CỬA KHÔNG CỬA (VÔ MÔN QUAN)
Dịch giả: Dương Đình Hỷ
NHAM GỌI CHỦ NHÂN
Cử
:
Mỗi
ngày hòa thượng Thoại Nham đều tự gọi :
-Chủ
nhân.
-Dạ
!
-Hãy
tỉnh thức.
-Dạ
!
-Ngày
khác đừng để người lừa dối.
-Dạ
! Dạ !
Bình
:
Ông
lão Thoại Nham tự bán, tự mua, đùa dỡn với những mặt
nạ quỷ thần. Tại sao vậy ? Một người hô, một người
dạ, một người tỉnh, một người không để người lừa
dối. Nhận ra đều là không phải. Nếu các ông cũng bắt
trước lão ta, thì kiến giải của các ông là kiến giải
của lũ chồn hoang.
Tụng :
學
道 之 人 不 識 真
Học
đạo chi nhân bất thức chân
只
為 從 前 認 識 神
Chỉ
vi tòng tiền nhận thức thần
無
量 劫 來 生 死 本
Vô
lượng kiếp lai sinh tử bản
痴
人 喚 作 本 來 人
Si
nhân hoán tác bản lai nhân.
Lẽ phải người tu chẳng biết coi
Bởi theo thần thức đã lâu rồi
Cái gốc tử sinh từ muôn kiếp
Kẻ mê vẫn gọi ông chủ tôi.
Chú
Thích :
-Chủ
nhân : người chủ gia đình, ở đây chỉ bản tâm, khuôn mặt
xưa nay, chân tánh.
-Giải
thích bài kệ :
Câu
1 và 2 : người tu chẳng rõ chân tánh, nhận lầm thần thức
là chủ nhân ông.
Câu
3 và 4 : muốn thoát sinh tử luân hồi thì phải bỏ quan niệm
trên, phải nhận thức khuôn mặt xưa nay của mình.
Thoại
Nham không biết năm sinh và tử, học trò của Nham Đầu.
-Gọi
ông thầy bên trong không phải chỉ thuần túy là nội quán
mà còn là tìm hiểu động cơ tâm lý, hay đánh giá hành vi
tốt xấu. Thoại Nham gọi chủ nhân là gọi chân ngã (không
phải tự ngã) đã có trước khi Thoại Nham được sanh ra.
(Kubose)
Tắc Mười Ba
ĐỨC SƠN BƯNG BÁT
Cử
:
Một
hôm, Đức Sơn bưng bát xuống trai đường. Tuyết Phong trông
thấy hỏi :
-Ông
già ! Chuông chưa thỉnh, trống chưa báo, bưng bát đi đâu
?
Đức
Sơn bèn trở về phương trượng. Tuyết Phong kể lại cho Nham
Đầu. Nham Đầu nói :
-Đức
Sơn chưa hiểu câu nói sau cùng.
Đức
Sơn nghe được, sai thị giả gọi Nham Đầu lại hỏi :
-Ông
không đồng ý với lão tăng hả ?
Nham
Đầu trình mật ý. Đức Sơn bèn thôi.
Hôm
sau buổi giảng quả khác thường. Nham Đầu đến trước tăng
đường vỗ tay cười nói :
-Vui
thay ! Ông già hiểu được câu nói sau cùng, về sau thiên hạ
không ai làm phiền ông nữa !
Bình
:
Nếu
là câu nói sau cùng, cả Nham Đầu và Đức Sơn cũng chưa mộng
thấy. Nếu các ông xét lại, họ giống như đám rối gỗ
trên sàn diễn.
Tụng :
識
得 最 初 句
Thức
đắc tối sơ cú
便
會 末 後 句
Tiện
hội mạt hậu cú
末
後 與 最 初
Mạt
hậu dữ tối sơ
不
是 者 一 句
Bất
thị giả nhất cú.
Biết được câu đầu
Liền hiểu câu cuối
Câu cuối, câu đầu
Chẳng là câu ấy.
Chú
Thích :
-Đức
Sơn : Đức Sơn Tuyên Giám (782-865), người Kiếm Nam (Tứ Xuyên)
, đệ tử Long Đàm Sùng Tín. Ông chủ trương vô tâm, vô sự,
lìa niệm khử tình. Ông hay dùng đánh và hét để tiếp cơ
cho người học.
-Tuyết
Phong : Tuyết Phong Nghĩa Tồn (822-908), học trò Đức Sơn.
-Nham
Đầu : Nham Đầu Toàn Hoát (826-887), học trò Đức Sơn.
-Câu
nói sau cùng : là câu nói ra khi đã triệt ngộ. Trong thực
tế không thể dùng lời để diễn tả chân lý cho nên câu
nói sau cùng chính là không lời.
-Giải
thích bài kệ :
Cấu
1 và 2 : nếu hiểu nông thì sẽ hiểu sâu.
Câu
3 và 4 : Câu đầu hay câu cuối đều chẳng phải là câu
ấy vì câu ấy không thể nói ra được.
-Tuyết
Phong và Nham Đầu là 2 đồ đệ của Đức Sơn Tuyên Giám.
Trong Truyền Đăng Lục có chép một hôm dọn cơm trễ, Đức
Sơn đói bụng bèn bưng bát xuống phòng ăn. Điển tọa Tuyết
Phong trông thấy mới hỏi và sau kể lại cho Nham Đầu nghe.
Nham Đầu thấy đây là cơ hội giúp Tuyết Phong khởi nghi
tình, nên mới nói Đức Sơn không hiểu câu nói sau cùng. Đức
Sơn nghe được không hiểu ý của Nham Đầu là sao bèn gọi
vào hỏi. Nham Đầu trình ý của mình là để giúp Tuyết Phong,
Đức Sơn thuận. Do đó cử động của Nham Đầu ngày hôm
sau chỉ là diễn trò. Đáng tiếc cho đến lúc này Tuyết Phong
vẫn chưa khai ngộ.
(Thánh
Tham)
-Cả
2 Tuyết Phong và Nham Đầu đều là đệ tử của Đức Sơn.
Đức Sơn vào khoảng 80 tuổi khi bị Tuyết Phong đuổi về
phòng phương trượng và bị Nham Đầu chỉ trích. Đức Sơn
không giải thích cũng không xin lỗi. Ông hiểu 2 trò và chính
ông, ông đã chín mùi tự nhiên. Đời sống thực sự không
cần giảng giải và xin lỗi. Buổi giảng ngày hôm sau khác
hẳn, có lẽ Đức Sơn chỉ hiện diện như chính ông chứ
không phải là một thiền sư giảng dạy cho học trò. Không
có sự thật nào hơn thế. Phong cách của một người như
thế nào thì đó là sự thật tối thượng. Đức Sơn quả
là một vị thiền sư vĩ đại.
