NHỮNG THỰC HÀNH TỐI YẾU
Nguyên tác: “Life Practices” by Lama Zopa Rinpoche
Lạt ma Zopa Rinpoche - Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên
MỤC LỤC Sống theo Giới nguyện
Năng lực của Tâm Toàn trí
Câu chuyện về Ông Lão và Con Ruồi
Năng lực của những Đối tượng Linh thánh
Cơ hội Hy hữu và Quý báu
Làm Lợi lạc Thế giới
Tư tưởng Ái-ngã Sai lầm
Thiện tâm của Những Người Đưa Bạn vào Tù
Phát triển lòng Bi mẫn bằng cách Quán chiếu về Nỗi Khổ Trong Tương lai của Những người ấy
Việc Chấp nhận và Cách Bạn Nhìn Hoàn cảnh
Tonglen
Điều Cần thiết là phải Thành tựu Nhẫn nhục Ba la mật
Tư tưởng Ái-Ngã Tai hại
Đập vỡ Tập quán của sự Tham luyến
Sự Tham luyến và Tánh Không
Bạn bị tham luyến tính dục vào điều gì?
Những Trường hợp Đặc biệt
Cái Thấy theo Nghiệp của bạn
Sự Phát triển của các Hình tướng
Kết luận
Những Thực hành Sinh tử
Một đệ tử đang ở trong tù viết thư cho Rinpoche khẩn cầu ngài ban những thực hành cho quãng đời còn lại của anh. Rinpoche đã trả lời như sau. Bài do Michelle Bernard biên tập. Bạn Norman thân mến, Trong thư bạn nói rằng bạn đã
quy y và thọ những giới nguyện
cư sĩ.
Thật không thể tin được là bạn có thể làm được điều này, bạn đã
đảm nhận thực hành này và có thể sống trong đó. Vì sao điều đó không thể tin được? Đó là bởi bạn chỉ có thân người
quý báu này
một lần duy nhất. Được làm người là một điều cực kỳ
hy hữu.
Chúng sinh ở trong các
cõi địa ngục và
chúng sinh hiện đang
tái sinh trong
cõi địa ngục từ
trạng thái trung ấm thì nhiều như những
hạt bụi hay những
vi trần của trái đất này. Số lượng
chúng sinh là những
ngạ quỷ và
chúng sinh đang
tái sinh trong
cõi ngạ quỷ từ
trạng thái trung ấm thì giống như số
hạt cát trong
đại dương. Số lượng
súc sinh và
chúng sinh đang
tái sinh trong
cõi súc sinh từ
trạng thái trung ấm thì như số lá cỏ mọc trong những rặng núi và trên mặt đất. Số
chúng sinh được
tái sinh làm người
bình thường từ
trạng thái trung ấm thì ít ỏi, chưa nói tới việc
tái sinh làm người toàn hảo do hội đủ tám sự
tự do và mười điều
thuận lợi. Bởi ta đã phải
thực hành những
nguyên nhân để có được thân người này cho nên
đạt được thân người thì thật là
hy hữu và khó khăn. Hầu hết
chúng sinh không sống theo
đạo đức thuần tịnh, chưa nói tới việc
thệ nguyện giữ gìn những giới nguyện
đạo đức.
Sống theo Giới nguyện Khi nhìn quanh bạn, bạn có thể thấy rằng có rất ít người sống theo
năm giới nguyện
cư sĩ. Nếu bạn
xem xét những người sống theo giới nguyện và những người không sống như thế thì những người dấn mình vào những
ác hạnh thật không thể tính đếm nếu so với số người giữ
năm giới nguyện
cư sĩ và tạo
thiện nghiệp. Ngay cả những người chỉ giữ một giới cũng ít ỏi. Vì thế, bạn có thể
nhận ra điều này bằng cách
quan sát thế giới. Đó là
lý do tại sao được làm một
con người bình thường cũng đã cực kỳ
hy hữu, chưa nói tới việc có được một
tái sinh làm người
quý báu.
Rất khó có được một
tái sinh tốt lành và bởi hầu hết
mọi người không
hiểu rõ nghiệp, không tin rằng nhờ sống
rộng lượng (
bố thí) trong
hiện tại, trong những
đời sau bạn sẽ
giàu có, nhờ
thực hành đạo đức trong đời này,
trong đời sau bạn sẽ nhận được một
tái sinh làm người
tốt lành. Không có sự
hiểu biết hay
niềm tin về những
vấn đề này. Bạn chỉ có thể thấu hiểu những điều này nhờ
nghiên cứu giáo lý và những lời trích dẫn của
Đức Phật đã được những tâm
toàn trí của
vô số hiện thể
giác ngộ giảng dạy. Không có vị Phật nào khác
tìm ra lỗi lầm hay
nhận thấy bất kỳ điều gì trái nghịch với những điều
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng dạy về nghiệp – những hành động đem lại những kết quả nào đó. Chẳng hạn như, kết quả của sự
keo kiệt là
nghèo khổ không chỉ được
kinh nghiệm trong đời sau. Nếu nghiệp mạnh mẽ, bạn có thể
kinh nghiệm những kết quả như thế
trong đời này.
Có ba loại nghiệp. Một là tong cho nang tu kyi ley, có nghĩa là bạn tạo ra một
nguyên nhân trong đời này và
kinh nghiệm kết quả cũng
trong đời này. Nghiệp thứ hai là kye ney nang tu kyi ley, bạn tạo ra
nguyên nhân trong đời này và
kinh nghiệm kết quả
trong đời sau của bạn. Loại thứ ba là leng tang zhen la nang tu kyi ley, bạn tạo
nguyên nhân trong đời này và nhiều
đời sau mới
kinh nghiệm kết quả; có thể hàng triệu, hàng tỉ, trăm tỉ, ngàn tỉ
cuộc đời trước khi bạn
kinh nghiệm kết quả. Những nghiệp này là kết quả
hết sức mạnh mẽ trong
hạnh phúc hay
đau khổ trong cùng
cuộc đời đó.
Đức Phật đã giảng trong Kinh Định Vương: “Bất kỳ ai
thực hành một giới nguyện trong một ngày và đêm (24 giờ) trong
thời đại suy hoại này sẽ tích tập
công đức to lớn gấp bội những người
cúng dường dù, cờ, phướn, ánh sáng,
vòng hoa, và v.v.. cho 10 triệu vị Phật trong một tỉ đời và trong những thời kiếp ngang bằng số
hạt cát (những
vi trần cực kỳ nhỏ) trong
Thái Bình Dương.”
Ý nghĩa của điều này là bạn không thể tưởng tượng nổi số lượng
công đức được tạo nên nhờ
giữ gìn một giới nguyện trong 24 giờ. Cho dù
chúng ta đang nói về việc chỉ một
hạt cát tầm thường cũng thật
bao la, nhưng ở đây ta đang bàn về bảy loại
vi trần rất nhỏ. Điều này
liên quan tới
công đức của việc
giữ gìn một giới nguyện trong một ngày, chứ không phải tất cả
năm giới cư sĩ, hay tám giới, hay 36 giới của một
nhà sư hay
ni cô.
Năng lực của Tâm Toàn trí Có
vô số vị Phật và không vị Phật nào
tìm ra được điều gì
Đức Phật giảng dạy là
sai lầm. Những
học giả và yogi (
hành giả) trong
quá khứ đã rà soát lại
giáo lý, đã
thực hành giáo lý, và đã
thành tựu một cách
chính xác những
chứng ngộ tương tự mà
Đức Phật đã
thực hiện. Không có tâm
toàn trí nào từng
nhận ra rằng
con đường do
Đức Phật giảng dạy là
sai lạc. Nếu điều này xảy ra, nó sẽ là một
vấn đề, nhưng điều đó không bao giờ xảy ra. Vì thế, đây là một bằng chứng
rõ ràng.
Nhiều
câu chuyện và
giáo lý về nghiệp do
Đức Phật giảng dạy nói rằng từ những hành động hay
nguyên nhân như thế, những kết quả như thế được tạo ra; từ một
nguyên nhân đức hạnh sẽ đem lại những kết quả
hạnh phúc, và từ một hành động
tiêu cực sẽ mang lại kết quả
đau khổ. Ví dụ như nếu bạn
thực hành nhẫn nhục trong đời này, trong những
đời sau bạn sẽ có một
thân thể đẹp đẽ khiến những người nhìn thấy
cảm thấy hoan hỉ và bị
lôi cuốn. Các
thánh nhân có một
thân tướng thu hút khiến các ngài dễ dàng làm
lợi lạc cho người khác, cho những người lắng nghe
giáo lý,
tuân theo lời khuyên dạy của các ngài,
thực hành những điều các ngài giảng dạy,
thể nhập con đường, và
thành tựu sự giải thoát và
giác ngộ. Các ngài
sử dụng thân tướng thu hút của các ngài, là kết quả của sự
nhẫn nhục, như một
phương pháp để dễ dàng làm
lợi lạc chúng sinh.
Nếu tâm
toàn trí của một vị Phật khác nhìn thấy điều trái nghịch với những gì
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng dạy, thì điều đó có nghĩa là điều
Đức Phật giảng dạy là
sai lạc. Nhưng như tôi đã giảng trước đây, có
vô số vị Phật khác và các Ngài nhìn thấy một cách
chính xác những điều
tương tự như
Đức Phật Thích Ca đã thấy. Có những
hiện tượng vi tế mà ngay cả những
A La Hán cũng không
nhận ra.
A La Hán là những bậc đã
hoàn tất năm
con đường của
Tiểu thừa (các
con đường tích tập, chuẩn bị, kiến, thiền, và
vô học), là những bậc
thoát khỏi những
đau khổ của
luân hồi sinh tử,
bao gồm những
nguyên nhân của
đau khổ - nghiệp và những
phiền não – và đã
hoàn toàn giải trừ ngay cả những
nguyên nhân của các
phiền não. Điều này có nghĩa là đối với các ngài những
phiền não không thể tái
xuất hiện hay các ngài không thể lại
kinh nghiệm đau khổ. Các ngài có những phẩm tính và
năng lực tâm linh không thể nghĩ bàn khiến các ngài
thực hiện được
mọi việc, như có thể làm những
hình tướng rất nhỏ
trở thành to lớn như những ngọn núi và biến những ngọn núi khổng lồ thành những
hình tướng nhỏ xíu.
Bồ Tát Thập địa đã
hoàn tất mọi
chứng ngộ của năm
con đường và mười địa (cấp bậc), có nghĩa là các ngài có những phẩm tính và
năng lực tâm linh phi thường. Trước khi
trở thành một vị Phật, một
Bồ Tát có thể
hiển lộ hàng tỉ, rất nhiều
thân tướng có thể làm việc cho
chúng sinh và
cúng dường, đi tới những
cõi Tịnh độ và nhận các
giáo lý,
hiển lộ là nước, sông suối, cầu đường, núi non, cây cối – bất kỳ điều gì mang lại
hạnh phúc cho
chúng sinh - những điều không thể tin nổi. Những gì các ngài có thể làm thì siêu vượt sự
hiểu biết của
chúng ta. Ví dụ như,
toàn thể thế giới được chứa đựng trong một lỗ chân lông trên thân của các ngài.
Thật không thể tưởng tượng nổi; đây là những điều
chúng ta không thể thấu hiểu, những điều
phi thường mà các
Bồ Tát có thể làm khi các ngài đạt tới những
con đường và địa (cấp bậc) đó. Các ngài
thâm nhập nhiều
thế giới và
cõi Tịnh độ và các
thế giới tỏa khắp những thân linh thánh của các ngài.
Những
năng lực phi thường này chỉ
hiện hữu nhờ
năng lực của một
tâm thức đã tịnh hóa những
ô nhiễm của nó và điều này đã được
Lạt ma Tsong Khapa giảng trong luận giảng về
Trung đạo. Ở phương Tây, những điều này
thật không thể hiểu nổi, nhưng chúng
xuất hiện cho thiền giả đã
đạt được những địa (cấp bậc) đó; tâm các ngài không có các
giới hạn. Khả năng của thân và tâm
chúng ta rất bị
giới hạn trong
việc làm lợi ích cho những người khác.
Chúng ta không thể
hiển lộ thêm dù chỉ một thân để làm
lợi lạc cho người khác.
Bồ Tát nhất địa có thể
hiển lộ 100 thân để làm
lợi lạc người khác, ban những
giáo lý khác nhau cho
chúng sinh v.v.. Ở địa
kế tiếp các ngài có thể
hiển lộ 1.000 thân – những điều các ngài có thể
hiển lộ thì gấp đôi đối với mỗi địa. Những điều mỗi
Bồ Tát ở mỗi địa có thể
thực hiện để làm
lợi lạc người khác thì không thể tưởng tượng nổi. Đối với bạn, cách thức tốt nhất để
chứng minh tất cả những điều này là
đi vào những
con đường, và khi bạn kinh qua mỗi một trong những
con đường đó bạn sẽ
kinh nghiệm tất cả những
năng lực và khả năng đó đúng như
Lạt ma Tsong Khapa đã giảng trong các
giáo lý.
Mặc dù các
A La Hán và
Bồ Tát thập địa có những phẩm tính
bao la như bầu trời, các ngài không thể
nhận thức những sự việc như các nghiệp
vi tế do bởi các ngài không
từ bỏ bốn
nguyên nhân của
vô minh. Chỉ có tâm
toàn trí của một vị Phật mới có thể nhìn thấy những sự việc như thế là những nghiệp
vi tế của
chúng sinh, những khoảng cách
thời gian và
không gian không thể tưởng tượng nổi, và v.v.. Ví dụ như các
Bồ Tát nhất địa có thể nhìn thấy 100 đời
quá khứ và 100 đời tương lai.
Bồ Tát đệ nhị địa có thể nhìn thấy 1.000 đời
quá khứ và tương lai, và v.v..
Bồ tát thập địa có thể
nhận thức hàng nhiều tỉ đời
quá khứ và tương lai, nhưng vẫn còn những điều rất
vi tế và những khoảng cách và độ dài
thời gian và
cuộc đời không thể tưởng tượng nổi mà chỉ có tâm
toàn trí của một vị Phật mới có thể nhìn thấy. Cho tới khi bạn
trở thành một vị Phật, khả năng của bạn có những
chướng ngại khiến bạn không thể làm việc một cách toàn mãn cho
chúng sinh,
đặc biệt là không
nhận thức được những nghiệp
vi tế.
Câu chuyện về Ông Lão và Con Ruồi Jindag Palgyey (
Tu Bạt Đà La) 80 tuổi trước khi ông bắt đầu
thực hành Pháp, nhưng ông
vẫn có thể
thể nhập con đường và
trở thành một
A La Hán trong
một đời. Ông đã
thành tựu trí tuệ chứng ngộ tánh Không và có thể
giải trừ mọi
ô nhiễm. Ông đã chán ngấy
đời sống gia đình bởi tất cả những đứa trẻ
chế nhạo ông mỗi ngày. Ông cho rằng ông sẽ rất
an bình nếu
trở thành một
tu sĩ sống trong
tu viện. Vì thế ông tới thăm
Tu viện trưởng của
tu viện để xin
thọ giới. Vị
tu viện trưởng là ngài
Mục Kiền Liên, một trong những
đệ tử tâm yếu và là bậc có
thần thông đệ nhất trong tất cả
đệ tử của
Đức Phật. Ngài
Mục Kiền Liên quán sát và bảo ông lão rằng ngài thấy ông lão không có nghiệp để
trở thành một
tu sĩ: “Ông đã già, ông không thể đọc, không thể
nghiên cứu trong
tu viện. Thậm chí ông không thể chấp tác trong
tu viện.” Ông lão
hết sức thất vọng. Ông gục đầu trên thanh chắn thấp ở cổng
tu viện và kêu khóc. Ông đi tới công viên khóc lóc và mặc dù
Đức Phật ở một
nơi khác tại
Ấn Độ, Ngài nhìn thấy ông lão và
cảm thấy lòng bi mẫn lớn lao đối với ông.
Đức Phật nhìn tất cả
chúng sinh bằng tâm
toàn trí của Ngài. Bất kỳ ở đâu có một
chúng sinh đầy đủ
duyên nghiệp để được dẫn dắt,
do bởi lòng bi mẫn Đức Phật tới ngay nơi đó không
trì hoãn dù chỉ một giây.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện trước ông lão và hỏi có điều gì
sai trái. Ông lão trình bày những khó khăn của ông ở nhà và việc ông đã xin
thọ giới nhưng không được
Tu viện trưởng
chấp thuận.
Đức Phật nói: “Ta đã
thành tựu những
công đức của
trí tuệ và
đức hạnh vì thế ta có thể thấy rằng ông có nghiệp để
trở thành một
tu sĩ.” Điều này có nghĩa là nhờ đã
hoàn tất hai loại
công đức và
toàn bộ con đường, và khi đã
giải trừ những
ô nhiễm thô và tế, tâm
Đức Phật đã trở nên
toàn trí. Ông lão nói với
Đức Phật rằng ngài
Mục Kiền Liên đã nói là ông không có nghiệp để
trở thành tu sĩ, nhưng
Đức Phật giải thích rằng thật lâu xa về trước ông lão này là một con ruồi ở gần một
bảo tháp (stupa). Có phân bò chung quanh tháp và là một con ruồi, ông lão đã bay theo mùi phân bò, vì thế đã
đi nhiễu quanh tháp.
Công đức nhỏ bé mà ông đã tạo ra đó đủ để làm ông
trở thành một
tu sĩ. Sau đó với tâm
toàn trí,
Đức Phật quán sát để
khám phá xem ai là người có thể dẫn dắt ông lão này.
Đức Phật thấy rằng
đệ tử tâm yếu khác của Ngài là Đức
Xá Lợi Phất, người có
trí tuệ kiệt xuất trong tất cả các
đệ tử và là
Tu viện trưởng của
tu viện khác, chính là người có thể dẫn dắt ông lão. Vì thế
Đức Phật giao ông lão cho ngài
Xá Lợi Phất.
Ông lão
trở thành một
tu sĩ tại
tu viện của ngài
Xá Lợi Phất nhưng các
tu sĩ trẻ trêu chọc ông mỗi ngày. Ông lại rơi vào tâm trạng
chán ngán, trốn khỏi
tu viện, và nhảy xuống một con sông. Khi ấy ngài
Xá Lợi Phất,
tu viện trưởng của ông, bằng các
năng lực tâm linh đã
tìm kiếm vị
tu sĩ già. Ngài đã
xuất hiện ngay tại nơi đó và túm lấy ông lão kéo lên. Vị
tu sĩ già
hết sức bàng hoàng và
bối rối bởi ông không được phép rời
tu viện. Ông
giải thích rằng ông
chán ngán bởi tất cả những
tu sĩ trẻ đã trêu chọc ông, vì thế ông đã trầm mình xuống sông. Ngài
Xá Lợi Phất nói với ông: “Ông đang hành động như thế này bởi ông không có sự
từ bỏ luân hồi sinh tử.”
Ngài
Xá Lợi Phất bảo ông
nắm chặt chiếc y của ngài và sau đó bay qua
đại dương và đáp xuống một ngọn núi đầy xương. Ngài
Xá Lợi Phất giải thích: “Đây là xương của tất cả những đời
quá khứ của ông.” Có những khúc xương của một con cá voi, con vật lớn nhất trong
đại dương. Giây phút ông lão nghe nói: “Đây là xương của tất cả những đời
quá khứ của ông,” mọi lông tóc trên thân ông dựng đứng lên và ông đã
từ bỏ sinh tử. Ông đã
nhận ra những
lỗi lầm của
sinh tử: không có gì là chắc thật, những niềm vui của
sinh tử thì
bất định, bạn không thể tìm được sự
toại nguyện, và những
lạc thú sinh tử chỉ có
bản chất là
đau khổ. Ông đã
đi vào con đường tích tập và
trở thành một bậc thánh (arya) ngay
trong đời đó.
Một khi bạn
trở thành một bậc thánh, bạn không bị
đọa lạc. Bạn
trở thành một
A La Hán và
cuối cùng đi vào con đường Đại thừa. Sau một
thời gian ở
Niết Bàn, chư Phật gởi ánh sáng và
thôi thúc bạn
đi vào con đường Đại thừa. Sau đó bạn
giải trừ ngay cả những
ô nhiễm vi tế mà trước đây đã không bị tiệt trừ và
thành tựu giác ngộ. Khi đó bạn có thể làm việc một cách toàn hảo cho
chúng sinh,
giải thoát họ khỏi mọi
đau khổ của
sinh tử và đưa họ tới
giác ngộ. Mọi công việc toàn hảo này cho
chúng sinh xuất phát từ một người đã
đạt được giác ngộ. Trong
trường hợp của ông lão, trước đó ông đã
đi vào Con đường Đại thừa; trước đó ông đã là một
A La Hán; trước đó ông đã
đi vào Con Đường Tiểu thừa; trước đó, ông là một
tu sĩ; và trước đó, trong
vô lượng kiếp không thể tưởng tượng nổi trước đó, ông là một con ruồi bay theo mùi phân bò khiến
trở thành một cuộc đi nhiễu, là việc thậm chí không được
thực hiện có chủ ý. Không hề có
ý tưởng rằng đó là một
bảo tháp linh thánh và ông sẽ tịnh hóa nghiệp nhờ đi quanh nó. Hành động nhỏ bé đó
trở thành một
thiện hạnh, không từ khía cạnh của
động lực, mà từ
năng lực của đối tượng là
bảo tháp linh thánh.
