"Giấm chua" để chỉ đàn bà ghen. Hoàng đế nước Kim rất yêu quý hai nàng cung phi là Lệ Cẩm tây cung và Ngọc Sương ái phi. Hoàng hậu lấy làm
ghen tức nhưng vì thấy nhà vua quá sủng ái hai nàng, nên đành phải câm lặng. Khi nhà vua lâm trọng bịnh, trước giờ lâm chung, trối lại với hoàng hậu cùng quần thần là khi nhà vua chết, phải chôn sống hai nàng ái
phi theo vua. Vài hôm sau, nhà vua chết. Hoàng hậu tuân theodi ngôn
của nhà vua, nhưng bà lại nghĩ rằng: nếu chôn hai vị phi tần tuyệt sắc nguyên vẹn này thì khi xuống âm cung, nhà vua lại cũng âu yếm say sưa hai nàng như trước. Cái cảnh giao hoan này như diễn ra trước mắt hoàng hậu càng làm cho máu ghen thêm sôi sục hơn nữa. Bà quát tháo ầm ĩ, truyền cung phi thị vệ khoét đôi mắt, xẻo mủi, cắt đôi má mơn mởn của hai nàng Lệ Cẩm và Ngọc Sương. Làm như thế cốt để xuống âm cung, nhà vua
sẽ ghê tởm mà không dám nhìn đến nữa. Nhưng, hoàng hậu ngắm nghía thấy hai nàng còn đẹp. Mất mắt, mất mũi, mất má đào nhưng nước da hai nàng vẫn trắng nõn nà, thân hình cân đối, diễm lệ làm bà vẫn còn ghen. Bà mới nghĩ ra một cách làm hủy hoại tiêu mòn nhan sắc của hai nàng mới hả lòng. Bà đem ngâm hai nàng vào chum giấm chua rồi mới cho chôn theo nhà vua. Bấy giờ, hoàng hậu mới yên tâm. Trong "Lư phu nhân truyện" có chép: Đời
nhà Đường (618-907), Phòng Huyền Linh làm đến chức Tể Tướng, có vợ là Lư Thị. Ông một niềm yêu mến vợ vô cùng, không lấy một tì thiếp nào cả. Người ngoài cho thế là tại ông sợ vợ ghen. Vua Đường Thái Tông muốn thử Lư phu nhân, một hôm cho hoàng hậu gọi nàng vào và bảo: - Theo phép thường, các quan to vẫn có tì thiếp. Quan nhà ta tuổi đã cao, vua muốn ban cho một người mỹ nhân. Lư Thị nhất quyết không bằng lòng. Vua nổi giận, gắt: - Nhà ngươi không ghen thì sống, ghen thì chết. Đoạn sai người đưa cho một chén giấm, giả làm chén thuốc độc, phán rằng: - Nếu vậy thì phải uống chén thuốc độc này. Lư Thị không ngần ngại chút nào, cầm chén uống ngay. Vua thấy thế, nói: - Ta cũng phải sợ, huống chi là Huyền Linh. Trong
tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn nói về Kiều khi
ở với Thúc Sinh, nàng biết chàng đã có vợ nên lấy làm lo cho thân phận mình mà tha thiết nói với Sinh: Như chàng có vững tay co, Mười phần cũng đắp điếm cho một vài. Thế trong dầu lớn hơn ngoài, Trước hàm sư tử gửi người đằng la. Cúi đầu luồn xuống mái nhà, Giấm chua lại tội bằng ba lửa hồng. "Giấm chua" chỉ sự ghen tuông của người vợ cả.
Một mùa an cư, sau khi mãn hạ, đức Thế tôndu hànhmột mìnhthăm viếng các trú xứ của những tỳ kheo, để biết lối sống của họ, việc tu hànhtiến thoái của họ. Chính nhân những cuộc du hành này mà có lần Ngài đã tâm sự với thị giả Nàgita:
Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống… thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay...
Ngày ấy có một ông thượng thư đầu triều nổi tiếng là người nghiêm khắc và hách dịch. Ông có tính nóng như lửa. Đã thế ông lại có quyền "tiền trảm hậu tấu"...
Một hôm em bé ngồi trong bóng cây trú nắng, gió cũng thổi mát quá, em ngủ quên, đến lúc thức dậy, thì đàn trâu đã đi mất. Em tìm khắp cánh đồng mà chẳng thấy.
Ngày xưa, ở xã Đại An gần cù lao Huân tỉnh Khánh Hòa có một đôi vợ chồng già không có con cái. Ông bà ở trong một căn nhà lá dựng bên vách núi, làm nghề trồng dưa.
Ngày xưa, có một hoàng tử muốn cưới một nàng công chúa, nhưng công chúa phải cho ra công chúa, phải hoàn thiệntoàn mỹ. Hoàng tử bèn chu du khắp thiên hạ để kén vợ.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.