh, thì người làm bánh có thể thay đổi ý định... Và như vậy cũng không có cái bánh.
Đây chỉ là một ví dụ đơn giản nhằm tiếp cận vấn đề từ góc độ dễ hiểu nhất. Khi phân tích sâu hơn, mỗi một yếu tốtham gia hình thành sự vật, hiện tượng có thể vừa là nhân, vừa là duyên; cũng có thể là nhân trong giai đoạn này và là duyên trong giai đoạn khác của sự vật, hoặc cũng có thể là nhân cho một sự vật này nhưng là duyên cho một sự vật khác...
Khi mở rộng nguyên lý nhân duyên từ ví dụ đơn giản vừa nêu ra toàn bộthế giớihiện tượng, chúng ta vẫn thấy được sự phù hợp và đúng đắn. Các hiện tượngphức tạp sẽ được hình thành từ những nhân và duyên phức tạp và tất nhiên cần phảitrải quatiến trình thời gian, nhưng về nguyên lý chung thì vẫn không thay đổi. Hơn thế nữa, hệ quả của nguyên lý này là: Khi nhân duyên thay đổi thì sự vật, hiện tượngchắc chắn cũng sẽ thay đổi. Vì thế, thay vì bực tức với những sự việc không như ý, ta nên biết rằng điều tốt hơn là phải thay đổi ngay từ những nhân duyên tạo thành chúng.
Bằng cách quán sátthế giớihiện tượng qua nguyên lý nhân duyên sinh, đạo Phật giúp chúng tabuông bỏ được những sự thắc mắc, truy tìm không cần thiết. Thế giớihiện tượng là vô cùng mà khả năng tri giác của chúng
ta là giới hạn, thế nên mong muốn mở rộng sự hiểu biết của ta bao trùm hết thế giới hiện tượng chỉ là điều không tưởng. Thay vì vậy, chúng ta nên quán xét để thấy rõ được nguyên lý chung đang hiện hành trong tất cả
các sự vật, hiện tượng. Và cái nguyên lý chung đó chính là nguyên lý nhân duyên sinh.
Vào thời đức Phật còn tại thế, ngài cũng nhiều lần từ chối trả lời những
câu hỏi về thế giớihiện tượng, vì cho rằng điều đó hoàn toàn không có ích lợi gì cho sự tu tậpcải thiệnđời sống. Những thắc mắc đại loại như: vũ trụ là hữu hạn hay vô hạn, vũ trụ đã có từ lúc nào... rõ ràng là
không liên quan gì đến việc giúp ta có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Giải pháp mà đức Phậtđề ra có vẻ như hoàn toàn đi ngược lại với khuynh hướng tìm hiểu của đại đa sốchúng ta. Như đã nói, ngay từ thuở ấu thơ, chúng ta đã háo hứctìm hiểu về thế giới quanh ta, luôn mong muốn mở rộng sự hiểu biết đến bất kỳ sự việc nào mà ta có cơ hội tiếp xúc. Khuynh hướng khát khao hiểu biết này theo đuổichúng tacho đến lúc trưởng thành, và ta liên tụcchạy theo nó cho đến khi chạm phải bức tường giới hạn. Nhưng ngay cả khi đã nhận ra sự bất lực của mình trước cái vô hạn của thế giớihiện tượng, nhiều người trong chúng ta vẫn không
từ bỏ được khuynh hướng khát khao tìm hiểu. Ta bị cuốn hút bởi sự tò mò, thắc mắc như một quán tính đã ăn sâu trong tâm thức và không dễ gì từ bỏ. Điều đó khiến ta đôi khi hoang phí rất nhiều thời gian và công sức chỉ để chạy theo những điều hoàn toànvô ích.
Vì thế, nỗ lựctrước tiên của chúng ta khi mới bước vào đạo Phật chính là sự buông bỏ. Đạo Phật dạy ta phải biết buông bỏ những tri kiến, khái niệm không cần thiết cho mục đíchhoàn thiệnđời sống. Những gì sẵn có còn phải buông bỏ đi, huống gì lại chạy theotìm kiếm những gì chưa có? Vì vậy, một khi nhận hiểu và chấp nhậngiải pháp tiếp cận của đạo Phật với thế giới chung quanh, ta sẽ ngay lập tứcbuông bỏ được cái gánh nặng
khát khao tri thức đã đeo đuổi ta ngay từ khi mới bước vào đời.
Tuy nhiên, việc buông bỏ khuynh hướng truy tìm các khái niệm mới về sự vật, hiện tượnghoàn toàn không có nghĩa là ta không tiếp xúc với thế giớihiện tượng này hay phản bác sựhọc hỏi, mở rộngtri thức. Vấn đề ở đây là trước hết cần phảinhận thức được bản chất thật sự của mọi sự vật, hiện tượng, và việc học hỏimở rộngtri thức phải được xem như một phương tiện để phục vụđời sống chứ không phải là mục đíchtheo đuổi.