Có hai
mục đích khiến tôi kể lại cho các bạn
câu chuyện này. Thứ nhất là bạn có thể thấy rằng trong khi các
A La Hán có những phẩm tính to lớn, các ngài vẫn không có sự
toàn trí. Tâm các ngài không thể nhìn thấy những nghiệp
vi tế của
chúng sinh, điều đó
cản trở khả năng làm việc một cách toàn hảo cho người khác của các ngài, như Đức
Mục Kiền Liên trong
câu chuyện này. Chỉ có một vị Phật mới có thể nhìn thấy những nghiệp
vi tế nhất. Đức
Mục Kiền Liên là một
A La Hán có nhiều phẩm tính và
năng lực, nhưng ngài đã
tiên tri sai lầm rằng ông lão này không có nghiệp để
trở thành một
tu sĩ. Cho tới khi bạn
trở thành một vị Phật bạn không thể
phán đoán hoàn toàn chính xác hoàn cảnh của bất kỳ ai. Bạn không thể nói một cách
đúng đắn “Điều này thì như thế này. Điều này thì không như vậy.” Ngay cả những
A La Hán đã
thoát khỏi đại dương đau khổ của
sinh tử và những
phiền não cũng không thể
tiên tri mọi sự
hoàn toàn đúng đắn và
đáng tin cậy.
Dĩ nhiên là có nhiều sự việc những bậc chưa
hoàn toàn chứng ngộ nói là đúng,
đặc biệt là những vị đã
hoàn tất con đường dẫn tới
giải thoát, nhưng không phải là từng sự việc một. Chỉ có những điều các bậc
toàn trí nói ra mới
hoàn toàn đúng đắn – những
hiện tượng như thế
hiện hữu và những
hiện tượng như thế không
hiện hữu. Một ví dụ trong những điều chư Phật
nói thật đúng đắn là bốn
nguyên nhân của
vô minh.
Năng lực của những Đối tượng Linh thánh Câu chuyện này mang lại cho các bạn một sự
hiểu biết rằng không có gì để
nghi ngờ về việc Phật, Pháp, Tăng, các pho tượng,
bảo tháp,
Kinh điển, và
hình ảnh của chư Phật có
năng lực phi thường và là suối nguồn của những
lợi ích rộng lớn cho
chúng sinh. Những đối tượng linh thánh này
ban tặng phương cách dễ dàng nhất để tịnh hóa nghiệp
tiêu cực và
giải thoát chúng sinh khỏi những cõi thấp. Những đối tượng đó khiến bạn tích tập
công đức bao la để tâm bạn được
chuyển hóa và
thể nhập con đường,
giải trừ những
phiền não thô nặng, và
thành tựu giải thoát, sau đó
giải trừ những
phiền não vi tế và
thành tựu giác ngộ. Vì thế, ngay cả một bức hình Phật, một pho tượng, hay một
bản Kinh cũng rất
cần phải có.
Điều
hết sức cần thiết là các đối tượng linh thánh
hiện hữu càng nhiều càng tốt và được
xây dựng càng nhiều càng tốt ở khắp
mọi nơi trên
thế giới.
Vấn đề quan trọng là nên có càng nhiều càng tốt những đối tượng linh thánh và
hình ảnh ngay tại nhà của bạn, cả bên ngoài lẫn bên trong nhà, được thiết trí một cách
tôn kính. Bạn không thể đặt những đối tượng linh thánh ở bất kỳ nơi nào, như trên sàn nhà, trong phòng tắm là những nơi
có mùi hôi, hay ở bên ngoài trên mặt đất. Điều này tạo nên nghiệp
tiêu cực do không
tôn kính các đối tượng linh thánh.
Chỉ nhờ
chiêm ngưỡng những đối tượng linh thánh đó mà bạn tích tập những khối lượng
công đức to lớn – to lớn hơn cả việc
cúng dường cho những bậc
độc giác (
A La Hán).
Cúng dường cho bao nhiêu A La Hán? Cho số lượng
A La Hán nhiều như số
vi trần của tất cả các
thế giới và
vũ trụ. Các
A La Hán hoàn toàn giải thoát khỏi các
đại dương đau khổ của
sinh tử và những
nguyên nhân – nghiệp
tiêu cực và những
phiền não – cũng như những dấu vết của chúng. Chỉ nhìn ngắm một đối tượng linh thánh, các bạn thâu thập nhiều
công đức hơn việc
cúng dường hàng trăm
thực phẩm thiêng liêng khác nhau được
hình dung là chất
cam lồ và
y phục thiêng liêng – có nghĩa là
thực phẩm và quần áo có phẩm chất gấp 100.000 lần so với những
y phục và
thực phẩm của
con người. Và không chỉ
cúng dường tất cả những món đó trong một ngày mà
cúng dường mỗi ngày, trong nhiều kiếp.
Từ
câu chuyện này bạn có thể hiểu được khối lượng
công đức của việc chiêm ngắm các đối tượng linh thánh thật đáng
kinh ngạc ra sao. Trong
quá khứ ở
Ấn Độ, một người rất
nghèo khổ đã
cúng dường rượu thuốc cho bốn
tu sĩ.
Trong đời sau, người ấy
trở thành một vị vua
hết sức giàu có với rất nhiều
quyền lực. Trong ví dụ đầu tiên
chúng ta không nói về các
tu sĩ, mà nói về các
A La Hán là những vị đã
hoàn tất năm
con đường và có những phẩm tính
phi thường. Vì thế, bạn có thể
hình dung nghiệp của việc
cúng dường cho thậm chí chỉ một vị
A La Hán. Trong ví dụ này, số lượng các
A La Hán mà bạn
cúng dường thì tương đương số
vi trần của
toàn thể vũ trụ. Nếu bạn
so sánh các
công đức của việc
cúng dường cho các
A La Hán với
công đức của việc chỉ chiêm ngắm một pho tượng hay
hình ảnh của
Đức Phật thì
công đức của việc
cúng dường chư vị
A La Hán rất nhỏ bé.
Đức Phật đã
giải thích điều này trong Kinh Ấn Phát triển
Năng lực của Lòng Sùng mộ:
Đức Phật nói với ngài
Văn Thù:
Bất kỳ con trai hay con gái nào của
dòng truyền thừa hay bất kỳ ai
cúng dường mỗi ngày
thực phẩm linh thánh 100
mùi vị và
y phục linh thánh cho chư vị
A La Hán tương đương số
vi trần của
toàn thể vũ trụ hay những kiếp tương đương số
hạt cát trong
đại dương,
Văn Thù, bất kỳ con trai hay con gái nào của
dòng truyền thừa và bất kỳ ai chiêm ngắm một bức vẽ của
Đức Phật, hay những
hình tướng của
Đức Phật như các bức vẽ, pho tượng,
hình ảnh, và v.v.. sẽ tích tập
vô lượng công đức bao la hơn việc
cúng dường cho các
A La Hán trong số lượng kiếp đó. Vì thế không còn
nghi ngờ gì về việc những người
chắp tay, hay
cúng dường hoa, nước hoa, hương nhang, hay ánh sáng cho những đối tượng linh thánh, các việc đó tích tập
vô lượng công đức.
Bạn nên biết rằng càng có nhiều
công đức, bạn càng dễ dàng và nhanh chóng
thành tựu sự giải thoát và
giác ngộ cho bạn để
giải thoát vô số chúng sinh đau khổ đang nương tựa vào bạn, có một mối
liên hệ với bạn. Có thêm nhiều
công đức có nghĩa là những ước muốn
đạt được hạnh phúc của bạn được
đáp ứng mà
không cần dụng công không chỉ trong những
đời sau mà ngay cả
trong đời này. Nếu bạn nghĩ về điều bạn cần có, ước muốn đó được
đáp ứng ngay trong năm đó, hay sau một vài tháng, vài tuần, một ít ngày, trong ngày đó, hoặc thậm chí sau một giờ! Đôi khi bạn phải
ngạc nhiên vì
năng lực công đức của bạn và cách thức một điều
tốt lành xảy ra mà không cần chút
nỗ lực nào. Nếu ở phía trên giường bạn và trên những bước tường, bạn có thể treo nhiều
hình ảnh của những bậc linh thánh, nếu nhà tù
cho phép, và nếu bạn đang chia sẻ với người nào đó không
cảm thấy khó chịu về điều ấy thì thật là
tuyệt vời. Có lẽ bạn có thể xin phép người bạn cùng phòng bọc viền quanh những tấm hình. Có lẽ bạn có thể
kết bạn với những người đó, tặng họ một ly sữa khuấy, và là
bạn thân của họ (tôi đang nói đùa).
Cơ hội Hy hữu và Quý báu Về
đạo đức trong sạch, nếu bạn khảo sát
thế giới bạn sẽ thấy rằng có rất ít người trì giữ một cách
thanh tịnh ngay cả một giới nguyện. Nếu bạn khảo sát
bản thân chỉ nội trong một ngày hay 24 giờ, hay thậm chí một giờ, bạn sẽ thấy rằng những
phiền não, những
tư tưởng bất thiện của sự
sân hận,
tham muốn và bám luyến vào
hạnh phúc của
cuộc đời này
phát khởi hết sức mạnh mẽ,
tư tưởng này sau
tư tưởng kia, như một trận bão, giống như thác lũ, không thể
kềm chế nổi. Mọi
hoạt động bất thiện được
thực hiện trong một ngày hay thậm chí trong một giờ sẽ dẫn tới
đau khổ. Không chỉ có thế, bạn không thể tìm được sự
toại nguyện với những
thái độ như thế. Cho dù bạn
sở hữu toàn thể thế giới, kể cả
mặt trời,
mặt trăng, và những hành tinh, bạn vẫn không
cảm thấy toại nguyện. Đây là
đau khổ trầm trọng nhất,
vấn đề to lớn nhất
trong đời sống
con người.
Ví dụ như, những
ca sĩ, kịch sĩ v.v..
nổi tiếng,
giàu có, lừng danh, và
tràn trề năng lực có
tâm thức đầy ắp những nỗi
lo lắng do những
tư tưởng bất thiện của sự
quan tâm thế tục bám níu vào
hạnh phúc của
cuộc đời này. Bạn càng có nhiều
lạc thú và
của cải thế gian thì tâm bạn càng
cảm thấy bất mãn và khốn khổ.
Của cải bên ngoài có thể
xuất hiện thật
kỳ diệu và
đẹp đẽ:
giàu có,
sở hữu nhiều căn hộ to lớn, những tòa nhà và xe hơi đắt tiền, có một
gia đình đông người, nhiều ngàn người bạn v.v..
Tuy nhiên,
đời sống nội tâm của những người đó thì
vô cùng bất hạnh. Bạn càng
sở hữu nhiều thì bạn càng
không hạnh phúc. Không có
an bình và
hạnh phúc nội tâm. Bạn
lo lắng và e sợ những người khác trở nên
nổi tiếng hơn bạn, lo sợ mất
của cải hay
gia đình, lo sợ điều gì có thể xảy ra vào một lúc nào đó và
tiếng tăm của bạn sẽ mất. Tất cả những điều này đến từ
dục vọng,
tư tưởng bất thiện. Đó là chưa nói tới
hậu quả của những
hành vi bất thiện vào lúc chết và trong những
đời sau của bạn, những sự sinh ra đầy
đau khổ trong các
cõi địa ngục,
ngạ quỷ, hay
súc sinh. Trong nhiều đời bạn
liên tục tái sinh vào những cõi thấp bởi một khi đã sinh ra ở những nơi chốn đó, bạn không có cơ hội để
thực hành Pháp hay
đức hạnh. Nếu bạn nhìn những con gà, cọp, bò v.v..
thái độ của chúng chỉ là
tham muốn,
tìm kiếm hạnh phúc của
cuộc đời này. Vì thế, mọi hành động của chúng là
bất thiện.
Khi đã gặp được Pháp, bạn có cơ hội để
thực hành, nhưng các
thú vật thì không. Chúng không thể gặp được Pháp,
hiểu biết và
thực hành Pháp. Là một
thú vật,
tâm thức của chúng bị ngăn trở không thể
hiểu biết ngôn từ và
ý nghĩa của Pháp. Cho dù bạn
giải nghĩa rằng
hạnh phúc đến từ
đức hạnh – những hành động được
thúc đẩy bởi
thái độ không-tham, không-sân, không-si - cho dù bạn
giải nghĩa điều này cho chúng hàng ngàn năm, hàng tỉ kiếp, chúng cũng chẳng thể nào hiểu được. Chúng không thể học cách
thực hành Pháp. Là
con người,
chúng ta đã gặp được Pháp.
Chúng ta có cơ hội này, nhưng chúng thì không. Hãy nhìn chúng và nhìn vào
bản chất của
cuộc đời chúng, những
động lực và hành động của chúng. Bạn có thể thấy rằng chúng chỉ tạo
ác nghiệp, có nghĩa là chúng sẽ bị
tái sinh liên tục như thế, sẽ chết và bị sinh ra
liên tục, chết và bị sinh
liên tục trong những cõi thấp.
Do đó, lúc này đây, một
phép mầu nhiệm đã xảy ra cho
chúng ta: là một
con người. Như một giấc mơ!
Chúng ta đến từ những cõi thấp. Ngôi nhà hay nơi cư trú
thường xuyên của
chúng ta là những cõi thấp.
Chúng ta đã đến từ những nơi đó. Điều không thể có được đã xảy ra vào lúc này, không chỉ là một
con người, mà là đã gặp được Pháp, gặp được
Phật Giáo. Như một giấc mơ, một điều bất khả đã xảy ra.
Do bởi trạng thái của tâm và tập quán của những
phiền não từ
vô thủy,
đặc biệt là sự
tham muốn, ta rất khó trì giữ ngay cả một giới nguyện
trong sạch. Nhưng không gặp được
Phật Pháp,
chúng ta không chấp nhận sự
tái sinh hay nghiệp. Khi ấy, ngay cả khi được
nghe Pháp,
giáo lý ấy vẫn không dễ dàng được
chấp nhận. Ta không
hiểu biết hay không có
niềm tin. Do những dấu vết của một vài
công đức được tạo nên trong
quá khứ,
chúng ta có thể có
niềm tin và
chấp nhận các
giáo lý nhưng điều này vẫn không có nghĩa là
chúng ta có thể
thực hành. Vì thế trì giữ thậm chí một giới nguyện và sống một cách
trong sạch thì
vô cùng khó khăn. Chỉ để
trở thành một
con người không thôi bạn cũng
cần phải có
đạo đức trong sạch là
nguyên nhân căn bản,
nếu không thì điều đó không thể xảy ra. Nhưng là một
con người hội đủ 8
tự do và 10
thuận lợi thì bạn
cần phải tạo ra 18
nguyên nhân. Để
thực hành đạo đức bằng cách trì giữ các giới nguyện
Biệt giải thoát (hay
tự do cá nhân) và
đi theo con đường dẫn tới
giải thoát, bạn cần rất nhiều
công đức, là những điều
hết sức hy hữu mới có được.
Việc
thực hành Bồ đề tâm, giữ các giới nguyện
Bồ tát,
thành tựu con đường Đại thừa, và trở nên
giác ngộ thì thậm chí còn quý hiếm hơn nữa. Còn
hy hữu hơn nữa khi được thọ nhận một
nhập môn Kim cương thừa vĩ đại và
đi theo con đường Kim cương thừa trong đó bạn có thể
thực hành và
thành tựu giác ngộ trong
một đời ngắn ngủi, thay vì phải mất ba
vô lượng đại kiếp khi
đi theo con đường Kinh điển của
Đại thừa. Điều
hy hữu nhất và
phi thường nhất là việc thọ nhận một
nhập môn Tantra (
Mật điển)
du già tối thượng và
thực hành con đường đó, là những điều khiến bạn có thể
thành tựu giác ngộ trong
một đời người ngắn ngủi trong
thời đại suy hoại này. Việc
sở hữu tái sinh làm người toàn hảo có tất cả những cơ hội
phi thường này thì
hết sức hy hữu và
quý báu.
Tóm lại, việc
thực hành và
thành tựu giác ngộ trong
một đời người ngắn ngủi trong
thời đại suy hoại này với những Tantra
du già thấp và cao cấp nhất thì
tùy thuộc vào việc trì giữ những giới nguyện
Kim cương thừa thấp và cao cấp nhất. Điều này
tùy thuộc vào việc trì giữ những giới nguyện
Bồ Tát, là điều lại
phụ thuộc vào việc trì giữ những giới nguyện
Biệt giải thoát (
giải thoát cá nhân), chẳng hạn như các giới nguyện
cư sĩ. Vì thế bạn có thể thấy việc trì giữ các giới nguyện
cư sĩ thì quan trọng tới mức độ nào. Nó là một nền tảng quan trọng thật đáng
kinh ngạc và như tôi đã
giải thích trước đây, chỉ là một
con người không thôi thì
đạo đức trong sạch đã
vô cùng quan trọng. Việc bạn
thực hành những cấp độ giới nguyện khác nhau này để phát triển
tâm linh trong
con đường dẫn tới
giải thoát và
giác ngộ là
nguyên nhân chính yếu để bạn có thể làm một
con người trong đời sau. Nó giống như nhiên liệu. Không có nhiên liệu trong máy bay thì máy bay không thể bay; tất cả những máy bay không thể bay và hỏa tiễn không thể đi tới
mặt trăng. Xe hơi và xe gắn máy không thể
vận hành nếu không có nhiên liệu hay dầu lửa, và không có
sự tích điện thì không có ánh sáng.
Làm Lợi lạc Thế giới Nếu bạn muốn làm
lợi lạc cho những người khác và
quan tâm tới nền hòa bình của
thế giới thì việc trì giữ những giới nguyện này là điều thiết yếu. Nó có nghĩa là bạn thôi làm nhiều
hành vi tiêu cực làm
tổn hại cho người khác, dù trực tiếp hay
gián tiếp, bởi bạn đã lập một
thệ nguyện. Bạn không làm hại
bản thân bạn bằng cách
thực hiện những
hành vi tiêu cực đó, bởi bằng cách làm
tổn hại người khác, bạn nhận lãnh
tai họa trong tương lai. Nhờ sống trong những giới nguyện này (một, hai, ba, bốn, hay
năm giới nguyện
cư sĩ), bạn thôi gây nhiều
tổn hại cho
gia đình bạn, cho những người ở quanh bạn, cho các
thú vật, cho
con người trong
quốc gia của bạn, trong
thế giới – cho dù có bao nhiêu tỉ người chăng nữa - bạn thôi không làm hại họ. Sự
vắng mặt của
tổn hại là
an bình, vì thế bạn đang mang lại
an bình cho những người khác, kể cả
gia đình bạn, những người quanh bạn, và sau đó tất cả những người khác. Càng
giữ giới nguyện thì bạn càng ít làm hại người khác, và từ bạn những người ấy càng nhận được nhiều
an bình và
hạnh phúc.
Càng có nhiều người giữ các giới nguyện
cư sĩ sẽ trợ giúp cho môi trường và làm
tăng trưởng những
nguyên nhân cho sự
thịnh vượng trong
quốc gia bạn. Việc có nhiều người
giữ giới cư sĩ sẽ giúp
ngăn ngừa nạn
thiếu hụt thực phẩm, khiến cho mưa
thuận gió hòa, mùa màng
tăng trưởng, và cũng mang lại nền hòa bình
thế giới. Đây là điều bạn có thể tức thì hiến tặng và
thực hiện mỗi ngày, cho dù bạn không phải là một trong những vị
lãnh đạo rất cao cấp đi đó đi đây dự các
hội nghị thảo luận về nền hòa bình của
thế giới. Nhiều người có thể
bàn cãi, nhưng chỉ nói không thôi thì không thể làm được gì nhiều cho hòa bình.
Chúng ta cần phải hành động.
Việc Sân hận với Gia đình bạn, Quan tòa, các Dịch vụ Chăm sóc Trẻ em, v.v.. Có một ít
vấn đề tôi muốn bạn
suy nghĩ. Đây chính là
thiền định. Hãy nghĩ về điều này
trong đời sống hàng ngày của bạn. Đối với con cái bạn, đối với những người bạn cho là bị lôi kéo để
phản đối bạn, đối với
gia đình bạn, quan tòa, các dịch vụ chăm sóc trẻ em v.v.. điều cốt yếu là
xem xét những
vấn đề ấy một cách
tích cực khiến bạn nhìn các sự việc đó theo một cách thế
tích cực hơn là
tiêu cực.
Bạn nên
sử dụng mọi
hoàn cảnh và cách thức những
hoàn cảnh ấy đối xử với bạn và
nhận ra rằng chúng làm
thương tổn tư tưởng yêu quý
bản thân (ái-ngã) và sự
tham luyến của bạn vào đời này. Chúng không làm
tổn thương lòng bi mẫn của bạn, không làm
tổn hại từ tâm của bạn, không làm
tổn hại Bồ đề tâm, không làm
tổn hại trí tuệ của
tánh Không của bạn. Những khía cạnh
tích cực đó của tâm bạn không
cảm thấy bị thương tổn. Chỉ có khía cạnh
tiêu cực của tâm bạn - những
quan niệm sai lầm và những
tư tưởng ái-ngã của bạn -
cảm thấy bị
tổn thương.
