- Mục Lục
- Giới Thiệu
- Chương Dẫn Nhập
- Chương I: Tụng Bản
- Chương Ii: Vấn Đề Ba Phần Đoạn
- Chương Iii: Bố Cục Phần Tựa
- Chương Iv: Văn Nghĩa Của Phần Tựa
- Chương V: Bố Cục Phần Chánh Tôn
- Chương Vi: Tổng Tiêu Đại Cương
- Chương Vii: Văn Đoạn Phần Biệt Thích
- Chương Viii: Tiêu Uẩn Biện Dị Danh
- Chương Ix: Thích Uẩn Lập Xứ Giới
- Chương X: Danh Và Nghĩa Ba Khoa
- Chương Xi: Chư Môn Phân Biệt
- Sách Tham Khảo
Viện Cao Đẳng Phật Học
Hải Đức
THẾ THÂN BỒ
TÁT
CU XÁ LUẬN TỤNG LƯỢC
THÍCH I
Nguyên tác Nhật
ngữ: Trai Đằng Duy Tín - Bản dịch Hán Văn: Huệ Viên Cư Sĩ
Bản dịch Việt
Văn: Học Tăng Lớp Chuyên Khoa Phật Học Viện Trung Phần
Biên tập: Thích
Phước Viên - Ban Tu Thư Phật Học 2546 - Nhâm Ngọ
Chương VIII: Tiêu uẩn biện dị danh
Tiết 1: Danh và thể của pháp hữu vi
Pháp hữu vi lấy gì làm thể, và những dị danh của nó là gì?
Tụng đáp.
Âm Hán Việt:
Hựu chư hữu vi
pháp
Vị sắc đẳng ngũ
uẩn
Diệc thế lộ, ngôn
y,
Hữu ly, hữu sự
đẳng. (4)
Dịch nghĩa:
Lại nữa, các
pháp hữu vi
Là năm uẩn, gồm
sắc uẩn, v.v…
Cũng được gọi là
thế lộ, ngôn y,
hữu ly, hữu sự,
v.v... (tụng 4)
Trong tụng văn này, hai câu đầu nêu lên thể của pháp hữu vi; hai câu sau đề cập đến các dị danh của nó.Thể của pháp hữu vi chính là năm uẩn (skandhapañcakam): sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Trong 75 pháp, năm uẩn bao hàm hết 72 pháp:
- Sắc uẩn, 11
pháp (5 căn, 5 cảnh và vô biểu sắc).
- Thọ.
- Tưởng, là 2 tâm
sở thọ và tưởng trong số 46 tâm sở.
- Hành uẩn, 58
pháp, gồm 44 tâm sở (vì đã trừ thọ và tưởng) và 14 pháp bất tương ưng hành.
- Thức uẩn, là tâm
vương, chỉ có 1.
Chữ vi (kṛta) trong hữu vi (saṃskṛta) có nghĩa là tạo tác.
Pháp do các duyên tạo tác mà có nên được gọi là hữu vi. Trong ba đời, quá khứ, hiện tại và vị lai, các pháp quá khứ và hiện tại do các duyên tạo tác mà có nên có thể gọi là hữu vi, còn những pháp ở vị lai chưa có sự tạo tác sao cũng được gọi là hữu vi? Vì những pháp trong vị lai đồng loại với những pháp trong quá khứ và hiện tại, cho nên cũng được gọi là hữu vi. Như gỗ bị lửa đốt thì gọi là củi; những cây chưa bị đốt nhưng vì đồng một loại với thứ đã bị đốt nên cũng được gọi là củi.
Pháp hữu vi còn có các dị danh như dưới đây.
1. Thế lộ (adhvā) Theo văn trường hàng, có hai cách giải thích:
a. Thế là tam thế. Lộ là sở y. Các pháp hữu vi là cứ điểm cho ba thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai. Đây là giải thích tập hợp danh từ theo luật y chủ (tat-puruṣa). (Trong Cu-xá luận ký của ngài Phổ Quang, có hai lối giải thích tập hợp danh từ này, theo luật hữu tài (bahuvṝhi) và luật y chủ. Cu-xá luận sớ của ngài Pháp Bảo thì theo luật y chủ. Ở đây, dùng y chủ thích của ngài Phổ Quang.)
b. Thế, chỉ cho các pháp hữu vi đều bị hoại diệt. Lộ, vì nó làm cứ điểm cho luật vô thường. Vậy, thế tức lộ. Đây là giải thích tập hợp danh từ theo luật trì nghiệp (karma-dhāraya) - (Cu-xá luận sớ của Pháp Bảo theo y chú thích. Ở đây, theo cách giải thích của Cu-xá luận ký.)
2. Ngôn y (kathāvastu). Theo sự giải thích trong văn trường hàng, ngôn là ngôn ngữ. Thể của nó là âm thanh và sở y của nó là danh và nghĩa. Theo đó, danh là khả năng diễn tả, và nghĩa là cái được diễn tả, cả hai đều làm cứ điểm cho âm thanh của ngôn ngữ. Bởi vì các pháp hữu vi cùng với danh và nghĩa trên đây cùng hiện hành trong ba thời gian cho nên được gọi là ngôn y. Ví như nói “tùng, trúc”, thì danh với khả năng diễn tả và thể được diễn tả của chúng đều có sanh diệt. Có biến hoại và cùng hiện hành trong ba thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai, cho nên gọi là hữu vi.