(Kubose)
Tắc Mười Bốn
NAM TUYỀN CHÉM MÈO
Cử
:
Hòa
thượng Nam Tuyền nhân hai đường Đông Tây tranh nhau một
con mèo, bèn giơ con mèo lên bảo :
-Nếu
các ông nói được thì con mèo được cứu, còn nếu không
nói được thì tôi sẽ chém nó.
Đại
chúng không ai nói được, Nam Tuyền bèn chém mèo.
Buổi
chiều khi Triệu Châu từ ngoài về, Nam Tuyền bèn kể cho Triệu
Châu nghe. Triệu Châu tháo dép để lên đầu, đi ra.
-Nếu
lúc đó ông có mặt thì con mèo đã được cứu rồi !
Bình
:
Triệu
Châu để dép lên đầu là có ý gì ? Nếu hướng vào đây
mà hạ một chuyển ngữ liền thấy Nam Tuyền ra lệnh là không
uổng công, còn không thì thật là nguy.
Tụng :
趙
州 若 在
Triệu
Châu nhược tại
倒
行 此 令
Đảo
hành thử lệnh
奪
卻 刀 子
Đoạt
khước đao tử
南
泉 乞 命
Nam
Tuyền khất mạng.
Triệu Châu có mặt
Liền đổi lệnh ra
Con dao bị cướp
Nam Tuyền xin tha.
Chú
Thích :
-Triệu
Châu đội dép cỏ lên đầu là có ý gì ? : có ông tăng cho
rằng Triệu Châu dùng dép để thế cho con mèo, có ông lại
nói Triệu Châu đội dép lên đầu đi ra là nói chuyện chém
mèo không quan hệ gì đến ông. Khắc Cần cho rằng những
lý giải này không đúng, ý của Triệu Châu là tham “câu
sống” không tham “câu chết”, phải tự tham tự chứng.
-Giải
thích bài kệ :
Câu
1 và 2 : nếu Triệu Châu có mặt lúc ấy thì lệnh của Nam
Tuyền sẽ bị thay đổi.
Câu
3 và 4 : ông sẽ cướp lấy dao của Nam Tuyền thì con mèo sẽ
không bị chém, trái lại Nam Tuyền phải xin tha mạng.
-Từ
bi vốn là căn bản của nhà Phật. Nam Tuyền lấy dao chém
mèo thành hai đoạn khiến cho mọi người kinh hãi. Nam Tuyền
bất mãn chư tăng là những người đã xuất gia mà lại tranh
chấp một con mèo. Do đó chém mèo chỉ dạy người xuất gia
chân chánh phải đoạn tuyệt trần thế. Chỉ có dùng phương
pháp độc đáo ấy mới làm cho người ta chân chính hướng
về tự do siêu nhiên. Triệu Châu đội dép lên đầu mà đi
ra để chỉ không chấp thường lý là dép thì phải mang ở
dưới chân. Nếu muốn siêu thoát thì phải bỏ hết mọi thị
phi của trần thế.
(Tiêu
Vũ Đồng)
-Nhiều
người thấy công án này khó chấp nhận được vì Nam Tuyền
là một tu sĩ thì phải giới sát, đâu có thể tùy tiện mà
chém con mèo. Những người này đã không hiểu Nam Tuyền vì
lòng từ bi muốn chỉ dạy cho các môn đồ khi gặp dịp. Các
đệ tử của Nam Tuyền là những ông tăng ngu muội vì một
chuyện nhỏ là tranh chấp một con mèo mà chia bè kết đảng
tranh cãi náo loạn. Khi Nam Tuyền bảo họ nói ra một thiền
ngữ thì họ lại câm như hến. Vì vậy Nam Tuyền chỉ còn
cách chém chết con mèo để phá trừ vọng tưởng chấp trước
cho họ. Triệu Châu tháo dép đội lên đầu, hàm ý không muốn
nghe chuyện ngu xuẩn này, đồng thời cũng muốn nói “Nếu
con ở đấy và không có ai trả lời được, con cũng đành
phải chém con mèo thôi.” Cử động của Triệu Châu chứng
tỏ ông luôn cảnh giác, không để cho những nguyên nhân ngoại
tại trói buộc, ông luôn tự mình làm chủ.
(Minh
Tuệ)
-Nam Tuyền (749-834) pháp danh Phổ Nguyện, họ Vương người Tân Trịnh, Trịnh Châu, học trò Mã Tổ.
Tắc Mười Lăm
BA GẬY CỦA ĐỘNG SƠN
Cử
:
Động
Sơn đến tham Vân Môn. Vân Môn hỏi :
-Vừa
rời chỗ nào ?
-Tra
Độ.
-Kết
hạ ở đâu ?
-Báo
Từ ở Hồ Nam.
-Rời
chùa lúc nào ?
-Ngày
25, tháng 8.
-Tha
ông ba gậy.
Hôm
sau Động Sơn lại đến, hỏi :
-Hôm
qua mông ơn hòa thượng tha 3 gậy, không biết con sai ở chỗ
nào ?
-Đồ
giá áo, túi cơm, Giang tây, Hồ Nam đi đâu mà chả được
?
Động
Sơn do đó mà đại ngộ.
Bình
:
Lúc
đó, Vân Môn cấp đủ thức ăn cho Động Sơn khiến Động
Sơn có riêng con đường sống, gia môn không đến nỗi vắng
vẻ. Động Sơn sau một đêm ngụp lặn trong bể thị phi, đợi
đến trời sáng trở lại Vân Môn và được phá giải. Động
Sơn tuy ngộ ngay nhưng cũng không được coi là lanh lợi. Thử
hỏi các ông, Động Sơn có đáng ăn 3 gậy không ? Nếu nói
nên thì thảo mộc đều phải ăn gậy. Nếu nói không nên
thì lời Vân Môn là lời dối trá. Nếu các ông hiểu lý này
thì cùng Động Sơn thở ra cùng một miệng.
Tụng :
獅
子 教 兒 迷 訣
Sư
tử giáo nhi mê quyết
儗
前 跳 躑 早 翻 身
Nghĩ
tiền khiêu trịch tảo phiên thân
無
端 再 敘 當 頭 著
Vô
đoan tái tự đương đầu trước
前
箭 猶 輕 後 箭 深
Tiền
tiễn do khinh hậu tiễn thâm.
Sư tử dạy con thật là lạ
Tính nhẩy ra trước lại quay sau
Bỗng nhiên lại gõ đầu vô cớ
Mũi tên trước nhẹ, mũi sau sâu.