Tư tưởng Ái-ngã Sai lầm Vì sao nó là một
tư tưởng sai lầm?
Trước tiên có cái “tôi” chỉ
đơn thuần bị
tâm thức quy gán do sự
hiện hữu của nền tảng của sự quy gán – các uẩn của thân và tâm. Khi thân
bị giam giữ trong tù ngục cùng với tâm thì
chắc chắn là tâm dán nhãn và quý gán một cách
đơn thuần: “tôi bị tù” và vì thế tin vào điều đó.
Thiền định này rất cần được
thực hiện mỗi ngày và trong mọi lúc. Tâm chỉ
đơn thuần quy gán và sau đó tin vào những gì nó đã quy gán.
Trong
thực tế, nếu bạn phân tích, không có cái “tôi” thực sự bị ném vào tù. Không ai có thể đưa cái “tôi” đó vào tù, bởi cái “tôi thực sự”
xuất hiện và được tin là
hiện hữu từ khía cạnh riêng của nó thì thực sự không
hiện hữu. Bạn không thể
tìm thấy nó ở bất kỳ nơi đâu. Không có thân là “tôi”, cũng không có tâm là “tôi”. Nếu bạn phân tích sâu hơn nữa thì không có các uẩn là cái “tôi” thực sự đó. Ngay cả tập hợp của tất cả
năm uẩn cũng không phải là cái “tôi” đó. Cái “tôi” đó cũng không thể được
tìm thấy ở bất kỳ nơi đâu trong các uẩn. Không thể
tìm thấy nó trên nền tảng (của sự quy gán) – các uẩn. Không thể
tìm thấy cái “tôi” đó ở bất kỳ nơi đâu, từ đầu sợi tóc trên đầu cho tới ngón chân bạn. Không thể
tìm thấy nó ở bất kỳ nơi đâu, dù ở trong hay ngoài thân. Không thể
tìm thấy cái “tôi” đó, nó không
hiện hữu ở bất kỳ nơi đâu – không ở trong bầu trời, trong lòng đất – không ở nơi đâu. Không thể
tìm thấy nó. Bạn không thể
tìm thấy nó bằng cách
sử dụng luận lý. Bằng cách
kiểm tra theo khoa học, bạn không thể
tìm thấy nó. “Kiểm tra theo khoa học” có nghĩa là
sử dụng lý trí. Với
trí tuệ, điều bạn
nhận thức được sau khi
thực hiện sự phân tích là, một cách khoa học, cái “tôi” (
hiện hữu nội tại) thì
hoàn toàn không
hiện hữu, nó
hoàn toàn trống không. Đây là
bản tánh tối hậu và thực sự của cái “tôi” -
thực tại.
Bây giờ bạn có thể
nhận ra tư tưởng ái-ngã là một
ý niệm hoàn toàn sai lầm ra sao. Không có cái “tôi” trong
ý nghĩa của một cái “tôi”
hiện hữu từ khía cạnh riêng của nó. Bởi
vô minh, cái “tôi” được
tin tưởng là thật có,
hiện hữu từ khía cạnh riêng của nó, như nó
xuất hiện, cái “tôi” ấy là một phóng chiếu từ dấu vết
tiêu cực do
vô minh để lại trước đó, đây là cái “tôi” mà bạn
hết sức yêu quý. Cái “tôi” này, đối tượng của
vô minh, được yêu quý. Đây là điều
quý báu nhất, cao quý nhất, quan trọng nhất,
quý báu hơn mọi thứ khác, điều
quý báu nhất trong tất cả
chúng sinh hữu tình, thậm chí là kẻ quan trọng nhất trong tất cả những bậc linh thánh, tất cả chư Phật và Bồ Tát! Bạn có thể thấy rằng đây là một
ý niệm hoàn toàn sai lầm bởi như tôi đã
mô tả trước đây, cái “tôi” được yêu mến này không
hiện hữu.
Cái “tôi”
hiện hữu là cái “tôi” chỉ
đơn thuần được
tâm thức quy gán và
hiện hữu bởi nền tảng (của sự quy gán) – là các uẩn -
hiện hữu. Thân không là “tôi”,
tâm không là “tôi”, và “tôi” không thể được
tìm thấy trong các uẩn.
Tương tự như thế, cái “tôi” thực sự
xuất hiện và được
tin tưởng là
hiện hữu từ khía cạnh riêng của nó thì không được
tìm thấy. Bây giờ bạn có thể thấy
rõ ràng là cái “tôi” thực sự
xuất hiện để
hiện hữu từ khía cạnh riêng của nó thì không ở trong tù. Bạn không thể
tìm thấy nó ở trong tù, bạn không thể
tìm thấy nó ở nhà, hay trên các uẩn – là nền tảng của sự quy gán. Bạn phải
thực hành thiền định này mỗi ngày.
Thực hành này rất quan trọng, cho dù nó tốn bao nhiêu
thời gian đi nữa.
Thiện tâm của Những Người Đưa Bạn vào Tù Bạn càng
khám phá ra
thực tại tối hậu thì bạn càng
nhận ra rằng những người đưa bạn vào tù – con cái bạn, quan tòa, nhân viên chăm sóc trẻ em, cảnh sát – đã giúp cho bạn
nhận ra tánh Không. Việc bạn ở trong tù đã khiến cho
bạn thiền định về
tánh Không,
thực tại tối hậu, khiến bạn học tập về nó và
khám phá nó. Đây là một cơ hội
vô giá, bởi việc
nhận ra tánh Không khiến bạn có thể
thành tựu sự giải thoát và
vĩnh viễn thoát khỏi đại dương đau khổ trong
sinh tử và những
nguyên nhân của nó: những
phiền não cũng như nghiệp đã
hiện hữu trong trái tim bạn từ
vô thủy.
Do bởi nghiệp và những
phiền não, bạn đã
đau khổ trong
sinh tử luân hồi từ
vô thủy; bạn đã từng chết và bị
tái sinh và sau đó lại chết. Không biết bao nhiêu lần, bạn đã
kinh nghiệm những nỗi khổ của sáu cõi,
đau khổ này
tiếp nối đau khổ kia, như một chuỗi dây xích.
Tất cả những điều này được gây nên bởi cội gốc của
sinh tử, việc bám chấp và ôm giữ cái “tôi” như thực sự
hiện hữu,
như thật có, trong
ý nghĩa của việc
hiện hữu từ khía cạnh riêng của nó, cũng như việc bám níu vào các
hiện tượng, vào các uẩn - việc ôm giữ các uẩn như thực có trong
ý nghĩa của sự
hiện hữu từ khía cạnh riêng của chúng và không chỉ
đơn thuần do
tâm thức quy gán.
Trí tuệ nhận ra tánh Không là điều
duy nhất chặt đứt gốc rễ của
sinh tử và có thể tiệt trừ mọi
mê lầm, kể cả những dấu vết của chúng. Khi bạn
kinh nghiệm sự
hoàn toàn ngừng dứt của
đau khổ và mọi
nguyên nhân của
đau khổ, khi bạn
kinh nghiệm bản tánh tối hậu của tâm bạn, khi ấy bạn
đạt được giải thoát.
Bạn có thể
nhận ra rằng bạn chỉ có thể
thoát khỏi mọi
đau khổ trong
sinh tử và những
nguyên nhân của chúng bằng
trí tuệ nhận ra tánh Không. Nếu vợ bạn, con cái bạn, những dịch vụ chăm sóc trẻ em, quan tòa, v.v.. không đưa bạn vào tù, bạn đã không gặp Pháp. Bạn thích điều nào hơn? Ở bên ngoài nhà tù và không bao giờ gặp được Pháp? Có một
cuộc đời ngập đầy những
phóng dật, dự những buổi tiệc, những chuyện
linh tinh, và làm những việc chỉ do sự bám luyến vào
cuộc đời này
thúc đẩy, được dẫn dắt bởi sự
tham muốn, lập đi lập lại vẫn từng đó việc mà bạn từng làm từ những
tái sinh tự vô thủy? Không có gì mới mẻ, kể cả mọi
kinh nghiệm về
lạc thú, chẳng hạn như tiêu phí đời bạn trong việc chạy đua trên một chiếc mô tô to tướng gây rất nhiều tiếng ồn,
săn đuổi các
bạn trai hay bạn gái, v.v.. Bạn có thể thấy rằng điều này thực sự
vô cùng tẻ nhạt.
Hãy
quán chiếu rằng trong
vô số cuộc đời tự những
tái sinh từ
vô thủy bạn đã có và đã từng làm tất cả những điều này. Cho dù bạn chỉ làm tất cả những điều này
một lần duy nhất thì sống như thế cũng thật là chán ngắt.
Do bởi quá nhiều
phóng dật và
tham muốn lạc thú trong đời này mà bạn không nhận được bất kỳ
lợi lạc nào trong Pháp. Sự
tham muốn không mang lại cho bạn
thời gian để
thực hành Pháp.
Cho dù có
lợi lạc, sự
tham muốn không cho bạn
thời gian để học tập, để
thực hành thiền định, để đọc lamrim và những quyển sách Pháp khác, hay để sống trong các giới nguyện. Vì thế, bất kỳ điều gì tất cả những người ấy đã làm để đưa bạn vào tù, hóa ra là để bạn được
vĩnh viễn tự do và
thoát khỏi ngục tù sinh tử! Đây chẳng phải là
điều kỳ diệu hay sao? Việc họ đưa bạn vào tù
thuyết phục tâm bạn phải
suy nghĩ sâu xa hơn về
cuộc đời bạn, và làm điều gì có
ý nghĩa một cách nghiêm túc hơn là chỉ đùa giỡn với
cuộc đời bạn; không
lãng phí cuộc đời và
sử dụng đời bạn như một máy hút bụi, hay như giấy vệ sinh để lau sạch phân.
Việc họ đưa bạn vào tù là một hỗ trợ
phi thường. Nó hướng đời bạn tới
giải thoát thay vì tới những cõi thấp và
sinh tử, và không chỉ có thế, việc ấy còn hướng bạn tới
giác ngộ. Bởi họ đưa bạn vào tù, bạn mong muốn một cách nghiêm túc làm cho
cuộc đời bạn
tốt đẹp hơn, đáng sống, và đầy
ý nghĩa. Nó khiến bạn
suy tưởng, khiến bạn
khám phá, nó
đánh thức tâm bạn. Họ làm bạn
thức giấc. Từ điều gì? Từ một
cuộc đời bị
lãng phí quá nhiều bởi chỉ tạo ra nghiệp
tiêu cực và những
nguyên nhân cho nỗi khổ trong các cõi thấp, một
cuộc đời chỉ được
sử dụng như một kẻ
nô lệ cho những
phiền não. Ở trong tù bạn không chỉ gặp
Phật Pháp, bạn còn gặp được những
giáo lý Đại thừa,
Bồ đề tâm, và lamrim. Bạn
nhận thấy làm cách nào sự việc này đã xoay chuyển đời bạn tới sự
giác ngộ,
đại lạc viên mãn tối thượng, nơi không còn điều
gì nữa để
thành tựu. Nó là sự
chấm dứt mọi
sai lầm của tâm và sự
thành tựu mọi phẩm tính.
Giờ đây bạn có thể thấy rằng tất cả những người này thì
vô cùng quý báu và
vô cùng tử tế đối với bạn. Không có
ngôn từ nào để
diễn tả những gì họ đã làm cho bạn. Cho dù
toàn thể thế giới có chứa đầy
châu ngọc, đô la,
vàng bạc và
kim cương, và bạn dâng tặng tất cả những thứ ấy cho họ, bạn cũng không thể
chấm dứt việc đền đáp
thiện tâm của họ về việc họ đã mang lại cho bạn tặng vật này. Bạn nên
thiền định mỗi ngày về
thiện tâm của họ. Chính
thiện tâm ấy đã
thuyết phục bạn
thực hành sự
từ bỏ - sự xả ly
nhận ra rằng
sinh tử có
bản chất là
đau khổ. Đây là một
thiện tâm phi thường. Họ cũng
thuyết phục bạn
mở rộng trái tim,
tìm kiếm những điều có
ý nghĩa trong
cuộc đời, đón nhận
Phật Pháp,
tu học Bồ đề tâm, và
thiền định về
tánh Không. Đây là một
thiện tâm phi thường, một khối lượng
thiện tâm bao la.
Thiện tâm của họ
bao la như bầu trời.
Có 10
lợi lạc của
Bồ đề tâm được đề cập trong lamrim như được giảng trong
Giải thoát trong Lòng Tay cũng như Bodhisattvacaryavatara (Một Hướng dẫn tới
Bồ Tát Hạnh của
Cuộc Đời) của ngài Shantideva. “Sau khi đã nhận
thân thể bất tịnh này, nó
trở thành thân linh thánh
vô giá của Đấng Chiến Thắng. Vì thế hãy
hộ trì Bồ đề tâm một cách
kiên định.”
Thân thể mà hiện nay
chúng ta đang có được tạo nên bởi sự
mê lầm và nghiệp và ở trong
bản tánh đau khổ duyên hợp rộng khắp. Trên nền tảng này có nỗi khổ của sự
biến đổi.
Lạc thú sinh tử là nỗi khổ của sự
biến đổi. Cũng có nỗi khổ của sự
đau đớn (
khổ khổ), và nhiều
đau khổ của thân và tâm. Điều bản văn đang nói là nhờ
thực hành Bồ đề tâm bạn có thể trở nên
hoàn toàn giải thoát khỏi nỗi khổ này và
thành tựu thân linh thánh của một vị Phật, thân linh thánh
kim cương thuần tịnh.
Bạn không chỉ
thoát khỏi đau khổ, bạn còn có thể
thoát khỏi những
tư tưởng náo động và những che chướng thô và tế. Bạn có
thể đạt được thân
bất tử trùm khắp mọi sự
hiện hữu - một thân linh thánh
trùm khắp toàn thể thế giới, và
toàn thể thế giới trùm khắp toàn thể thân. Đây là điều mà thân linh thánh của một vị Phật có thể làm. Không có
giới hạn, vì thế bạn có thể làm
lợi lạc toàn thể chúng sinh. Việc
chuyển hóa như thế
xuất phát từ
Bồ đề tâm. Với
Bồ đề tâm, bạn cũng có thể tịnh hóa mọi nghiệp
tiêu cực hay
hành vi nghiêm trọng nào bạn từng tạo ra. Bạn cũng có thể
kinh nghiệm hạnh phúc trong đời này và thậm chí còn quan trọng hơn nữa,
hạnh phúc của mọi đời tương lai,
hạnh phúc tối hậu của
sự giải thoát khỏi
sinh tử, và
cuối cùng, sự
Toàn Giác.
Vô số chúng sinh trong
địa ngục, các
ngạ quỷ,
súc sinh,
con người, trời và
a tu la có thể nhận lãnh
toàn bộ hạnh phúc này cho tới sự
giác ngộ từ
Bồ đề tâm của bạn. Điều ấy không
phi thường sao? Hãy thấu hiểu rằng bạn có thể tạo nên
toàn thể hạnh phúc này, cho tới sự
giác ngộ, cho nhiều triệu người trong một
quốc gia, trong
thế giới này, trong những
vũ trụ khác, điều ấy thật là
kỳ diệu. Ở một nơi nhỏ bé, dưới một hòn đá có một tổ kiến, trong đó có rất nhiều ngàn con kiến và bạn có thể tạo ra cho chúng mọi
hạnh phúc cho tới sự
giác ngộ. Trong một cánh đồng, trên một ngọn núi, trong một
quốc gia, trong mọi
quốc gia trên
thế giới, có vô vàn
chúng sinh. Có
vô số cá trong nước trên toàn
thế giới, từ con cá khổng lồ cho tới những con cá tuế nhỏ tí xíu, và thậm chí rất nhiều sinh vật nhỏ hơn rất nhiều chỉ có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi.
Bồ đề tâm của bạn có thể tạo nên mọi
hạnh phúc này cho tới sự
giác ngộ cho tất cả
chúng sinh đó. Đây mới chỉ nói về một loại
động vật. Thật là không thể tin được nếu bạn nghĩ rằng điều này
liên quan tới tất cả những loại
động vật khác nhau đang
hiện hữu. Chúng nhiều
vô số kể. Có
vô số chúng sinh trong
địa ngục,
ngạ quỷ, trời và
a tu la. Bạn không thể
hình dung được những gì
Bồ đề tâm của bạn có thể làm. Còn có điều gì khác
trong đời để vui hưởng? Bạn ở tù hay ở nhà thì chẳng thành
vấn đề gì. Dù bạn ở nơi đâu, nếu bạn có thể, hãy
thực hành Bồ đề tâm. Đây là
cuộc đời tốt đẹp nhất,
hạnh phúc nhất, nhiều
ý nghĩa nhất – không chỉ cho
bản thân bạn mà cho tất cả
mọi người. Cho dù thân bạn ở đâu chăng nữa thì tâm bạn vẫn luôn luôn có thể
thực hiện thực hành này.
Vì thế giờ đây bạn có thể
nhận ra rằng
gia đình bạn và tất cả những người đưa bạn vào tù đã cho bạn cơ hội này, khiến bạn
tỉnh giấc và
mở rộng trái tim bạn hướng tới
Bồ đề tâm.
Thiện tâm của họ thật vô hạn, thật
bao la. Ngay cả
việc làm đầy
toàn thể thế giới với
kim cương, vàng, hàng triệu đô la, và những viên
ngọc như ý ban cho bạn bất kỳ điều gì bạn muốn - tất cả những món này không thể đền đáp
thiện tâm của họ. Họ là những người tử tế nhất,
quý báu nhất trong trái tim bạn.
Đây là
thiền định quan trọng nhất cho
đời sống hàng ngày của bạn. Đối với những người tử tế với bạn thì không có nghĩa là họ phải có ước muốn bạn được
hạnh phúc, đặt bạn trên đầu họ, mang lại cho bạn món sô cô la, kem, LSD (loại
ma túy mạnh) hay cần sa.
Trí tuệ nhận thức trực tiếp
tánh Không giải trừ trực tiếp những
ô nhiễm thô và tế,
Pháp chân thực, không có
tư tưởng làm
lợi lạc cho bạn. Sự
nhận thức trực tiếp
tánh Không tự nó không bận tâm về nỗi khổ hay
hạnh phúc của bạn, nhưng nó
vô cùng quý báu bởi nó mang lại
lợi lạc cho bạn biết bao. Khi cho rằng
gia đình bạn và những người khác không có
tư tưởng làm
lợi lạc cho bạn mà chỉ muốn
trả miếng, bạn vẫn đang nhận tất cả những
lợi lạc này từ họ, chẳng hạn như tịnh hóa nghiệp từ những
tái sinh tự
vô thủy, tạo
công đức rộng lớn của
trí tuệ và
đức hạnh, và tạo lập rất nhiều
nguyên nhân cho
hạnh phúc bằng
cách sống trong những giới nguyện, khiến bạn tích tập
công đức 24 giờ mỗi ngày trong khi ngủ, ăn v.v.. Bất kỳ giới nguyện nào bạn trì giữ cũng làm cho đời bạn có
ý nghĩa và
lợi lạc bởi mọi
công đức bạn tạo nên mỗi ngày đều được tăng lên 100.000 lần. Đây là những
cơ hội quý báu để tạo nên những
nguyên nhân cho
hạnh phúc của những đời tương lai, những
tái sinh tốt lành, việc
tái sinh vào một
cõi Tịnh độ,
đạt được giải thoát và
giác ngộ là
do bởi thiện tâm của họ - có nghĩa là những người này là những người
quý báu nhất
trong đời bạn.
Phát triển lòng Bi mẫn bằng cách Quán chiếu về
Nỗi Khổ Trong Tương lai của Những người ấy Có ba cách
nghĩ tưởng và những
phương pháp được dùng đối với những người ấy. Một là
sử dụng cách thức họ đã đối xử với bạn để phát triển
lòng bi mẫn đối với họ. Là một vị thánh vĩ đại,
Bồ Tát Shantideva đã nói: “Nghiệp của tôi đã buộc tôi nhận
tai họa này. Bởi hành động làm hại
chúng sinh này, há tôi đã không khiến họ bị đắm chìm trong các
cõi địa ngục hay sao?”
Shatideva nói rằng trong những đời
quá khứ bạn đã
đổ lỗi và
buộc tội họ về những điều họ không làm và đưa họ vào tù, có nghĩa là bạn đã làm cho họ đúng những điều mà họ làm cho bạn. Đây là cách nghiệp
vận hành. Vì thế,
trong đời này bạn đang
kinh nghiệm kết quả của nghiệp đó. Cũng giống như bạn đã gieo trồng một
hạt giống và bây giờ nó đang nẩy mầm.