Thật ra, bản chất thực sự của mọi sự vật, hiện tượng vốn đã hàm chứa trong nguyên lý hình thành chúng. Vì tất cả đều do các nhân duyênkết hợp mà thành nên tự thân chúng không hề có một bản thểđộc lập, tự tồn tại. Như được mô tả trong bài kệ trên, chẳng những chúng được hình thành
do nhân duyên, mà chúng cũng tan rã, hoại diệttùy thuộc vào nhân duyên. Thế nhưng, tất cả các nhân duyên đều có một tính chất chung là liên tụcchuyển biến, không bền vững. Do đó, mọi sự vật, hiện tượng cũng
chịu ảnh hưởng của các nhân duyên đã tạo thành chúng, phải liên tụcchuyển biến và không có gì bền vững. Quan sát bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào quanh ta, ta cũng dễ dàng nhận ra được tính chất thay đổi liên
tục và không bền vững của chúng.
Trong kinh Kim Cang, đức Phật dạy rất rõ ràng về ý nghĩa này:
Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, ảo, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điển,
Ưng tác như thị quán.
(Hết thảy pháp hữu vi,
Như mộng ảo, bọt nước...
Như sương sa, điện chớp,
Nên quán sát như vậy.)
Pháp hữu vi ở đây chỉ đến toàn bộthế giớihiện tượng được nhận biết qua
các giác quan của chúng ta. Và vì chúng được nhận biết qua các giác quan, nên ta luôn có cảm giác như chúng là có thật, là bền chắc và có khả năng tự tồn độc lập. Tuy nhiên, nhận thức như thế là hoàn toàn không
đúng thật, và vì thế nó luôn dẫn đến những tư tưởng, lời nói và cách hành xử sai lầm, mang lại khổ đau. Điều này sẽ được phân tích kỹ hơn trong một phần sau.
“Nên quán sát như vậy”, bởi đây không phải một kiểu luận thuyết được đưa
ra nhằm tranh biện hơn thua hay để chứng minh điều này điều nọ... Đây là một phương phápquán chiếuthiết thực và hữu hiệu nhằm giúp ta cởi bỏ
hoặc ít ra cũng làm vơi nhẹ đi gánh nặngphiền nãođè nặng trên cuộc sống của ta từ lâu. Và phương pháp đó là một thực tếnhận biết được ngay
từ trong cuộc sống, nên chúng tahoàn toàn có thể chiêm nghiệm và tự mình khẳng định tínhchính xác của nó.
Bằng cách nhận thứcthế giớihiện tượng đúng thật như bản chất của chúng
là vô thường và liên tục thay đổi, ta sẽ gạt bỏ được vô số những cảm xúc buồn đau thất vọng ngay trong cuộc sống thường ngày, từ những mối bận tâm vụn vặt nhất cho đến những vấn đềtrọng đại nhất của đời người, như chuyện sống chết của bản thân ta và người thân quanh ta chẳng hạn.
Lấy ví dụ, khi một món đồ quý giá mà ta yêu thích bị trầy xước, hư hỏng,
ta thường khó kiềm được sự bực tức, phiền muộn. Nhưng nếu ta nhìn thấu được bản chất của nó là luôn biến đổi và không thể tồn tạimãi mãi, ta sẽ chấp nhận điều đó một cách dễ dàng hơn và nhận ra ngay sự bực tức, phiền muộn của mình là vô lý. Sự hư hỏng của một món đồ vật là điều tất nhiên, chỉ là vấn đềthời gian khác nhau mà thôi. Dù ta có cố gắnggiữ gìncẩn thận đến đâu đi chăng nữa thì rồi cũng phải đến lúc nó hư hỏng. Đó là sự thật. Ta không thể buồn phiền, bực tức vì một sự việc diễn ra theo tự nhiên, đúng như bản chất của nó, bởi vì nếu biết “quán sát như vậy” thì ta đã hoàn toàn có thể hình dung được sự việc ngay từ khi nó chưa xảy ra.
Khi một người thân của ta qua đời, ta không thể tránh được sự đau buồn thương tiếc. Nhưng nỗi đau đó chắc chắn sẽ có thể vượt qua dễ dàng hơn nếu ta thấu hiểu và chấp nhậnbản chất thật sự của vấn đề. Mọi người ai cũng phải chết, kể cả bản thân ta. Thay vì quá đau thương về cái chết của một người thân - vì điều đó là không thể tránh được, ta hãy xem đó là lời nhắc nhở ta hãy cố gắng sống tốt hơn với những người thân còn lại.