Chú
Thích :
-Động
Sơn trong công án này không phải là Động Sơn của dòng thiền
Tào Động. Những câu hỏi của Vân Môn đều là hỏi ngộ
cảnh của Động Sơn. Động Sơn không hiểu thâm ý, nên chỉ
trả lời theo nghĩa thông thường. Do câu nói của Vân Môn
:”Đồ giá áo, túi cơm! Giang Tây, Hồ Nam đi đâu mà chả
được.” Động Sơn mới hiểu rằng chẳng phải đi đâu
xa, chân lý ở ngay trước mắt.
(Thánh
Tham)
-Vì
là lần đầu gập gỡ nên Động Sơn đã trả lời những
câu hỏi của Vân Môn một cách ngây thơ. Ông không biết vì
sao bị ăn 3 gậy. Ngày hôm sau, ông hỏi về chuyện ấy và
bị Vân Môn mắng. Động Sơn đã trả lời những câu hỏi
mà không tỉnh thức, đáng ăn gậy. Truyền thuyết kể rằng
sau khi sanh 3 ngày, sư tử mẹ xô các con nhỏ xuống vực, và
chỉ nuôi nấng dạy dỗ những con nào trở lại được. Các
bài học của cuộc đời rất khắc nghiệt, muốn học phải
tỉnh thức.
(Kubose)
-Lời
Vân Môn hỏi Động Sơn bề ngoài là những lời hỏi bình
thường, nhưng ý không ở đấy. Lần thứ nhất Vân Môn mắng
“tha ông 3 gậy là còn nhẹ, lần thứ 2 “Đồ giá áo, túi
cơm” ngữ khí đã nặng hơn. Vừa rời chỗ nào ? Rời chùa
lúc nào ? đều là khảo nghiệm xem Động Sơn đã chứng ngộ
chuyện bên đó chưa ? Lúc đó Động Sơn còn chưa ngộ nên
không có câu trả lời nhanh như tên bắn, tuy về sau cũng
có tỉnh.
-Giải
thích bài kệ :
Câu
1 và 2 : sư tử mẹ dạy con học nhẩy, nó để cho con sau nhiều
lần phạm lỗi sẽ tập thành. Vân Môn tiếp dẫn Động Sơn
cũng dùng thể thức này, khiến Động Sơn bị mắng mà khổ
công suy nghĩ do đó mà ngộ.
Câu
3 và 4 : Lần thứ nhất mắng còn nhẹ : Động Sơn còn chưa
ngộ, lần sau thì nặng hơn.
-Thiên
Đồng Kiệt nói : Lần trước lời mắng của Vân Môn quá
rộng, không xác định được. Lần sau lời mắng thân thiết
hơn. Nhưng Vân Môn như vậy là phí sức sao không dùng pháp
trực tiếp (chỉ thẳng tâm người). Động Sơn nếu gián tiếp
mà ngộ sợ rằng không đúng.
-Khô
Thủy Thành : Đến Trường An đi Đại Đạo sẽ nhanh chóng.
Khi đi đường phải cẩn thận từng bước nhìn cho kỹ đừng
để đi lạc đường chánh. Đi được 5 dậm là thấy được
5 dậm (hành giả được bao nhiêu thì là bấy nhiêu chứ không
phải giả). Khi tới nơi mới biết đi Đại Đạo là nhanh
nhất và không gian khổ như khi đi các đường nhánh.
(Dương
Tân Anh)
-Tha ông 3 gậy : Có người cho rằng 3 câu hỏi : Ông vừa rời đâu ? Kết hạ ở đâu ? Rời chùa lúc nào ? là 3 gậy là tình giải sai lầm, bản ý của công án này là khuyên mọi người nên trở thành đạo nhân vô sự.
Tắc Mười Sáu
NGHE TIẾNG CHUÔNG MẶC ÁO BẨY MẢNH
Cử
:
Vân
Môn nói :
-Thế
giới rộng bao la, vì sao nghe tiếng chuông lại mặc áo bẩy
mảnh ?
Bình
:
Phàm
tham thiền học đạo sợ nhất là chạy theo thanh, sắc. Giả
sử nghe tiếng mà ngộ đạo, thấy sắc mà minh tâm đó chỉ
là việc tầm thường. Há chẳng biết nạp tăng cưỡi thanh
đạp sắc, nhìn thấy Phật tánh từ mỗi vật, thấy diệu
dụng từ mỗi sự. Tuy là vậy, thử hỏi tiếng đến bên
tai hay tai ghé bên tiếng ? Cho nên khi tiếng và im đều mất
thì các ông hiểu ra sao ? Nếu lấy tai nghe không thể hiểu,
lấy mắt nghe lại gần gũi hơn.
Tụng :
會
則 事 同 一 家
Hội
tắc sự đồng nhất gia
不
會 萬 別 千 差
Bất
hội vạn biệt thiên sai
不
會 事 同 一 家
Bất
hội sự đồng nhất gia
會
則 萬 別 千 差
Hội
tắc vạn biệt thiên sai.
Hiểu thì là chuyện một nhà
Không hiểu ngàn sai vạn khác
Không hiểu chuyện vẫn một nhà
Hiểu liền ngàn sai vạn khác.
Chú Thích :
-Áo
7 mảnh : dùng 7 mảnh vá lại để làm thành áo cà sa. Mặc
áo này khi tụng kinh hay nghe pháp.
-Giải
thích bài kệ :
Câu
1 và 2 : nếu dùng mắt thấy sắc, dùng tai nghe tiếng, nếu
thể hội thì mọi sự rõ ràng, nếu không thể hội thì mọi
sự không minh bạch. Đó là cảnh giới của người phàm.
Câu
3 và 4 : nếu dùng tai thấy sắc, dùng mắt thấy tiếng, nếu
không thể hội thì mọi sự rõ ràng, nếu thể hội thì mọi
sự sẽ không minh bạch. Đó là cảnh giới của thánh nhân.
-Thế
giới bao la chỉ cảnh giới tuyệt đối, hoàn toàn tự do,
nghe tiếng chuông mặc áo bẩy mảnh là bị hạn chế. Một
người giác ngộ mặc dầu sống ở trong thế giới giới hạn
vì những đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày nhưng nếu mọi
hoạt động đều ở trong định thì vẫn hoàn toàn tự do.
(Sekida)
-Trong
thiền viện, sinh hoạt của các thiền sinh được quy định
rõ ràng. Khi nghe tiếng chuông thì mặc áo đến thiền đường.