Do bởi điều đó, giờ đây nghiệp đang chín mùi là
lý do khiến họ đối xử với bạn như vậy, là
lý do khiến họ
buộc tội và
đổ lỗi cho bạn và đưa bạn vào tù
trong đời này. Nghiệp
tiêu cực mà họ tạo nên bằng cách đối xử với bạn như thế này và đưa bạn vào tù sẽ khiến họ bị
tái sinh trong những
địa ngục thấp nhất. Mặc dù bây giờ họ là những
con người, khi chết
tâm thức họ sẽ đi tới những
cõi địa ngục thấp nhất, giống như rơi từ một vách đá xuống những
vực thẳm, rơi xuống các
địa ngục nóng hừng hực lửa và vào các
địa ngục lạnh. Nếu lúc
ban đầu bạn không là người
đổ lỗi và đối xử với họ như bạn đã làm trong
quá khứ, thì sẽ chẳng có gì để
thuyết phục họ làm hại bạn vào lúc này, đối xử với bạn theo cách này,
đổ lỗi cho bạn và đưa bạn vào tù. Sẽ chẳng có
nguyên nhân và
lý do nào cả. Điều đó không thể xảy ra. Và từ nghiệp
tiêu cực làm hại bạn này họ sẽ bị
tái sinh vào những
cõi địa ngục. Họ không có chút
tự do nào. Họ
hoàn toàn bị sai sử bởi sự
mê lầm và nghiệp do bạn là người khởi đầu trước nhất. Bạn có thể thấy rằng
toàn bộ những điều đó đến từ bạn.
Toàn bộ sự phát triển của tất cả những điều này đến từ những
phiền não của bạn:
tư tưởng ái-ngã, sự
sân hận,
tham luyến v.v..
Khi bạn
suy nghĩ như thế này thì tất cả những người ấy chỉ
trở thành một đối tượng của
lòng bi mẫn và bạn không thể có những
tư tưởng sân hận đối với họ. Thay vì ước muốn họ làm hại, bạn nghĩ: “Tôi có thể làm gì để giúp họ, để
che chở cho họ
thoát khỏi những cõi thấp khiến họ không bao giờ phải
kinh nghiệm tất cả những nghiệp đó và
giải thoát họ khỏi sinh tử?” Bạn có thể
hồi hướng công đức và
cầu nguyện những điều này có thể xảy ra, họ có thể
thành tựu giải thoát và
giác ngộ càng mau chóng càng tốt bằng cách
quy y Phật, Pháp và Tăng. Bạn có thể tụng các
thần chú và
quán tưởng ánh sáng và chất
cam lồ phát ra từ Phật, Pháp và
Tăng đoàn,
đi vào thân và tâm họ tịnh hóa nghiệp
tiêu cực, bệnh tật, và những
phiền não của họ, và họ trở nên
giác ngộ (như trong
thiền định của bạn về
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni,
Đức Phật Dược Sư hay Đức
Quán Thế Âm). Sau khi bạn
chấm dứt những
thực hành buổi sáng, chiều và tối, hãy
hồi hướng những
công đức đó cho họ để
chứng ngộ sự
quy y,
Bồ đề tâm,
sự giải thoát, và
giác ngộ. Nhờ
suy tưởng như thế, như chư vị
Bồ Tát trong
quá khứ đã làm, bạn sẽ chỉ muốn khóc và có
lòng bi mẫn đối với họ.
Việc
Chấp nhận và Cách Bạn Nhìn
Hoàn cảnh Thiền định này
xuất phát từ những điều
đại Bồ tát Shantideva đã nói: “Trong
quá khứ tôi đã làm
tổn hại quá nhiều
chúng sinh, vì thế giờ đây họ đang làm hại tôi. Do đó, tôi xứng đáng phải trải nghiệm sự
tổn hại này.” Về cơ bản thì đó là
vấn đề chấp nhận hoàn cảnh. Nếu bạn
không chấp nhận
hoàn cảnh thì sự việc sẽ
trở thành một
vấn đề nan giải. Nếu bạn
chấp nhận hoàn cảnh là bị người khác
đổ lỗi và đưa vào tù và bạn không chối bỏ điều đó, thì sự việc không
trở thành một
vấn đề.
Chấp nhận là điều đầu tiên cần
thực hành, sự
thực hành chuyển hóa tư tưởng, sự
thực hành Pháp. Nhiều
vấn đề của cuộc sống đến từ việc
không chấp nhận
hoàn cảnh, và vì thế nó
trở thành một
vấn đề. Nhưng giây phút bạn
chấp nhận hoàn cảnh, giây phút bạn
chấp nhận bất kỳ
vấn đề gì bạn có, thì
vấn đề trở nên
hết sức nhỏ bé và thậm chí sẽ biến mất. Sự việc có
trở thành một
vấn đề hay không thì
tùy thuộc vào tâm
của riêng bạn,
ý niệm của riêng bạn.
Đã có lúc bạn cho nó một nhãn hiệu: “Đây là một
vấn đề,” nó
trở thành một
vấn đề cho bạn. Nếu bạn không dán nhãn “vấn đề” thì không có
vấn đề. Tâm bạn dán nhãn (quy gán) và rồi thì bạn thấy “vấn đề” từ đó. Nếu sự việc không bắt đầu như thế thì không có sự
xuất hiện của
vấn đề và bạn không nhìn thấy
vấn đề. Đây là một
miêu tả khoa học về cách
chúng ta nhìn thấy niềm vui và các
vấn đề. Mọi sự đến
từ tâm của riêng bạn. Trong bất kỳ
hoàn cảnh nào, giây phút bạn dán nhãn “vấn đề” và thấy sự việc là
vấn đề, thì sự việc
trở thành một
vấn đề cho bạn. Nếu bạn nhìn sự việc như một niềm vui, hiểu nó là niềm vui, thì sự việc
xuất hiện như niềm vui và bạn
kinh nghiệm lạc thú.
Ví dụ như nếu có ai đánh bạn, và bạn
nhận thấy điều đó thật
thú vị, mặc dù bạn
cảm thấy đau đớn, bạn dán nhãn điều đó là “tốt,” là “niềm vui,” và bạn không thấy đó là một
vấn đề. Nhưng nếu bạn không muốn người đó đánh bạn, bạn quy
gán cho việc bị đánh là một
vấn đề. Bạn trở nên
hết sức giận dữ và gọi cảnh sát, hay bạn có thể đánh đập, làm
bị thương, giết hại người đó hay đưa họ vào tù. Bạn muốn gây
tổn hại cho họ. Khi họ đánh bạn bằng một sợi dây lưng hay roi da thì bạn thấy
đau đớn. Không phải là vì người ấy đánh bạn và bạn chỉ
cảm thấy đại lạc. Nỗi đau thì giống nhau nhưng sự việc có là một
vấn đề hay không thì
tùy thuộc vào cách tâm bạn quy
gán cho sự việc,
tùy thuộc vào
tư tưởng của bạn.
Khi bạn sống với người bạn muốn quan hệ
tình dục, bạn không thấy việc giao phối là một
vấn đề, mà là một niềm vui. Nhưng nếu có người nào đó mà với họ bạn không có
tham luyến, họ bắt buộc bạn quan hệ
tình dục thì bạn gọi điều đó là “điều
sỉ nhục.”
Tùy thuộc vào việc tâm bạn quy gán loại nhãn hiệu nào, sự việc
trở thành niềm vui hay
vấn đề. Không có niềm vui,
vấn đề, hay
đau khổ hiện hữu từ khía cạnh
của riêng nó (
độc lập với tâm
của riêng bạn).
Tonglen Bạn có thể
sử dụng hoàn cảnh để
tu tập Bồ đề tâm bằng cách
thực hành tonglen: nhận lãnh nghiệp
tiêu cực và nỗi khổ của tất cả
chúng sinh bằng việc ở trong ngục tù khó chịu, và phát triển
lòng bi mẫn đối với tất cả những ai có nghiệp bị tù đầy, cũng
như tự bản thân nơi chốn. Hãy nhận vào bạn tất cả sự
mê lầm và nghiệp, ngay cả dấu vết
vi tế của
phiền não, và tặng chúng cho tâm ái-ngã của bạn. Vào giây phút đó, giống như một quả bom nổ tung, mọi sự
hoàn toàn trở nên không
hiện hữu.
Nếu bạn
sử dụng việc ở trong tù để
thực hành tonglen bằng cách nhận vào mình những nỗi khổ của
vô lượng chúng sinh có nghiệp bị tù đầy, bạn tạo nên một khối lượng
công đức bao la. Bạn cũng nhận những
nguyên nhân của
đau khổ - nghiệp
tiêu cực và các
phiền não – và bằng cách nhận những dấu vết
vi tế của họ bạn cũng tích tập những khối lượng
công đức to lớn. Khi bạn hiến tặng
thân thể bạn cho
vô lượng chúng sinh với
thiện tâm từ ái thì cũng
tương tự như thế.
Cũng thế, khi bạn
từ bỏ của cải của bạn thì bạn tích tập
công đức vô hạn. Mỗi lần bạn
thực hành tonglen và
từ bỏ những
công đức trong
quá khứ,
hiện tại và tương lai và mọi
hạnh phúc của bạn, kể cả sự
giác ngộ, bạn tích tập
công đức bao la vô hạn và tịnh hóa nghiệp
tiêu cực trong hàng nhiều kiếp. Mỗi lần bạn
thực hành thiền định nhận lãnh nỗi khổ và cho đi niềm vui, bạn
tới gần sự giải thoát và
giác ngộ và tiến gần tới việc có thể
giác ngộ tất cả
chúng sinh. Giờ đây bạn có thể thấy việc họ đưa bạn vào tù là một điều
tích cực thật khó có thể tin nổi. Nó cực kỳ
quý báu,
hết sức tốt lành, là điều bạn thực sự
cần thiết để tịnh hóa và tích tập rất nhiều
công đức trong một
thời gian ngắn ngủi như thế để
trở thành một vị Phật. Đó là một điều để
hoan hỉ. Nó không phải là cái gì xấu tệ hay
đau khổ mà là điều khiến bạn
vô cùng hạnh phúc. Nó
vô cùng tốt lành khiến bạn có cơ hội để
thực hành sự
từ bỏ,
Bồ đề tâm và cái nhìn
đúng đắn (
chánh kiến), cũng như lòng sùng
mộ Đạo sư. Vì thế giờ đây bạn
nhận ra rằng nó chỉ là một điều
hết sức hạnh phúc.
Điều Cần thiết là phải Thành tựu Nhẫn nhục Ba la mật Những người
đổ lỗi cho bạn và đưa bạn vào tù là điều bạn thực sự
cần thiết. Điều đó thật tốt bởi
cuối cùng nó mang lại cho bạn niềm hỉ lạc to lớn. Đó là một điều
vui thích. Hãy nghĩ: “Điều này giúp tôi
thực hành nhẫn nhục,
con đường đi tới
giác ngộ.” Sau khi phát triển
Bồ đề tâm, bạn có sáu
toàn thiện (
sáu ba la mật) để
thực hành. Điều tôi đang nói là
nhẫn nhục ba la mật. Nhờ
thực hành nhẫn nhục với những người đó, bạn
giảm bớt sự
sân hận, và sau một
thời gian thì thậm chí
sân hận không còn
xuất hiện, hay nó chỉ kéo dài một quãng
thời gian ngắn, nhờ bạn đã
tu hành tâm
nhẫn nhục. Khi đó, bạn chẳng bao giờ
nổi giận với bất kỳ ai, dù họ đối xử với bạn ra sao. Nếu bạn không
nổi giận thì bạn sẽ không làm
tổn hại ai bằng thân, ngữ, hay tâm bạn. Việc không làm
tổn hại đó là sự
an bình và
hạnh phúc mà bạn có thể hiến tặng cho những người khác từ đời này sang đời khác.
Thực hành nhẫn nhục có thêm một
lợi lạc nữa là bạn có thể mang lại rất nhiều
an bình và
hạnh phúc cho
tâm hồn và
cuộc đời của riêng bạn và của
gia đình, láng giềng, xứ sở của bạn và
toàn thể thế giới – từ đời này sang đời khác.
Toàn bộ hạnh phúc này đến từ việc
thực hành nhẫn nhục. Bạn có thể hiến tặng
toàn bộ hạnh phúc này cho
vô lượng chúng sinh do
thiện tâm của
gia đình, con cái bạn, dịch vụ chăm sóc trẻ em, quan tòa v.v.. – tất cả những người đã
đổ lỗi cho bạn và đưa bạn vào tù. Bằng cách
thực hành nhẫn nhục với họ, bạn có thể hiến tặng tất cả sự
an bình và
hạnh phúc này cho rất nhiều
chúng sinh.
An bình và
hạnh phúc này thực sự đến từ họ, từ
lòng tốt của họ, vì thế
một lần nữa họ
quý báu khó thể tin nổi. Để
thực hành, bạn có thể
sử dụng những cách thức họ đã đối xử với bạn,
đổ lỗi cho bạn,
thao túng bạn, và đưa bạn vào tù. Hãy
sử dụng những cách thức ấy để
hoàn tất nhẫn nhục ba la mật và theo cách đó hãy
thành tựu sự
toàn giác. Khi ấy, bạn có thể đưa
vô lượng chúng sinh trong các
cõi địa ngục,
ngạ quỷ,
súc sinh, người, trời và
a tu la đến sự
giác ngộ. Nếu bạn không
thực hành nhẫn nhục với họ,
sân hận phát khởi, và khi đó mọi
thái độ phiền não, náo động,
tiêu cực xuất hiện với họ, và rồi thì bạn phạm nhiều hành động
tiêu cực. Những người đó có thể
trở thành những vị Thầy
thiết thực cho bạn về sự
nhẫn nhục. Đây là cách thức khác để
suy tưởng về
lòng tốt của họ và việc họ
quý báu ra sao.
Phương pháp khác có thể giúp cho bạn cảm nhận
lòng bi mẫn hay
nhẫn nhục được
giải thích trong lamrim là: Nếu có ai đánh bạn bằng một chiếc gậy, bạn đừng giận cây gậy. Cây gậy do người ấy
sử dụng không có
tư tưởng làm hại bạn. Nó không có sự chọn lựa.
Tương tự như thế, người ấy không có sự chọn lựa, họ
hoàn toàn bị những
phiền não kiểm soát. Vì thế, họ chỉ là một đối tượng của
lòng bi mẫn. Họ
quá sức đau khổ,
hoàn toàn bị những
mê lầm của họ khống chế và sai sử như một kẻ
nô lệ. Đây là một kỹ thuật để
thực hành nhẫn nhục và phát triển
lòng bi mẫn.
Tư tưởng Ái-Ngã Tai hại Thiền định hữu hiệu nhất là nhớ tới
bức tranh vĩ đại. Nếu bạn yêu quý cái “tôi,” điều đó gây cho bạn những
đau khổ không mong muốn. Nó mở ra cánh cửa dẫn tới mọi
vấn đề và
chướng ngại, không chỉ trong
cuộc đời này, mà từ đời này sang đời khác, bằng cách
luân hồi trong sáu cõi và
kinh nghiệm những
đại dương đau khổ mà bạn đã
kinh nghiệm từ những
tái sinh tự
vô thủy cho tới ngày nay. Nếu bạn
tiếp tục yêu quý cái “tôi” ấy, bạn sẽ phải
kinh nghiệm nỗi khổ
vô cùng tận của
sinh tử. Bạn sẽ không thể
thành tựu giác ngộ,
giải thoát,
hạnh phúc của những
đời sau, hay thậm
chí hạnh phúc của đời này. Việc yêu quý cái “tôi” không chỉ làm hại bạn từ những
tái sinh tự
vô thủy và sẽ không ngừng gây
tổn hại cho bạn trong tương lai, mà còn làm
tổn hại cho
vô lượng chúng sinh từ đời này sang đời khác.
Hãy
nghĩ tưởng về
thái độ ích kỷ của bạn nguy hiểm ra sao đối với
vô lượng chúng sinh. Cũng giống như bạn, ai cũng mong muốn
hạnh phúc và không ước muốn
đau khổ. Không có gì khủng khiếp hơn
tư tưởng ích kỷ đó. Nó
tai họa hơn mọi quả bom trong
thế giới. Những trái bom không mang lại
tai họa từ
sinh tử vô thủy và chúng không
liên tục làm hại bạn. Cho dù bạn bị căng phồng lên bởi một quả bom, tất cả những gì nó làm là tách lìa
tâm thức bạn ra khỏi thân xác, nhưng nếu bạn đã
thực hành Pháp trong đời này và đã tích tập rất nhiều
công đức, thì cho dù bị một quả bom nguyên tử giết hại, bạn sẽ nhận được một
tái sinh tốt lành trong đời sau của bạn – là một
con người hay trong một
cõi Tịnh độ.
Tương tự như thế, nếu bạn chết vì bệnh ung thư; bởi đã
thực hành Bồ đề tâm, bạn sẽ có một
tái sinh tốt đẹp. Nhưng
tư tưởng ái-ngã thì tại hại hơn tất cả 404 bệnh tật trong
thế giới này, kể cả bệnh ung thư, bệnh AIDS, v.v.. Những bệnh tật này chẳng là gì cả nếu
so sánh với
tư tưởng ái-ngã. Chúng chỉ tách rời
tâm thức ra khỏi thân xác. Chúng không làm hại những
đời sau của bạn và không dẫn tới những cõi thấp, nhưng
thái độ và
tư tưởng ích kỷ thì làm những điều đó.
Trái lại, việc yêu quý ngay cả một người khác hay một con côn trùng và muốn họ được
hạnh phúc sẽ mở ra cánh cửa dẫn tới mọi
hạnh phúc:
hạnh phúc và sự
an bình của bạn
trong đời sống hàng ngày và vào lúc chết,
hạnh phúc trong những
đời sau,
sự giải thoát, và
giác ngộ.
Cuối cùng thì
tư tưởng muốn mang lại
hạnh phúc cho ngay cả một
chúng sinh sẽ là
nguyên nhân cho
vô số chúng sinh kinh nghiệm mọi
hạnh phúc cho tới sự
giác ngộ. Cho dù bạn không có
chứng ngộ thực sự về
Bồ đề tâm,
tư tưởng đơn thuần mang lại
hạnh phúc cho một con côn trùng hay một
con người cuối cùng sẽ tạo nên rất nhiều
lợi lạc và
hạnh phúc cho
vô lượng chúng sinh.
Đập vỡ Tập quán của sự Tham luyến Trong thư, bạn đã đề cập tới tập quán và biết bao
rắc rối do nó gây ra.
Giáo lý có nhắc tới một câu
tục ngữ: Nếu bạn đổ mật ong trên một cây ớt, điều đó sẽ chẳng làm ớt ngọt. Giống như thế,
tham muốn tính dục là một tập
quán không bắt đầu
trong đời này. Nó
xuất phát từ những đời
quá khứ. Nó không có lúc bắt đầu. Bạn đã có trong tâm tập quán
tham muốn đối với người khác phái và khoái lạc xác thịt nói chung suốt trong những
tái sinh từ
vô thủy của bạn. Bạn
cần phải hiểu rõ tập quán
tham luyến có
sức mạnh khó tin ra sao, là điều bạn đã có từ
vô thủy do bởi những
nguyên nhân và
điều kiện (duyên). Một dấu vết được để lại trong dòng
tương tục của
tâm thức bạn mỗi khi bạn có
tham muốn sẽ gieo trồng một
hạt giống. Để nó
xuất hiện, phải có những
điều kiện của sự
tham muốn, đối tượng –
thân thể của người khác phái, và v.v.. Đó là một
hiện tượng có
tính chất nhân quả,
xuất hiện từ những dấu vết của những
tham muốn tính dục trong
quá khứ.
Bởi tất cả
chúng sinh đều có
Phật tánh, họ
hoàn toàn có thể
thoát khỏi sự
tham luyến.
Tham luyến có thể được
giải trừ. Đó là bởi những dấu vết có thể được
hoàn toàn giải trừ bằng cách
sử dụng những phương thuốc,
đặc biệt là
trí tuệ trực
tiếp nhận thức
tánh Không. Bởi dấu vết đó không là một
hiện tượng thường hằng mà là một
hiện tượng có
tính chất nhân quả, nó có thể
biến đổi bởi những
nguyên nhân và
điều kiện (duyên), bằng
phương tiện của
con đường,
đặc biệt là
trí tuệ chứng ngộ tánh Không. Không còn
nghi ngờ gì nữa, sự
tham luyến đó có thể được
giải trừ, bởi nó là một
hiện tượng có
tính chất nhân quả, một sự duyên-sinh. Nếu nó
độc lập, nó không thể bị tiệt trừ, nhưng bởi nó
phụ thuộc nên nó có thể bị
giải trừ bởi những nhân và duyên: phương thuốc,
con đường.
Sự Tham luyến và Tánh Không Không chỉ sự
tham luyến, mà ngay cả dấu vết
tiêu cực vi tế phóng chiếu cái thấy
vi tế nhị nguyên cũng có thể được
giải trừ. Mặc dù mọi sự
hiện hữu chỉ
đơn thuần do
tâm thức quy gán, dấu vết
tiêu cực vi tế phóng chiếu sự
hiện hữu thực sự
ngay sau khi tâm quy gán.
