THỰC HÀNH THIỀN ĐỊNH
Lạt ma Gyursam- Việt dịch: Thanh Liên
Rất
cần thiết phải
thiền định về
đời người quý báu của ta.
Cuộc đời thật
quý báu và
thời gian cũng thật quý giá. Vì thế bất kỳ những gì
chúng ta có đều
quý báu.
Mục đích của
cuộc đời là
đạt được hạnh phúc, trước hết là
hạnh phúc nhất thời và sau đó là
hạnh phúc viên mãn. Trong
thời gian thiền định chúng ta phải bỏ lại đằng sau rất nhiều thứ. Ta có rất nhiều điều phải làm trong cuộc sống. Nếu ta
theo đuổi những niệm tưởng của ta thì ta sẽ chẳng bao giờ
chấm dứt được. Ta phải chọn ra điều gì là quan trọng trong
cuộc đời đối với ta, đối với
gia đình và
cộng đồng của ta. Khi nhìn thấy một vật gì
tốt đẹp ta mong muốn được
sở hữu nó. Ta phải tự
kiềm chế để chỉ nhận những gì
cần thiết cho
cuộc đời ta. Pháp giảng dạy ta
cách sống một
cuộc đời đơn giản. Điều này không có nghĩa là ta không nên có bất kỳ điều gì, nhưng nếu ta đuổi theo mọi sự thì ta sẽ
lãng phí rất nhiều
thời gian. Vì thế điều này rất quan trọng. Nếu bạn có ít phút vào buổi sáng, bạn hãy
quán chiếu về
cuộc đời quý báu,
thời gian quý giá của bạn.
Cuộc đời có lúc thăng, có lúc trầm nhưng
mọi người đều có một cơ hội để tự
giải thoát mình trong
cuộc đời này. Nếu xảy ra một
thời kỳ khó khăn,
chúng ta nên
quán chiếu rằng ta luôn luôn có thể
thoát khỏi đau khổ.
Mục đích của việc
nghiên cứu và
thực hành thiền định là để
tu hành tâm thức.
Thiền định là
tu hành tâm thức, trì tụng
thần chú cũng là
tu hành tâm thức. Bất kỳ điều gì
chúng ta làm đều có thể là việc
tu hành tâm thức. Có nhiều
phương pháp thiền định. Tất cả những
phương pháp ấy vẫn còn được
lưu truyền vì thế ta có thể
nhận ra bản tánh nền tảng của
con người. Mọi sự
cầu nguyện,
thiền định, và
nghiên cứu là
căn bản của việc
nghiên cứu trí tuệ. Sau khi
nghiên cứu, ta suy niệm và
thực hành thiền định. Tất cả ba
thực hành này đều quan
trọng như nhau. Bạn không thể
thực hành một môn mà không có những môn kia.
Trí tuệ này có thể
nhận ra bản tánh của những
cảm xúc tích cực và
tiêu cực, và
bản tánh của những
hiện tượng bên ngoài ta. Việc
nghiên cứu cho ta thấy
bản tánh của tâm thì
trong sáng và thuần tịnh, không bị
ô nhiễm, giống như một miếng
pha lê hoàn toàn trong suốt. Nhưng
bản tánh của tâm bị bụi bặm bao phủ, vì thế
chúng ta không thể nhìn thấy ánh sáng của miếng
pha lê. Sự bao phủ chỉ là
nhất thời và ta cần lau chùi nó.
Thực hành thiền định chính là
phương pháp để lau chùi nó. Bụi bặm thì
nhất thời vì thế nó có thể được lau chùi. Vào lúc bắt đầu
chúng ta có
thể không thể
nhận ra tất cả những gì đang
xuất hiện nhưng việc
thực hành đòi hỏi
thời gian. Ngay cả một
hành giả kém cỏi như tôi cũng thấy được kết quả nhờ sự
thực hành. Trước khi ta
thực hành, ta không nhìn thấy bụi bặm, nhưng việc
thực hành cho phép ta nhìn thấy nó. Việc
thực hành lau chùi bụi bặm và làm cho miếng
pha lê trở nên
sáng ngời.
Mục đích của việc
thực hành là để
nhận ra bản tánh của tâm. Nhờ thấu hiểu
bản tánh này, bạn sẽ hiểu được rất nhiều điều.
Mục đích của tôi trong việc
thực hành là
tu hành tâm thức.
Vì
thế cuộc đời
quý báu rất quan trọng.
Chúng ta nên luôn luôn
nghĩ tưởng về nó. Việc đặt sai chỗ
năng lực của ta
thật không khôn ngoan chút nào. Milarepa đã gặp
đệ tử của ngài khi đang ngồi bên ngoài hang động. Ngài nói với người thợ săn,
giảng nghĩa cho anh ta nghe về sự sinh ra làm người
quý báu. Ngài giảng cho người thợ săn rằng một
cuộc đời trải qua trong việc giết hại không phải là
cuộc đời quý báu. Người thợ săn đã
trở thành một yogi và
cuối cùng là một
Đạo sư vĩ đại.