Nhưng Vân Môn hỏi tại sao ? Cổ đức có câu “Những gì
từ cửa vào đều là khách lạ”. Cửa đây là các giác quan
nhìn, ngửi, nghe, nếm, sờ. Nếu chúng ta hành động theo cảm
giác chúng ta đã nghe lệnh của người ngoài. Để đáp ứng
với những áp lực bên ngoài chúng ta dễ dàng nổi giận.
Đây là tính cách của đời sống mới. Nếu an định trong
đời sống nội tâm, những hành động, cảm giác đều phát
xuất từ bên trong. Người chưa giác làm việc vì ông ta phải
làm. Người đã giác ngộ làm việc vì ông muốn làm. Tự
do nằm trong tâm điểm của đời sống. Vân Môn chỉ cho chúng
ta tâm điểm.
(Kubose)
Vân Môn (?-949) : pháp danh Văn Yển, họ Trương người Gia Hưng, Cô Tô.
Tắc Mười Bẩy
BA LẦN GỌI CỦA QUỐC SƯ
Cử
:
Quốc
sư gọi 3 lần, thị giả dạ 3 lần. Quốc sư bảo :
-Tưởng
tôi phụ ông, không ngờ là ông cô phụ tôi !
Bình
:
Quốc
sư gọi 3 lần, lưỡi rơi xuống đất. Thị giả 3 lần dạ
miệng phóng ra ánh sáng. Quốc sư lớn tuổi lại cô đơn,
đè đầu trâu bắt ăn cỏ. Thị giả chẳng chịu vì người
no không thèm bữa ăn ngon, thử hỏi ông cô phụ quốc sư ở
chỗ nào ? Nước yên thì tài tử được quý trọng, nhà giầu
thì con nít được nuông chiều.
Tụng :
鐵
枷 無 孔 要 人 擔
Thiết
giá vô khổng yêu nhân đam
累
及 兒 孫 不 等 閑
Lụy
cập nhi tôn bất đẳng nhàn
欲
得 橕 門 並 拄 戶
Dục
đắc sanh môn tịnh trụ hộ
更
須 赤 腳 上 刀 山
Cánh
tu xích cước thượng đao sơn.
Gông sắt không lỗ bắt người mang
Làm cho con cháu chẳng được an
Muốn được nếp sống y như trước
Chân trần phải cố vượt đao sơn.
Chú
Thích :
-Giải
thích bài kệ :
Câu
1 và 2 : gông sắt không lỗ chỉ 3 lần gọi của Quốc sư
để khảo nghiệm thị giả, rất khó trả lời. Nhưng thị
giả dạ 3 lần là đã đáp ứng.
Câu
3 và 4 : muốn chống giữ Thiền môn mang gông sắt không
đủ, còn phải dùng chân trần đi trên núi dao nữa.
-Đè
đầu trâu sắt bắt ăn cỏ : cưỡng bức trâu no phải ăn
cỏ, ý là cơ duyên chưa chín mùi, dù dụng công thế nào cũng
không liễu ngộ được.
-Thiền
môn chủ trương tâm Phật, chúng sanh không sai biệt. Nhưng
chúng sanh không dám nhận mình là Phật, do đó trầm luân sanh
tử không thể về nhà. Thị giả của quốc sư chỉ dám nhận
mình là thị giả, không dám nhận mình là Phật. Quốc sư
và thị giả ai phụ ai đã rõ ràng.
(Tinh
Vân)
-Vài
nhà chú giải cho rằng thị giả ứng tiếng dạ là đúng không
có chút giả tạo nào. Vài người khác cho rằng quốc sư quá
nóng lòng mong thị giả giác ngộ. Sau nói và làm là tỉnh
thức. Thị giả được quốc sư gọi 3 lần không phải được
sai để làm một việc gì, đáng nhẽ ông nên tỉnh thức mới
phải. Ông thầy dạy, nhưng học được hay không là do trò.
Ông thầy chỉ có thể chỉ con đường đưa tới tỉnh thức.
Đừng hốt hoảng !
(Kubose)
-Quốc
sư Huệ Trung không biết sanh năm nào, mất năm 775. Tục truyền
sống hơn 100 tuổi, được Lục tổ Huệ Năng truyền tâm ấn.
Ông sống trên núi hơn 40 năm, không đi đâu cả, nhưng danh
tiếng vang vọng đến triều đình. Vua triệu ông về kinh để
học hỏi. Chúng tôi ghi lại dưới đây 2 giải thích trái
ngược để độc giả suy gẫm :
1.
Quốc sư gọi 3 lần thị giả đều dạ, nhưng không nhận
ra cái tánh nghe của mình nên mới bị trách.
(Thích
Thanh Từ)
2.Giữa
gọi và dạ không có một cái gì cả. Sự nhận thức thuần
túy chỉ thực sự xẩy ra trong trạng thái định.
Tưởng
tôi cô phụ ông : sợ rằng những chỉ dạy kém cỏi của
tôi đã không làm ông tiến bộ.
Không
ngờ ông lại cô phụ tôi : nhưng sự thực là ông đã đi
ngược lại lời dạy của tôi. Đây là lời chấp nhận của
quốc sư vì trong Thiền học người ta hy vọng trò phải tiến
vượt thầy.
(Sekida)
-Về
sau có ông tăng hỏi Tuyết Phong :
-Quốc
sư gọi thị giả 3 lần là có ý gì ?
Sư
đi về phòng phương trượng.
Ông
tăng dẫn công án quốc sư gọi thị giả 3 lần để hỏi
dụng ý quốc sư ở đâu ? Bất cứ người nào đọc công
án này đều biết là quốc sư muốn tiếp dẫn thị giả ngộ
nhập tự tánh. Ông tăng không muốn biết đáp án do suy luận
mà là thật chứng lấy tâm ấn tâm. Nói cách khác, ông xin
Tuyết Phong truyền thọ ý chỉ. Hành động của Tuyết Phong
không phải là đáp án. Dùng lý luận phân tích có thể nói
là Tuyết Phong ám chỉ Thiền tồn tại ở sinh hoạt của thân
tâm, muốn ông tăng tự thể hội ở ngay thân mình, đừng
tìm kiếm ở bên ngoài. Cũng có thể nói đó là biểu hiện
nội chứng của Tuyết Phong. Nội chứng không thể dùng ý
mà hiểu được, chỉ có thể đạt được bằng kinh nghiệm.
Ông tăng chưa vượt lên được nhị nguyên tương đối thì
không thể nào hiểu được. Ông cũng như thị giả của quốc
sư, phụ mình và cũng phụ cả lão sư nữa.