Tâm thức phóng chiếu sự
hiện hữu nội tại trên bất kỳ những gì nó
tri giác, nó
trang hoàng sự
hiện hữu nội tại trên mọi sự, khiến mọi sự dường như thực có. Nếu bạn hỏi: “Tôi đang làm gì?” bạn
trả lời: “Tôi đang ngồi,” hay “tôi đang
trò chuyện, tôi đang
thiền định, đang ngủ, đang ăn,” mọi sự. Sự quy gán xảy ra như thế nào?
Trước tiên,
tâm thức nhận ra các uẩn và những hành động nào các uẩn đang
thực hiện.
Ví dụ như uẩn của thân (
sắc uẩn) đang
thực hiện hành động ngồi, tâm đang
thực hiện hành động
thiền định, thân đang
thực hiện hành động
trò chuyện, hay tâm đang ngủ.
Trước tiên tâm
nhận thức những hành động này và sau đó,
tùy theo hoạt động mà các uẩn đang
thực hiện,
tâm thức hình thành nhãn hiệu “tôi đang làm điều này hay điều nọ.” Kế đó có sự phóng chiếu, sự
trang hoàng được
thực hiện bởi dấu vết
tiêu cực vi tế của sự
hiện hữu nội tại,
chân thực. Mặc dù nó chỉ
đơn thuần do
tâm thức quy gán, trong giây thứ hai của sự
tri giác đối tượng không
xuất hiện như
đơn thuần được
tâm thức quy gán; nó
xuất hiện như không đơn thuần bị
tâm thức quy gán, mà là cái gì thực có trong
ý nghĩa của việc
hiện hữu tự khía cạnh riêng của nó.
Cũng thế, một cái “tôi” thực sự
xuất hiện – cái “tôi” thực sự đang ngồi,
trò chuyện, ngủ,
thiền định. Mỗi hành động như thế chỉ
đơn thuần do
tâm thức quy gán, nhưng ngay sau sự quy gán
đơn thuần,
tâm thức lập tức trang hoàng hay phóng chiếu sự
hiện hữu chân thực và hành động đó
xuất hiện như thực có. Nó làm cho hành động thực có trong
ý nghĩa của sự
hiện hữu từ khía cạnh riêng của nó. Đối với mọi
hiện tượng thì cũng giống như thế: đối với mỗi một trong
năm uẩn, các
giác quan, các đối tượng của các
giác quan, v.v.. Mọi sự
xuất hiện như thực có
do bởi dấu vết
tiêu cực vi tế.
Trong
thực tế, cái “tôi” trống không, các uẩn trống không, các
giác quan và đối tượng của
giác quan hoàn toàn trống không. Chúng không có một nguyên tử (
vi trần) nhỏ bé nhất nào thực sự
hiện hữu. Mọi sự
xuất hiện của
hiện hữu chân thực được phóng chiếu là
sai lầm,
hoàn toàn là những
ảo giác và không-hiện hữu.
Tánh Không này là
bản tánh tối hậu của mọi
hiện tượng. Những dấu vết
tiêu cực vi tế nhất phóng chiếu mọi
hiện tượng này có thể
hoàn toàn bị
giải trừ bởi
trí tuệ trực tiếp
tri giác tánh Không với sự hỗ trợ của
Bồ đề tâm, bằng cách
hoàn thiện mọi
công đức của
trí tuệ và
công đức của
đức hạnh.
Nhờ có
Phật tánh, điều này có thể
thực hiện được, nhờ đó ta có thể
chấm dứt tánh
tham luyến và
nguyên nhân của nó, dấu vết
tiêu cực vi tế. Đây là cách mọi
đau khổ xuất phát từ sự
mê lầm và nghiệp có thể
chấm dứt. Sự
chấm dứt thực sự có thể được
thành tựu nhờ có
con đường chân chính.
Đức Phật đã giảng dạy
con đường trong các
Kinh điển, và vẫn còn nhiều
Đạo sư vĩ đại đã thảnh tựu sự
chấm dứt này trong tâm các ngài.
Chúng ta có thể học tập
kinh nghiệm của các ngài. Đây là cách
chúng ta có thể
giải trừ các
phiền não và
được giải thoát vĩnh viễn khỏi mọi
đau khổ và những
nguyên nhân của chúng.
Bạn nên thấu hiểu
sâu xa tận
đáy lòng rằng
tham luyến là một tập quán từ những
tái sinh tự
vô thủy, vì thế nó không phải là điều dễ
giải trừ. Bạn phải
tiếp tục thực hành các
thiền định lamrim, là những cách
đối trị cho
tham luyến. Bạn cần bắt đầu với sự
từ bỏ tham luyến đối với những
lạc thú của
cuộc đời này và của
toàn bộ sinh tử. Khi ấy bạn có thể
đi vào con đường. Không có
Bồ đề tâm, bạn sẽ
đi vào con đường Tiểu thừa, nhưng nếu bạn phát triển lòng
đại bi, bạn có thể phát triển
Bồ đề tâm và
đi vào con đường Đại thừa, vì thế bạn có thể
giải trừ những
ô nhiễm thô và tế. Nếu bạn
thực hành Tantra (
Mật điển) bạn có thể
giải trừ mọi
ô nhiễm đó trong
một đời, ngay cả với những Tantra thấp.
Dĩ nhiên là nếu bạn
thực hành Tantra
du già tối thượng thì mọi điều này có thể xảy ra trong
một đời người ngắn ngủi trong
thời đại suy hoại này.
Đây là điều bạn nên
nghĩ tưởng: “Tôi phải
thực hiện điều đó.
Nếu không trong đời này thì
trong đời sau, cho dù mất hàng trăm hay hàng ngàn đời, thậm chí hàng nhiều kiếp. Tôi phải đặt mọi
nỗ lực của tôi vào việc phát triển tâm tôi trong
con đường.” Tận
đáy lòng bạn sẽ có
quyết định mạnh mẽ này rằng cho dù mất nhiều kiếp, tôi sẽ
thực hiện điều đó. Cho dù có khó khăn tới đâu, cho dù
lâu dài tới đâu chăng nữa, tôi sẽ
thực hiện điều đó. Tại sao? Bởi nếu tôi không làm điều đó, tôi sẽ phải
đau khổ trong
sinh tử không có lúc
chấm dứt, như nó không có lúc bắt đầu. Không
thực hiện điều này bạn làm cho nỗi khổ của bạn trong
sinh tử kéo dài không có lúc
chấm dứt. Điều đó
hoàn toàn điên khùng. Đây là điều
điên khùng nhất,
ngu xuẩn nhất,
vô minh nhất. Không có gì
vô minh hơn điều đó, không có gì
ngu xuẩn hơn điều đó.
Và
đặc biệt là bạn sẽ không thể
giải thoát những người khác, cứu giúp người khác,
vô số chúng sinh mà từ họ bạn đã thọ nhận mọi
hạnh phúc trong
quá khứ trong
vô số tái sinh,
hạnh phúc của bạn trong
hiện tại,
hạnh phúc trong tương lai,
sự giải thoát, và
giác ngộ. Mọi sự đến từ họ, ngay cả những niềm vui nhỏ bé trong một
giấc mộng. Chính từ họ mà bạn nhận lãnh mọi điều này, vì thế họ là những người
quý báu nhất,
tốt lành nhất.
Mục đích của việc có thân người
quý báu này là làm
lợi ích chúng sinh.
Trước tiên, nó khiến cho những người khác có được
hạnh phúc trong đời này. Quan trọng hơn điều đó là nó mang lại
hạnh phúc trong tất cả những
đời sau. Còn quan trọng hơn nữa là nó
giải thoát họ khỏi mọi
đau khổ và những
nguyên nhân của nó: những
phiền não và nghiệp. Thậm chí còn quan trọng hơn nữa là nó đưa
chúng sinh tới sự
toàn giác, sự ngừng dứt mọi
lỗi lầm của tâm và sự
thành tựu mọi
chứng ngộ. Đây là
mục đích của
cuộc đời chúng ta. Đây là
lý do để ta
tiêu dùng rất nhiều
tiền của để sống còn mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút; để có nơi trú ẩn,
thực phẩm,
y phục, thuốc men – để đưa
chúng sinh tới sự
toàn giác. Ngoài việc
hoạt động cho người khác, mọi
mục đích nào khác đều không phải là
ý nghĩa của
cuộc đời.
Đối với những người bạn
sân hận, sau một
thời gian, cho dù không
thiền định nào được
thực hiện như một phương thuốc, người đó không còn là đối tượng của sự
sân hận của bạn.
Tương tự như thế, với đối tượng của sự
tham luyến, người đó không luôn luôn là đối tượng
tham luyến của bạn; nó
biến đổi. Điều này xảy ra thậm chi đối với những người không bao giờ nhận lãnh các
giáo lý về
thiền định. Vì thế, bạn có thể thấy rằng đó là một sự duyên-sinh. Nó không phải là cái gì
thường hằng hay là điều bạn không thể làm điều gì đó để thay đổi. Vì thế,
chắc chắn là với
thiền định về các
giáo lý bạn đã nhận được, bạn có thể ngưng lại việc
tham luyến vào đối tượng đó. Vì thế, khi bạn đạt tới
con đường của cái thấy (kiến),
con đường thiền định, và v.v.., với
trí tuệ trực tiếp
tri giác tánh Không,
chắc chắn là các
phiền não của bạn sẽ ngừng dứt. Việc
thể nhập con đường của cái thấy
giải trừ những
phiền não thuộc
tri thức (
sở tri chướng), sau đó
sự thể nhập
con đường thiền định chấm dứt những
phiền não bẩm sinh.
Bạn bị tham luyến tính dục vào điều gì? Khi bạn có sự
tham luyến với người nào đó hay thân xác họ,
chúng ta hãy phân tích xem điều này xảy ra thế nào. Trước hết bạn dính mắc bởi sự
tham luyến thân xác họ.
Dĩ nhiên là không luôn luôn
nhất thiết là thân xác. Đôi khi bạn bị dính mắc vì giọng nói, một giọng hát, hay bởi sự
hiểu biết hay
trí thông minh của họ. Đôi khi bạn bị dính mắc vào
con người, nhưng không phải thân xác – dính mắc vào
của cải, nhân cách, mùi hương, khả năng hóm hỉnh v.v.. của họ. Tôi đang
đặc biệt thảo luận trong mối
liên quan với
vấn đề mà bạn có. Đây là
lý do tại sao tôi đang bàn về sự
tham luyến thân xác.
Nếu bạn đi sâu một chút dưới làn da thì chẳng có gì để
tham luyến. Nếu bạn nhìn làn da dưới một kính hiển vi bạn sẽ thấy nó khác hẳn khi bạn không nhìn bằng kính hiển vi. Bạn sẽ thấy nhiều lỗ chân lông, và các tế bào da trông như những ngọn núi. Không có làn da
hiện hữu thực sự. Nó chỉ là một tập hợp của những tế bào và các nguyên tử. Trước hết bạn thấy làn da
đẹp đẽ hay thế này thế kia.
Tuy nhiên, không có gì là
đẹp đẽ từ khía cạnh của đối tượng, thậm chí một nguyên tử mỏng manh cũng không có. Cách bạn nhìn làn da thì
tùy thuộc vào cái thấy của bạn. Nó
xuất phát từ tâm thức
của riêng bạn. Nó là sự phóng chiếu của
tâm thức của riêng bạn.
Nếu bạn tách rời lớp da khỏi
thân thể và để nó sang một bên thì bất
thình lình nó không là cái gì để
tham luyến. Bạn không
tham luyến vào làn da. Không có da thì không có cách nào để
tham luyến vào phần còn lại của
thân thể. Không có da thì thật
tồi tệ đến không ngờ nổi. Ngay cả khi bạn nhìn thấy một chút máu chảy ra từ
thân thể của người nào đó, bạn đã hoảng sợ.
Chắc chắn là không có sự
tham luyến vào máu. Điều này giúp cho ta một vài
ý niệm rằng, từ khía cạnh của đối tượng, không có gì để
tham luyến. Việc
nghĩ tưởng rằng: “Vật này
tuyệt đẹp, đó là vật đáng để tham luyến” đến
từ tâm bạn. Nó là một phóng chiếu
từ tâm thức
của riêng bạn.
Một ví dụ khác là nếu bạn nhìn thấy một
thân thể “hấp dẫn” nhưng ngửi thấy mùi phân của nó, bạn sẽ không
tham luyến vào
thân thể ấy. Nếu một
thân thể trẻ trung
tuyệt đẹp tương tự như thế
có mùi hôi thối, mặc dù
hình dáng vẫn thế - kiểu tóc, dáng mũi, đôi má và làn môi vẫn
tương tự như thế, nhưng nếu nó
có mùi hôi thối, như khi nó già cỗi và nhăn nhúm, bạn sẽ không
tham luyến vào
thân thể đó. Đây là lý lẽ
chứng minh rằng chẳng có gì để
tham luyến từ khía cạnh riêng của thân xác.
Sau đó có sự
tham luyến vào bộ phận của người khác phái. Điều này là
do bởi những dấu vết từ những đời
quá khứ còn lưu lại trong
tâm thức do bởi sự
tham luyến vào người khác phái.
Dĩ nhiên là không luôn luôn
nhất thiết là giới tính đối nghịch, đây chỉ là một
giải thích tổng quát.
Một lần nữa, chẳng có chút gì từ khía cạnh riêng của nó để lôi kéo sự
tham luyến. Nó
xuất phát từ sự
tham luyến vào người khác phái trong những đời
quá khứ đã để lại dấu vết trong
tâm thức. Có rất nhiều dấu vết, giống như một máy quay phim ghi lại những dấu vết trên một cuộn phim khổng lồ. Đó là một ví dụ về những dấu vết trên
tâm thức. Sự
tương tục của tâm thì giống như một cuộn phim từ những
tái sinh tự
vô thủy,
trải qua rất nhiều đời, do
tham luyến nên có rất nhiều dấu vết được ghi lại trên đó. Điều đó giống như những con gà con và quả trứng. Do những dấu vết trong
quá khứ sự
tham luyến xuất hiện. Bạn nhìn thấy một người khác phái, sau đó bạn phóng chiếu vào đối tượng đó. Dấu vết đó
hiển lộ, vì thế khi nhìn một vật nào đó
hấp dẫn, sự
tham luyến xuất hiện đối với đối tượng đó. Nó
hoàn toàn là một tạo tác của
tâm thức,
sự tạo tác của tâm
của riêng bạn. Không có điều gì từ khía cạnh riêng của nó. Nó
xuất hiện từ dấu vết
tiêu cực còn lại bởi sự
tham luyến trong
quá khứ. Cũng giống như cái thấy của nghiệp của bạn. Điều bạn
tham luyến chỉ là cái thấy theo nghiệp
của riêng bạn, là điều bạn
nghĩ tưởng. Bạn bị
tham luyến vớ những gì tâm bạn quy gán và nhãn hiệu đó
xuất hiện với bạn và bạn trở nên
tham luyến vào nó. Bạn bị
tham luyến vào cái thấy
của riêng bạn, nhưng bạn
hoàn toàn tin rằng bạn chẳng có gì để làm, tin rằng chẳng có gì đến
từ tâm bạn, tin rằng cái thấy ấy
hoàn toàn đến từ khía cạnh riêng của nó. Đây
hoàn toàn là một
ảo giác. Cũng
tương tự như thế với phần còn lại của
thân thể. Nếu bạn nghĩ rằng tóc của họ thật đẹp, hay chiếc mũi, bộ ria hay lông mi của họ, thì đó chỉ là sự phóng chiếu
của riêng bạn.
Lúc này bạn là một người nam với một dương vật nhưng ở
một đời khác, khi bạn là một
phụ nữ, cái thấy theo nghiệp của bạn khiến cho điều bạn
tham luyến là bộ phận của người đàn ông. Cái thấy của bạn thay đổi. Tôi đang đưa ra một
giải thích tổng quát và không
bao gồm những người đồng tính nữ (lesbian) hay những người đồng tính nam (gay). Nhưng một khi bạn
hiểu rõ lý lẽ này, về cơ bản thì tất cả đều như nhau dù nói đến những người thích giao phối với người khác giới, những đồng tính nam hay đồng tính nữ. Điều này chỉ để hiểu rằng không có gì đến từ khía cạnh riêng của nó. Ví dụ như khi một người không phải là đồng tính nữ hay đồng tính nam thì sẽ không có sự
hấp dẫn đó, nhưng sau này, người ấy
trở thành đồng tính nam hay đồng tính nữ thì họ sẽ có một cái nhìn trước đây họ không có – là tâm phóng chiếu của họ về những gì họ
tham luyến.
Nếu bạn có thể, hãy phát triển sự
chán ngán mạnh mẽ đối với
phụ nữ (
tham muốn tính dục đối với
phụ nữ) bằng cách
nghĩ tưởng về những
vấn đề họ gây ra
trong đời bạn. Điều này khiến cho bạn được
tái sinh làm một người nam, có sự
từ bỏ lạc thú tính dục, và
trở thành một
tu sĩ trong đời sau của bạn.
Đức Padmasambhava đề cập trong bản văn Ban Lời Chỉ dạy: “Phụ nữ là nền tảng của
sinh tử,
ba cõi thấp,
chướng ngại ngăn chặn cánh cửa dẫn tới
giải thoát, và
nguyên nhân và
điều kiện (duyên) của năm độc và những
mê lầm.” Đây là
lời khuyên của Đức Padmasambhava để những người đàn ông
nghĩ tưởng nhằm
mục đích kiểm soát sự
tham luyến và
chấm dứt những tập quán
tiêu cực của họ. Theo
quan điểm của đàn ông thì đó là cách
đối trị cho sự
tham luyến. Nó cũng có thể được nhìn theo
quan điểm của
phụ nữ nhờ
suy nghĩ về cách
kiểm soát sự
tham luyến đối với đàn ông bằng
sự quán chiếu về mọi
vấn đề và những khó khăn.
Sự
tham luyến và
hấp dẫn có rất nhiều điều để làm đối với khuôn mặt. Một khuôn mặt
hiện hữu thực sự hay nội tại
xuất hiện, một khuôn mặt không
đơn thuần được
tâm thức quy gán. Bạn có cái nhìn này được phóng chiếu từ những dấu vết
tiêu cực của bạn để lại do sự
vô minh trong
quá khứ, và sự phóng chiếu này cường điệu hóa một kiểu tóc đẹp, cái mũi, gò má
tuyệt đẹp, v.v.., sau đó bạn
diễn dịch và quy
gán cho khuôn mặt là “đẹp.” Đó là sự cường điệu hóa vẻ đẹp và sau đó
tham luyến xuất hiện với
niềm tin rằng “cái này đẹp.”
Tâm thức không
chỉ quy gán “đẹp” nhưng nó
tin tưởng khuôn mặt đó đẹp, và khi đó
tham luyến xuất hiện. Sự
tham luyến dính mắc vào
hình tướng của khuôn mặt và
thân thể đẹp và khi đó khó xa rời nó và nó
trở thành một
vấn đề cho
tâm thức bạn. Trước khi
tham luyến xuất hiện bạn không có
vấn đề đó. Các
cơ quan sinh dục không gây quá nhiều
tham luyến.
Tham luyến bắt đầu với khuôn mặt, và sau đó khuôn mặt ấy, một phóng chiếu của tâm bạn, trở nên
hết sức quan trọng đối với bạn.
Có hai
vấn đề: những dấu vết để lại do
vô minh và những dấu vết để lại do
tham luyến.
Thân thể mà bạn nhìn thấy, bạn ôm giữ
như thật có và bám níu vào như dầu trên trang giấy
do bởi sự
tham luyến thật khó tách lìa. Điều này đến từ việc bạn ôm giữ
ảo giác của riêng bạn và những phóng chiếu bị
tâm thức của bạn cường điệu hóa. Đối tượng mà bạn
tham luyến là vật gì
hấp dẫn, khiến cho tâm
vô minh của bạn ôm giữ
như thật có và không
đơn thuần là bị quy gán, thì không
hiện hữu. Nhưng bạn bị
tham luyến và bị thu hút vào xác thân của người đó, giống như dầu trong vải, bởi bạn thấy thân xác đó
tuyệt đẹp.
Vấn đề khác là
tâm thức không
thỏa mãn. Bạn không
thỏa mãn với
lạc thú và
cảm giác mà bạn có trước đây, vì thế bạn mong muốn thêm nữa hay muốn
lạc thú mạnh mẽ hơn và muốn lập lại những gì trước đây bạn đã
kinh nghiệm. Khi đó,
một lần nữa, bạn không
thỏa mãn. Bạn ước muốn thêm nữa. Đó là sự
mong chờ lạc thú sẽ mang lại sự
thỏa mãn, nhưng điều đó không bao giờ xảy ra. Hàng nhiều năm, nhiều tháng, nhiều tuần, nhiều ngày, thậm chí trong 24 giờ, chẳng bao giờ bạn được
thỏa mãn. Ngay cả trong một tỉ năm bạn cũng chẳng bao giờ
thỏa mãn. Bạn
tìm kiếm lạc thú khác,
lạc thú mạnh mẽ hơn sẽ mang lại sự
thỏa mãn. Nhưng
lạc thú ấy chẳng càng lúc càng mãnh liệt hơn được. Bạn vẫn
tiếp tục làm điều này trong nhiều giờ, nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí trong 100 năm.