Pháp vô vi mặc dù cũng có danh xưng để diễn tả, nhưng thể của vô vi lại không có sanh diệt như danh xưng của nó. Như nói “trạch diệt vô vi”, thì cái danh xưng để diễn tả là pháp hữu vi có sanh diệt, nhưng diệt lý được diễn tả trong đó thì thường trụ bất biến, nên nó không thuộc về pháp hữu vi như danh xưng của nó. Vì thế, ba chữ “danh-cú-nghĩa” trong văn trường hàng cũng có thể được giải thích theo hai cách: 1. Danh và nghĩa kia nói lên bản thể mà ngôn ngữ y cứ. 2. Nghĩa và danh kia là để tách biệt với nghĩa trong pháp vô vi, không đồng tính chất với danh.
3. Hữu ly (saniḥsāra). Ly, nghĩa là vĩnh ly. Vĩnh ly tức Niết-bàn. Tất cả pháp hữu vi đều có tính chất vĩnh ly đó, cho nên được gọi là hữu ly. Như có của cải thì gọi là hữu tài.
4. Hữu sự (savastu). Sự là nguyên nhân. Tất cả các pháp hữu vi đều có nguyên nhân để phát sinh. Vì có nguyên nhân đó, cho nên được gọi là hữu sự.
Nói đẳng, tức v.v… là vì pháp hữu vi còn có nhiều biệt danh khác, như hữu quả, v.v…
Tiết 2: Các dị danh của hữu lậu
Danh từ hữu lậu đã được giải thích. Song, các dị danh của nó là gì?
Tụng đáp.
Âm Hán Việt:
Hữu lậu danh
thủ uẩn;
Diệc thuyết vi hữu
tránh,
Cập khổ tập thế
gian,
Kiến xứ, tam hữu,
đẳng. (5)
Dịch nghĩa:
Hữu lậu còn có
các tên khác là thủ uẩn,
Cũng gọi là hữu
tránh,
Và khổ tập thế
gian,
Kiến xứ, tam hữu,
v.v… (tụng 5)
1. Thủ uẩn (upādāna-skandha) . Thủ (upādāna) tức phiền não. Vì phiền não có công năng chấp thủ mê vọng trong ba cõi sinh tử. Thủ uẩn, theo văn trường hàng, có ba cách giải thích: vì do chấp thủ mà sinh, vì hệ thuộc nơi thủ và vì có công năng sinh ra thủ, nên được gọi là thủ uẩn.
2. Hữu tránh (saraṇa). Tránh tức phiền não. Phiền não quấy động thiện căn, gây tổn hại cho mình và người. Phiền não cùng các pháp hữu lậu tác động hỗ tương để tăng trưởng, nên gọi là hữu tránh.
3. Khổ tập thế gian (dhuhḥkham-samudaya-loka). Khổ là kết quả của mê vọng. Tập là nguyên nhân của mê vọng. Cả hai đều là pháp hữu lậu. Đã là pháp hữu lậu thì không thoát khỏi luật thiên lưu dời đổi qua bốn tướng trạng: sinh, trụ, dị và diệt. Các pháp này là đối tượng đối trị của thánh đạo vô lậu, nên gọi là thế gian.
4. Kiến xứ (dṛṣṭhāna), là môi trường cho sự thủ trước của tri kiến. Kiến có nghĩa là suy cầu, là mảnh ruộng của ác huệ. Kiến gồm có thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, và giới thủ kiến.
Thân thể chúng ta vốn do hai yếu tố tâm và vật tụ họp mà thành, và gọi đó là “năm uẩn hòa hiệp.” Đối với thân ngũ uẩn cấu thành ấy, chúng ta mê chấp rằng có cái ngã thường hằng, chủ tể, như vậy gọi là thân kiến. Từ thân kiến, phát sinh thiên chấp rằng, con người sau khi chết hoặc mất hẳn, hoặc còn mãi, như vậy gọi là biến kiến. Do nhận thức sai lầm mà phủ nhận định luật nhân quả, như vậy gọi là tà kiến. Do nhận thức sai lầm mà chấp rằng thân kiến, biên kiến, tà kiến là đúng, là thật, là hơn hết, như vậy gọi là kiến thủ kiến. Do nhận thức sai lầm mà cái không nhơn thì cho là nhơn, cái không đạo thì cho là đạo, tà giới của ngoại đạo mà cho là chính giới, như vậy gọi là giới thủ kiến. Tam hữu là dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu. Pháp hữu lậu là nhơn của ba hữu (cõi), là điểm tựa của chúng, và không vượt ra ngoài chúng.
Đẳng, v.v… chỉ cho các dị danh khác nữa của hữu lậu như hữu nhiễm, v.v…