(Thái
Vinh Đình)
Quốc sư Huệ Trung (?-775), họ Nhiễm, người Chư Kỵ, Việt Châu (Chiết Giang), đệ tử Lục tổ Huệ Năng.
Tắc Mười Tám
BA CÂN GAI CỦA ĐỘNG SƠN
Cử
:
Một
ông tăng hỏi Động Sơn :
-Phật
là thế nào ?
-Ba
cân gai.
Bình
:
Động
Sơn lão nhân tham được chút ít thiền sò hến, tách 2 cái
vỏ ra lộ cả ruột gan. Tuy là thế, nhưng đi đâu mà kiếm
Động Sơn ?
Tụng :
突
出 厤 三 斤
Đột
xuất ma tam cân
言
親 意 更 親
Ngôn
thân ý cánh thân
來
說 是 非 者
Lai
thuyết thị phi giả
便
是 是 非 人
Tiện
thị thị phi nhân.
Bỗng đưa ba cân gai
Lời thân ý càng thân
Người nói sai và đúng
Chỉ là thị phi nhân.
Chú
Thích :
-Giải
thích bài kệ :
Câu
1 và 2 : Khi nói 3 cân gai là lời và ý phối hợp với
nhau.
Câu
3 và 4 : đối với người thực chứng thì chẳng có gì là
sai hay đúng. Xuân tới thì tới, Đông đi thì đi.
-Ngôn
ngữ chỉ là công cụ để diễn tả chân lý. Nếu chấp vào
ngôn từ thì là đánh mất chân lý vậy.
(Thái
Chí trung)
-Động
Sơn bị hỏi “Phật là thế nào ?” trong lúc ông đang làm
việc. Ông liền giơ nắm gai lên (nặng 3 cân) ông đang cầm
trong tay trong lúc đó. Nhiều người nghĩ Phật là siêu nhân
khác hẳn người thường. Động Sơn phá bỏ định kiến này
bằng cách chỉ vật như chúng là. Phật là Như Lai (đến như
thế) Thế nào là Phật? Ba cân gai ! Câu trả lời tức khắc,
không giả tạo, không suy nghĩ. Vạn pháp đều là Phật, thật
sự tự do, tự tại.
(Kubose)
-Ba
cân gai của Động Sơn là một công án trứ danh. Từ cổ đến
nay không ít người tham công án này, càng tham càng xa. Nhân
vì 3 cân gai không có ý nghĩa. Nếu ông hỏi Phật là thế
nào ? Có thể đáp cho ông Phật ở trong điện sao ? hay Phật
chính là ông ? Chẳng bằng 3 cân gai, chặt đứt phân biệt,
ý thức, tư tưởng, không thể dùng lý giải để tìm kiếm
chẳng là thân thiết hơn hay sao ?
(Tinh
Vân)
-Bỗng
đưa gai 3 cân : Đây là phóng ảnh nội tâm của Động Sơn.
Lúc đó hoặc là Động Sơn đang cân gai, hay nhìn người khác
cân, hay nhớ lại một kinh nghiệm; 3 cân gai trực giác phóng
ra và thốt thành lời.
Nếu
ông còn chấp vào những khái niệm sai và đúng thì ông còn
bị kẹt trong thế giới tốt và xấu. Đối với người đã
giác ngộ thì vào địa ngục hay lên thiên đàng ông ta cũng
chẳng thèm để ý, đi đâu thì đi.
(Sekida)
Tắc Mười Chín
TÂM BÌNH THƯỜNG LÀ ĐẠO
Cử
:
Triệu
Châu hỏi Nam Tuyền :
-Thế
nào là Đạo ?
-Tâm
bình thường là Đạo.
-Có
phương pháp nào để cầu được ?
-Nếu
có niệm đầu cầu được là đã sai rồi.
-Nếu
phong kín tất cả tâm niệm thì làm sao biết Đạo ?
-Đạo
không thuộc biết hay không biết. Biết là vọng giác, không
biết là vô ký. Nếu đạt đạo thì thấy như thái hư trống
rỗng há có thể nói được thị phi sao ?
Châu
ngay lời đó đại ngộ.
Bình
:
Nam
Tuyền bị Triệu Châu hỏi thực như ngói bể, băng tan biện
biệt không được. Triệu Châu dù có ngộ thật đi nữa cũng
phải tham 30 năm nữa thì mới được.
Tụng :
春
有 百 花 秋 有 月
Xuân
hữu bách hoa Thu hữu nguyệt
夏
有 涼 風 冬 有 雪
Hạ
hữu lương phong Đông hữu tuyết
若
無 閑 事 掛 心 頭
Nhược
vô nhàn sự quải tâm đầu
便
是 人 間 好 時 節
Tiện
thị nhân gian hảo thời tiết.
Xuân có trăm hoa, Thu có nguyệt
Hạ có gió mát, Đông tuyết rơi
Nếu không chuyện gì làm bận óc
Thì chính nhân gian buổi đẹp trời.
Chú
Thích :
-Giải
thích bài kệ :
Câu
1 và 2 : mỗi mùa đều có thú riêng.
Câu
3 và 4 : nếu không có gì làm bận óc thì đó là tâm bình
thường, là cảnh giới của Đạo.
-Tâm
bình thường chính là vô tâm. Tâm bình thường không liên
quan gì đến sinh hoạt ý thức, nó thuần phác. Tâm bình thường
chính là trọng tâm của Thiền. Nhưng Nam Tuyền không cho chúng
ta biết làm thế nào để đạt Đạo. Ông chỉ cho biết khi
ngộ đạo rồi thì như thái không vô ngại. Chúng ta đều
có Phật tánh đầy khắp hư không pháp giới chỉ vì nhất
thời bị mê hoặc điên đảo làm trở ngại Phật tánh hiển
lộ. Nếu y pháp tu học được vô tâm thì sẽ chứng nhập
cảnh giới hư không.
(Tiêu
Vũ Đồng)
-Mục
đích của Thiền là được tâm bình thường. mặc áo, ăn
cơm, đại tiện, tiểu tiện, ngủ nghê đều là những sinh
hoạt cơ bản của chúng sanh, cứ tùy duyên mà làm, đừng
cưỡng cầu thì được tâm bình thường, khế hợp với Đạo.
(Bồ
Đề Học Xã)
-Đây
không phải là một công án thực sự. Nó giải thích một
ý kiến trung tâm của Triết Đông, đặc biệt là Thiền. Thiền
là tìm ra con đường và đi trên đường đó. Điều khó khăn
là con đường phải tìm, cái cách để tìm đường không phải
là chân đạo. Con đường mà Nam Tuyền giải thích không thuộc
về các học giả đã biết nó, không thuộc kẻ vô tri sống
nhưng không biết nó. Tìm kiếm một cách tương đối không
bao giờ được. Đạo là tuyệt đối, vượt lên thế giới
tương đối, so sánh và giải thích. Nó chính là cuộc đời.