Trường hợp khác để khảo sát là khi, vào
lúc đầu, bạn không
tham luyến thân xác của người nào đó. Sau đó một
thời gian người ấy rất tử tế đối với bạn, tặng bạn rất nhiều quà và các đồ vật, bất kỳ điều gì bạn muốn. Họ rất tử tế với bạn. Sau đó, mặc dù trước đó không có sự
tham luyến,
thình lình quan điểm của bạn thay đổi. Bây giờ họ có vẻ rất
hấp dẫn. Họ
trở thành một đối tượng của sự
tham luyến. Cái nhìn của bạn về người đó
hoàn toàn thay đổi đối với trước đó. Tâm bạn cường điệu hóa những phẩm tính
tốt đẹp của họ đến nỗi giờ đây bạn bị
tham luyến vào người đó và khó có thể rời xa họ.
Tư tưởng xa cách thì cực kỳ
đau khổ. Sau đó
tham muốn dẫn tới
hành vi tà dâm và
thực hiện những hành động
tiêu cực khác nhau. Giống như
Lạt ma Yeshe thường nói, khi một người
bình thường làm tình, hành động đó chẳng có
trí tuệ hay
lòng bi mẫn gì hết.
Động lực của hành động đó chỉ là
tư tưởng ái-ngã và
lạc thú cho
bản thân. Nếu
động lực của bạn không
tốt lành, hành động sẽ
bất thiện và tạo ra sự
tái sinh trong những cõi thấp và nỗi khổ ở đó trong một
thời gian dài dằng dặc. Như
Lạt ma đã nói, không có sự
kiềm chế hay
trí tuệ trong hành động tính giao và
tâm thức hoàn toàn bất giác và
mê lầm. Điều
Lạt ma muốn nói về “trí tuệ” là
trí tuệ Pháp,
đặc biệt là
trí tuệ chứng ngộ tánh Không.
Những Trường hợp Đặc biệt Dĩ nhiên là có những
trường hợp đặc biệt chẳng hạn như những
Bồ Tát quả cảm có
lòng bi mẫn và
Bồ đề tâm yêu thương những người khác. Chư vị
Bồ Tát đó là những người
hoàn toàn từ bỏ, đã
từ bỏ cái “tôi,” và không có
tư tưởng tìm kiếm hạnh phúc cho
bản thân, ngay cả trong một giây phút. Các ngài chỉ có
tư tưởng mạnh mẽ là
yêu thương người khác và
trí tuệ làm
lợi lạc cho rất nhiều
chúng sinh. Có những
Bồ Tát là những
Chuyển Luân Thánh Vương, các ngài có hàng ngàn bà vợ và con cái, điều đó
hoàn toàn khác biệt. Với
động lực thanh tịnh này được
dựa trên lòng bi mẫn và
trí tuệ dũng mãnh, các ngài đã làm
lợi lạc to lớn cho
chúng sinh khi làm những điều này. Các ngài không nghĩ về hành
động vật lý, hành động tính giao, mà chỉ nghĩ về
việc làm thế nào mang lại
lợi lạc cho
chúng sinh. Các ngài không tạo nghiệp
tiêu cực mà đúng hơn, tạo
đức hạnh và hành động là một
phương tiện mãnh liệt để tịnh hóa nghiệp trong nhiều kiếp và tạo lập những
công đức rộng lớn và một
nguyên nhân nhanh chóng để
đạt được giác ngộ.
Khi
Đức Phật Di Lặc là một
tu sĩ Bồ Tát, có một cô gái sắp tự tử bởi không tìm được một người chồng. Ngài
cảm thấy một
lòng bi mẫn không thể tin nổi đối với cô khiến ngài
từ bỏ đời sống tu sĩ để sống với cô trong một ít năm. Điều này khiến ngài giảm đi được 40.000 năm trong
sinh tử và tiến gần hơn tới sự
giác ngộ.
Dĩ nhiên là bạn chỉ có thể làm điều
tương tự như thế sau khi bạn đã
thành tựu chứng ngộ Bồ đề tâm và không có
tư tưởng tìm cầu
hạnh phúc cho
bản thân dù chỉ một giây phút. Trước đó bạn phải
chứng ngộ sự
từ bỏ khiến bạn nhìn thấy
toàn thể sinh tử, kể cả những vị trời thuộc
dục giới, những vị trời trong
sắc giới, và những vị trời trong
vô sắc giới chỉ có
bản chất là
đau khổ, trong cùng cách thế như hiện nay bạn nhìn thấy các
chúng sinh địa ngục là
đau khổ. Bạn không bị
lôi cuốn vào những
lạc thú sinh tử dù chỉ một giây, ngay cả trong những
giấc mộng. Bạn nhìn
toàn bộ sinh tử như ở trong biển lửa. Đây là sự
chứng ngộ nền tảng trước khi có
Bồ đề tâm.
Cũng thế, khi
thực hành Tantra
du già tối thượng, vị phối ngẫu được
sử dụng với một
tâm thức vô cùng bi mẫn đối với tất cả
chúng sinh và
Bồ đề tâm được
kết hợp với tâm tập trung vào
trí tuệ của
tánh Không. Tâm ở trong một
trạng thái thuần tịnh. Không gợn chút
tư tưởng nào về việc dùng
thực hành phối ngẫu cho
lạc thú của riêng mình, mà chỉ
vì lợi ích của
chúng sinh. Hỉ lạc được
kinh nghiệm trong lúc
thiền định được dùng để
thiền định về
tánh Không, sự không có
hiện hữu nội tại của
bản thân, vị phối ngẫu, tự thân hỉ lạc, và v.v.. và không có sự cực khoái không được
kiềm chế bởi hỉ lạc được
kinh nghiệm với sự
kiểm soát của
tâm thức và
sự thiền định về
tánh Không. Vì thế,
thực hành là một phương thuốc cho sự
tham luyến vào
lạc thú tầm thường và là một
nguyên nhân hữu hiệu, mau chóng để
thành Phật.
Trong
một đời quá khứ,
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một vị thuyền trưởng
Bồ Tát, biết rằng có một người sắp giết 500
thương gia đang ở trên con tàu. Vị
Bồ Tát cảm thấy một
lòng bi mẫn không thể
chịu đựng nổi đối với người sắp giết chết tất cả những người này, vì thế ngài
hy sinh bản thân,
chấp nhận sinh trong
địa ngục để cứu người này khỏi phạm quá nhiều
ác nghiệp. Ngài đã tạo
nguyên nhân bị sinh trong các
địa ngục bằng cách giết chết người đó với trái tim
dũng cảm phi thường của
lòng bi mẫn. Hành động
thanh tịnh này khiến ngài
giảm bớt được 100.000 kiếp trong
sinh tử, có nghĩa là nhờ
năng lực của
lòng bi mẫn phi thường của ngài, ngài đã tiến gần thêm tới sự
giác ngộ rất nhiều năm.
Lý do khiến tôi kể lại cho bạn những
câu chuyện này là để
giải thích rằng những hành động được
thực hiện với
Bồ đề tâm nồng nàn
dũng cảm phi thường và
lòng bi mẫn mãnh liệt này, những hành động thường là ba điều
bất thiện của thân:
sát sinh,
trộm cắp, và
tà dâm; và bốn điều
bất thiện của ngữ:
nói dối, nói gây chia rẽ,
lời nói cục cằn, và nói những điều
vô ích – những hành động này
trở thành tốt lành khi được
thực hiện với một
động lực thanh tịnh. Các ngài không tạo nghiệp
tiêu cực do bởi lòng bi mẫn mãnh liệt thật đáng
kinh ngạc của các ngài đối với
chúng sinh.
Có những yogi (
hành giả) có những
thành tựu của giai đoạn
toàn thiện trên
con đường: tịnh quang,
huyễn thân, và
trạng thái hợp nhất.
Động lực của những
Bồ Tát cực kỳ cao cấp như thế, là những người
thực hành với mẹ
trí tuệ, một yogini (nữ
hành giả)
thực hành con đường hợp nhất với một
nam hành giả, được đặt nền trên sự
từ bỏ khiến các ngài nhìn
lạc thú sinh tử chỉ có
bản chất là
đau khổ. Các ngài có
lòng bi mẫn,
từ ái, và
Bồ đề tâm mạnh mẽ và
hoàn toàn từ bỏ cái “tôi,” vì thế các ngài không
tìm kiếm hạnh phúc cho
bản thân ngay cả một giây phút. Với
Bồ đề tâm vô cùng mạnh mẽ, các ngài chỉ
yêu thương người khác và mong muốn
chúng sinh được
hạnh phúc. Các ngài cũng có
tâm thức cực kỳ
vi tế của
trí tuệ chứng ngộ tánh Không.
Vì thế đối với các ngài
thực hành du già này là
phương pháp hữu hiệu và nhanh chóng nhất để tiệt trừ những
ô nhiễm và
quan điểm nhị nguyên của các ngài và để
thành tựu sự
giác ngộ,
trạng thái hợp nhất của Đức Vajradhara (
Kim Cương Trì), vì sự
lợi lạc của
chúng sinh. Trong khi
động lực thì
tương tự,
thiện xảo của
hành giả Kim Cương thừa cao cấp hơn nhiều so với một
Bồ Tát là
hành giả của
con đường Ba La Mật (
Kinh thừa) không có Tantra (
Mật điển).
Cái Thấy theo Nghiệp của bạn Đây là một ví dụ về cách thức những sự việc
xuất hiện theo cái thấy (
quan điểm) của bạn: nếu một người tử tế đối với bạn, nói những điều
dễ chịu, khen ngợi bạn, tặng bạn rất nhiều tặng phẩm và những nụ cười, bạn thấy họ như một người tử tế và
tốt lành. Tâm bạn phóng chiếu “người tử tế” và trở nên dính mắc vào người ấy, dẫn tới những nguy hiểm. Một điều khác bạn phải thấu hiểu là trước đây nghiệp của bạn, sự phóng chiếu từ những dấu vết được để lại do sự
tham luyến, khi ấy chưa chín mùi để nhìn thấy thân xác người đó thật
hấp dẫn.
Thình lình nghiệp chín mùi và
tham muốn mạnh mẽ
xuất hiện vào ngày nghiệp đó
thuần thục. Có một sự thay đổi
thình lình trong đời bạn đối với người đó. Bạn có thể thấy rằng không có gì đến từ khía cạnh của đối tượng, không có gì
hiện hữu từ khía cạnh riêng của nó. Nó chỉ là phóng chiếu
của riêng bạn đến
từ tâm bạn và quy gán
phù hợp với cái thấy theo nghiệp
của riêng bạn. Vì thế, khi điều này xảy ra, khi sự
tham luyến xuất hiện, hãy
tỉnh giác về điều này. Hãy cố
nhận ra điều gì đang xảy ra trong khi nó đang xảy ra, hãy
tỉnh giác: “Điều này chỉ xảy ra do tâm tôi quy gán và
tin tưởng ở nó. Đây là cái thấy theo nghiệp của tôi. Điều tôi đang
tham luyến là cái thấy theo nghiệp của tôi.” Điều này rất hữu ích. Hãy
tỉnh giác về những gì đang xảy ra cho bạn, hiểu rằng bạn sắp tạo ra những
vấn đề cho đời bạn mà trước đây bạn không có.
Về cơ bản, bạn tạo nên
thế giới của riêng bạn. Bạn tin rằng nó
hoàn toàn hiện hữu từ khía cạnh
của riêng nó. Điều này
hoàn toàn sai lầm. Nó không xảy ra theo cách đó. Nếu cái đẹp đến từ khía cạnh riêng của đối tượng, không phải do
tâm thức bạn phóng chiếu, thì
thân thể của người đó phải được
mọi người, mọi
chúng sinh, - mọi
con người, các vị trời v.v.. nhìn thấy là đẹp. Nếu bạn
so sánh người này với các
thiên nữ của
cõi trời thì các
thiên nữ đẹp hơn bất kỳ người nào. Nếu so với các
thiên nữ thì
thân thể con người thật là
xấu xí. Nhưng nếu
so sánh một người có
thân thể đẹp với những người khác thì người ấy không đến nỗi xấu. Nhưng nếu so với người có
thân thể xấu hơn thì
dĩ nhiên là thân của những người ấy đẹp hơn và những người khác
xấu hơn. Vì thế
rõ ràng là một
thân thể hấp dẫn hay không
hấp dẫn mà bạn yêu hay ghét
xuất phát từ tâm thức
của riêng bạn, chứ không đến từ khía cạnh của đối tượng. Nếu xấu và đẹp
hiện hữu từ khía cạnh riêng của chúng thì
mọi người phải thấy rằng người nào đó đẹp hay xấu, nhưng họ không thấy như vậy.
Sự Phát triển của các Hình tướng Để làm cho
vấn đề này
rõ ràng hơn một chút, khi bạn là một đứa trẻ, trước khi bạn được thầy giáo dạy A, B, C, D, bạn thấy rằng những gì được viết trên bảng đen là một bức vẽ hay một
phác họa, nhưng bạn không thấy các
phác họa là
chữ viết như “Đây là chữ A, đây là B, đây là C.” Tất cả những gì bạn nhìn thấy là một
phác họa. Nhưng sau khi thầy giáo giảng rằng “Đây là A, B, C,” và nhờ tin vào những gì thầy giáo nói, tâm bạn hình thành nhãn hiệu và quy gán “A, B, C” – các
danh hiệu. Nhờ
tin tưởng điều này bạn có
hình tướng của “A.” Sau đó khi bạn nhìn thấy “A,” tâm bạn quy gán “A” và
tin tưởng vào điều đó. Chỉ sau tiến trình này mới có
hình tướng và sau đó nhìn thấy “A.” Bây giờ bạn thấy rằng chữ “A” mà bạn nhìn thấy đến
từ tâm bạn. Tâm bạn quy gán “A” và
tin tưởng điều đó. Khi bạn thấy người nào đó
hấp dẫn thì tiến trình phát triển cũng y hệt như thế. Nó đến từ việc tâm bạn quy gán và
tin tưởng. Nếu
trước tiên tâm bạn không quy gán “đẹp” và tin vào điều đó, thì sẽ không có một
hình tướng (sự
xuất hiện) của cái đẹp và bạn sẽ không nhìn thấy cái đẹp.
Rõ ràng là từ sự
giải thích này ta thấy mọi sự
xuất hiện với
tâm thức bạn.
Bây giờ, đây là
vấn đề, bạn phải thực sự
chú tâm ở đây. Nhờ sự phân tích này, có “A”
hiện hữu. Có “A” là bởi có
phác họa “A” này trên bảng đen, bởi có những vạch hình thành “A.” “A” chỉ
đơn thuần do
tâm thức quy gán. Khi “A” này
xuất hiện, ngay sau sự
đơn thuần quy chiếu của tâm gọi nó là “A,” nó
xuất hiện như thể nó ở đó trên những cái vạch. Tại sao thế? Đó là một câu hỏi lớn. Tại sao nó
xuất hiện ở đấy trên những vạch đó? Mỗi vạch của
phác họa không phải là “A.” Ngay cả
toàn thể những vạch
hợp lại cũng không phải là “A” bởi tất cả những vạch
hợp lại chỉ là nền tảng của sự quy gán của “A.” Nếu nền tảng đó là “A,” thì ngay lần đầu tiên bạn nhìn thấy nó, trước khi bạn được thầy giáo
giới thiệu chữ “A,” thì bạn nhìn thấy các vạch là “A.” Nhưng lần đầu bạn nhìn thấy các vạch, bạn không thấy chúng là “A,” mà chỉ thấy các vạch. Chỉ sau khi bạn được bảo “Đây là “A,” tâm bạn mới hình thành nhãn hiệu ‘A,” sau đó là
hình tướng của “A” và bạn nhìn thấy “A.” Điều này
chứng minh một cách
rõ ràng rằng
phác họa hay các vạch không phải là “A” mà chỉ là nền tảng của sự quy gán mà sau đó là chữ “A” được dán nhãn.
Câu hỏi được đặt ra là “A” có bị
tâm thức quy gán hay không. Có, nó do tâm quy gán. Không có tâm quy gán, “A” không
hiện hữu. Cái được gọi “A” là một
danh hiệu và
danh hiệu phải
xuất hiện từ - hay bị quy gán bởi –
tâm thức. Nếu từ
lúc đầu bạn nhìn thấy “A”, đâu là
nguyên nhân của việc nhìn thấy “A”? Trước hết bạn phải nhìn thấy một vài
phác họa, sau đó việc ấy khiến cho tâm bạn dán nhãn (quy gán) “A.”
Trước khi bạn dán nhãn “cha” bạn phải nhìn thấy
thân thể, khuôn mặt của cha bạn, và
hình dáng đặc biệt của
thân thể ông. Nhờ
nhận ra những uẩn đó (của
thân thể), sau đó tâm bạn dán nhãn “cha.” Bạn không dán nhãn “cha” trước khi nhìn thấy những uẩn
đặc biệt đó,
hình dáng của thân đó, là cái
thực hiện chức năng đó cho bạn. Bạn không dán nhãn và nói “Ồ, cha tôi đang bước vào nhà” trước khi nhìn thấy
thân thể ông. Điều khiến cho tâm bạn dán nhãn “cha” là trước hết bạn nhìn thấy các uẩn đó,
hình dáng đặc biệt của
thân thể đó, và mối
liên hệ của nó với bạn. Sau đó bạn dán nhãn “cha.” Chỉ sau điều đó bạn mới nhìn thấy “cha.” Vì thế,
rõ ràng là bạn không nhìn thấy “cha” trước khi nhìn thấy nền tảng của sự quy gán, các uẩn. Bạn không quy gán
cùng lúc bạn nhìn thấy nền tảng. Tin rằng điều đó xảy ra
đồng thời là
hoàn toàn sai lầm. Điều này có thể được
chứng minh bằng kinh nghiệm.
Để tâm bạn dán nhãn “cha” đang
đi vào phòng,
trước tiên bạn phải nhìn thấy các uẩn của ông
đi vào phòng. Bạn chỉ nhìn thấy “cha” sau khi nhìn thấy nền tảng, các uẩn. Điều đó cũng
tương tự như ví dụ nhìn chữ “A”. Trước hết, bạn nhìn thấy
phác họa “A,” sau đó bạn dán nhãn “A.” Bạn có thể hiểu rằng những nét đó, thậm chí
toàn bộ tập hợp, không phải là “A.” Chúng chỉ là nền tảng của sự quy gán của “A.”
Nền tảng của sự quy gán và nhãn hiệu “A” không
hiện hữu tách biệt, mà khác biệt. Chúng là những
hiện tượng khác biệt.
Vấn đề này rất quan trọng, để
phân biệt giữa nhãn hiệu và nền tảng và để
thiền định về điều đó. Việc nhìn nền tảng và nhãn hiệu thì không khác biệt – đây là đối tượng bị
bác bỏ. Đây là “A”
sai lầm. Đây không phải là
thực tại. Bạn có thể thấy rõ là bạn không thể
tìm thấy “A” trên nền tảng của nó, là những vạch. Không có phần nào của những vạch là “A,” một vạch cũng không phải là “A.” Ngay cả nhóm các vạch cũng không là “A.” Nếu bạn
tìm kiếm, bạn không thể
tìm ra nó. Điều này rất
rõ ràng. Đó là
thực tại.
Điều này không có nghĩa là “A” không
hiện hữu. Có “A,” nhưng nó là gì? Nó
đơn thuần bị quy gán. Bạn không thể
tìm ra nó trên những vạch, nhưng điều đó không có nghĩa là không có “A.” “A” là cái gì
đơn thuần do
tâm thức quy gán. Là một
quan điểm sai lầm khi nhìn nó như cái gì ở đó trên những vạch,
hiện hữu tự khía cạnh riêng của nó, một chữ “A” thực sự.
Do bởi bạn
tìm kiếm, bạn không thể
tìm thấy “A” trên những vạch hay bất kỳ nơi đâu. Chữ “A” bị quy gán một cách
đơn thuần có thể được
tìm thấy. Cho dù bạn không thể
tìm ra nó trên những vạch, nó có thể được
tìm thấy trên bảng đen bởi nền tảng của sự quy gán
hiện hữu trên bảng đen. Một chữ “A” đang
xuất hiện trước bạn trên những vạch đó, một chữ “A’ thực sự trong
ý nghĩa của sự
hiện hữu từ khía cạnh riêng của nó, thì
hoàn toàn sai lầm. Đây là đối tượng bị
bác bỏ. Khi bạn
nhận ra điều gì
hoàn toàn không
hiện hữu, trống rỗng, khi ấy bạn đang
nhận ra bản tánh tối thượng của “A,” đó là
tánh Không. Ví dụ như khi nhìn một “thân thể
tuyệt đẹp,” một người,
thân thể tuyệt đẹp xuất hiện ở đó, như thể nó ở đó trên nền tảng sau khi
tâm thức đã quy gán nó. Nó
xuất hiện như một điều thật có, có thể
tìm thấy trong
ý nghĩa của sự
hiện hữu từ khía cạnh riêng của nó và không
đơn thuần do
tâm thức quy gán. Thậm chí nó
xuất hiện như thể nó không bao giờ đến
từ tâm bạn, không có gì để làm với tâm bạn. Đây là một
quan điểm (cái thấy)
sai lầm hết sức thô thiển khiến bạn thấy đối tượng như
hoàn toàn hiện hữu từ khía cạnh riêng của nó.