Tất nhiên, không phải mọi hiểu biết về thế giớivật chất đều là vô ích và phải tức thờibuông bỏ hết. Vấn đề ở đây là hãy buông bỏ khuynh hướng
truy tìm kiến thức một cách không cần thiết, nhất là khi lãnh vựckiến thức đó không liên quan gì đến sự cải thiện cuộc sống của ta. Trong kinh
điển, đức Phật có đưa ra ví dụ về một người trúng tên độc nhưng không chịu để cho người khác nhổ tên ra ngay, bởi trước tiên ông ta muốn biết ai là người bắn tên, mũi tên làm bằng loại gỗ gì, cây cung làm bằng gỗ gì v.v... Tất nhiên, người đàn ông tội nghiệp đó đã chết trước khi biết được tất cả những gì muốn biết!
Nếu nhìn thẳng vào bản chấtđời sống, mỗi chúng ta đều là người đang trúng tên độc. Chúng ta sinh ra trong cuộc đời đầy dẫy khổ đau với những
điều bất như ý. Hạnh phúc và niềm vui đến với ta một cách bất chợt và không dài lâu, trong khi những khó khăn về vật chất cũng như tinh thần thường xuyên vây phủ quanh ta. Chúng ta đối mặt với các dạng khác nhau của khổ đau hầu như ngay từ khi ta bắt đầu hiện hữu trong cuộc đời này. Cho dù có là những người may mắn nhất, ta cũng không thoát khỏi những nỗi khổ như bệnh tật hay chia lìa với người yêu thương... và biết bao nỗi khổ đau khác nữa trước khi trở nên già yếu rồi nhắm mắt xuôi tay theo một quy luật chung không ai tránh khỏi...
Nếu có ai đó là người hoàn toànmãn nguyện trong cuộc sống, thì chí ít người ấy cũng không thể hài lòng với sự bệnh tật, già yếu và cái chết, trừ phi đó là người đã nhận hiểu và hành trìPhật pháp, bởi Phật pháp chính là phương thuốc “giải độc” mà tất cả chúng ta đang cần đến.
Vì thế, chúng ta nên dành thời gian quý giá của cuộc sống cho mục đíchtrước tiên là “giải độc”. Mọi nỗ lực của ta nên hướng đến việc làm giảm nhẹ khổ đau và cải thiệnđời sống, sao cho ta ngày càng có được nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn. Trong ý nghĩa đó thì sự truy tìm những kiến thức không thiết thực sẽ là một thái độ kém khôn ngoan và hoang phíthời
gian.
Trong cuộc sống, điều tất nhiên là ta vẫn luôn cần đến những phần kiến thứcnhất định để có thể mang lại lợi íchchính đáng cho bản thân, gia đình cũng như tất cả mọi người quanh ta. Chỉ riêng những kiến thức như thế cũng đã quá đủ để ta phải thường xuyên trau giồi, học hỏi. Nếu ta không tự nhận biết mình, vẫn duy trì khuynh hướng chạy theo những kiến thức không cần thiết thì điều tất yếu là ta sẽ không có đủ thời gian để có được tất cả những gì ta muốn, chẳng khác gì người đàn ông dại dột trong ví dụ vừa nêu trên.
Khi tiếp cận với thế giới quanh ta bằng sự hiểu biết về nhân duyên và nhận biết được bản chấtvô thường của mọi sự vật, hiện tượng, chúng ta sẽ như người nắm được trong tay chiếc chìa khóa và ngọn đèn soi để bước vào căn nhà kho hỗn tạp. Cho dù quanh ta ngổn ngang nhiều vật dụng khác nhau, ta vẫn luôn có thể nhìn rõ được giá trị và bản chất của từng món đồ. Vì thế, ta sẽ dễ dàng chọn đúng được những thứ ta cần mà không thấy hoang mang, lạc lối. Nhờ đó, thay vì chịu sự chi phốihoàn toàn của thế giớivật chất, ta sẽ được tự do nhiều hơn trong việc quyết địnhcuộc đời
mình, giảm thiểu đến mức tối đa mọi sự phụ thuộc vào ngoại cảnh.
“Nói Thiền tôngViệt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêm và tọa thiền tại Chánh điện.
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đíchtu hoặcxuất gia là cầu giải thoátsinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
Sống Trong Từng Sát Na là phương phápthực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tậpdựa trêntinh thần Kinh Bốn Lãnh VựcQuán Niệm.
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhụcthành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giảthành tựutừ tâmgiải thoát và bi tâmgiải thoát.
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tửthân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhận là giáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích NữTrí Hải dịch
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duysáng tạo mà là đọc những chứng tíchlịch sửthời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giảxuyên qua những chặng đường thời gian...
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.