Đạo là phổ biến khi một người sống đạo, thì nó là
độc nhất đối với ông ta.
(Kubose)
Tắc Hai Mươi
ĐẠI LỰC SĨ
Cử
:
Hòa
thượng Tùng Nguyên bảo :
-Vì
sao đại lực sĩ nhấc chân lên không nổi ?
Và
thêm :
-Mở
miệng lại không dùng lưỡi.
Bình
:
Có
thể nói Tùng Nguyên dốc cả gan ruột ra nhưng thiếu người
nhận lãnh. Nếu ngay đó lãnh ngộ thì đáng đến đây để
ăn gậy của Vô Môn. Vì sao vậy ? Muốn biết vàng thật, phải
thử bằng lửa đỏ.
Tụng :
抬
腳 踏 翻 香 水 海
Đài
cước đạp phiên hương thủy hải
低
頭 府 視 四 禪 天
Đê
đầu phủ thị tứ thiền thiên
一
個 渾 身 無 處 著
Nhất
cá hồn thân vô xứ trước
請
續 一 句
Thỉnh
tục nhất cú.
Co cẳng đạp tung Hương Thủy Hải
Cúi đầu nhìn lại Tứ Thiền Thiên
Một mình chẳng có nơi nương tựa
Viết tiếp một câu hỡi bạn hiền.
Chú
Thích :
-Hương
Thủy Hải : biển bao bọc núi Tu Di
-Tứ
thiền thiên : cảnh giới thiền định thứ tư.
-Giải
thích bài kệ :
Câu
1 và 2 : người có thể đạp hương thủy hải và cúi đầu
ngó tứ thiền thiên chính là đại lực sĩ.
Câu
3 và 4 : ông không có nơi nương tựa là chỉ người đã ngộ,
cùng thể với hư không, tiêu dao, tự tại.
-Đại
lực sĩ chỉ người giác ngộ, chân nhấc lên không nổi vì
Phật tánh đã bao trùm khắp vũ trụ, còn có chỗ nào để
giơ chân ? Nhưng đã giác ngộ thì tự tại vô ngại. Vậy
hắn sẽ cử động như thế nào ? Mở miệng không dùng lưỡi
vì không dùng lời để diễn tả chân lý được. Đây là
2 trong 3 chuyển ngữ của Tùng Nguyên.
Câu
2 là câu trả lời của câu 1. Câu thứ 3 là người có minh
nhãn vì sao không cắt đứt được sợi dây đó ? Là người
giác ngộ không ngại khổ nhọc để cứu giúp những kẻ chưa
giác. Đó là cái chấp cuối cùng (sợi dây đỏ). Tùng Nguyên
đưa ra chuyển ngữ thứ 3 khi sắp mất.
(Thánh
Tham)
Tùng Nguyên (1139-1209) : pháp danh Sùng Nhạc, đệ tử của Mật Am. Ông tham câu “Chẳng phải tâm, chẳng phải vật, chẳng phải Phật “ mà ngộ.
Tắc Hai Mươi Mốt
QUE CỨT KHÔ CỦA VÂN MÔN
Cử
:
Một
ông tăng hỏi Vân Môn :
-Phật
là thế nào ?
-Que
cứt khô ?
Bình
:
Có
thể nói Vân Môn quá nghèo để dọn bữa cơm chay, quá bận
để nói pháp từ bài soạn sẵn; vội vớ lấy que cứt khô
để chống đỡ môn hộ. Phật pháp thạnh suy có thể thấy
rõ.
Tụng :
閃
電 光
Thiểm
điện quang
擊
石 火
Kích
thạch hỏa
眨
得 眼
Trác
đắc nhãn
已
蹉 過
Dĩ
tha quá
Loáng điện trời
Đá bật lửa
Chớp mắt thôi
Đã vượt quá.
Chú
Thích :
-Phật
là thế nào ? : đây là một câu hỏi mà các ông tăng thường
tham.
-Que
cứt khô : dùng que cứt khô để trả lời câu hỏi trên là
một thủ đoạn tiếp cơ.
-Giải
thích bài kệ :
Câu
1 và 2 : câu nói que cứt khô là cơ phóng nhanh như điện hay
tia lửa làm bặt hết mọi suy nghĩ.
Câu
3 và 4 : trong khoảng khắc nếu còn do dự thì đã đánh mất
cơ hội khai ngộ rồi.
-Mọi
thiền sinh đều cố gắng tu tập để đạt giác ngộ và trở
thành Phật. Họ coi Phật như một lý tưởng thanh tịnh, hoàn
hảo, đáng kính nhất. Họ cố gắng vượt qua những ác độc,
tội lỗi, chết chóc, nhân loại, tầm thường để trở thành
một vị Phật như thế. Vân Môn đã cố gắng phá hủy những
khái niệm về Phật này bằng cách so sánh Phật với que cứt
khô, là một vật dụng như giấy vệ sinh ngày nay. Đức Phật
không phải là thượng đế, Ngài là một người giác ngộ. (Kubose)
-Que
cứt khô là những que gỗ dùng như giấy vệ sinh ngày nay.
Đối với ông tăng Phật là bậc thanh tịnh tối cao vô thượng,
que cứt khô là vật ô uế, cách nhau một trời một vực làm
sao có thể coi là một ? Ông không biết rằng Phật không có
tồn tại cố định. Tất cả vạn tượng trong trời đất
đều có Phật tánh, cho nên mới nói Phật pháp tại thế gian
giác. Nếu như lìa các sự vật ở thế gian để tìm Phật
thì cái tìm được không phải là Phật thật. Vân Môn
phá chấp cho các ông tăng : Phật không phải là Phật thật,
que cứt khô cũng không phải là Phật, chỉ cần bỏ cái tâm
chấp trước đi thì chân Phật ở giữa Phật và que cứt khô.
(Chung
Sĩ Phật)
-Que
cứt khô chắc chẳng ai thèm, do đó không khởi nên sự tranh
chấp để chiếm hữu. Nếu có thể dùng cái tâm này để
đối đãi với vạn vật thì đó chẳng phải là tâm bồ tát
sao ?
(Học
Thành cư sĩ)
Tắc Hai Mươi Hai
CÂY PHƯỚN CỦA CA DIẾP
Cử
:
A
Nan hỏi Ca Diếp :
-Ngoài
bộ áo vàng ra, Thế Tôn còn truyền gì cho sư huynh ?