Đời sau của ta sẽ
hoàn toàn khác biệt
cuộc đời này.
Cuộc đời hiện tại là một
trạng thái trung gian. Nếu ta
nhận ra điều này thì
đời sau của ta sẽ
thuận lợi, dễ dàng.
Giáo lý quan trọng nhất là
đời người quý báu.
Nghi lễ thì
cần thiết, nhưng
thực hành thiền định thì quan trọng hơn. Việc
nghiên cứu thì giống
y như thế. Nếu bạn chỉ mải mê
nghiên cứu thì khó có thể nói rằng bạn sẽ có kết quả
tốt đẹp. Nhưng nếu việc
nghiên cứu được nối kết với
sự thiền định thì kết quả sẽ thật
khả quan.
Điều quan trọng là phải có thông tin
đúng đắn. Tôi đã phải mất một
thời gian dài mới tìm được một
Đạo sư nhập thất xứng đáng. Tôi sẵn sàng cho việc
nhập thất vào năm 1990, nhưng tôi không
thoải mái với
quyết định đó. Sự
thành công của việc
thực hành tuỳ thuộc vào cả
đệ tử lẫn vị Thầy. Điều quan trọng là phải có nhiều sự
hiểu biết về việc
thực hành. Lúc bắt đầu một thời khoá
thực hành, ta
cần phải phát triển
động lực đúng đắn,
lòng từ ái và bi mẫn. Nếu bạn
thực hành trong một tháng hay một năm bạn sẽ thấy một vài kết quả.
Một số
cảm xúc rất mạnh mẽ và khó
đối phó. Những
tư tưởng tích cực có thể được
chuyển hóa thành
tư tưởng tiêu cực. Khi điều đó xảy ra, bạn nên
tỉnh giác để có thể
đối phó với chúng. Bạn nên
thiền định rằng
Đạo sư của bạn ở
trước mặt bạn. Nếu bạn có thể
thiền định Đạo sư của bạn bất khả phân với
Đức Phật, thì tâm bạn sẽ
an định tức thì. Nếu bạn không có một
Đạo sư, bạn hãy
thiền định rằng bạn bất khả phân với Bổn tôn (1) của bạn. Hãy hòa tan
Đạo sư hay Bổn tôn thành ánh sáng bên trong bạn. Tâm rất thường thay đổi và có thể
chuyển hóa nhanh chóng, vì thế bạn có thể đánh mất sự nhiệt tâm trong việc
thiền định.
Tư tưởng luôn luôn
phát khởi, nhưng bạn có thể
đối phó với chúng.
Các bạn có gì để hỏi không? Điều tối quan trọng trong khi
thực hành là
giữ gìn sự
tỉnh giác chánh niệm của bạn. Tâm phải luôn luôn
thanh tịnh, không bị
ô nhiễm. Nên tập
trung tâm vào đối tượng
thiền định. Sự
thực hành thiền định đòi hỏi một môi trường yên tĩnh, vì thế bạn có thể
kinh nghiệm sự
an định.
Hỏi: Ngài có thể giảng cách sử dụng chuông và chày (2)?
Đáp: Hãy cầm chày ở giữa ngực ở khoảng trái tim. Chày
tượng trưng cho nguyên lý nam và chuông
tượng trưng cho nguyên lý nữ. Cầm chuông trong bàn tay trái, hơi thấp hơn chày trong bàn tay phải. Trong những
truyền thống mới bạn chỉ rung con lắc (bên trong chuông) ở một bên chuông thay vì cả hai bên.
Hỏi: Còn trống damaru (3) thì sao?
Đáp: Hãy cầm nó giữa ngón cái và ngón trỏ và lắc trống
chầm chậm. Chỉ giữ nó bằng hai ngón tay, vì thế
âm thanh không bị nhỏ bớt đi.
Hỏi: Trì tụng
thần chú Vajrasattva trong khi rung chuông thì tốt hơn?
Đáp: Bạn chỉ rung chuông khi
thực hành tịnh hóa vào lúc
kết thúc một sadhana (4) khác, không phải trong khi tích tập 100.000 lần trì tụng.
Hỏi: Ngài có thể
giảng nghĩa cách tịnh hóa nghiệp
tiêu cực và những che chướng?
Đáp: Nói chung, có nhiều cách để tịnh hóa nghiệp. Trong việc phát triển
lòng từ ái và bi mẫn, nếu bạn nhìn vào trong bạn sẽ
nhận ra bản tánh của tâm. Khi những
tư tưởng tiêu cực xuất hiện, hãy nhìn xem bạn cảm
nhận ra sao.