Quan điểm sai lầm vi tế là thấy đối tượng không
đơn thuần do
tâm thức quy gán. Đây là đối tượng
vi tế bị
bác bỏ theo
quan điểm Prasangika Madhyamika giữa bốn trường phái có hai phụ-phái: Svatantrika và Prasangika. Đây là
quan điểm của phái Prasangika về đối tượng bị
bác bỏ.
Nếu bạn
tìm kiếm bạn không thể
tìm ra con người thực sự hay
thân thể tuyệt đẹp trên nền tảng hay
con người thực sự không bị
tâm thức quy gán. Không thể
tìm thấy thân thể tuyệt đẹp không
đơn thuần do
tâm thức quy gán. Nó
hoàn toàn giống như cách phân tích được tiến hành đối với “A” mà tôi đã
giải thích ở trên. Việc nhìn thấy đối tượng như
xuất hiện nằm ngoài (tách rời) nền tảng của sự quy gán thì
hoàn toàn sai lầm. Nếu bạn phân tích, bạn
nhận ra rằng nó
hoàn toàn không
hiện hữu, trống không, ngay ở đó. Đây là sự
chứng ngộ bản tánh tối hậu của
con người và
thân thể hấp dẫn. Bây giờ bạn có thể nhìn thấy rằng không có
con người thực sự không
đơn thuần do
tâm thức quy gán. Không có
thân thể tuyệt đẹp hiện hữu mà không
đơn thuần bị
tâm thức quy gán. Chúng
hoàn toàn trống không; chúng không có
hiện hữu nội tại.
Tâm thức cường điệu hóa điều gì là “tuyệt đẹp” và sau đó sự
tham luyến bám níu vào đối tượng đó. Sự
sân hận thì cũng
tương tự như thế. Trên nền tảng của
con người xuất hiện như không đơn thuần do
tâm thức quy gán,
tâm thức cường điệu hóa “tệ, xấu” và sau đó
sân hận xuất hiện trên nền tảng đó. Trong
thực tế không có đối tượng của sự
sân hận như thế. Nó
hoàn toàn là một
ảo giác. Trong Lam-rim Chen-mo, Đức Tsong Khapa đã trích dẫn điều này từ 400 đoạn kệ của
học giả Ấn Độ vĩ đại Aryadeva (
Thánh Thiên):
Trên nền tảng của vô minh bám níu vào sự hiện hữu thực có
Tâm thức cường điệu hóa “Cái này đẹp.”
Rồi tham luyến xuất hiện trên nền tảng đó. Sự
sân hận thì
cũng thế. “Trên nền tảng của
vô minh bám níu vào sự
hiện hữu thực có” có nghĩa là
thân thể của
con người xuất hiện như
hiện hữu nội tại. “Tâm thức cường điệu hóa” nó “xấu” hay “không đáng
ao ước,” và sau đó
sân hận xuất hiện.
Bạn có thể nhìn thấy
rõ ràng kết luận ra sao từ trích dẫn này. Tôi không thể trích dẫn đầy đủ nhưng đoạn trích dẫn đó là phần cốt yếu. Điều mà
vô minh đang bám níu là thực sự
hiện hữu thì
hoàn toàn không-hiện hữu. Đối tượng của
sân hận và
tham luyến thì
hiện hữu ở đó, như bạn
tin tưởng, thì
hoàn toàn không-hiện hữu ở đó. Đây là một
thiền định cực kỳ quan trọng. Nhờ
nhận ra điều này bạn có thể tiệt trừ những
ý niệm sai lầm này, sự
vô minh bám níu vào
hiện hữu nội tại và mọi
phiền não đặt nền trên nó. Đó là cách
chúng ta có thể
được giải thoát khỏi những
đau khổ mênh mông như
đại dương và những
nguyên nhân của chúng.
Kết luận Việc
thiền định trong đời sống hàng ngày về những ví dụ khác nhau mà tôi đã
mô tả,
đặc biệt là
thiền định cuối cùng, về điều gì là thật có và điều gì là
không thật, và về đoạn trích dẫn của ngài Aryadeva, tất cả sẽ trợ giúp để tẩy trừ sự
tham luyến. Hầu như bạn sẽ bị “sốc” vì chẳng có điều gì để
tham luyến. Điều này giúp bạn tống xuất
thói quen xấu, trục xuất tập quán.
Chúng ta cần
thực hành những
thiền định này mỗi ngày để giữ cho tâm luôn
tỉnh giác. Hãy luôn ghi nhớ điều này đối với đối tượng của sự
tham luyến. Nếu có một
vấn đề đối với sự
sân hận, hãy
thực hành thiền định cùng cách thế đối với
sân hận. Tập quán
tham luyến khiến ta rất khó
kiềm chế tâm thức. Bạn không có
tự do và
hoàn toàn bị
đảo lộn bởi
tham luyến. Tâm bạn không
bình an. Tâm bạn bị rối tung lên.
Thiền định theo cách này là
phương pháp để
giải thoát tâm bạn khỏi những
dục vọng,
giải thoát tâm bạn khỏi tập quán này, là điều đã
tiếp tục như thế trong
vô số tái sinh từ
vô thủy.
Bạn cần biết rằng mỗi khi
tham luyến xuất hiện, nó để lại một dấu vết trên dòng
tương tục của tâm bạn. Cũng giống như việc gieo trồng một
hạt giống trên cánh đồng khiến cho
tham luyến lại
xuất hiện. Mỗi lần bạn
tham luyến bạn phải nhận một
hậu quả tiêu cực; sẽ có thêm những dấu vết được để lại trên
dòng tâm thức. Điều này làm cho cuộc sống của bạn khó khăn hơn nữa trong tương lai. Vì thế, bạn thấy đấy,
tình dục và tất cả những tập quán khiến cho những
hành vi quen thuộc đi
xa hơn nữa. Những dấu vết từ những đời trong
quá khứ thì cũng
tương tự như thế. Bạn càng
thực hiện những loại hành động như thế, bạn càng để lại những dấu vết trên
dòng tâm của bạn, và những dấu vết này sẽ gây thêm những khó khăn về sau. Những dấu vết dẫn bạn tới việc phạm vào
hành vi tà dâm. Khi ấy, các dấu vết
xuất hiện thêm nữa và chẳng bao giờ
chấm dứt. Bạn có thể làm cho
bản thân bạn càng lúc càng
tự do -
thoát khỏi ngục tù của
sinh tử;
thoát khỏi ngục tù của các
mê lầm,
thoát khỏi ngục tù của các
mê lầm của nghiệp
tiêu cực.
Nếu không, thay vì làm cho
bản thân bạn càng lúc càng
tự do hơn thì bạn đưa bạn vào ngục tù thêm nữa với những
tư tưởng tiêu cực này – trong ngục tù với sự
tham luyến và với những
hành vi tiêu cực chẳng hạn như
hành vi tà dâm. Đây là điều khủng khiếp nhất mà bạn có thể
hình dung.
Đức Phật đề cập trong Kinh Một Trăm
Hành vi (Bách Hạnh):
Chúng ta có tập quán
bất thiện Do bởi điều này
chúng ta lại nương tựa vào điều
bất thiện và làm những
hành vi bất thiện.
Thường xuyên nhớ tưởng đoạn trích dẫn này mỗi ngày là điều rất
cần thiết. Những tập quán trong
tâm thức khiến cho những
đời sau của bạn
hết sức khó khăn. Những
đời sau có nghĩa là không chỉ
một đời, mà là tất cả những
đời sau của bạn sẽ khó khăn. Như thế, nỗi khổ trong
sinh tử của bạn không
chấm dứt, không chỉ là nỗi khổ
vô cùng tận trong những cõi thấp, mà ngay cả khi bạn sinh ra làm một
con người, bạn
liên tục thực hiện mọi hành động
tiêu cực với sự
tham luyến và bạn lại vào tù. Việc vào tù không có lúc
chấm dứt. Không có lúc
chấm dứt đối với những người
phàn nàn về bạn, và không có lúc
chấm dứt đối với cảnh sát và quan tòa đưa bạn vào tù. Không có lúc
kết thúc. Điều khiến cho sự việc ấy không
chấm dứt và làm bạn lập đi lập lại những sự việc ấy là những
phiền não của bạn, tập quán
tham luyến trong tâm bạn.
Cuộc đời này hiến tặng mọi cơ hội để
thực hành Phật Pháp chỉ
xuất hiện một lần duy nhất và
gồm có:
con đường Tiểu Thừa bao gồm trong
Tứ Diệu Đế và nhờ đó bạn có
thể đạt được
sự giải thoát khỏi
sinh tử;
con đường Đại Thừa dẫn tới
giác ngộ nhờ
Bồ đề tâm;
sáu Ba la mật mang lại cho bạn cơ hội để
đạt được sự
toàn giác; những
giáo lý Kim Cương thừa cho bạn cơ hội để
thành tựu giác ngộ trong
một đời nhanh chóng hơn nhiều nếu so với việc
đi theo con đường Kinh Thừa; và
con đường Mật thừa
du già tối thượng mang lại cho bạn cơ hội
thành tựu giác ngộ trong
một đời người ngắn ngủi trong
thời đại suy hoại này. Vì thế,
chúng ta phải
nỗ lực càng nhiều càng tốt!
Lý do để
trở thành một nam hay nữ
tu sĩ là để
ngăn ngừa và ngừng dứt những
hành vi tiêu cực quen thuộc chẳng hạn như
hành vi tà dâm, v.v.. cũng như tẩy trừ những
phiền não của
tham luyến và v.v.. bằng cách
thể nhập và
thiền định về
con đường, về
Tứ Diệu Đế.
Lý do khiến các
tu viện và nữ
tu viện được
xây dựng ở những chốn hẻo lánh cách xa nơi
công cộng là để các
tu sĩ có thể sống trong
Giới luật. Ở một môi trường như thế họ có thể dễ dàng
ngăn ngừa và tự
bảo vệ mình trước những tập quán xấu và
điều phục tâm mình.
Đây là
lý do khiến nhiều thiền giả sống trong những hang động và ẩn thất, cách xa chốn đông người, ở đó họ được
che chở đối với những
phóng dật,
cho phép họ
thực hành Pháp và
thể nhập con đường. Vì thế, về mặt
vật lý, họ sống xa những thành thị để
tu tập và
điều phục tâm thức, sống trong các giới nguyện,
thiền định về
con đường, và
thành tựu sự giải thoát và
giác ngộ.
Cuối cùng, ta có hai
vấn đề chính:
1/ Về mặt
vật lý, hãy tránh xa những đối tượng
tham luyến nguy hiểm.
2/ Trong khi về mặt
vật lý tự rút mình khỏi đối tượng, bạn cũng
điều phục và
bảo vệ tâm bạn bằng cách
thiền định mãnh liệt về lamrim.
Nếu không, cho dù thân bạn cách xa những đối tượng
tham luyến, bạn có thể gặp những
vấn đề trầm trọng do bởi tâm bạn không ở trong ẩn thất hay
tu viện. Nó ở bên ngoài. Bởi tâm bạn không có những
chứng ngộ vững chắc của sự
từ bỏ,
Bồ đề tâm, và
tánh Không, tâm bạn rất
yếu đuối và nằm dưới quyền
sai khiến của các
phiền não. Việc sống tách ly những
phóng dật của
thế gian và các đối tượng của
dục vọng sẽ trợ giúp bạn rất nhiều.
Đó là những điều cần
lưu ý.
Những Thực hành Sinh tử Điều
tốt đẹp nhất để làm khi bạn ở trong tù là đọc
Giải thoát trong Lòng tay (1) một cách chậm rãi, từ đầu tới cuối, và càng nhiều càng tốt, nối kết nó với
cuộc đời của riêng bạn. Đây là điều quan trọng nhất bạn
cần phải làm. Hãy ghi lại mọi điều bạn không
hiểu rõ và sau đó, (có lẽ không thành cả một quyển sách đầy những câu hỏi cần được trả lời!), bạn có thể đặt một ít câu hỏi. Hãy đọc sách thật chậm rãi trong khi phân tích, vì thế việc này
trở thành một
thiền định.
Hãy ghi nhớ
danh hiệu 35 vị Phật và bài nguyện
sám hối khiến bạn có thể tụng đọc bất kỳ nơi nào mà không cần
mang theo sách – trong xe hơi, máy bay, hay thậm chí trong nhà vệ sinh! Nếu bạn không
tìm ra thời gian trong ngày thì bạn có thể
thiền định và tụng những
lời nguyện ngay cả trong nhà tắm. Trước kia, lần đầu tiên
chúng tôi tới Hoa Kỳ, ở New York,
Lạt ma Yeshe rất bận rộn với những đứa trẻ trong
gia đình nơi
chúng tôi cư ngụ và ở đó không có một căn phòng yên tĩnh. Vì thế
Lạt ma Yeshe vào phòng tắm để
thực hành những thời khóa của ngài. Sau này
Lạt ma nói rằng đó là nơi tốt nhất để
thiền định, trong phòng tắm. Đó là nơi
duy nhất Lạt ma không bị
quấy rầy.
Lạt ma đã phải
thực hiện những thời khóa để
tiếp nối kinh nghiệm của ngài, để
tiếp tục những
chứng ngộ ngài đã có – những
thành tựu cao tột như tịnh quang và
huyễn thân. Ngài dùng một khoảng
thời gian dài để chơi đùa với những đứa trẻ và
gia đình. Dù thế nào chăng nữa, nếu bạn phải cầm sách để đọc
danh hiệu 35 vị Phật và
lời nguyện sám hối, điều đó sẽ khó khăn khi cùng làm với sự
lễ lạy.
Bạn hỏi đâu là
thực hành tốt nhất cho bạn. Khi
quán sát chúng sinh,
vô số chư Phật đã
nhận thấy là
Bồ đề tâm chính là
thực hành tuyệt vời nhất. Câu
trả lời cho bạn cũng
tương tự như thế. Tôi không thể
trả lời khác điều tất cả chư Phật đã nói trong
quá khứ khi các Ngài
quán sát xem đâu là điều
lợi lạc nhất cho
chúng sinh. Tôi đã đề cập điều này trong câu
trả lời lần trước –
Bồ đề tâm chính là
thực hành tuyệt vời nhất.
Trước khi bạn
thực hành Tantra bạn phải
nghiên cứu,
thiền định, và
nỗ lực để
thành tựu chứng ngộ Bồ đề tâm. Để
chứng ngộ Bồ đề tâm bạn phải có
chứng ngộ sơ bộ việc
từ bỏ sinh tử luân hồi. Để điều đó xảy ra bạn cần
từ bỏ cuộc đời này. Để điều đó xảy ra bạn cần
thiền định về sự
tái sinh làm người
quý báu và việc nó chỉ được
tìm thấy một lần duy nhất và khó tìm lại được ra sao, rồi
thiền định về cái chết. Sau đó
bạn thiền định về nỗi khổ của các cõi thấp, kế đó là sự
quy y và nghiệp. Bạn nên
thành tựu chứng ngộ mỗi một trong những
thiền định này và
đặc biệt là hãy
thiền định thêm về cái chết để giúp bạn
thành tựu những
chứng ngộ khác.
Một khi bạn
chứng ngộ Bồ đề tâm, hãy dùng thêm
thời gian để
thực hành Tantra: các
giai đoạn phát triển và
thành tựu. Hãy
thiền định thêm nữa trong
giai đoạn phát triển, nhưng bạn cũng có thể làm một vài
thực hành thuộc giai đoạn
thành tựu. Theo cách này,
con đường của bạn có thể được
hoàn tất rất
thành công, và với sự chuẩn bị của lamrim và ba
con đường chính yếu là
từ bỏ,
Bồ đề tâm, và
chánh kiến, bạn có thể tiệt trừ những
ô nhiễm thô và tế và
thành tựu sự
toàn giác. Dù bạn ở trong hay ngoài nhà tù,
trước tiên hãy
nỗ lực thêm nữa trong việc
thể nhập Bồ đề tâm bằng việc
thiền định và
đạt được những
chứng ngộ từng
bước một đối với
thành tựu đó. Ví dụ như,
không kinh qua trường tiểu học bạn không thể học trung học hay cao đẳng. Vì thế, bất kỳ bạn ở đâu, cho dù bạn ở trên
mặt trăng, ở Venice,
Tây Tạng, Phi châu, trên Núi Everest, trong
đại dương, hay ở bất kỳ nơi nào trong
thế giới, ở bất kỳ nơi đâu, hãy
thiền định về lamrim để
thành tựu Bồ đề tâm trong đời này. Nếu điều đó không xảy ra
trong đời này thì
mục tiêu đạt được nó
trong đời sau bằng cách nhận một
tái sinh tốt lành sẽ
cho phép bạn
thực hành và
đạt được những
chứng ngộ, hay được
tái sinh trong một cõi thuần tịnh và đạt đựơc các
chứng ngộ ở đó. Điều này có nghĩa là bạn phải tạo ra
nguyên nhân. Bạn phải chuẩn bị để được sinh trong một cõi thuần tịnh, cõi thuần tịnh
tuyệt hảo nhất nơi bạn có thể
giác ngộ. Từ
cõi Tịnh độ nào đó bạn có thể phải
trở lại trái đất này và
thực hành Tantra ở đây, là nơi các
giáo lý Kim cương thừa hiện hữu. Đây là
thế giới con người duy nhất nơi các
giáo lý hiện hữu và là nơi ta có thể
giác ngộ trong
một đời.
Kinh Kim Cương Chỉ
đơn thuần nghe Kinh
Kim Cương và có
niềm tin ở quyển Kinh đó, khối lượng
công đức bạn tạo ra
thật không thể nghĩ bàn và
không tưởng tượng nổi. Ví dụ như điều đó còn vĩ đại hơn việc bạn
cúng dường thân bạn cho
chúng sinh.
Cúng dường bao nhiêu lần? Vào buổi sáng,
cúng dường thân bạn với số lần tương đương số
hạt cát trong
đại dương. Những
hạt cát này không phải là những gì
chúng ta thường nghĩ tới, chúng là những nguyên tử (
vi trần)
hết sức nhỏ bé. Có bảy loại
vi trần vi tế và đây là những loại
vi trần đó. Vào buổi trưa bạn lại
cúng dường thân bạn nhiều lần cho
chúng sinh, và buổi chiều
cũng thế. Bạn làm như thế mỗi ngày trong hàng nhiều kiếp. Tất cả những việc
cúng dường đó thật
phi thường, và cho dù chỉ
thực hiện một lần thôi, bạn cũng đã hiến tặng rất nhiều
nhân đức cho
chúng sinh, nói gì tới việc bạn
cúng dường ba lần một ngày trong rất nhiều năm và nhiều kiếp.
Công đức đó thật đáng
kinh ngạc. Việc
bố thí thân thể cho
chúng sinh thì không thể nghĩ bàn.
Cho dù bạn
thực hiện nhiều cuộc
cúng dường mỗi ngày trong nhiều kiếp, nó chỉ là
một lượng công đức nhỏ bé nếu
so sánh với việc lắng nghe Kinh
Kim Cương và không mất
niềm tin nơi
giáo lý về
tánh Không (bằng việc rơi vào
quan điểm cực đoan của
thuyết hư vô, cho rằng không có gì
hiện hữu). Điều này có nghĩa là chỉ bằng việc nghe Kinh, nếu bạn đọc,
học thuộc lòng, và
nghiên cứu ý nghĩa của quyển Kinh, bạn tích tập
công đức vĩ đại rất, rất nhiều nếu so với việc bạn tích tập với ví dụ
cúng dường thân thể bạn. Hơn nữa,
công đức phi thường mà bạn tích tập bằng việc có hay
đọc Kinh Kim Cương là một suối nguồn không thể tin nổi của sự tịnh hóa mãnh liệt về mọi nghiệp
tiêu cực nặng nề bạn từng tích tập
trải qua những đời
quá khứ tự
vô thủy. Quan trọng nhất là mỗi lần bạn đọc
bản Kinh, bạn nhận một dấu ấn để
chứng ngộ tánh Không. Bạn càng
đọc Kinh thì những dấu ấn càng lưu lại trong tâm bạn, khiến bạn nhanh chóng và dễ dàng
chứng ngộ tánh Không trong đời này, và
nếu không trong đời này thì trong những
đời sau. Nhờ
trí tuệ này bạn thâu
đạt được sự
nội quán vĩ đại được hợp nhất với shamatha (thiền
an định). Nếu
bạn thiền định về
tánh Không được hợp nhất với shamatha, bạn có thể
kinh nghiệm trạng thái xuất thần
vô cùng hỉ lạc của thân và tâm. Khi ấy bạn có thể
thành tựu tri giác trực tiếp của
tánh Không giải trừ các
ô nhiễm –
trước tiên là những
sở tri chướng (những
ô nhiễm do
tri thức gây ra) và sau đó những
ô nhiễm bẩm sinh. Bạn
thành tựu sự giải thoát bằng cách
hoàn toàn giải trừ ngay cả những dấu vết của
phiền não chướng. Với
chứng ngộ Bồ đề tâm,
kinh nghiệm trực tiếp của
tánh Không giải trừ ngay cả những
ô nhiễm vi tế và khi đó bạn
thành tựu tâm
toàn trí và có thể làm việc một cách toàn hảo và mang lại
giác ngộ cho tất cả
chúng sinh. Khi điều đó xảy ra
mục đích của đời bạn được
thành tựu.