Ca
Diếp gọi :
-A
Nan !
-Dạ
!
-Hãy
hạ cây phướn trước cửa xuống !
Bình
:
Nếu
hướng vào đây mà nói được một chuyển ngữ thì thấy
pháp hội Linh Sơn còn chưa tan. Nếu chưa thì Tỳ Bà Thi Phật
sớm đã lưu tâm nhưng đến nay vẫn chưa đắc diệu.
Tụng :
問
處 何 如 答 處 親
Vấn
xứ hà như đáp xứ thân
幾
人 於 此 眼 生 筋
Kỷ
nhân ư thử nhãn sinh cân
兄
呼 弟 應 揚 家 醜
Huynh
hô đệ ứng dương gia xú
不
屬 陰 陽 別 是 春
Bất
thuộc âm dương biệt thị xuân.
Chỗ hỏi chẳng thân bằng chỗ đáp
Do vậy bao người trố mắt nhìn
Anh gọi em thưa bầy thói xấu
Chẳng thuộc âm dương, cũng là Xuân.
Chú Thích :
-Ca
Diếp : đại đệ tử của Phật.
-A
Nan : còn dịch là Khánh Hỷ, em họ Phật cũng là 1 trong 10
đại đệ tử của Phật.
-Giải
thích bài kệ :
Câu
1 và 2 : câu này ca ngợi công năng khai thị của câu “Ca Diếp
trả lời nhưng ít người lãnh ngộ”.
Câu
3 và 4 : thói xấu ở đây là phản ngữ, chỉ truyền thống
của Thiền tông là lấy tâm ấn tâm, Ca Diếp gọi, A Nan thưa,
đó là chứng cớ.
-Ca
Diếp và A Nan là 2 đệ tử xuất sắc của Đức Phật. Ca Diếp trở thành tổ thứ nhất của Thiền tông Ấn Độ
(được truyền y bát) khi Đức Phật nhập diệt. Khi A Nan hỏi
sư huynh Phật còn truyền gì ngoài y bát không ? Ca Diếp
trả lời bằng cách lên tiếng gọi :
-A
Nan !
-Dạ
!
-Hạ
cây phướn xuống !
Chân
lý được truyền không dùng lời, cũng như tình yêu không
cần hỏi cũng có thể cảm thông. Khi 2 người đang yêu không
cần phải nói anh yêu em, chỉ cần gọi tên người yêu là
đủ, thật là đẹp và dịu dàng.
(Kubose)
-A
Nan là em họ của Phật, nhỏ hơn Phật khoảng 30 tuổi. Ông
có một trí nhớ đặc biệt. Vào khoảng năm 20 tuổi ông làm
thị giả cho Phật cho đến khi Phật nhập diệt. Trong lần
kết tập kinh điển lần thứ nhất, dưới sự chủ tọa của
Ma Ha Ca Diếp ông đã thuật lại đầy đủ những gì Đức
Phật đã giảng dạy. Tuy nghe nhiều nhưng thiếu tu dưỡng
nên đến khi Phật nhập diệt rồi mà ông vẫn chưa giác ngộ.
Hạ cây phướn xuống, hãy bỏ xuống cái ngã của ông, bỏ
xuống tất cả những gì ông quý trọng : giác ngộ, thiền,
thiền sư, Đức Phật, bỏ xuống hết.
(Sekida)
-Đắc
diệu là chỉ nhận thức được sự vật như chính nó (pháp
nhĩ như nhiên). Còn cách hiểu khác nữa là lời nói của Tỳ
Bà Thi Phật (một trong 7 vị Phật trước Phật Thích Ca), có
nghĩa là dù dụng công tu hành thế nào, dù dùng bao thời gian
cũng khó mà đạt tới cảnh giới tuyệt đối viên mãn, ám
chỉ đạo có nhiều mặt hoặc nhiều giai đoạn.
(Hoffmann)
Tắc Hai Mươi Ba
CHẲNG PHẢI THIỆN ÁC
Cử
:
Minh
thượng tọa đuổi theo Lục tổ Huệ Năng đến Đại Dữu
Lãnh. Tổ thấy Minh tới bèn ném y bát trên tảng đá, bảo
:
-Áo
này để làm tin há để dành dựt sao ? Nếu ông muốn thì
cứ việc mang đi.
Minh
toan nhấc lên, nhưng áo nặng như núi không lay chuyển, Minh
do dự, run sơ, thưa :
-Tôi
đến cầu pháp chứ không phải vì áo, xin hành giả khai thị.
-Chẳng
nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, ngay chính lúc đó, cái gì là khuôn
mặt xưa nay của Minh thượng tọa ?
Minh
ngay đó đại ngộ, toàn thân toát mồ hôi, khóc lạy :
-Ngoài
mật ý, mật ngữ vừa nói thì còn gì nữa không ?
-Tôi
đã nói với ông thì không còn là mật nữa, nếu ông phản
chiếu tự kỷ thì mật ở nơi ông.
-Huệ
Minh này tuy theo chúng ở Hoàng Mai nhưng thực chưa biết bản
lai diện mục, nay mông ơn được chỉ cho chỗ vào như người
uống nước nóng lạnh tự biết. Nay hành giả chính là thầy
tôi vậy.
-Nếu
ông được thế thì tôi và ông đều là học trò Hoàng Mai.
Hãy khéo giữ gìn.
Bình
:
Lục
tổ vì việc nhà gấp, như lão bà tâm thiết lấy quả vải
bóc vỏ, bỏ hột, nhét vào mồm các ông, chỉ cần các ông
nuốt.
Tụng :
描
不 成 兮 畫 不 就
Miêu
bất thành hề họa bất tựu
讚
不 及 兮 休 生 壽
Tán
bất cập hề hưu sinh thọ
本
來 面 目 沒 處 藏
Bản
lai diện mục một xứ tàng
世
界 壞 時 渠 不 朽
Thế
giớ hoại thời cừ bất hủ.
Vẽ chẳng thành hề, tả chẳng được
Khen chửa tới hề, đành chịu thôi
Mặt mũi xưa nay không chỗ cất
Thế giới tan rồi vẫn còn đây.
Chú
Thích :
-Giải
thích Bài kệ :
Câu
1 và 2 : bản lai diện mục không thể diễn tả được dù
có khen ngợi, nó cũng không nhận được.
Câu
3 và 4 : nó cũng không ẩn tàng ở đâu, vì vậy nếu thế
giới bị hủy hoại thì nó vẫn còn.
-Mật
ở nơi ông và nóng lạnh tự hay đều chỉ tâm là Phật, chẳng
cần cầu xin ai khác.
