THỰC HƯ VỀ CÂU CHUYỆN NIÊM HOA VI TIẾU CỦA THIỀN TÔNG
GS001
Tôi đọc trong các kinh lớn của Đại Thừa lẫn Nguyên Thủy tôi không hề tìm ra được ở đâu có ghi câu chuyện NIÊM HOA VI TIẾU. Câu chuyện này mang nặng tinh thần "phong kiến" và "dấu nghề" của Trung Hoa.
ĐẠO TRÍ TUỆ của Phật không thể có cái tinh thần truyền thừa như thế. Đã là ĐẠO TRÍ TUỆ thì phải như KHOA HỌC, khi lý thuyết đã trình bày ra đầy đủ, thì bất cứ ai, ở bất cứ phương trời góc bể nào, đều có thể theo đó mà trở thành bác học một cách bình đẳng như nhau.
Đó chính là
lý do Đức Phật đã nhấn mạnh: "Các con tự thắp đuốc lên mà đi với chánh
pháp, không nương tựa vào một ai khác". Trong đoạn kinh sau đây Đức Phật
còn khẳng định rằng: Này Ananda, Như Lai không
nghĩ rằng: "Ta là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo; hay "chúng Tỷ-kheo chịu
sự giáo huấn của Ta". Như vậy thì làm sao có chuyện ngài trao
lại y bát cho ai làm giáo chủ.
25. Này Ananda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ở
Ta! Này Ananda, Ta đã giảng Chánh pháp, không có phân biệt trong ngoài (mật
giáo và không phải mật giáo), vì này Ananda, đối với các Pháp, Như Lai không
bao giờ là vị Ðạo sư còn nắm tay (còn giữ lại một ít mật giáo chưa giảng dạy).
Này Ananda, những ai nghĩ rằng: "Như Lai là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo"; hay "chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Như Lai" thời này Ananda, người ấy sẽ có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo.
Này Ananda, Như Lai không nghĩ rằng: "Ta là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo; hay "chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta" thời này Ananda, làm sao Như Lai lại có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo?
Này Ananda, Ta nay đã già, đã thành bậc trưởng thượng, đã đến tuổi lâm chung, đã đến tám mươi tuổi. Này Ananda, như cỗ xe đã già mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờ dây thắng chằng chịt, cũng vậy thân Như Lai được duy trì sự sống giống như chính nhờ chống đỡ dây chằng.
Này
Ananda, chỉ trong khi Như Lai không tác ý đến tất cả tướng, với sự diệt trừ một
số cảm thọ, chứng và an trú vô tướng tâm định, chính khi ấy thân Như Lai được
thoải mái.
26. Vậy nên, này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình
nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn,
dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.
Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự
mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm
ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?
Này Ananda, ở đời, vị Tỷ-kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. (Phật nhắc lại pháp TỨ NIỆM XỨ)
Này Ananda, như vậy vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.
Này
Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự
mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm
ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì
khác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của
Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.
(Kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN, tụng phẩm II, thuộc Trường Bộ Kinh)
Cho nên đối với tôi, câu chuyện NIÊM HOA VI TIẾU của người TÀU là một câu
chuyện lừa bịp để cho phật tử Á châu đều qui ngưỡng về TÀU. Câu chuyện muốn
chứng tỏ rằng "Giáo Pháp nhãn tạng” của Phật đã được rinh hết về TÀU. Đó
cũng do cái tinh thần bá quyền muốn dùng tôn giáo như một "sức mạnh
mềm" để chinh phục thiên hạ. Các đế quốc Tây phương cũng đã xử dụng Kitô
giáo để đi xâm lăng các thuộc địa cũng cùng một chiến thuật như vậy.
Nói tóm lại, đạo Phật là ĐẠO TRÍ TUỆ mở rộng ra cho tất cả chúng sanh (mà Đức
Phật gọi là bàn tay ngữa) chứ không phải là một môn phái võ lâm mà có sự truyền
thừa. Biết đâu để chấm dứt tệ nạn này mà LỤC TỔ đã ra đời để chấm dứt sự truyền
y bát của Thiền Tông? Để ý rằng LỤC TỔ không chứng đạo từ NGỦ TỔ mà ngài đã
chứng đạo trước rồi (qua kinh Kim Cang), trước khi đến với NGỦ TỔ để nhận y
bát, rồi sau đó chấm dứt sự trao truyền.
Ngoài ra qua đoạn kinh trên ta thấy Đức Phật còn giảng rõ ra thế nào là làm
ngọn đèn cho chính mình? Thế nào là nương tựa chính mình?
-- Đó chính là sự thực hành TỨ NIỆM XỨ để tìm hiểu chính mình bằng các pháp
khảo sát: Quán THÂN, quán THỌ, quán TÂM, quán PHÁP.
Trong kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN của Phật giáo ĐẠI THỪA ta cũng thấy Đức Phật trả
lời ngài A NAN về sự nương tựa pháp TỨ NIỆM XỨ mà tu hành sau khi Phật diệt độ
như thế. Đó là pháp THIỀN độc nhất mà Phật đã dạy đi dạy lại. Chứ Phật chưa hề dạy pháp VÔ NIỆM như Thiền
tông Trung hoa hồi nào cả.
TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ
NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi, mới
có thể nhổ sạch gốc cội vô minh chấp ngã, gây nên khổ đau cho mình.
Không thể nào có một bậc giác ngộ mà không hiểu rõ về chính mình.
Tiến trình tu hành của Đức Phật chẳng qua cũng là một công trình miệt mài liên tục về sự tìm hiểu chính mình. Ngày ngài thành đạo ngài đã tâm sự như sau:
153.
Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng gặp,
Người xây dựng nhà này,
Khổ thay, phải tái sanh.
154.
Ôi! Người làm nhà kia
Nay ta đã thấy ngươi!
Người không làm nhà nữa.
Ðòn tay ngươi bị gẫy,
Kèo cột ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong.
(Kinh Pháp Cú)
Cho nên, phải hiểu rõ chính mình trước khi nói đến
giác ngộ. Mà muốn hiểu rõ chính mình thì phải quan sát, phải khảo sát chính
mình bằng các pháp quán của TỨ NIỆM XỨ. Đó cũng chính là pháp "chiếu
kiến ngũ uẩn" của BÁT NHÃ.
Do đó khởi đầu kinh TỨ NIỆM XỨ Phật đã nhấn mạnh:
-- Này các Tỷ-kheo, đây là
con đường độc nhất
đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành
tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.
Như vậy con đường tu hành mà Phật đã chỉ ra thật rất rõ ràng và minh bạch.
Không ai có thể trách Phật còn mơ hồ. Khi Đức Phật đã xác định là "con đường độc nhất" thì có nghĩa rằng đừng đi lang bang bằng các
con đường khác. Người ta có thể ra đi
từ vạn nẻo đường khác nhau (tùy căn cơ),
nhưng đoạn đường cuối để đi đến đích thì ai cũng phải đi qua TỨ NIỆM XỨ để
thành tựu CHÁNH TRÍ, để chứng ngộ BÁT NHÃ, để đạt đến NIẾT BÀN.
Tôi có bằng cớ nhiều vị Thiền sư Trung Hoa chưa chứng được BÁT NHÃ. Thật vậy,
chính vì chưa chứng được BÁT NHÃ cho nên các ngài đã hiểu lầm ý nghĩa BÁT NHÃ
mà kết án tâm PHÂN BIỆT, rồi đưa ra pháp thiền
VÔ NIỆM, khác với CHÁNH
NIỆM của PHẬT. Thử hỏi rằng một bậc
tu hành, khi đạt được sự giác ngộ, có biết mình đã giác ngộ không? Nếu biết, thì không thể VÔ NIỆM. Nếu không biết, thì vẫn còn VÔ MINH.
Cho nên, phải biết rằng khả năng PHÂN BIỆT là một khả năng của TRÍ GIÁC. Nếu không có khả năng phân biệt thì làm sao có thể biết mình đã GIÁC NGỘ, đã ra khỏi VÔ MINH? Nhân loại nếu không có khả năng phân biệt ĐÚNG và SAI thì làm sao có sự tiến hóa cao hơn? Không lẽ Đạo Phật lại phản tiến hóa, phản khoa học sao? Chỉ có những kẻ bị hôn mê, trí óc đờ đẫn mới không còn khả năng phân biệt mà thôi.
Thân ái,
GS001.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
NIÊM
HOA VI TIẾU (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
NIÊM
HOA VI TIẾU (Cao Đài Tự Điển)
NÓI
VỀ CHUYỆN NIÊM HOA VI TIẾU Pháp Như - Lý Lược Tam
TRÊN
ĐỈNH NÚI LINH THỨU NHỚ DESCARTES Nguyễn Tường Bách
XUẤT
XỨ VÀ Ý NGHĨA VIỆC ĐỨC PHẬT THÍCH CA NIÊM HOA VI TIẾU
(Văn Hóa Phật Giáo)
"Niêm Hoa Vi Tiếu" thuộc "Pháp trực tiếp", ngoài ngôn giáo (giáo môn pháp gián tiếp) đức Phật biệt truyền cho những vị mà Ngài thấy có thể ngay đó trực ngộ bản tâm làm người thừa đương để nối mạng mạch truyền thừa không để mất Thiền Tông, là để "truyền thừa" chứ đâu phải chỉ truyền cho riêng ai như ông đã lầm nghĩ, chắc ông quen cái ai của ông chỉ có "TỨ NIỆM XỨ" mà nghĩ vậy. Ông bên giáo môn hành theo Tứ Niệm Xứ thì hành, bên Thiền Tông chẳng dành ông làm tổ đâu mà ông phải sợ.
Nhờ truyền thừa mà Phật Pháp mới tồn tại đến ngày nay và sẽ tiếp tục lưu truyền ở thế gian, đâu thể nói không có truyền thừa.
Bát Nhã mà được hiểu như thế thì chỉ là Bát Nhã tương tợ. Bởi chẳng phải nơi thức phân biệt hữu niệm, vô niệm mà nói Bát Nhã; cũng chẳng phải nơi mê, ngộ đối đãi mà nói Bát Nhã, bởi còn mê có ngộ, chẳng biết hết mê hết ngộ.