Thỉnh thoảng khi những
cảm xúc xuất hiện, phải mất một
thời gian dài mới có thể chữa lành chúng.
Chừng nào mà bạn
vẫn có lòng từ ái và bi mẫn thì bạn sẽ dễ dàng
đối phó với các sự việc.
Sự thiền định Vajrasattva, trì tụng
thần chú một trăm âm để trục xuất những điều
tiêu cực là một
thực hành rất hữu hiệu. Tâm ta như một
đại dương bao la, một cơn gió mạnh phát sinh và khuấy động
đại dương, vì thế những con sóng
xuất hiện. Đây là những niệm tưởng.
Thực ra sóng và nước không tách lìa nhau. Ở bình diện
tối hậu thì không có nghiệp
tiêu cực và
tích cực, không có Phật và
luân hồi sinh tử. Hầu hết nghiệp ở trong
tâm thức, vì
thế sự tỉnh giác chánh niệm thì rất quan trọng. Khó có thể
hiểu rõ được nghiệp, nhưng đôi khi nó rất
hiển nhiên.
Hỏi: Làm thế nào để
quán tưởng mình là Bổn Tôn, thưa ngài?
Đáp: Sự tự hào
kim cương là tự thấy chính mình bất khả phân với Bổn Tôn. Hai
vấn đề quan trọng nhất trong
thực hành Kim Cương thừa là sự tự hào
kim cương và thị
kiến thanh tịnh, coi
bản thân bạn và những người khác như những Bổn Tôn. Và
vấn đề quan trọng khác là không
phê bình chỉ trích các
phụ nữ, mà nhìn tất cả họ như những dakini (5). Không nên có những
tư tưởng tiêu cực hay những
chỉ trích chê bai đối với họ. Khi ấy tâm bạn trở nên tĩnh lặng và
bình an.
Mọi người đều
bình đẳng và không ai cao cả hơn người khác.
Hỏi: Ta có nên suy niệm bốn
tư tưởng chuyển hóa tâm (6) trước bất kỳ sadhana nào?
Đáp: Phải, bạn nên làm điều đó. Tôi nghĩ rằng việc
thiền định về suy niệm đầu tiên - sự sinh ra làm người
quý báu - thì quan trọng nhất đối với những người mới
tu tập. Khi
thực hành và
hiểu biết nhiều hơn thì bạn có thể
thiền định về những
nghiệp quả và sự
vô thường. Khi
thực hành, tâm bạn cần tập trung, nhưng buông lỏng.
Hỏi: Đâu là
ý nghĩa của
thần chú “dza hum bam ho?”
Đáp:
Thần chú “dza hum bam ho”
tượng trưng cho bốn sự
vô lượng (
tứ vô lượng tâm). Dza là cái móc, hum là sợi giây
thòng lọng, bam là những cái cùm, ho là cái chuông./.
Nguyên tác: “Meditation Practice”
by Lama Gyursam
Trung tâm Vajra Konchog Ling
http://buddhism.inbaltimore.org/gyursam2.html
Bản dịch Việt ngữ:
Thanh Liên Chú thích:
1. Bổn tôn (Yidam): Một trong Ba Gốc (
Lạt ma, Bổn tôn, Dakini). Bổn
tôn tượng trưng cho sự
giác ngộ trong
hình tướng nam hay nữ, hòa bình hay
phẫn nộ,
tương ứng với
bản tánh của ta. Bổn Tôn là cội gốc của những
thành tựu.
2. Chuông và chày: Những
pháp khí được
sử dụng trong
Kim Cương thừa. Chuông là
biểu tượng của
trí tuệ và
tánh Không, chày
tượng trưng cho
lòng bi mẫn,
phương tiện thiện xảo,
giác tánh.
3. Damaru: Trống nhỏ có
hai mặt làm bằng hai đỉnh sọ người.
4. Sadhana: “Các
phương tiện để
thành tựu,”
nghi thức và
thủ tục Kim Cương thừa để
thực hành.
5. Dakini:
Nghĩa đen là người
du hành trong
Pháp giới. Nguyên lý nữ được
kết hợp với
trí tuệ. Có những dakini thông thường với một mức độ
năng lực tâm linh nào đó và cũng có những dakini
hoàn toàn chứng ngộ.
6. Bốn
tư tưởng chuyển hóa tâm: a/
đời người quý báu và khó tìm gặp lại, b/ sự
vô thường và cái chết là điều
tất định, c/
nhân quả của
thiện nghiệp và
ác nghiệp là điều
chính xác, c/
thực chất của
ba cõi luân hồi là biển khổ đau.