Kinh Arya Sanghata (Kinh
Chánh Pháp Sanghata) (2)
Nhờ
đọc Kinh Chánh Pháp Sanghata bạn tích tập những khối lượng
công đức bao la thật đáng
kinh ngạc. Tôi muốn bạn
hiểu rõ mọi
lợi lạc phi thường mà tất cả những
trung tâm FPMT (Tổ chức
Bảo vệ Truyền thống Đại thừa) và những người đọc quyển Kinh này thọ nhận được – những
lợi lạc bên trong và bên ngoài.
Tôi nghĩ rằng có thể tôi đã nói với bạn về
lý do tại sao phải tạo
lập công đức. Càng có thêm
công đức thì bạn càng có nhiều
phương tiện để nhanh chóng và dễ dàng
thành tựu những
chứng ngộ, có nghĩa là nhanh chóng
thành tựu giải thoát và
giác ngộ và làm
giác ngộ tất cả
chúng sinh. Đây là
mục đích cốt tủy để tạo lập rất nhiều
công đức nhờ đọc những
bản Kinh quý báu này. Khi bạn có rất nhiều
công đức, mọi
vấn đề của bạn
ngẫu nhiên chấm dứt thật
tự nhiên và những
ước nguyện hạnh phúc của bạn, bất kỳ những gì bạn
nghĩ tưởng, sẽ xảy ra ngay ngày hôm sau, hay trong cùng một ngày, hoặc trong giây phút đó. Điều đó chỉ xảy ra khi bạn có rất nhiều
công đức.
Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim (3) Xin đọc một trang hay nửa trang mỗi ngày.
Dĩ nhiên là điều này không có nghĩa là bạn không thể đọc nhiều hơn thế. Kinh Ánh Sáng
Hoàng Kim hướng tâm bạn tới
giác ngộ mỗi khi bạn đọc
bản Kinh đó. Nó mang lại những
lợi lạc phi thường, tịnh hóa những nghiệp
tiêu cực của bạn, và bạn không bao giờ bị
tái sinh trong những cõi thấp. Thật
hết sức kinh ngạc, không thể tin nổi.
Bản Kinh này chủ yếu để
cầu nguyện cho nền hòa bình của
thế giới. Bạn có thể
đọc Kinh này cho tất cả những tù nhân trong
thế giới, không chì giúp cho những người ở Hoa Kỳ
mà cả những người ở khắp
mọi nơi. Hãy
đọc Kinh này để
giải thoát mọi người khỏi tù ngục, để họ có được
an bình và
hạnh phúc,
để tâm họ
chuyển hóa và phát triển trái tim
tốt lành, để phát triển lòng
khoan dung thoát khỏi sân hận, phát triển
sự độ lượng
thoát khỏi tâm
ích kỷ, phát triển
thái độ yêu quý và làm
lợi lạc chúng sinh và để có
thiện tâm.
Hãy
cầu nguyện rằng
mọi người, giống như Đức Chenrezig -
Đức Phật Bi mẫn –
trở thành một suối nguồn của
an bình và
hạnh phúc không chỉ cho
toàn thể thế giới mà còn cho
toàn thể chúng sinh. Hãy
hồi hướng như thế này không chỉ cho các tù nhân, mặc dù
dĩ nhiên đó là
trọng tâm chính yếu của
chúng ta, mà cho tất cả
chúng sinh, khiến nghiệp
tiêu cực của họ được tịnh hóa và họ không bao giờ phải sinh trong những cõi thấp, khiến những
nguyên nhân của vòng
luân hồi sinh tử của họ được tịnh hóa nhờ đó họ
thoát khỏi đại dương sinh tử đau khổ và khiến họ nhanh chóng
thành tựu giác ngộ. Một điều bạn nên biết là bằng cách tụng
đọc Kinh Ánh Sáng
Hoàng Kim, rất nhiều
an bình và
hạnh phúc sẽ xảy ra trong
thế giới và ở đây, tại nước Hoa Kỳ.
Dĩ nhiên là bạn có thể báo cho Tổng Thống Bush là bạn đang hỗ trợ! Thật là hữu hiệu. Điều đó
trở thành một cách chữa trị. Ví dụ như, nếu bạn
đọc Kinh Ánh Sáng
Hoàng Kim ở New York, điều đó sẽ lả một cách chữa trị cho
toàn thể những bệnh nhân ở New York. Điều này thật
hết sức tốt lành.
Hồng Danh của 35 vị Phật và Lời Nguyện Sám Hối Hãy tụng những
bản Kinh này vào buổi sáng. Tốt nhất là bạn có thể
lễ lạy 35 vị Phật trong khi trì tụng
danh hiệu và
lời nguyện. Theo cách này, hai điều
hết sức hữu hiệu được
kết hợp (trì tụng và
lễ lạy). Nếu bạn không thể
lễ lạy thì
ít nhất hãy
chắp tay trong khi tụng các
hồng danh và lời
cầu nguyện. Tôi gởi cho bạn một bức hình 35 vị Phật. Hãy
quán tưởng các Ngài trong
không gian với ánh sáng và những tia
cam lồ đi vào thân và tâm bạn và tịnh hóa mọi nghiệp
tiêu cực được tích tập từ những đời
quá khứ tự
vô thủy – không chỉ những nghiệp được tạo ra
trong đời này. Trong khi tụng các
hồng danh bạn đang tịnh hóa
bản thân cũng như tất cả
chúng sinh.
Điều này cực kỳ
tốt lành. Nó hữu hiệu
thật không thể tin nổi. Bạn đang cứu giúp mọi
chúng sinh không bị
tái sinh trong những cõi thấp và nhanh chóng
thoát khỏi những
phiền não và nghiệp của họ. Bạn đang cứu giúp tất cả những con kiến, gián, chuột, cá, muỗi,
vô lượng thú vật đủ mọi loài, mọi
chúng sinh địa ngục,
ngạ quỷ và
con người, kể cả những thành viên
thân yêu nhất trong
gia đình của bạn, quan tòa
thân yêu nhất của bạn, và những người cao quý nhất trong tổ chức chăm sóc trẻ em, là những người
tốt lành nhất. Vì thế, điều này thật
ngon lành. Ngon tuyệt.
Thực hành này thực sự ngon tuyệt. Nếu bạn
ăn quá nhiều kem bạn sẽ mắc bệnh, nhưng
thực hành này chỉ khiến bạn
tới gần sự giải thoát và
giác ngộ hơn nữa.
Thần chú Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) Hãy tụng
thần chú này trước khi đi ngủ.
Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể tụng
thần chú Vajrasattva vào những lúc khác.
Nếu có thể, hãy tụng một hay một nửa chuỗi
thần chú dài,
tối thiểu là 21 lần. Trong khi ở trong tù, sẽ
hết sức tốt lành nếu bạn có thể tụng một chuỗi.
Nếu không thì tụng nửa chuỗi. Hai
thực hành này (35 vị Phật và Đức Vajrasattva)
lợi lạc khó thể tin nổi.
Nếu bạn không tụng 21 lần
thần chú Vajrasattva trước khi đi ngủ, thì ví dụ như việc giết hại một con côn trùng nhỏ bé hay phạm bất kỳ nghiệp
tiêu cực nào trong ngày đó sẽ nhân đôi lên vào ngày hôm sau, rồi ngày hôm sau nữa nó tăng gấp 4 lần, ngày
kế tiếp nghiệp
sát sinh tăng 8 lần, rồi 16 lần, và nó
tiếp tục như thế. Nếu bạn không bao giờ tụng
thần chú Vajrasattva trước khi đi ngủ, vào lúc chết nghiệp
tiêu cực sẽ lớn như một ngọn núi hay trái đất này. Giống như một nguyên tử nhân bội lên có thể to lớn như trái đất này, một nghiệp
tiêu cực nhân bội lên
trở thành hết sức khổng lồ và nặng nề vào lúc chết. Sau đó bạn đi sang
đời sau với
toàn bộ những ngọn núi nghiệp
tiêu cực này và đi tới các cõi thấp nơi bạn
kinh nghiệm những
đau khổ vô cùng tận cái này sau cái kia trong những quãng
thời gian dài không thể tưởng tượng nổi. Bạn
tái sinh, chết và bị
tái sinh ở đó.
Có tám
địa ngục nóng. Nếu tất cả những ngọn lửa trong trái đất này cùng được thắp lên thì không khí sẽ mát
ví như một tia lửa nhỏ xíu trong
địa ngục nóng đầu tiên. Từ điều này bạn có thể thấy chỉ một tia lửa
duy nhất đã nóng khủng khiếp như thế nào nếu so với tất cả những ngọn lửa trên trái đất. Ta được
cho biết là ngọn lửa của ngày tận thế làm nóng chảy ngay cả
Dãy Núi Đá (Rocky Mountains) thì nóng gấp 60 lần những ngọn lửa mà ta
kinh nghiệm. Ngọn lửa nhỏ xíu đó trong các
địa ngục nóng gấp bảy lần nếu so với ngọn lửa của ngày tận thế.
Thọ mạng trong
địa ngục nóng đầu tiên thì dài không thể tin nổi.
Giải thoát trong Lòng Tay giảng rằng những năm của
con người dài bằng một ngày
duy nhất đối với một loại hóa thần được gọi là Maharajika. Tính 30 ngày là một tháng và 12 tháng như thế là một năm, các hóa thần Maharajika sống 500 năm.
Toàn bộ thọ mạng của một hóa thần Maharajika coi như một ngày
duy nhất trong
Địa ngục Sống lại,
địa ngục đầu tiên, và 30 ngày như thế coi như một tháng, và 12 tháng như thế là một năm. Vì thế,
thọ mạng của
chúng sinh trong
Địa ngục Sống lại thì tương đương với 500 năm như thế. Điều này có nghĩa là những
chúng sinh sinh trong
địa ngục đặc biệt này sống một
thời gian dài 1,620 tỉ năm. Như thế
thời gian này tăng gấp đôi trong
địa ngục nóng
kế tiếp.
Địa ngục nóng đầu tiên là
Địa ngục Sống lại, ở đó bạn chết đi và
sống lại liên tục. Trong
Địa ngục Đường Vạch Đen nỗi khổ còn khủng khiếp hơn và
thọ mạng tăng gấp đôi. Nó
tiếp tục như thế, càng lúc càng nóng hơn và
thọ mạng tăng gấp đôi.
Thật không thể tin nổi. Về mặt lạnh giá trong tám
địa ngục lạnh thì
cũng thế và nỗi khổ tăng lên trong mỗi
địa ngục lạnh.
Do nghiệp
tiêu cực nặng nề, khi bạn bị sinh trong các
địa ngục, làn da bạn nhậy cảm, giống như khi bạn bị nhiễm trùng. Da bạn mỏng đến nỗi dù chạm vào đâu nó cũng làm bạn
hết sức đau đớn. Nếu thân của
chúng sinh địa ngục nhỏ bé thì điều đó còn có thể
chấp nhận được, nhưng nó vĩ đại như một trái núi và
đau khổ thật là khủng khiếp. Những bộ phận của thân
chúng sinh địa ngục rơi xuống mặt đất nóng và máu đổ tràn ra có thức giác, vì thế bạn
hết sức đau đớn. Đây là kết quả của những
phiền não và nghiệp
tiêu cực nặng nề của bạn. Ví dụ, một số người chết dễ dàng vì một
điều kiện tổn hại không
đáng kể nhưng một vài người không chết và phải
đau khổ một
thời gian dài. Mặc dù họ bị thiêu đốt trong lửa nhưng họ không chết. Hoặc họ bị lạc trong những ngọn núi, bị tuyết và băng đá bao phủ, nhưng họ không chết trong nhiều ngày. Một số người bị ung thư và mắc những bệnh nặng, nhưng họ không chết và
chịu đựng bệnh tật trong nhiều năm.
Vì thế việc
thực hành Vajrasattva với bốn
năng lực đối kháng là điều rất
cần phải làm vào cuối mỗi ngày. Nếu bạn tụng 21 lần
thần chú thì điều đó có
năng lực ngăn chặn nghiệp được tạo ra trong ngày hôm đó không nhân bội lên vào ngày hôm sau và không
tăng trưởng bằng kích thước của một trái núi hay quả đất. Bởi nó không tăng bội lên nên nó phải
suy yếu đi. Cho dù tự
thân nghiệp tiêu cực là một nghiệp
hết sức nặng nề, nhờ
năng lực của
thực hành Vajrasattva, nó sẽ
suy yếu đi khiến bạn không phải
kinh nghiệm chút kết quả
đau khổ nào, hay bạn
kinh nghiệm điều gì đó không
vừa ý trong đời này thay vì phải
kinh nghiệm nghiệp
tiêu cực trong những cõi thấp hàng nhiều kiếp. Tự thân điều này đã là một
sự giải thoát phi thường. Hoặc bạn có thể bị sinh trong cõi thấp nhưng chỉ trong một giây (một cái búng tay), vì thế đó là một kết quả
hết sức nhẹ nhàng. Kết quả mà bạn
kinh nghiệm tùy thuộc vào phẩm tính của
thực hành tịnh hóa mà bạn
thực hiện. Việc trì tụng
thần chú Vajrasattva 21 lần mỗi ngày tịnh hóa nghiệp
tiêu cực của ngày hôm nay, nghiệp
tiêu cực của ngày hôm qua, nghiệp
tiêu cực của đời này, và nghiệp
tiêu cực của
quá khứ.
Sự quan trọng của việc tịnh hóa không chỉ nằm ở chỗ nó
ngăn ngừa cho
bản thân bạn khỏi nỗi khổ trong những cõi thấp. Khi bạn
trở thành một
con người bạn vẫn phải
kinh nghiệm rất nhiều
đau khổ và rất nhiều
vấn đề. Có ba
hậu quả đau khổ đến từ nghiệp
tiêu cực trong
quá khứ của bạn:
1/
Hậu quả môi trường của việc sống ở một nơi chốn khắc nghiệt,
dơ bẩn.
2/ Kết quả
tương tự nguyên nhân, khi những người khác làm hại bạn
tương tự như cách bạn đã làm hại họ trong
quá khứ. Nghiệp
tiêu cực mới mẻ
trọn vẹn này tạo ra bốn kết quả
đau khổ mới;
3/ Kết quả
thường xuyên khi bạn lại tạo ra loại hành động
tương tự. Từ một nghiệp
tiêu cực bạn
kinh nghiệm những kết quả
đau khổ vô tận. Đây là những gì xảy ra nếu bạn không tịnh hóa nghiệp
tiêu cực đó càng sớm càng tốt với bốn
năng lực chữa trị. Điều khủng khiếp nhất là,
do bởi những dấu vết của nghiệp, bạn lại lập lại hành động
tiêu cực trong đời sau của bạn. Điều này còn
kinh khủng hơn nỗi khổ trong các
địa ngục. Với nỗi khổ trong các
địa ngục bạn
kinh nghiệm nỗi khổ đó và
cuối cùng nỗi khổ ngừng dứt sau một hay hai kiếp, nhưng nếu bạn không tịnh hóa nghiệp của bạn và chỉ rời bỏ nó, nó gây ra những
đau khổ vô cùng tận, những
địa ngục, và những
vấn đề của
con người mà
dĩ nhiên là bạn không mong muốn. Bạn muốn
giải thoát. Mọi
đau khổ mà bạn
kinh nghiệm không
phù hợp với ước muốn của bạn. Bạn không muốn ngay cả một
vấn đề nhỏ bé trong những giấc mơ của bạn.
Chúng ta mong muốn ngay cả
hạnh phúc nhỏ bé nhất, thậm chí trong những giấc mơ, và những
tiện nghi nhỏ nhoi nhất
trong đời sống hàng ngày. Nếu đúng như thế thì
chúng ta nên
từ bỏ ngay cả hành động
tiêu cực nhỏ bé nhất và
thực hiện ngay cả những
thiện hạnh nhỏ nhoi nhất trong khi ta đang đi lại,
ăn uống,
trò chuyện, và làm việc trong 24 giờ
trong đời sống hàng ngày của ta.
Như
Lạt ma Tsong Khapa đã giảng trong Nền tảng của Mọi Đức Tánh trong đoạn nói về nghiệp:
Cuộc đời này
vô thường như một
bong bóng nước Hãy nhớ rằng nó
suy tàn nhanh chóng biết bao và cái chết đến
Sau cái chết, giống như
chiếc bóng theo sau thân xác
Những
kết quả của nghiệp tốt và xấu nối
tiếp theo sau.
Khi có được sự xác quyết
kiên định và
rõ ràng về điều này
Xin
gia hộ cho con luôn luôn
cẩn trọng Từ bỏ ngay cả những
tiêu cực vi tế nhất
Và chỉ
thực hành những
thiện hạnh.
Điều tối quan trọng là phải tịnh hóa với
thần chú Vajrasattva và
lễ lạy 35 vị Phật mỗi ngày. Việc tụng mỗi
danh hiệu của 35 vị Phật có
năng lực tịnh hóa nghiệp
tiêu cực trong nhiều kiếp. Điều này
lợi lạc khó thể tin nổi. Việc tụng
danh hiệu 35 vị Phật giống như một trái bom làm tan tành nghiệp
tiêu cực và những
ô nhiễm của bạn. Tôi sẽ thật
hạnh phúc nếu bạn có thể ghi nhớ
thực hành này trong khi bạn ở trong tù khiến bạn có thể tụng các
danh hiệu trong khi
lễ lạy. Hãy
quán tưởng những
thân thể trong
vô số đời
quá khứ của bạn lớn như những trái núi quỳ xuống ở
mọi nơi – đối trước chư Phật, trước
bàn thờ của bạn – đứng lên và quỳ xuống. Nếu bạn có thể
thực hành điều này với
toàn thân bạn thì thật là
tuyệt vời. Vị
sư cô mà bạn biết có thể giảng cho bạn về những
lợi ích của việc
lễ lạy, về việc có biết bao
vi trần mà
thân thể bạn che phủ trong khi
lễ lạy, từ đầu ngọn tóc trên đầu bạn xuống tới
lòng bàn chân bạn, tạo ra nhiều
nguyên nhân để sinh ra làm một
Chuyển Luân Thánh Vương tương đương số
vi trần hay bằng 1000 lần số
vi trần.
Dĩ nhiên là để sinh ra làm một
Chuyển Luân Thánh Vương chỉ
một lần thì bạn phải tạo
vô lượng công đức không thể nghĩ bàn. Vì thế
Đức Phật đang đưa ra một
ý niệm bằng cách
sử dụng ví dụ này để cho thấy bạn tích tập rất nhiều
công đức khi
thực hành một lần lễ lạy. Bởi bạn
hồi hướng công đức cho việc
thành tựu giác ngộ cho
chúng sinh để tất cả họ có thể được
hạnh phúc và
thoát khỏi mọi
đau khổ, điều ấy không thể tin nổi. Đó là một
phương cách dễ dàng để cứu giúp
chúng sinh nhờ
thiện tâm và
lòng bi mẫn của
Đức Phật./.
Nguyên tác: “Life Practices” by Lama Zopa Rinpoche
htttp://www.lamayeshe.com/lamazopa/life_prac.shtml
Bản dịch Việt ngữ của
Thanh Liên Chú thích:
(1)
Giải thoát Trong Lòng Tay, luận giảng của Pabongka Rinpoche (1878-1941)
dựa trên kiệt tác “Lamrim Chenmo” của Đức Tsong Khapa, được Trizang Rinpoche (1901-1981) ghi chú và
biên tập. Bản Việt ngữ của
Thích Nữ Trí Hải dịch từ bản Anh ngữ “Liberation in the Palm of Your Hand.” Có thể đọc bản dịch này trong: http://www.thuvienhoasen.org/giaithoattronglongtay-00.htm và: http://www.quangduc.com/triet/134giaithoat.html
(2) Xin
đọc Kinh Chánh Pháp Đại Tập, bản dịch của
cư sĩ Hồng Như:
http://www.thuvienhoasen.org/kinhchanhphapdaitap.htm
http://quangduc.com/kinhdien/281chanhphapdaitap.html
Hoặc tải xuống để nghe:
http://batnha.org/library/index.php?option=com_content&task=view&id=2&Itemid=65
Kinh đã được Nhà Xuất
bản Tôn Giáo
ấn hành quý 1 năm 2007.
(3) Xin
đọc Kinh Ánh Sáng
Hoàng Kim, bản dịch của
Hòa Thượng Thích
Trí Quang:
http://quangduc.com/kinhdien/31kimquangminh00.html
http://www.thuvienhoasen.org/kinhkimquangminh-00.htm