(Bồ
Đề Học Xã)
-Huệ
Minh giác ngộ ngay sau lời nói của Lục tổ. Nhưng nếu không
học tập nhiều năm với Hoằng Nhẫn thì giờ có thể ngộ
được sao ? Cây có gốc, nước có nguồn. Ngộ ngay lúc đó
là do nhân duyên đã chín mùi.
(Tinh
Vân)
-Quan
niệm thiện ác là quan niệm thị phi (phải,trái). Loại quan
niệm này là do thức tâm sinh ra. Lục tổ bảo Huệ Minh không
nghĩ thiện, không nghĩ ác là để trừ thức tâm mà đạt
tới tự tánh. Vì tự tánh vượt lên trên mọi hiện tượng
nên không dùng khẳng định mà hình dung vì như vậy là chấp
có, cũng không dùng phủ định vì như vậy là chấp không,
rơi vào đoạn diệt.
(Tiêu
Vũ Đồng)
-Khuôn
mặt xưa nay có nghĩa là khuôn mặt trước khi ông được sanh
ra. Lục tổ cố chỉ cho Huệ Minh thế giới tuyệt đối. Ở
thế giới tương đối này chúng ta chấp vào mặt này, mặt
nọ : đẹp xấu, hay dở, đúng sai, yêu ghét, to nhỏ, cong thẳng.
Khuôn mặt xưa nay nhìn thế giới khi nó còn chưa phân biệt.
Chân ngã là vô ngã. Thiền giục chúng ta hãy nhìn vào trong,
tháo mặt nạ ra và cởi bỏ tự ngã. Khi cái vỏ ngoài của
tự ngã đã rơi xuống, các ông sẽ tìm thấy chân giác.
(Kubose)
-Huệ
Minh lúc khai ngộ toàn thân toát mồ hôi. Đó là một sự kiện
đáng lưu ý. Thân và tâm có quan hệ mật thiết, một thể
lưỡng diện. Tâm khai ngộ là một sự kiện kinh thiên động
địa, thân không thể không phản ứng. Nếu một người nói
mình đã khai ngộ mà thân không có chút phản ứng nào thì
đó chỉ là ý thức lướt qua, chưa hẳn là hoàn toàn khai
ngộ, cần tinh tiến thêm. Như lời Lục tổ nói hãy tự phản
quán tự tâm; tất cả áo bí đều ở đó.
(Liệu
Duyệt Bằng)
-Huệ
Minh và Huệ Năng cùng là đệ tử của Hoằng Nhẫn. Một người
thô tục chỉ muốn đạt danh vị, còn một người là bậc
chân tu. Khi Huệ Minh truy sát Huệ Năng, Huệ Năng để y bát
trên tảng đá, Huệ Minh đến nhắc lên không nổi mới nói
:
-Tôi
đến vì pháp, không vì áo, xin hành giả khai thị.
Đó
là hồi đầu chuyển xứ. Chính sự hồi đầu này là cơ duyên
khai ngộ. Có người ở tình cảnh này không chịu ngừng bước
nên không có cơ hội tham ngộ. Cũng như tên cướp Ưng Quật
Ma La cầm dao bức Phật. Phật bảo :
-Tôi
đã ngưng rồi, sao ông còn chưa ngưng ?
Tên
cướp đột nhiên ngộ đến sự khốn quẫn của thân mình,
không hướng ngoại bôn ba mà hướng nội phản chiếu, do đó
giác ngộ.
(Hồng
Khải Tung)
Tắc Hai Mươi Bốn
LÌA KHỎI NGÔN NGỮ
Cử
:
Một
ông tăng hỏi Phong Duyệt :
-Nói
hay im đều là ly vi, làm sao thông mà không phạm ?
-Còn
nhớ vào khoảng tháng 3 ở Giang Nam, chim Chá Cô hót giữa muôn
hoa.
Bình
:
Cơ
của Phong Huyệt như tia điện xẹt, có đường liền đi, tuy
vậy vẫn không phá được lời của tiền nhân. Nếu các ông
thấy được chỗ này thì tự mình có đường ra. Giờ hãy
bỏ ngôn ngữ tam muội sang một bên, hãy nói một câu coi.
Tụng :
不
露 風 骨 句
Bất
lộ phong cốt cú
未
語 先 吩 咐
Vị
ngữ tiên phân phó
進
步 口 喃 喃
Tiến
bộ khẩu nam nam
知
君 大 罔 措
Tri
quân đại võng thố.
Chẳng lộ câu cốt yếu
Chưa nói đã dặn dò
Bước đi miệng lẩm nhẩm
Biết ông kẹt ra trò.
Chú
Thích :
-Ly
là chỉ thể, vi là chỉ dụng, dù nói hay im thì đều là phân
biệt, không phù hợp với thiền lý.
-Giải
thích bài kệ :
Câu
1 và 2 : dùng 1 câu nói không hiển sơn lộ thủy để ứng
đối vấn đề nêu lên thì chưa mở miệng vấn đề đã rõ
ràng rồi.
Câu
3 và 4 : nếu ông còn lẩm rẩm không dứt thì đã biết là
ông chưa ngộ rồi.
-Phong
Huyệt (896-973) : là thiền sư Diệp Chiểu, trụ trì Phong Huyệt
tự ở Nhữ Châu, ông họ Lưu, người Dư Hàng. Xuất gia rồi
tham thiền lãnh ngộ, là một đại sư thuộc tông Lâm tế.
Ông mất năm Tống Khai Bảo thứ 6, thọ 77 tuổi.
-Ly
: thể của pháp tánh, lìa tướng mà tịch diệt chỉ Niết
Bàn.
-Vi
:dụng của pháp tánh, vi diệu không thể nghĩ bàn, chỉ Bát
Nhã.
-Khi
được hỏi, Phong Huyệt diễn tả chân lý theo cách riêng của
ông. Chân lý vượt lên lý luận, lời nói, im lặng. Mỗi người
phải tự mình chứng nghiệm, như Phong Huyệt, chúng ta phải
uống nước thì mới hết khát, chứ không thể chỉ nhìn nước
và giảng giải về tình chất giải khát của nó. Nếu không
uống thì chúng ta còn khát.
(Kubose)
-Vi : là khách quan, là tâm hướng ngoại, là nói.
Nói hay im, chủ quan hay khách quan đều sai vì ở bản thể giới làm gì có chủ và khách. Giang Nam là nơi nổi tiếng về trồng hoa. Hoa không lời nhưng cho hương thơm, chim vô tâm mà hót lảnh lót. Đó là cảnh hoa hương, điểu ngữ của Giang Nam còn nói gì là thông, là phạm nữa.
(Thánh Tham)